Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 14


nhất cô yêu, không ai thay thế được “Nhân loại rất đông nhưng chẳng ai thay thế được ai”. Nhân vật băn khoăn để đi đến quyết định bảo vệ tình yêu của mình “nếu phải chọn giữa một hạnh phúc mong manh và bất hạnh vững bền, nên chọn cái gì hơn? (Mưa đời sau).

Bằng giọng điệu triết lý, Trần Thùy Mai đã gửi gắm những chiêm nghiệm của chị vào những câu chuyện đời thường giản dị nhưng lại là vấn đề nhân sinh cao cả. Ở mỗi truyện ngắn, chị có cách trả lời riêng nhưng trở đi trở lại vẫn là những câu hỏi về tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân: “Hôn nhân có thực sự quan trọng như thế không? Có xứng đáng để người ta phải đi lên tận đỉnh núi cao để xin một lời chứng nhận của Thượng đế? để rồi chẳng bao lâu sau lại tìm cách để thoát ra như tôi bây giờ…” (Nước vĩnh cửu). Câu hỏi được Trần Thùy Mai rút ra từ chính cuộc đời của chị.

Dẫu cay đắng, đau khổ thì giọng triết lý của Trần Thuỳ Mai không trì triết, đay nghiến mà nhẹ nhàng, sâu sắc. Cùng với giọng trữ tình sâu lắng, giọng xót xa cay đắng đã làm nên đặc sắc riêng về giọng điệu cho truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, góp phần tạo dựng và khẳng định phong cách truỵện ngắn của tác giả này trên văn đàn đương đại.



PHẦN KẾ T LUẬN

1. Trong số những cây bút nữ nổi tiếng trên văn đàn hiện nay, Trần Thuỳ Mai là một tên tuổi đáng nhớ. Mỗi tập truyện của chị ra đời đều để lại dấu ấn nào đó trong lòng người đọc. Bằng thái độ viết văn nghiêm túc, bền bỉ, ngay từ những trang viết đầu tiên, Trần Thuỳ Mai đã định hình phong cách qua cách lựa chọn đề tài và nghệ thuật thể hiện. Đối tượng thẩm mỹ mà Trần Thuỳ Mai đặc biệt quan tâm là tình yêu, cảm hứng lịch sử và văn hoá. Hướng ngòi bút tình yêu - đối tượng được coi là muôn thưở của người cầm bút, những trang viết của chị cuốn hút vì khả năng đi vào chiều sâu của vấn đề. Những bi kịch tình yêu trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai tạo nên nỗi ám ảnh, day dứt. Trong thế giới tình yêu với đủ cung bậc, tác giả bộc lộ sự đồng cảm với thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ. Khát khao yêu thương, luôn sống hết mình cho tình yêu, điều đó đã mang lại niềm hạnh phúc lớn lao và cũng không ít nỗi bất hạnh cho người phụ nữ. Bên cạnh đó, Trần Thuỳ Mai huớng ngòi bút của mình vào đề tài được coi là khó và rất kén người viết như đề tài lịch sử, đề tài về văn hoá tâm linh…Ở góc độ tiếp cận nào, Trần Thuỳ Mai cũng thể hiện cá tính riêng. Với đề tài lịch sử, bằng cái nhìn dân chủ hoá, những tưởng tượng, suy lý về lịch sử để gửi gắm tâm sự về cuộc đời, về con người. Trần Thuỳ Mai đặc biệt quan tâm tới những con người nhỏ bé mà trong sử sách không còn ghi lại nhiều. Thái độ của một người viết văn hiện đại nhìn về lịch sử khiến những truyện ngắn của chị không xa lạ, người đọc hiểu chuyện xưa để rút ra cho mình những bài học trong cuộc sống hiện tại. Một đối tượng thẩm mỹ nữa cũng góp thêm vẻ đẹp trong sáng tác của Trần Thuỳ Mai, đó là màu sắc văn hoá Huế, trong đó điểm nhấn là những câu chuyện nhuốm màu sắc tôn giáo, tâm linh thể hiện tinh thần nhân bản cao cả. Nhà văn miêu tả đời sống tôn giáo, xu hướng tâm linh nhằm thể hiện chiều sâu cuộc sống. Không nhằm mục đích bài trừ hay lên án, cực đoan hay phán xét, những truyện ngắn này thể hiện vẻ đẹp thánh thiện, gần gũi với đời sống văn hoá Việt. Trong một góc độ nào đó, truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai đã đụng chạm tới những vấn đề siêu hình mà cho đến nay khoa học chưa thể giải thích. Điều đó, khiến truyện của chị trở nên hấp dẫn, cuốn hút và có sức ám ảnh. Qua mười tập truyện ngắn, bắt gặp phong cách nghệ thuật Trần Thuỳ Mai không ngừng vận động, phát triển cùng với những nỗ lực tìm tòi và đổi mới chính

mình. Ngày càng có thêm những đối tượng thẩm mỹ mới trong các sáng tác của chị, mảng

104

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


nội dung về màu sắc văn hoá Huế trong giao lưu, hội nhập là một ví dụ. Nội dung trong các trang viết của Trần Thuỳ Mai phong phú, thể hiện những cố gắng, tìm tòi không ngừng của chị.

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 14

2. Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai không chỉ để lại dấu ấn ở việc lựa chọn đối tượng thẩm mỹ mà còn độc đáo ở nhiều yếu tố thuộc hình thức nghệ thuật. Điều dễ nhận thấy là thế giới nhân vật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai khá phong phú. Bên cạnh mối quan tâm đặc biệt dành cho nhân vật nữ với những nghịch lý của tình yêu và số phận thì nhân vật nghệ sĩ tài hoa đa tình là kiểu nhân vật độc đáo thể hiện nhiều công phu trong cách thể hiện. Không tiếp cận ở góc độ đơn giản, một chiều, người nghệ sĩ hiện lên là những con người với tất cả bề bộn và phức tạp. Nhà văn một mặt muốn ngợi ca tình yêu nghệ thuật của họ, mặt khác thể hiện niềm đồng cảm với những trăn trở, khổ đau của người nghệ sĩ. Trong số các cây bút nữ đương đại, không ai dành sự quan tâm và dụng công như Trần Thuỳ Mai cho việc xây dựng kiểu nhân vật này. Có thể xem đây là đóng góp không nhỏ của Trần Thuỳ Mai trong góc độ khai thác một đối tượng được coi là đặc biệt

Bên cạnh, nghệ thuật xây dựng những nhân vật là nghệ thuật xây dựng cốt truyện chủ yếu dựa trên những xung đột trong nội tâm nhân vật. Đọc truyện ngắn Trần Thuỳ Mai ít gặp những tình huống kịch tính, cao trào. Chị không có chủ định tạo ra những cú va chạm được coi là thắt nút cho câu chuyện. Truyện của chị men theo những chiều kích trong nội tâm nhân vật, mọi mâu thuẫn cũng thường được giải quyết sau những vận động tâm lý sâu sắc. Thông thường, Trần Thuỳ Mai hay giải quyết vấn đề vào đoạn kết truyện. Tất cả mọi dồn nén đều tập trung vào, điều này tạo hấp dẫn đồng thời đem lại cái nhìn toàn vẹn hơn cho nội dung truyện.

3. Nét độc đáo về ngôn ngữ trong sáng tác của Trần Thuỳ Mai thể hiện ở việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ độc thoại nội tâm và ngôn ngữ địa phương. Nét duyên dáng, thâm trầm rất Huế trong văn phong của Trần Thuỳ Mai là ở chỗ này. Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn của chị cũng rất đặc biệt, ít khi bị tỉa gọt lược giản các cảm xúc, ngược lại bao giờ cũng đầy đủ lời dẫn chuyện, tâm trạng, hành động, thái độ nhân vật khi tham gia đối thoại. Điều này khiến truyện ngắn Trần Thuỳ Mai luôn có độ đằm sâu nhất định. Gắn liền với cách sử dụng ngôn ngữ là ý thức tạo giọng điệu riêng với vẻ đặc sắc của giọng điệu trữ tình sâu lắng, giọng xót xa cay đắng và giọng triết lý, suy ngẫm. Trong khi một số các nhà văn nữ


hiện nay đang gia tăng giọng văn táo bạo, lạnh lùng, có phần phá cách, thì giọng điệu trong sáng tác của Trần Thuỳ Mai thực sự để lại dấu ấn của một nhà văn giàu tính nữ vào loại bậc nhất trong làng truyện ngắn đương đại nước nhà.

Gần 40 năm cầm bút, với 10 tập truyện ngắn, Trần Thuỳ Mai thực sự” dọn cho mình một khu vườn” đẹp đẽ và ấm áp “với nhiều khách tri âm” đến thăm. Với nội lực và tâm huyết của một cây bút có phong cách riêng đặc sắc, chúng ta tiếp tục chờ đợi những sáng tác với những tìm tòi và đổi mới của Trần Thuỳ Mai.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ ( 2002), Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Bùi Việt Thắng tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội.

2.Thái Phan Vàng Anh ( 2003), “Tình yêu huyền thoại trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai”. Kỷ yếu hội thảo khoa học văn học Thừa Thiên Huế, Đại học Sư phạm Huế.

3. Lại Nguyên Ân (1987), “Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu”, Tạp chí văn học, (3), tr.42-54.

4. Lại Nguyên Ân(1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Lại Nguyên Ân( 1998), Đọc lại người trước, đọc lại người xưa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

6. Phong Lê 2006), Người trong văn, Nxb Văn hoá Sài Gòn.

7. Nguyễn Thị Bình(1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn.

8. Nguyễn Văn Dân (2002), Lý luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Trương Đăng Dung (2001), Tác phẩm văn học như là một quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Hà Minh Đức (chủ biên, 1995) Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.

12. Hồ Thế Hà (1993), Thức cùng văn chương, Nxb Thuận Hóa, Huế. 13 .Hồ Thế Hà (1998), Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hóa, Huế.

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15.Đỗ Hạnh (2004), “Nhà văn Trần Thuỳ Mai: Tôi chẳng làm được gì nếu không đượcyêu” Tạp chí Người đẹp Việt Nam, (129).

16.Lý Hạnh, “Nhà văn Trần Thuỳ Mai: viết văn không phải để câu”, http://vnca.cand.com

17. Diệu Hiền (2002), “Trần Thuỳ Mai và những bi kịch của người phụ nữ”, Tạp chí Kiến thức gia đình, (11).

18.Trần Thị Hậu (2009) Phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, Luận văn thạc sĩ ngữ văn,

Đại học Vinh.

107


19. Nguyễn Hoà (2003), “Văn học 2002- từ một góc nhìn”, Tạp chí văn nghệ quân đội, (5)

20. Nguyễn Hoà, “Lịch sử- văn hoá và sex trong văn chương”, http//chungta.com.

21. Nguyễn Thái Hoà (2000) Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Mai Văn Hoan (2009) “Trần Thuỳ Mai và những giấc mơ hoang tưởng”, Tạp chí Nhà văn, (9).

23. Nguyễn Thị Kim Huệ (2004), “Quỷ trong trăng và thế giới đậm cá tính phưong tây”, Thông báo khoa học. Đại học Sư phạm Huế(3).

24.Nguyễn Thị Lan (2002), “Truyện trăng nơi đáy giếng của Trần Thuỳ Mai”, Báo Văn nghệ(13).

25. Mã Giang Lân (Chủ biên, 2002) Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Hồng Lê (2005), “Thi pháp nhân vật của Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Huế.

27. Phùng Ngọc Kiếm ( 1993), “Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945- 1975”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn.

28. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Long- Lã Nhâm Thìn ( đồng chủ biên, 2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1988) Lý luận văn học tập 1, 2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Phương Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32.Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

33. Phong Lê( 2005), Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

34. Nguyễn Trường Lịch(1997), “Huyền thoại và sức sống của huyền thoại trong văn chương xưa và nay”, Tạp chí văn học(5).

35. Nguyễn Văn Long ,“ Dân chủ hoá- một trong những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới”, http//www.tapchicongsan.org.

36. Nguyễn Văn Lưu(1996), “Thử nhìn lại Văn học Việt Nam sau 10 năm đổi mới”, Tạp chí

Văn nghệ quân đội(6).

108


37. Nguyễn Đăng Mạnh ( Chủ biên, 1990) Văn học Việt Nam 1945-1975, tập1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội

38. Trần Thuỳ Mai (1983), Bài thơ về biển khơi, Nxb Thuận Hoá, Huế.

39. Trần Thuỳ Mai (1984), Cỏ hát ( in chung với Lý Lan), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

40. Trần Thuỳ Mai (1994), Thị trấn hoa quỳ vàng, Nxb Hội Nhà văn.

41. Trần Thuỳ Mai( 1998), Trò chơi cấm, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

42. Trần Thuỳ Mai( 2001), Quỷ trong trăng, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

43. Trần Thuỳ Mai( 2002), Biển đời người, Nxb Thuận Hoá, Huế.

44. Trần Thuỳ Mai ( 2003) Thập tự hoa, Nxb Thuận Hoá, Huế.

45. Trần Thuỳ Mai ( 2004) Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hoá, Huế.

46. Trần Thuỳ Mai ( 2005) Mưa đời sau, Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.

47. Trần Thuỳ Mai ( 2007) Mưa ở Strasburg, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

48. Trần Thuỳ Mai ( 2008) Một mình ở Tokyo, Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.

49. Trần Thuỳ Mai ( 2010) Onkel yêu dấu, Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.

50. Phạm Xuân Nguyên, Tuyển tác giả nữ Việt Nam 1975-1007, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

51. Vương Trí Nhàn (1996), “Phụ nữ và sáng tác văn chương”, Tạp chí văn học(6)

52. Vương Trí Nhàn ( 2001) Sổ tay truyện ngắn, Nxb thành Phố Hồ Chí Minh.

53. Lê Lưu Oanh (2002), “Thời hiện tại chưa hoàn thành của truyện ngắn hiện đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội.

54. Phan Diễm Phương (2000), Lời giãi bày của văn chương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

55. Trần Đình Sử (Chủ biên, 2003), Tự sự học, một sô vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

56. Trần Đình Sử(2002), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, Hà Nội

57. Bùi Việt Thắng (1999), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

58. Nguyễn Thế Thịnh (2000),“Trần Thuỳ Mai với những hoài niệm đẹp như cổ tích”, Báo Thanh niên chủ nhật(3)

59. Trần Thị Lệ Thanh (2004), “Hình tượng tác giả và nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ hời kỳ đổi mới”, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Đại học Huế

60. Bích Thu (2001), “Văn xuôi của phái đẹp”, Tạp chí Sông Hương, (115)


61. Lê Hương Thu (2006), Điểm qua về sự vận động truyện ngắn các cây bút nữ”, Tạp chí Nhà văn (3)

62. Trần Thị Trường(2003), “Trần Thuỳ Mai và những truyện ngắn hay”, báo Sức khoẻ và Đời sống (24)

63. Lê Thị Mỹ Ý: “Nhà văn dịu dàng và đa đoan”, trang web http//:www.vietbao.vn

64. Y Ban(1993), Người đàn bà có ma lực, Tập truyện ngắn. Nxb Hà Nội, Hà Nội

65 .MinhBakhthin(1998), Những vấn đề thi pháp Doxtoiepski, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

66. N.A. Gulaep(1982), Lý luận phê bình văn học, Lê Ngọc Tân dịch, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội

67. M. Khrapchenco(1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2024