Cảm Thương Cho Những Con Người Bất Hạnh Trước Tội Ác Dã Man Của Bọn Thống Trị Miền Núi.

bái ở mường tin rằng: lấy được Quỳnh The thì uy danh cũng như pháp thuật sẽ cao cường hơn rất nhiều so với trước kia và cũng có nghĩa là lão sẽ giầu có hơn. Vì thế, lão quyết lấy Quỳnh The cho bằng được dù có phải đổi bằng tính mạng của những người thân trong gia đình. Quỳnh The đã chạy đến nhà Xu Mi – người yêu cô để trốn nhưng Pá Ngạn đã dở mọi thủ đoạn độc ác để bắt Quỳnh The về. Hắn trói mẹ và em trai Quỳnh The doạ thiêu cháy và còn đem cả rắn độc ra để doạ…Trước nỗi đau đớn và tiếng thét kinh hoàng của mẹ và em trai, Quỳnh The đã phải đầu hàng số phận, trở về nhà Pá Ngạn trong nỗi đau khổ vì tình yêu tan vỡ. Cô trở thành vật hi sinh mù quáng cho sự mê tín dị đoan của lão ta. Nếu không gặp được Ca Đai nhân hậu thì số phận của Quỳnh The đã kết thúc vì những hủ tục mê tín dị đoan đó.

Trong tiểu thuyếtĐoạ đầy một nhân vật nữa cũng là nạn nhân đau khổ của hủ tục mê tín dị đoan ấy, đó là cậu bé Ki Eng – em trai của Quỳnh The. Gia đình tan nát khi Ki Eng mới lên bẩy tuổi, cậu bé thông minh đã hiểu được rằng gia đình nó bị oan, bị người ta hãm hại, cậu nói: “Của mình bị mất oan, thằng nào cướp, ta phải giết”. Câu nói khảng khái và thông minh của Ki Eng đã lọt đến tai Tảo Pá Ngạn và La Đăm Đông. Chúng cho rằng “thằng bé là một mầm mống nguy hiểm”. Và thế là chúng hãm hại Ki Eng, khiến cho cậu bé bị câm suốt đời. Đau đớn thay, khi một cậu bé thông minh, hồn nhiên trở nên câm lặng. Những niềm vui, nỗi buồn giờ đây sẽ chẳng thể san sẻ cùng ai. Cậu bé ngây thơ vô tội bỗng trở thành nạn nhân của lòng tham và dục vọng. Không chỉ có thế, Tảo Pá Ngạn còn lợi dụng sự câm lặng của Ki Eng để thực hiện những trò mê tín dị đoan, hành hạ cậu, ép cậu bé phải giả chết nằm trước bàn thờ của Tảo Pá Ngạn để hắn ta trình diễn trò ảo thuật “người chết sống lại” trước mắt mọi người. Hắn đem Ki Eng cho vào quan tài (có ống thông hơi), đem chôn rồi lại cho người đào bới mộ lên, Ki Eng đứng dậy. Tất cả kinh ngạc và nhìn Tảo Pá Ngạn như thánh sống, “từ đây lão tha hồ vơ vét thịt của thiên hạ”. Ki Eng bị câm đã là một sự đớn đau quá lớn đối với cậu bé rồi, giờ đây cậu bé lại bị biến thành công cụ kiếm tiền của Tảo Pá Ngạn – kẻ đã hại gia đình mình, cuộc đời mình, còn gì bất hạnh hơn.

Trong xã hội miền núi xưa, ép duyên cũng là một tình trạng phổ biến. Việc ép duyên đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ, bất hạnh cho con người. Viết về sự bất hạnh của người dân miền núi, Vi Hồng không quên viết về nỗi đau này. Tiêu biểu cho nỗi đau ấy là nhân vật Hoàng trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói.

Hoàng là một người con trai tốt bụng, thông minh, tài giỏi, hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người con dân tộc Tày. Thế nhưng hạnh phúc lại không thể đến với Hoàng mà ngược lại cuộc đời anh chỉ là những đau khổ và nước mắt. Hoàng mất cha từ lúc còn nhỏ, mẹ lại đau yếu liên miên. Lên tám tuổi, Hoàng đã phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ. Việc nhà, việc đồng áng, việc kiếm tiền… tất cả đều đến tay Hoàng. Mẹ anh đau yếu nhiều đâm ra khó tính, bà luôn đay nghiến mắng chửi con mình. Ngay đến niềm say mê lớn nhất của Hoàng là được đi học bà cũng cấm đoán. Bà ra điều kiện: nếu lấy vợ thì sẽ được đi học. Vì niềm say mê ấy mà Hoàng buộc phải nghe lời mẹ. Anh lấy vợ từ lúc mới mười hai tuổi. Mười hai tuổi Hoàng còn quá bé để làm một việc hệ trọng liên quan đến cả cuộc đời mình. Cái hôm đi xem mặt vợ, Hoàng cứ tự hỏi: “Vợ là gì?”. Ngay cả cái đơn giản ấy, Hoàng còn chưa hiểu, vậy mà giờ đây anh lại đang phải thực hiện cái mà mình không hiểu, không biết gì cả. Trong ngày cưới, thanh niên trèo lên trái nhà để xem cô dâu thì “Hoàng cũng chạy lon ton, luồn chỗ này, lách chỗ khác để cũng được ngắm người vợ đẹp của mình”. Ngờ đâu, sau ngày cưới, vợ Hoàng xuất hiện là một người đàn bà vừa già vừa xấu lại chua ngoa đanh đá. Hoàng nhất định không chịu nhận vợ. Thế là hai người đàn bà (mẹ và vợ Hoàng) thi nhau đày đoạ, chửi mắng Hoàng không để anh học yên. Trốn tránh người đàn bà “có hàm răng ba ba”. Hoàng đã phải ngủ ở ổ rơm trong góc nhà, bị muỗi và rét hành hạ. Lớn lên khi đã học hết cấp ba, rồi học đại học, Hoàng đã hiểu thế nào là tình yêu thì “hình ảnh người đàn bà ấy hiện lên trong sâu thẳm của tâm tưởng Hoàng. Nó hiển hiện bất cứ lúc nào… Càng chạy xa, cái hình ảnh nanh vuốt ấy càng dễ hiển hiện”. Thật là nghiệt ngã, yêu Băng nhưng Hoàng đã phải thầm lặng chôn sâu cảm xúc của mình. Anh đòi li dị vợ để làm lại cuộc đời nhưng mụ vợ ấy đã đút lót quan toà, sắp đặt tất cả khiến Hoàng không thể nào thoát ra được. Con người ta

không gì đau đớn hơn khi phải sống chung với một người mà mình không thương, không tình nghĩa, không tôn trọng. Sống như thế đâu phải là sống, đó chỉ là một sự tồn tại, một sự chịu đựng mà thôi. Đã nửa đời trôi đi trong đắng cay, cực khổ, nửa đời người đi tìm lối thoát cho hạnh phúc mà không thấy, đó chính là bi kịch lớn nhất của cuộc đời Hoàng. Thế mới biết cái giá phải trả cho việc ép duyên là vô cùng lớn.

Không chỉ có Hoàng trong Tháng năm biết nói mới phải chịu bi kịch ấy mà nhiều nhân vật khác trong tiểu thuyết của Vi Hồng đã phải chịu bi kịch này. Bà Xiêm trong Dòng sông nước mắt lúc còn trẻ vốn là một cô gái xinh đẹp ở bản Pác Phai. Cô yêu anh Cắm Hỷ tha thiết nhưng lại bị mẹ cô ép gả cho một người nhà quan chánh Quang Khao. Chung thuỷ với người yêu của mình, cô đã đến thành đá vực Vằng Nám “gửi mình cho thuồng luồng mào đỏ”. Rất may cô được Cắm Hỷ cứu sống, hai người nên vợ nên chồng. Dù được sống bên người mình yêu nhưng bà Xiêm đã phải trả một giá quá đắt. Suốt đời không bao giờ được đặt chân lên đất mẹ thân yêu nữa, bởi cô Xiêm xinh đẹp ở bản Pác Phai coi như đã chết. Cuộc đời cô chỉ còn sống với không gian của con thuyền xuôi ngược trên sông mà thôi. Sống trên dòng sông quê hương bốn mùa dào dạt mà không dám cặp bến, không dám gặp ai. Muốn thăm mộ cha cũng không thể…Tất cả trở thành sự dày vò, đày đoạ trong tâm hồn, khiến cô trở nên “âm thầm, lặng lẽ như con như con diều, con quạ tha mất mảnh hồn”. Nghe lời trăng trối của bà Xiêm trước khi chết, muốn được chôn cất tại mảnh đất quê hương ta mới thấm thía nỗi đau của một kiếp người luôn sống giữa quê hương mà không bao giờ được gắn bó với quê hương.

Những tưởng chỉ có cuộc đời bà Xiêm mới phải chị cảnh bất hạnh như vậy ai ngờ Thu Khoan, con dâu của bà còn bất hạnh hơn nhiều. Thu Khoan chơi với Kim Công từ nhỏ, dạy Kim Công học chữ, lớn lên họ yêu nhau nhưng gia đình Thu Khoan đã ép gả cho Kin Xa để được “môn đang hộ đối”. Đau khổ vì không lấy được người mình yêu, cô đã nhảy xuống sông Vằng Nám tự vẫn nhưng rồi lại được Kim Công cứu thoát, cô trở về lấy Kin Xa. Từ đây cuộc đời của Thu Khoan

với dòng sông nước mắt như nhập vào làm một. Bao nhiêu khổ đau, bất hạnh cứ liên tiếp đổ xuống cuộc đời cô. Kin Xa chơi bời sa đoạ, hút thuốc phiện, cờ bạc bán hết ruộng nương tài sản rồi bán luôn cả vợ. Còn gì nhục nhã hơn khi con người bị coi như một món hàng có thể trao đổi, mua bán. Càng đau khổ hơn khi người bán cô lại chính là chồng cô, người mà mới đây thôi đã tìm mọi cách để lấy cô cho bằng được. Có lẽ đây chính là nỗi bất hạnh ghê gớm nhất của người phụ nữ. May mắn được trở về sống với Kim Công những tưởng cuộc đời cô sẽ được hạnh phúc, nhưng không, Kin Xa cứ như một bóng đen lởn vởn quanh cuộc đời cô. Hắn nghiện ngập đến xin ăn và khi hắn trở nên giầu có thì những đồng tiền tội lỗi, dơ bẩn của hắn đã phá tan cuộc sống của một gia đình vốn lặng lẽ, yên ổn trên sông nước. Kim Công bị chết. Con gái Hoa Nước hư hỏng bỏ nhà ra đi. Chỉ còn lại một mình Thu Khoan với “Dòng sông nước mắt” cùng bao nỗi tủi nhục, đắng cay của cuộc đời.

1.2.2.2. Cảm thương cho những con người bất hạnh trước tội ác dã man của bọn thống trị miền núi.

Nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng đa số là những người dân nghèo khổ. Họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà họ còn bị đầy đoạ về tinh thần. Không chỉ những hủ tục lạc hậu làm cho cuộc sống của họ tối tăm, khổ cực mà họ còn bị bóc lột, đầy đoạ bởi bọn thống trị miền núi tàn bạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Cuộc đời bất hạnh của Già Đội trong Thung lũng đá rơi chính là bằng chứng cho tội ác của bọn quan lại miền núi và bọn quan Tây. Già Đội sinh ra trong một gia đình nghèo ở một làng đông đúc ven biển. Vất vả lam lũ mà không đủ ăn, Cả gia đình Đội phải rời quê lên rừng kiếm sống. Họ vừa đi vừa ăn xin, vừa làm thuê làm mướn. Chưa kịp ổn định cuộc sống thì cái đói và bệnh sốt rét rừng đã lần lượt cướp đi cha mẹ và các em của Đội. Anh không đủ can đảm ở lại nơi mà mỗi nẻo đường, mỗi rừng cây lại gợi cho anh biết bao nhiêu kỉ niệm đau đớn. Được biết ở mỏ Thin Tốc tuyển cu li, Đội đã đến đó. Ở đây, anh bị bóc lột sức lao động ghê gớm: “ngày ngày đội đá đi đổ chỗ khác... Suốt ngày nước chảy ròng ròng từ đỉnh đầu xuống chân. Nước ăn da thịt bợt thành hang thành hốc, hôi

thối. Máu tươi ri rỉ ở những kẽ chân, kẽ tay, đội đá nhiều đến trọc cả đầu”. Giá như cuộc sống của Đội cứ thế qua đi cho dù có cực nhọc, vất vả thì Đội vẫn chấp nhận. Nhưng rồi lại một bi kịch khác đến với cuộc đời anh. Ò Pông - tên chủ mỏ người Pháp đã bắt Đội đến nấu nướng và hầu hạ nó cùng một lũ vợ, rồi bắt Đội phải làm công việc theo dõi lũ vợ đó. Để yên tâm, Ò Pông đã trói nghiến Đội đem đi hoạn như người ta hoạn một con vật. Thật là dã man, tạo hoá đã sinh ra con người, đã ban cho họ cái quyền được yêu, được sinh con đẻ cái, vậy mà Ò Pông đã cướp đi tất cả tình yêu, tương lai của Đội. Vì nó mà anh đã phải cự tuyệt người con gái xinh đẹp mà anh yêu tha thiết. Nỗi đắng cay này không thể giãi bày chia xẻ, anh chôn chặt nó trong lòng và mang nó đi theo suốt cuộc đời như một bí mật. Đây là nỗi bất hạnh lớn nhất của cuộc đời Đội. Có thể nói nỗi đau của Già Đội chính là chứng tích về tội ác của bọn thực dân, phong kiến.

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng - 5

Không chỉ có già Đội bị Ò Pông và bọn thống trị miền núi làm hại cả cuộc đời để rồi chết trong uất ức và tủi nhục mà bố Lót cũng bị rơi vào thảm kịch ấy. Thật thà cả tin, bố Lót đã tưởng quan Tây Ò Pông cho mình năm xu là nó biết thương người nghèo khổ, ông đã chỉ chỗ chôn “mẹ vàng” cho hắn. Nhờ Bố Lót mà Ò Pông đã khám phá ra mỏ thiếc Đin Phiêng và trở nên giầu có. Thế nhưng khi bố Lót tìm đến đòi tiền thưởng như hắn đã hứa thì bị tống vào tù với tội danh là nói dối: “Thiếc chẳng có gì là quý thế mà mày nói dối tao!”. Hắn hành hạ bố Lót cho đến chết, để lại người con trai mới hơn sáu tuổi bơ vơ không nơi nương tựa, phải lang thang xin ăn kiếm sống. Sau này, Lót cũng bị Ò Pông bóc lột sức lao động như thế, thậm chí Ò Pông còn cướp mất Tản Kuông – người yêu của Lót. Đau khổ, anh đã bỏ trốn. Nếu không gặp được cách mạng có lẽ đời anh sẽ lặp lại bi kịch của cha anh ngày xưa.

Dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi, những người dân hiền lành vô tội bị bắt để phục vụ cho mục đích của chúng. Va Đáo và Thế Du trong tiểu thuyết Phụ tình là những trường hợp như thế. Cả hai người đều có giọng lượn làm say đắm lòng người. Họ thường đến các bản làng đem tiếng hát, tiếng lượn của mình mua vui cho mọi người và cũng là để kiếm sống. Họ gặp nhau và

yêu nhau tha thiết. Va Đáo đã dành tặng cho Thế Du tất cả và rồi họ chia tay ra về, hẹn ngày gặp lại. Biết Thế Du đã có tình cảm sâu đậm với nàng Va Đáo nhưng lão chẩu mường Nước Buồn vẫn một mực bắt Thế Du về nhà để làm vui cho hắn. Thế Du không muốn hát, chúng kề dao vào tận cổ đe doạ: “Lượn đi không thì tao cắt tiết mày hoà với nước canh vịt cho nó đậm đặc”. Không chỉ bị ép phải hát cho chúng nghe khi chúng hút thuốc phiện mà Thế Du còn bị ép lấy con gái của chẩu mường là Diu Nàng xấu xí, dị dạng. Mặc dù Thế Du hết lời van xin nhưng không được, đành để Va Đáo và đứa con thơ lang thang phiêu bạt. Cuối cùng họ chỉ gặp lại nhau khi Va Đáo sắp sửa từ biệt cõi đời.

Cuộc đời của Rằng Xao trong tiểu thuyết Chồng thật vợ giả cũng vô cùng bất hạnh. Anh bị coi là con địa chủ, và bị Cháp Chá - phó chủ tịch xã Nà Lạn gây khó dễ trong việc học hành và công tác. Biết thân, biết phận, Rằng Xao chỉ dám thi vào trường trung cấp người ta coi thường nhất – Trung cấp Nông lâm. Tốt nghiệp xuất sắc, Rằng Xao được phân công về làm cán bộ chuyên môn sở Nông nghiệp tỉnh nhà. Anh không dám nhận, chỉ xin đến một trại thí nghiệm nơi rừng rú heo hút. Nhưng tận nơi sơn cùng thuỷ tận ấy, Rằng Xao cũng không được sống yên ổn. Cháp Chá còn đến cướp vợ anh một cách trắng trợn: “Tôi muốn bác nhường cô vợ trẻ của bác cho tôi”. Bất lực và cam chịu, Rằng Xao đã phải giả vờ mắc bệnh hủi cùi hủi cụt để Lộc Ngàn La về với Cháp Chá mà không ân hận. Đau khổ anh đã phải thốt lên: “nó ám đời anh như một bóng ma, bóng quỷ. Anh đi đến đâu, ở đâu nó cũng tìm đến mà ám”.

Không chỉ có Rằng Xao mà Thieo Si cũng là nạn nhân của nó. Chiếm được vợ đẹp của Rằng Xao, Cháp Chá vẫn chưa thoả mãn, hắn dùng đủ mọi cách để chiếm đoạt Thieo Si làm cô có thai. Đau khổ cô tìm đến nhà Cháp Chá thì bị hắn trả lời một cách tàn nhẫn: “Không, tôi chưa bao giờ quen cô” khiến “cả người cô đổ vật ra trên giát sàn nhà. Cô ngất, sùi bọt mép như kẻ động kinh. Hai hàm răng nghiến vào nhau kên két... hai má nổi mũi căm uất hay một sự chịu đựng quá sức”. Thất vọng, không lối thoát, “Thieo Si ra bờ vực sông Nặm Đáo, bỏ lại đôi giầy, vắt cái khăn lên cây, giả làm người tự tử rồi thân gái trong đêm đen vượt

rừng núi tìm đường ra mường Nà Lạn”. Chưa hết, bắt gặp Thieo Si tự tử, Cháp Chá đã dùng cô để âm mưu một tội ác khác. Ông chủ tịch già lại rơi vào cạm bẫy của hắn. Cháp Chá vác Thieo Si từ đỉnh núi cao trở về, mục đích đem đến gần nhà ông chủ tịch để đổ tội cho ông hãm hiếp Thieo Si đến chết. Trên đường trở về, nôn được lá ngón ra ngoài, Thieo Si đã dần tỉnh lại. Thấy vậy, Cháp Chá không những không cứu, mà còn nhẫn tâm dùng mũi tên tẩm độc có khắc tên của ông chủ tịch cắm vào tấm thân ngọc ngà của Thieo Si. Thieo Si chết, ông chủ tịch bị cách chức, suốt đời mang tiếng nhục nhã mà không thể thanh minh.

Còn biết bao nhiêu bi kịch khác nữa như thế. Đó là Nhình Hỷ trong tiểu thuyết Đi tìm giầu sang, Lộc Ngàn La, Thu Lú trong Chồng thật vợ giả... Họ không chỉ là công cụ phục vụ để thoả mãn cho lòng ích kỉ hẹp hòi, đam mê hiếu sắc mà họ còn bị giết hại một cách dã man như trường hợp của ông Hoàng và bố Hoàng trong Tháng năm biết nói.

1.2.3. Cảm hứng châm biếm, mỉa mai những con người vô học tối tăm và lên án, phê phán những con người xảo trá, tàn bạo.

Yêu thương và căm giận là cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Vi Hồng. Vì vậy khi đọc những trang tiểu thuyết của nhà văn, bên cạnh những nhân vật có phẩm chất tốt đẹp, có lòng yêu thương con người sâu sắc thì bao giờ ta cũng bắt gặp những con người xấu xa đáng mỉa mai, lên án.

Đối tượng mà ông hướng tới đó là: Châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm đồng thời phê phán, lên án những kẻ có chức, có quyền bất tài tráo trở, độc ác vô nhân tính.

1.2.3.1. Cảm hứng châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm.

Cùng xuất thân từ tầng lớp lao động, nếu Lăng Thị Thu Lả trong lòng dạ đàn bà, Bà Xiêm, Thu Khoan trong Dòng sông nước mắt, The trong Vãi Đàng là những con người mang phẩm chất tốt đẹp, cao quý đáng trân trọng bao nhiêu thì Thìm, Mụ Tẹo trong Tháng năm biết nói, Ngô Khang Sa, Mã Thả An trong Lòng dạ đàn bà, Pác Tàm, La Đăm Đông trong Đoạ đầy… lại là những con người tối tăm vô học và vô cùng tàn bạo. Vì không hiểu biết nên họ chỉ quan tâm đến cái

lợi trước mắt. Vì để thoả mãn cho riêng mình, họ sẵn sàng làm tất cả, kể cả những việc làm vô nhân tính, đầy đoạ con người.

Nhân vật La Đăm Đông trong Đoạ đầy là một điển hình cho những kẻ vô học, bất tài, tráo trở. Nét tính cách này của La Đăm Đông có lẽ được thừa hưởng từ truyền thống của dòng họ La – một dòng họ mà từ đời cha ông cho đến đời con cháu toàn là những người dị tật, xấu xí, độc ác “từ trong xương máu”. Tính cách tàn nhẫn, tráo trở của La Đăm Đông được thể hiện rất rõ ngay trong dáng vẻ bề ngoài của ông ta, đặc biệt là qua đôi mắt: “Đăm Đông một mắt lác như đổ xuống giữa mũi, cách xa hẳn gò má… mắt kia lại nhỏ tí như mắt lươn. Nhưng cái mắt lươn lại sáng như mắt rắn”. Nhìn vào đôi mắt “lác độc, lác địa” của Đăm Đông ta như đọc được những ý nghĩ đen tối và những việc làm gian giảo độc ác của con người này. Quả đúng như vậy, Đăm Đông vốn là một “tua khỏi” (nô lệ) của chẩu mường Đào Tha Đát, hắn giả vờ hiền lành chăm chỉ, nịnh hót khiến cho chẩu mường Đào Tha Đát tin dùng, thậm chí còn coi hắn như người thân trong nhà. Một tua khỏi mà được đối đãi như thế đáng lẽ phải trung thành tận tuỵ hết mình mới phải, đằng này hắn lại câu kết với Tảo Pá Ngạn hãm hại Đào Tha Đát. Một chữ bẻ đôi Đăm Đông cũng không biết. Hắn chỉ là một kẻ ngu dốt, “trong bụng chẳng có chữ để thắp sáng nên những đốm sáng làm người” nên Đăm Đông không biết thế nào là phải trái, đúng sai. Hắn chỉ hành động theo tiếng nói của bản năng ích kỉ và tàn độc.

Trở thành chẩu mường, hắn lập tức lao vào ăn uống, tiệc tùng… quấn quýt với một trăm gái đẹp. Không một chút ngượng ngùng, hắn làm nhục bà Lài Cải, vợ của Đào Tha Đát. Hắn còn tìm mọi cách chia rẽ Ki Nọi và Bội Hoan – con gái của mình, vì giờ đây Ki Nọi đã là một “tua khỏi”. Hắn nghĩ con gái hắn phải lấy một người uy danh và giầu có như hắn, chứ không thể lấy một tên nô lệ nghèo hèn làm chồng. Suy nghĩ và việc làm của hắn đã thể hiện thật đầy đủ bản chất vô học, tối tăm của hắn. Hắn không hề nghĩ rằng ngay ngày hôm qua thôi mình cũng là một “tua khỏi” như thế, cũng chờ được ban phát tình thương trong suốt nửa đời người làm nô lệ, vậy mà nay hắn lại coi khinh những kẻ làm nô lệ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023