Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng - 15

mơ ước: “Mình mới có cái bằng lớp bảy, nhưng con mình phải vào đại học và còn học cao hơn đại học nữa”. Những mơ ước, khát khao của Lả cũng là ước mơ của biết bao nhiêu người dân miền núi lúc bấy giờ. Có lẽ Lả hiểu ra rằng, mọi khổ đau đều bắt nguồn từ sự lạc hậu, thiếu tri thức văn hoá, khoa học. Vì vậy sống trong tối tăm, Lả muốn vươn tới ánh sáng của văn hoá, của tri thức và gửi gắm khát khao vào thế hệ sau.

Trong tiểu thuyếtNgười trong ống, Tú được chứng kiến cái chết đau đớn của mẹ bởi bàn tay của một tên lang băm ngu dốt. Hình ảnh người mẹ quằn quại trong tuyệt vọng hằn sâu trong tim Tú để rồi khơi dậy khát khao: “Tú phải học cho thật giỏi, mà phải học Đại học Y thì may ra mới trả được hòn máu hận đời trong lòng mẹ dưới mồ”. Mặc dù thi vào Đại học Y với số điểm tối ưu, nhưng vì bị quy vào thành phần chống đối hợp tác xã, nên Tú không thực hiện được mơ ước của mình. Phương trời lí tưởng đã khép lại, buồn nhưng không nản, Tú quyết tâm ra đi đến một nơi xa xôi không ai biết để thực hiện mơ ước của mình. Gặp Ai Hoa xinh đẹp, trái tim Tú đã có lần rung động, nhưng ngay lúc ấy Tú lại thấy hiện lên: “cái phương trời riêng của Tú như bảy sắc cầu vồng nơi phương trời xa xăm”. Nó vẫy gọi, giúp Tú vượt qua những thử thách đầu đời. Mơ ước cháy bỏng của Tú là trở thành một bác sĩ giỏi cuối cùng đã đạt được, mặc dù anh đã phải đánh đổi bằng rất nhiều thứ: gia đình, tình yêu thậm chí cả ngoại hình của mình nữa. Anh trở về làm giám đốc bệnh viện Lục Khê trong một hình dạng đổi khác bởi thương tích của chiến tranh. Nhưng điều quan trọng là Tú đã thực hiện được mơ ước của mình. Thời gian tương lai của Tú chính là thước đo nghị lực của con người. Thông qua nhân vật này nhà văn muốn nói với chúng ta rằng, muốn đạt được mơ ước của mình thì con người phải có ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn, trắc trở của cuộc đời.

Trong tiểu thuyết Phụ tình, quan chúa mường Nước Buồn lại mơ ước có một đứa cháu để bế bồng từ người con gái tàn tật tên là Diu Nàng. Thật bất hạnh từ khi sinh ra Diu Nàng đã là người “mặt dài ngoẵng, một bên vặn vỏ đỗ, một bên cong diệp cày. Mắt lồi, trán hóp như trán con khỉ, cái thân ngắn ngủn, chân tay

dài ngoãng như chân tay con vượn già”. Thấy Thế Du đẹp trai như chàng hoàng tử lại có giọng lượn thật hay nên chúa mường ép Thế Du lấy Diu Nàng. Giấc mơ tương lai của chúa mường sẽ là “Những đứa cháu trai, cháu gái xinh đẹp, khôi ngô mang họ của dòng họ nhà châu mường”. Nhưng đó chỉ là ước mơ không bao giờ có được bởi những cây thuốc cai đẻ mà Thế Du đã bí mật dấu dưới dát giường. Với tấm lòng nhân hậu, Diu Nàng đã giải thoát cho thế Du để cho Thế Du trở lại với bầu trời tự do.

Tập Tạng trong tiểu thuyết Vào hang lại sẵn sàng làm tất cả thậm chí cả cái chết của bản thân mình để tố cáo con người độc ác với một khát khao duy nhất: “cái ác cần được trừng trị, cái thiện cần được sống yên lành”. Thời gian tương lai và cũng là niềm mơ ước của Tập Tạng là sau này bản làng không còn những con người độc ác, chỉ còn những người nhân hậu, biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng bản làng giàu đẹp.

Qua khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Vi Hồng ta nhận thấy nhà văn luôn đặt nhân vật trong mối quan hệ giữa hiện tại, quá khứ và tương lai. Nhờ có mơ ước về tương lai mà nhân vật thoát li được hiện thực tăm tối, vươn tới ánh sáng của tri thức, của văn hoá, làm chủ cuộc đời mình và sống có ý nghĩa hơn.

3.2.2.4. Thời gian đồng hiện.

Bên cạnh thời gian quá khứ – hiện tại – tương lai chúng tôi nhận thấy, khi khắc hoạ nhân vật, Vi Hồng còn sử dụng thời gian đồng hiện. Tuy nhiên, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu kiểu thời gian này, bởi vì: một mặt, thời gian đồng hiện không nhiều, mặt khác xét đến cùng, thời gian đồng hiện chính là sự hoà trộn hợp lí của thời gian quá khứ, thời gian hiện tại và thời gian tương lai điều này đã được chúng tôi đề cập đến trong phần “không gian tâm lí” (trang 72).

Chúng tôi nhận thấy: giữa thời gian đồng hiện và không gian tâm lí có một mối quan hệ gắn bó nội tại. Thời gian đồng hiện xuất hiện trong tâm lí nhân vật ở những thời điểm và tình huống có tính chất gợi nhớ, gợi nghĩ từ thời gian hiện tại của nhân vật. Nó góp phần quan trọng biểu hiện đời sống nội tâm.

3.2.3. Mối quan hệ giữa thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian thì thế giới nghệ thuật cũng chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật. Mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật là mối quan hệ không thể tách rời. Theo giáo Sư Trần Đình Sử, khi nhà văn dừng lại khắc họa không gian thì thời gian bị hãm chậm hay bị triệt tiêu. Người ta có thể không gian hoá thời gian bằng cách miêu tả trật tự liên tưởng, cái này bên cạnh cái kia. Vì vậy, việc phân chia các không gian, thời gian để khảo sát là do yêu cầu của các thao tác khoa học. Kì thực, các yếu tố không gian, thời gian không thể tách rời nhau mà hài hoà với nhau trong thể thống nhất là tác phẩm ngôn từ.

Ta có thể nhận thấy sự gắn bó giữa không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vãi Đàng. Cuộc đời cũng như quãng thời gian hoạt động cách mạng của Đàng gắn liền với hình ảnh cây mận. Khi Đàng bị ép làm vợ lẽ Tổng Nhự cũng là lúc Đàng phải rời xa căn nhà, rời xa cây mận mà hàng ngày cô vẫn chăm sóc. Ở nhà Tổng Nhự, Đàng đã có được những tin tức của bọn thực dân Pháp, cô bí mật ghi lại và đem chôn dưới gốc cây mận. Khi ấy “cây mận non mới cao bằng đầu cô gái”. Và đó là thời gian Đàng mới chập chững bước vào con đường hoạt động cách mạng. Như đếm nhịp thời gian, tác giả viết: “một mùa xuân nữa lại sắp đi qua cây mận trước nền nhà cũ”. Thời gian qua đi, cây mận cũng lớn lên trưởng thành như cuộc đời con người. Cùng với sự lớn lên của cây mận, Đàng đã đóng góp được rất nhiều cho cách mạng.

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng - 15

Thời gian cứ lần lượt trôi theo dòng chảy của nó. Và “mỗi năm hết, Vãi Đàng lại thấy mùa xuân đến trọ ở gốc cây mận, ngay sát cuối dàn nhà”. Đến khi Đàng tìm lại được hạnh phúc, xum vầy bên con cháu thì “người trong bản gọi cây mận của vãi là cây mận già”.

Mùa xuân lại đến, khi Đàng đã ngoài 60 tuổi, “cây mận già cuối dàn nhà vãi cành nhánh rườm rà, chằng chịt, vấn vít như một chiếc chổi xể khổng lồ”. Thời gian trôi qua nhưng không hề làm mất đi sức sống mãnh liệt của nó, ngược lại cây mận già vẫn đang tuôn trào để rồi “bừng nở những bông hoa trắng nõn”, dâng hương sắc, làm đẹp cho đời.

Thực tế trong tiểu thuyết của Vi Hồng, không gian và thời gian không có sự ngăn cách. Trong những bức tranh miêu tả không gian, dấu ấn thời gian in đậm không thể tách biệt. Không gian mùa xuân ở bản Chín Thoong thật đẹp: “Hoa đào bắt đầu xoè cánh, hoa mận trắng tinh bung nụ, hoa mạ rực rỡ đốt cháy vách đá... Mưa xuân rây bột khắp bầu trời Chín Thoong” [37, 282]. Có thể nói sự hoà quyện giữa không gian và thời gian trong bức tranh xuân đã tạo nên một hiệu quả bất ngờ. Không khí dường như đang ấm lên đủ sức cho những loài hoa bung nở để rồi khắc tạo nên một bức tranh tràn ngập mầu sắc và căng tràn sức sống. Vi Hồng cảm nhận về mùa xuân không chỉ ở sự thay đổi của đất trời mà còn ở nhịp sống quê hương: “Mùa xuân đến tưng bừng rộn rã trên cây mận. Những người mặc áo chàm mới, đội nón mới, vai gánh đôi đẫy, vắt tay hoặc tay sách túi... đi qua dưới gốc mận mỗi lúc một đông, rộn rã hơn. Vãi Đàng sực nhớ hôm nay ngày chợ Nặm Cáp” [27, 8].

Mùa hè ở miền núi được Vi Hồng cảm nhận rất đặc biệt không chỉ qua ngọn gió lồng lộng mà còn có cả mùi vị của núi rừng: “Mùa hè gió đèo lồng lộng, mát như ngọn gí vung vãi từ chiếc quạt tiên, quạt thánh từ phương nam thổi tới. Những ngọn gió của rừng núi mới trong lành làm sao, vị ngọt của lá mang theo qua ngàn trùng núi non” [35, 103].

Khi cái nắng không còn gay gắt nữa, thu đến mang theo không khí se lạnh làm cho không gian dường như cũng thay đổi: “hàng chục cây ăn quả trong vườn thu đều trụi lá, những búp non tơ mang trên mình mầu nhung tuyết đã nhu nhú, he hé, sắp bật trồi lên lộc. Những đàn chim lửa, con chỉ to hơn hạt mít với những bộ lông cánh trăm mầu bắt đầu cất bản đồng ca trăm giọng của giống loài” [34, 110].

Mùa đông ở miền núi vốn đã khắc nghiệt, ở mường Nước Hang Rơi lại càng khắc nghiệt hơn: “cái lạnh làm cho đá cũng nhăn nhúm. Lá vàng bay tan tác theo gío lạnh lên trời từng đàn như vô vàn những con bướm ma lạc đàn. Những con trâu già lưng vồng cong sống núi, gầy như một gắp gianh. Dưới lòng suối, lòng sông cá không còn bơi lội! Trên rừng chim chóc ngừng bay, ngừng hót. Mầu

xanh lặn hết vào lá. Những mầm non tụt vào thân cây. Muông thú tụt vào những hang sâu. Con người tụt vào những đống chăn” [34, 75]. Bức tranh thiên nhiên vào mùa đông ở vùng rừng núi qua nét vẽ của Vi Hồng thật là khủng khiếp. Cái rét như cắt da cắt thịt làm đảo lộn tất cả, thiên nhiên thay đổi và cuộc sống sinh hoạt của con người cũng đổi thay.

Sự hoà quyện giữa không gian và thời gian nghệ thuật đã tạo nên một bức tranh tuyệt tác có một không hai trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói. “Lúa tháng tám hai bên bờ sông đã gặt, lúa mùa bắt đầu nhuốm mầu trứng cá. Bầu trời Chín Thoong thơm ngọt ngào hương lúa – hương của hạnh phúc ấm no. Nắng rờ rỡ trăm con sóng bắt lấy ánh nắng làm nghìn chiếc gương nhoang nhoáng chạy xuống thác ào ạt”. Và một lần nữa ta lại được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mĩ của mùa xuân ở bản Chín Thoong: “Những làn gió xuân khẽ nâng những vầng nắng tháng giêng như tơ, ngọt như mật ong lăn mình qua những đám cỏ gianh... Tiếng ngàn chim đua hót trào dâng khắp các thung lũng, đầy ắp mọi cánh rừng... Mừng mùa xuân dào dạt hương hoa, ngan ngát hương sắc. Từng cây, từng vạt rừng rừng đào đang trổ hồng như khoác lên những cánh rừng... Những cây mận, rừng mận cũng đổ hết mầu trắng, trắng nõn nà, trắng loá cả ánh nắng ngày xuân”.

Cũng là bầu trời Chín Thoong nhưng ở mỗi mùa, mỗi thời điểm lại có một không gian tương ứng: “Mùa thu nắng vàng xuộm trải khắp bầu trời Chín Thoong”, mùa xuân không gian như bừng sáng bởi hoa đào, hoa mận thì đến mùa đông ở bản chín Thoong, (khác với mùa đông ở mường Nặm Tốc Rủ trong tiểu thuyết Lòng dạ đàn bà): “đêm tháng mười trăng thượng tuần đã to bằng cái liềm cắt cỏ ngựa nhưng mây dầy quá thỉnh thoảng trăng ló một mảnh lông mày vàng mập ra khỏi mây rồi lại vội vành đi vào mây... Hai cánh đồng hai bên dòng Chín thoong đã gặt xong. Từng tốp rơm dạ lù lù nổi lên rải rác khắp hai cánh đồng như những nấm mồ bồng bềnh giữa bãi hoang mạc. Sương buông lạnh ngắt. Mầu gốc dạ vàng vọt đẫm sương đêm”.

Ở các bức tranh xã hội trong tiểu thuyết của Vi Hồng, ta có thể thấy rất rõ yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật luôn luôn đi liền với nhau tạo nên một thể thống nhất không tách rời.

Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng không những cướp ruộng đất lập đồn, lập bốt mà chúng còn thành lập công ty thiếc Bắc Kì để khai thác tài nguyên thiên nhiên. Không còn không gian tĩnh lặng vốn có của núi rừng ngày xưa nữa, mà bây giờ Thin Tốc trở thành thị trấn “đông đúc, chen chúc đủ mọi hạng người” [34, 19]. Cao lâu, sòng bạc mọc lên khắp nơi. Từ những mái nhà tranh đen kịt khói bếp giờ đã bắt đầu mọc lên những ngôi nhà hai tầng hiện đại. Không gian thay đổi kéo cuộc sống của con người cũng thay đổi, ngột ngạt, tăm tối.

Cách mạng thành công, Thực dân Pháp rút chạy, thung lũng Đá Rơi lại trở về với vẻ hoang sơ của nó:“Đường xá và cái thị trấn nhỏ bỏ hoang nhiều năm đã thành rừng, quê của khỉ, vượn, gấu và hổ. Đất bỏ hoang, hai bên lòng suối ẩm ướt, là miếng đất mầu mỡ cho lau lách mở hội múa với gió thung quanh năm... rêu trẻ rêu già kết tầng, xếp lớp trên những sườn núi đá” [29, 25].

Năm 1954, giải phóng miền Bắc, người dân lại bắt tay vào xây dựng lại mỏ thiếc Thin Tốc. Không gian và con người như được hồi sinh. Ngoài chỗ làm việc là một dãy khu nhà tập thể với hơn hai trăm công nhân. Tiếng nói, tiếng cười âm vang cả một khu rừng xưa kia vốn tĩnh lặng. Bên ngoài “những đàn bò đen, bò khoang, bò vàng nhởn nhơ gặm cỏ”. Những tiếng ú ò của chúng còn rền hơn cả tiếng còi tầm của nhà máy. Trong không khí tưng bừng đón khách của ngày đầu năm mới, “cả khu mỏ trong thung lũng bừng bừng không khí hát ca. Công nhân ăn mặc đẹp đứng hai bên đường dẫn đến hội trường”. Cuộc sống mới hoà bình, hạnh phúc và no đủ đang dần dần đến với người dân miền núi. Trong không khí vui tươi náo nhiệt của cuộc sống mới ta thấy rất rõ bước đi hối hả của thời gian.

Như vậy qua việc tìm hiểu các yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật ta thấy chúng thường xuyên đi liền với nhau. Mỗi thời gian nghệ thuật lại có không gian tồn tại riêng và ngược lại ở mỗi thời gian cụ thể lại có không gian tương ứng. Việc xây dựng mối quan hệ không tách rời giữa không gian và thời gian nghệ thuật làm cho tiểu thuyết của Vi Hồng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả, đồng thời khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn.

KẾT LUẬN


1. Sinh ra và trưởng thành trong khó khăn, cơ cực nhưng Vi Hồng đã tự vươn lên xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ. Những sáng tác của ông đã chứng minh cho sự giầu có, dồi dào của một khả năng văn chương ở một nhà văn tâm huyết. Sự nỗ lực phấn đấu trong gần bốn mươi năm lao động nghệ thuật nghiêm túc đã đưa Vi Hồng đến với những thành công nhất định, góp phần khẳng định vị trí của ông trong nền văn học thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Vi Hồng góp vào văn văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại một phong cách nghệ thuật độc đáo và nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần gieo những hạt mầm đầu tiên cho người đời sau ươm giống.

2. Tiểu thuyết là một mảng sáng tác mà Vi Hồng dành nhiều tâm huyết nhất và đã thu được nhiều thành công nhất định, góp phần làm phong phú nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

3. Ngòi bút của Vi Hồng thể hiện nhiều cảm hứng khác nhau. Mỗi cảm hứng gắn với những kiểu loại nhân vật nhất định để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Đó là cảm hứng ngợi ca hướng tới những con người có vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn cao quý. Vi Hồng đã dành nhiều những ngôn từ đẹp đẽ để ca ngợi những con người có vẻ đẹp hình thể đến mức hoàn hảo. Đặc biệt nhà văn chú ý đến vẻ đẹp tâm hồn, đến tấm lòng nhân hậu vị tha của những con người bình thường và trí tuệ toả sáng, say mê khoa học của những người trí thức.

Đó là cảm hứng cảm thương gắn với những con người bất hạnh. Nhà văn thể hiện niềm xót thương cho những con người hiền lành, chất phác bị những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu vùi dập. Không những thế họ còn bị đoạ đầy bởi những tội ác dã man của bọn thống trị miền núi, những thế lực đen tối ấy khiến cho cuộc sống của nhân dân miền núi vô cùng khổ cực. Thông qua nhưng số phận bất hạnh, nhà văn muốn thể hiện một khát vọng cao đẹp : xoá bỏ những

hủ tục lạc hậu, tiêu diệt những cái xấu, cái ác, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đó là cảm hứng châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm. Ngòi bút của nhà văn thật xót xa khi hướng tới những đối tượng như thế bởi họ là những con người „„làm bẩn cả bản mường‟‟. Vi Hồng như muốn dồn tất cả nỗi căm uất lên đầu ngọn bút để phê phán, lên án những kẻ có chức, có quyền bất tài, tráo trở, độc ác, vô nhân tính. Viết về những con người này phải chăng Vi Hồng muốn gửi tới bạn đọc mọi thế hệ khát khao diệt trừ cái ác, bảo vệ cái thiện, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

4. Về phương diện không gian nghệ thuật, Vi Hồng đã tạo được những không gian thiên nhiên nhiều mầu vẻ, nhằm góp phần chuyển tải tư tưởng của tác phẩm đến người đọc. Đó là bức tranh thiên nhiên hoang sơ dữ dội và ức tranh thiên nhiên tươi sáng đẹp đẽ, tràn đầy chất thơ.

Vi Hồng tỏ ra nhạy bén và sâu sắc khi miêu tả bối cảnh xã hội với những mảng sáng, tối khác nhau. Người đọc có thể say mê với những phong tục tập quán đẹp của người dân tộc miền núi Việt Bắc và cuộc sống xã hội chủ nghĩa đang đổi thay từng ngày, nhưng cũng cảm nhận được rõ nét không gian ngột ngạt tăm tối của xã hội miền núi bởi ách áp bức của bọn thống trị thực dân phong kiến, bởi những hủ tục lạc hậu và bởi sự lộng hành của những kẻ có chức, có quyền.

Miêu tả không gian tâm lí nhân vật, Vi Hồng đã tạo nên một không gian tâm cảnh đặc sắc nhờ sự kết hợp tài tình giữa yếu tố thiên nhiên, xã hội và tâm lí con người góp phần bộc lộ rõ nét tâm trạng, tính cách và nhân cách của nhân vật trong những cảnh ngộ và tình huống cụ thể.

4. Trong tiểu thuyết của Vi Hồng yếu tố thời gian nghệ thuật cũng được tác giả chú trọng và thể hiện một cách đa dạng, phong phú, mang dấu ấn riêng biệt. Đó là thời gian sự kiện lịch sử với những biến cố trọng đại của đất nước : Thực dân Pháp xâm lược nước ta, Cách mạng tháng Tám thành công, cuộc xâm lược của thực dân pháp lần thứ hai (1946), cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023