Giới Thuyết Chung Về Thế Giới Nghệ Thuật


người mẹ Trung Quốc, Giáo sư - viện sĩ Niculin nhận định: “Trong thời kỳ Mặt trận bình dân, những tác phẩm của những nhà văn hiện thực đã tham gia tích cực vào công tác công khai của Đảng cộng sản, xuất hiện hình tượng người chiến sĩ đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân lao động” [103, tr. 750] mà truyện ngắn Người đàn bà Tàu là một ví dụ điển hình. Câu chuyện “đã trở thành tấm gương sinh động của mối tình đoàn kết quốc tế thắm thiết” [103, tr. 750]. Như vậy, nhà nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu qua hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng thời kỳ trước Cách mạng.

Bài báo “Sự gặp gỡ giữa nhà văn Hàn Quốc Huyn Jin Geon và nhà văn Việt Nam Nguyên Hồng” của tác giả KangHaNa (Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 7&8 năm 2000), tác giả đã vận dụng phương pháp so sánh để tìm hiểu những nét tương đồng về tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác của hai nhà văn hiện thực Huyn Jin Geon (Hàn Quốc) và Nguyên Hồng (Việt Nam). Đó là sự tương đồng “về tư tưởng nhân đạo” [81, tr. 52], “đều sáng tác theo khuynh hướng trữ tình” [81, tr. 56],… “cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm của họ là cảm hứng yêu thương cảm thông, chứ không phải là cảm hứng phê phán (tất nhiên, ý nghĩa phê phán vẫn toát ra từ chính cái hiện thực mà họ miêu tả)” [81, tr. 54], nhưng cũng có sự khác nhau ở chỗ “cái nhìn của Huyn Jin Geon thiên về khía cạnh bi quan, còn Nguyên Hồng thì đậm màu sắc lạc quan” [81, tr. 53]…

Nhìn lại lịch sử vấn đề nghiên cứu về Nguyên Hồng, chúng tôi thấy: từ năm 1946 đến thời kỳ Đổi Mới (1986), tác phẩm của Nguyên Hồng luôn được giới nghiên cứu, phê bình chú ý và đánh giá cao về mặt nội dung tư tưởng, trong đó cũng có một số bài nghiên cứu đã đề cập đến những giá trị về nghệ thuật trong các tác phẩm của ông.

Đặc biệt, từ 1986 đến nay, vấn đề Nguyên Hồng vẫn tiếp tục được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm nghiên cứu và ngày càng khám phá ra những giá trị mới, và đã thấy được những nét đặc sắc cùng những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật. Đã xuất hiện khá nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật trong các tác phẩm của ông (chuyên luận: Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng - tác giả Lê Hồng My; Phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng - tác giả Bạch Văn Hợp; Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực phê phán 1930 - 1945, tác giả Phạm Hồng Lan...). Trong những công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nhấn mạnh và khẳng định: Nhà văn Nguyên Hồng đã góp phần một cách


trực tiếp vào quá trình hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Việc nghiên cứu, nhận xét và đánh giá về những sáng tác của Nguyên Hồng đã có một quá trình, đã có một độ lùi về thời gian một cách đáng kể (đã gần 70 năm trôi qua), đã trải qua sự vận động và phát triển của nền văn học dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, và qua đó những giá trị của những sáng tác của Nguyên Hồng ngày càng được trân trọng. Hiện nay, Nguyên Hồng và những tác phẩm tiêu biểu của ông vẫn tiếp tục được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại học; Vấn đề Nguyên Hồng vẫn được đưa ra thảo luận trong các Hội thảo khoa học; Sự nghiệp sáng tác của nhà văn vẫn tiếp tục được giới nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Điều đó chứng tỏ rằng, tác phẩm của Nguyên Hồng mang nhiều giá trị, nó là văn chương của mọi thời vì nó đã động chạm đến vấn đề cốt lòi nhất của con người - đó là quyền sống, quyền tự do, quyền được hạnh phúc của con người nói chung, nhất là những con người lao động nghèo khổ, những con người nhỏ bé, yếu đuối nhất trong xã hội. Tác phẩm của Nguyên Hồng “sống” được với thời gian bởi nó xuất phát từ tấm lòng thương yêu, trân trọng con người của một nhà văn có tấm lòng nhân đạo thiết tha, một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết đối với con người lao động cần lao, đâu khổ.

Như vậy, khảo sát khoảng trên 50 công trình, bài viết nghiên cứu về Nguyên Hồng ở các mức độ khác nhau cùng hàng chục luận án, luận văn nghiên cứu về sáng tác của Nguyên Hồng, chúng tôi nhận thấy: đã có những ý kiến, những nhận xét về Thế giới nghệ thuậtcủa nhà văn nhưng nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức độ là những nhận xét chung, hoặc đi sâu vào một số phương diện của Thế giới nghệ thuật như: Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng, Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng… Cho tới nay, thực sự chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về toàn bộ Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng (kể cả những sáng tác thuộc giai đoạn trước và sau năm 1945).

Chính vì thế, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã được thừa hưởng rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét quý báu của những nhà nghiên cứu đi trước về con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, trong đó có những khía cạnh trong thế giới nghệ thuật của ông - như đã nêu trên. Với đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyên Hồng, cố gắng nghiên cứu một cách hệ thống và khá toàn diện về Thế giới nghệ thuật của nhà văn giai đoạn trước 1945. Và để tránh trùng lặp với những công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi đi sâu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

tìm hiểu một số phương diện cơ bản trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng như: Thế giới nhân vật và một số đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật; đặc điểm về không gian, thời gian nghệ thuật; ngôn ngữ nghệ thuật…trong các sáng tác của ông giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhằm khẳng định những sáng tạo, những đóng góp đặc sắc của tác giả ở những phương diện trên qua Thế giới nghệ thuật của nhà văn. Từ đó chỉ ra một số đặc điểm nổi bật trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, khẳng định sự đóng góp có giá trị nhiều mặt của nhà văn đối với khuynh hướng văn học hiện thực phê phán nói riêng và quá trình vận động và phát triển của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung - đặc biệt là ở giai đoạn trước năm 1945.


Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 - 5

Chương 2

KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH NÊN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG

2.1. Giới thuyết chung về Thế giới nghệ thuật

Khái niệm "Thế giới nghệ thuật": Như chúng ta đã biết, quan niệm về “Thế giới nghệ thuật” trong sáng tác của nhà văn hiện có khá nhiều những quan niệm khác nhau. Ví dụ như quan niệm: Thế giới nghệ thuật “Là chỉnh thể của hình thức văn học” [140, tr. 29]. Việc dùng “thế giới” để chỉ tác phẩm văn học có cơ sở khoa học bởi “Thế giới” là khái niệm có ý nghĩa sau: 1/Chỉ sự thống nhất vật chất của các biểu hiện đa dạng; 2/Có tính vô cùng vô tận về không gian thời gian... 3/Phạm vi tác động tột cùng của các quy luật chung, chứng tỏ có một trật tự thống nhất cho toàn bộ. 4/Có tính tự đầy đủ về các quy luật nội tại; 5/ Là một kiểu tồn tại thực tại [140, tr. 29]. Với khái niệm này, người ta thường nói tới thế giới vĩ mô, thế giới vi mô, thế giới động vật, thế giới thực vật theo ý nghĩa trên. Nhà phê bình văn học người Nga V. Biêlinxki nhận xét:“Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là thế giới riêng, mà khi đi vào nó, ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó”; nhà văn Sêđơrin cũng nói: Tác phẩm văn học là vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó” (dẫn theo Trần Đình Sử, 140; tr. 29). Theo tác giả cuốn Dẫn luận thi pháp học, thì: “Thế giới nghệ thuật là một sản phẩm sáng tạo của con người. Về mặt tâm lý học nó phục tùng quy luật sau: con người sống trong thế giới khách thể bốn chiều (ba chiều không gian và một chiều thời gian), nó phải thích nghi với ba chiều không gian và sự biến đổi của thời gian. Mọi cảm xúc, tri giác đều gắn với thế giới đó, không thể miêu tả sự sống mà không miêu tả thế giới của con người” [140, tr. 30]. Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu)... Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng” [52, tr. 251]. Qua Thế giới nghệ thuật, người đọc thấy được tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của từng tác giả, tức là thấy được cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ:“Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp hình dung tính


độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ” [52, tr. 252]. Thế giới nghệ thuật còn “là sản phẩm sáng tạo mang tính cảm tính, có thể cảm thấy được của nghệ sĩ, một kiểu tồn tại đặc thù, vừa trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của mọi yếu tố đa dạng trong tác phẩm” [140, tr. 30].

Từ những quan niệm trên, cho phép ta hiểu Thế giới nghệ thuật chính là sự thống nhất của các yếu tố: Đề tài, chủ đề, nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn từ và giọng điệu... trong một tác phẩm văn học, tất cả những yếu tố này tạo nên một Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn.

Và cũng từ những quan niệm về Thế giới nghệ thuật như trên, chúng tôi nhận thấy rằng, khái niệm có tính khái quát hơn cả là khái niệm của các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học. Và đây sẽ là cơ sở lý thuyết, lý luận để chúng tôi vận dụng trong quá trình nghiên cứu Thế giới nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng.

Trong các yếu tố tạo nên Thế giới nghệ thuật của nhà văn, chúng tôi chú ý đến những yếu tố cơ bản sau:

Đề tài: là một yếu tố nghệ thuật của tác phẩm văn học, là khái niệm “chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [52, tr. 96]. Có nhiều loại đề tài như: đề tài thiên nhiên, đề tài loài vật, đề tài sản xuất, đề tài chiến đấu, đề tài nông thôn, đề tài thành thị, đề tài công nhân, đề tài nông dân, đề tài về cuộc sống cá nhân... Các nhà văn thường chọn đề tài phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ, sáng tạo của mình. Ví dụ như, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các nhà văn lãng mạn thường chọn viết về loại đề tài tâm lý xã hội, những truyện tình cảm để phản đối sự khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho quyền tự do yêu đương, quyền sống của con người; còn các nhà văn cách mạng hay chọn những đề tài về đấu tranh giai cấp nhằm thức tỉnh mọi người đấu tranh để thay đổi xã hội, đấu tranh vì quyền sống, quyền độc lập tự do của đất nước, con người. Các nhà văn hiện thực thường chọn đề tài về cuộc sống của người lao động nghèo khổ trong xã hội thực dân phong kiến (những người nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị...) để phê phán xã hội đương thời.


Nếu yếu tố "Đề tài" giúp ta xác định: Tác phẩm viết về cái gì? thì khái niệm Chủ đề lại giải đáp câu hỏi: Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? Bởi “Chủ đề và tư tưởng là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm… Chủ đề bao giờ cũng được hình thành và được thể hiện trên cơ sở đề tài” [52, tr. 53]. Chủ đề thường gặp trong các sáng tác của những nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng Tám nói chung đều tập trung phản ánh về cuộc sống cơ cực, đói khát, bế tắc của người dân lao động nghèo khổ trong xã hội thực dân phong kiến. Chủ đề mà các nhà văn phản ánh trong tác phẩm thể hiện chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt nhạy bén của các tác giả đối với những vấn đề hiện thực của cuộc sống. Từ những đề tài cụ thể như: viết về người công nhân, viết về người nông dân, viết về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ... các nhà văn hiện thực phê phán đã thể hiện được những chủ đề mang ý nghĩa khái quát to lớn, sâu sắc: “Cùng với tư tưởng, chủ đề tạo ra tầm vóc của tác phẩm... Trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề được xem là phạm vi quan tâm chủ quan của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn với quan niệm thế giới của anh ta” [52, tr. 54].

Khi nói đến Thế giới nghệ thuật của nhà văn không thể không kể đến yếu tố nhân vật. Nhân vật chính là cốt lòi của tác phẩm văn học, là linh hồn của tác phẩm, là một yếu tố quan trọng làm nên tác phẩm. Nhân vật thể hiện “Quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người” [52, tr. 203], “Thể hiện những hiểu biết, những ước ao, những kỳ vọng của con người” [45, tr. 64] qua sáng tác của nhà văn. Và như vậy, ta hiểu con người luôn là đối tượng khám phá đầy phong phú, phức tạp và bí ẩn của văn chương nghệ thuật. Việc miêu tả con người với tất cả hình thức, hành vi, tính cách và những trạng thái tinh thần như vậy chính là công việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Vậy, nhân vật trong tác phẩm văn học nói chung được quan niệm như thế nào?

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học, năm 1992, thì “Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật” [149, tr. 916]. Còn theo các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật văn học được hiểu là: “Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (...) cũng có thể không có tên riêng (...). Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ


một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm” [52, tr. 202]. “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống...” [52, tr. 203]. Trong truyện ngắn, truyện dài hay trong văn xuôi nghệ thuật nói chung, nhân vật có vai trò không thể phủ nhận. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Chẳng hạn các nhà văn hiện thực trước cách mạng tháng Tám năm 1945 chỉ có thể tái hiện đời sống xã hội thông qua những nhân vật, để khái quát lên thành ý đồ nghệ thuật của mình. Qua những nhân vật Chị Dậu (Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Chí Phèo, Bá Kiến (Chí Phèo của Nam Cao), Tám Bính (Bỉ vỏ của Nguyên Hồng), Xuân tóc đỏ (Số đỏ của Vũ Trọng Phụng), Kép Tư Bền (Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan)… ta thấy rò được ý đồ nghệ thuật của nhà văn là: phản ánh hiện thực đen tối dưới chế độ thực dân phong kiến, phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân lao động trong xã hội ấy, đồng thời cũng góp thêm tiếng nói phê phán mang tính phủ nhận xã hội và đòi quyền sống cho con người - nhất là những người lao động nghèo khổ.

Như vậy, nhân vật văn học có một vai trò rất quan trọng trong tác phẩm văn chương: “Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm” [52, tr. 203]. Điều đó cũng có ý nghĩa là: với chủ đề cụ thể, thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình, nhà văn đã tham gia tích cực vào đời sống, góp phần giải quyết những vấn đề của xã hội và của nhân sinh. Nhân vật là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong tác phẩm văn học, những hình tượng nhân vật sống động bao giờ cũng chứa đựng những quan niệm của nhà văn về cuộc sống, về con người. Nếu trong tác phẩm văn học, nhà văn không khắc họa được hệ thống nhân vật phù hợp với ý đồ tư tưởng của mình thì sáng tác ấy trở nên vô nghĩa. Vì thế, khi xây dựng nhân vật các nhà văn bao giờ cũng có ý đồ nghệ thuật nhất định để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình. Nam Cao thường đi sâu vào số phận người nông dân sau lũy tre làng với những nhân vật: Chí Phèo (Chí Phèo), Lão Hạc (Lão Hạc)… hoặc cuộc sống của người trí thức tiểu tư sản với những nhân vật như: Thứ (Sống mòn), Điền (Trăng sáng)… để thể hiện nỗi đau trước tình trạng con người bị chà đạp về tâm hồn và thể xác,


bị tha hóa đến mức không giữ nổi nhân tính, nhân phẩm vì miếng ăn trong một xã hội hết sức bất công, vô lý. Loại nhân vật thường trở đi trở lại trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng là những nhân vật như: Nghị Hách (Giông tố), Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan, Cố Hồng (Số đỏ)… Những nhân vật này được tô đậm những nét giả dối, tàn bạo, dâm ác, đểu cáng, tráo trở, cơ hội… nhằm thể hiện bản chất của xã hội thực dân phong kiến và thể hiện tâm trạng phẫn uất, mãnh liệt đối với xã hội “chó đểu” của một nhà văn “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”.

Cũng cần lưu ý rằng: khi nói đến vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học, nhà văn thường lấy những nguyên mẫu của con người trong đời sống để xây dựng nhân vật văn học, song không thể đồng nhất nhân vật văn học với con người của đời sống, vì nhân vật văn học là sản phẩm của lao động sáng tạo của nhà văn. Bởi “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [52, tr. 202]. Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của con người sống, mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý tưởng của tác giả. Mặt khác, nó còn là quan niệm về thế giới và con người mà tác giả muốn thể hiện qua tác phẩm. Nhân vật trong truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa trong văn xuôi nghệ thuật cũng rất đa dạng, các nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo chỉ xuất hiện trong tác phẩm của một nhà văn. Ví dụ như: hình tượng nhân vật Chí Phèo (Nam Cao), nhân vật chị Dậu (Ngô Tất Tố), nhân vật Nghị Hách, Xuân tóc đỏ (Vũ Trọng Phụng), nhân vật Tám Bính (Nguyên Hồng)… Qua những hình tượng nhân vật này, người đọc cũng thấy được tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Thời gian không gian nghệ thuật cũng là một yếu tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, bởi "Thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của tác giả trên cơ sở tổ chức chất liệu" và: thời gian nghệ thuật “gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật” - nó là “sự tự cảm thấy của con người trong thế giới”…; "Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được dấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả" [52, tr. 322,323]. Thời gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, mà qua đó người đọc còn cảm thấy được quan niệm về thế giới, về con người và cuộc đời, thể hiện ước mơ và lý tưởng của nhà văn.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí