Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng - 14

em”. Cuối cùng với niềm say mê mãnh liệt và một ý chí quyết tâm vượt mọi gian khổ, Quản đã nghiên cứu thành công trại giống trên đỉnh núi Khau Moóc và trở về đúng vị trí xứng đáng của mình- hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp.

Khi xây dựng thời gian hiện tại của các nhân vật, Vi Hồng luôn chú ý đến tâm lí đời thường và hoàn cảnh sống để có cách thể hiện phù hợp nhất. Ví dụ trong tiểu thuyếtTháng năm biết nói, thời gian hiện tại của Hoàng gắn với nỗi khổ và khát khao được đi học. Khổ vì bị ép lấy vợ từ khi mới mười hai tuổi, khổ vì từ đó trở đi Hoàng lại có thêm một người đàn bà nữa chửi rủa, đay nghiến. Niềm an ủi duy nhất với Hoàng là việc học. Học khiến anh quên đi tất cả. Thời gian cứ thế trôi đi. Trong những năm tháng ấy khát khao duy nhất là thoát khỏi người vợ mà anh vô cùng ghê sợ. Anh đã làm đơn li dị, nhưng không được. Hôm nay anh lại được cầm tờ giấy mới của toà án, nhưng anh bỗng nhận ra chánh án vẫn là Ngô Thế Bùng – người đã xử li hôn cho anh hai năm về trước. “Hoàng cảm thấy mình đang ngạt thở trong dòng thác số phận”. Không hề có sự thay đổi, tất cả dường như vẫn nguyên vẹn và cuộc đời anh vẫn không thể sang trang. Đau đớn và thất vọng, khiến “Hoàng như muốn bước chân vào con thác, hoà mình vào dòng nước trắng, nước xanh”. Nhưng tiếng gọi của Ngọc, của Băng trong tâm tưởng, đặc biệt là mảnh hồn của người cha rơi vãi nơi góc trời nào đó níu kéo Hoàng trở lại với cuộc sống để rồi Hoàng gặp lại Băng- người mà anh yêu quý. Họ tìm đến với nhau trong niềm hạnh phúc tràn ngập. Lần đầu tiên anh biết đến tình yêu và hạnh phúc. “Lần đầu tiên Hoàng thấy một vẻ đẹp kì diệu của tạo hoá... tất cả mọi đường nét của núi rừng, mọi sắc màu của mùa xuân, mọi hương thơm ngào ngạt của hoa, của nụ... tất cả đề hội tụ trên tác phẩm kì diệu mà Băng đã hiến dâng cho anh, mãi mãi là của anh”. Như vậy thời gian hiện tại đã thể hiện rõ cuộc đời đau khổ của Hoàng và cũng cảm nhận nghị lực phi thường của chàng trai dân tộc Tày thông minh, nhân hậu.

Thời gian hiện tại của già Đội trong Thung lũng Đá Rơi là thời gian mà già đang chìm trong giấc ngủ với cơn mơ dữ dội: “già thấy mình như một phoi bông gạo, cứ nổ, nổi... từ từ nổi lên rồi nhẹ nhàng ngồi xuống” những tiếng kêu

không thoát ra được, “chỉ nghe thấy tiếng ực ực như nghẹt thở” bởi giấc mơ lặn quá sâu trong tiềm thức xa xăm. Thức dậy với cảnh tượng: “cô gái đang gần như trần truồng ôm lấy mình, khiến già ngơ ngác: Tôi đang nằm mơ hay là thật?”.

Sau cơn mơ, tỉnh dậy vì bị bắt quả tang đang “hủ hóa” với cô Nà mới ngoài hai mươi tuổi, khiến già vô cùng đau khổ. “Già Đội vẫn ngồi như thế không nói, không cử động”. Nỗi đau dường như không thể chịu đựng nổi, già nghĩ: “Tôi ngồi như thế này cho máu trong người cạn dần, ta sẽ chôn những gì thuộc về đời ta trong dòng máu khô”. Già Đội cứ ngồi như thế đến chết nếu không có sự xuất hiện của Tản Kuông cùng các bác sĩ đến khám và chứng nhận: “cụ Nguyễn Văn Đội chín tám tuổi đã bị hoạn (tức bị thiến) từ hồi còn trẻ”.

Thời gian hiện tại của già Đội như một minh chứng cho nỗi đau mà già không thể nói ra, đồng thời nó cũng là một lời thanh minh cho sự trong sạch mà suốt đời già gìn giữ. Đó cũng là lời kết tội cho những kẻ tham lam, vô độ đến mất hết cả nhân cách như cô Nà.

Đứng ở thời hiện tại, nhìn lại quá khứ đắng cay của mình, nhân vật Tú trong tiểu thuyết Người trong ống đã không khỏi đau đớn xót xa. Thời gian hiện tại của Tú được tác giả miêu tả khi mở đầu tác phẩm là thời gian Tú làm giám đốc bệnh viện Lục Khê. Thời gian này Tú đã có một ngoại hình thay đổi bởi những vết tích của chiến tranh: “người ông đen thui, mặt sẹo dài, méo xệch... mắt hơi xếch, lại mắt to mắt nhỏ vì bị ảnh hưởng của vết thương. Cái miệng cũng hơi méo. Mới nhìn thì hơi sợ nhưng nhìn lâu hình như ông có lòng thương người và nhân hậu”. Những năm tháng chiến tranh có thể làm cho ngoại hình của anh thay đổi, nhưng tấm lòng nhân hậu thì dường như vẫn còn nguyên vẹn trong anh. Thời gian này anh gặp lại người một thời đã đầy đoạ anh, nay có con bị lâm bệnh nặng. Tú không những không trả thù mà còn hết lòng chạy chữa cứu được bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Bằng tình yêu thương và trách nhiệm, Tú còn cứu Hánh thoát khỏi nhà xác đã giam hãm anh hàng mấy năm trời, trả lại cuộc sống tự do và đôi chân cho Hánh.

Cũng vào thời gian này anh đã kịp đến thăm thầy Phiêu – người mà anh kính phục và cứu thầy thoát chết trước đòn đánh hiểm độc của bọn cướp. Từ lời kể của thày Phiêu, Tú còn giúp công an bắt được bọn cướp ở bến Long Vương. Rồi nhờ ghi âm được lời khai của tên trùm cướp Tư Lộn. Tú đã vạch rõ bộ mặt thật của hiệu trưởng Ba mà từ lâu hắn đã khôn khéo che đậy. Không có Tú, có lẽ Ba còn làm hại biết bao nhiêu người lương thiện khác. Thời gian hiện tại của Tú không chỉ khẳng định tài năng y thuật mà còn khẳng định tài năng võ nghệ, đặc biệt là tấm lòng nhân hậu vị tha đáng cảm phục ở con người Tú.

Như vậy thời gian hiện tại của nhân vật góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao cả đồng thời khắc hoạ rõ nét hơn cuộc đời và số phận của từng nhân vật.

3.2.2.2. Thời gian quá khứ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Thời gian quá khứ là thời gian “đã xẩy ra”, so với hiện tại của nhân vật, thường được biểu hiện qua dòng hồi ức hồi tưởng của nhân vật. Hồi tưởng quá khứ chính là sự biểu hiện đời sống nội tâm. Tâm lí nhân vật khi vui cũng như khi buồn con người thường hướng về quá khứ. Có quá khứ tươi đẹp khiến nhân vật tiếc nuối, có quá khứ đau buồn khiến cho nhân vật xót xa, hiểu thêm thực tại. Quá khứ thường đối lập với thực tại. Nhờ có thời gian của quá khứ, qua sự hồi tưởng mà nhân vật trở thành những con người đang vận động, có chiều sâu tâm hồn như một con người đang tồn tại trong đời sống thực.

Thời gian quá khứ trong tác phẩm thường xuất hiện khi nhân vật trải qua những biến động nào đó trong cuộc đời hay bỗng nhiên bắt gặp điều kiện ngoại cảnh làm cho họ sống lại với những cái đã qua trong tiềm thức. Lấy thời gian quá khứ để tổ chức kết cấu thế giới nghệ thuật trong một số tác phẩm, Vi Hồng đã đạt được hiệu quả thẩm mĩ như mong muốn khi xây dựng các hình tượng nhân vật.

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng - 14

Trong tiểu thuyết Vãi Đàng, khi tết đến đặc biệt là khi cây mận già đã “bừng nở trắng nõn che lấp kín hết cành nhánh”, trong bữa cơm cuối năm đầm ấm, Đàng và La cùng ôn lại quá khứ, “không ai nói với ai, hai người đều chảy dài vào những tháng năm xa xưa. Có ai bây giờ còn nhớ Vãi Mèo là cô La, vãi Đàng

là cô Đàng ngày trước – những người con gái xinh đẹp của bản mường đã trải qua bao gian truân mới tới được hôm nay”. Quá khứ của họ là quá khứ đắng cay, nó cứ dần dần hiện về trong dòng suy nghĩ của mỗi người. Quá khứ của Đàng là cảnh gia đình nghèo khó, cảnh bố nghiện ngập, cảnh Đàng phải đi hái lá toong mản để kiếm sống. Trong những ngày này cô đã gặp được Hinh. Mặc dù chưa phải là người yêu nhưng Đàng biết đó là người mà cô có thể gắn bó cuộc đời mình. Quá khứ của con người bao giờ cũng có cả niềm vui và nỗi buồn. Cô vui vì được gặp Hinh, nhưng niềm vui ấy quá nhỏ bé, nó không đủ sức để kéo Đàng thoát ra khỏi nỗi đau mà cô đang phải chịu. Đó là cái án ma gà, có lẽ nó sẽ theo suốt cuộc đời cô nếu không có The, Hinh và cách mạng cứu giúp . Quá khứ ấy đã giúp Đàng có thêm nghị lực để sống và chia vui với con cháu hôm nay.

Không giống với Đàng và La, già Đội lại nhớ về quá khứ khi nỗi đau lên đến tột cùng - bị buộc tội “hủ hoá” (trong khi đã bị hoạn) khiến quá khứ cứ ào ạt hiện về – một quá khứ đắng cay và tủi nhục. Vì nghèo đói, gia đình Đội trở nên tan tác. Đau xót vô cùng, vượt lên nỗi đau ấy, Đội đến làm cu li cho mỏ Thin Tốc. Có lẽ đắng cay nhất trong quá khứ của Đội là thời gian này. Ở đây, Đội không chỉ bị đầy đoạ về thể xác mà còn phải mang một nỗi đau tinh thần quá lớn. Đội phải từ biệt người yêu trong khi Đội khao khát yêu thương đến cháy bỏng, Đội sẽ chết mà không thể có được một gia đình hạnh phúc dù chỉ là hạnh phúc bình thường mà ai cũng có thể có. Quá khứ đau đớn ấy khiến già “cứ ngồi như người mất hồn”, thế rồi già muốn tìm đến cái chết chôn vùi đi quá khứ ấy mà không cần một lời thanh minh.

Trong tác phẩm Tháng năm biết nói, Hoàng sống trong thực tại nhưng thỉnh thoảng quá khứ lại hiện về. Đó là khi anh nhớ về người con gái anh đã gặp khi đi xem mặt vợ: “cái hình ảnh tươi như hoa buổi sớm, thắm như cánh bướm nhiều mầu sắc của Ngọc thỉnh thoảng lại hiện lên trong kí ức của Hoàng”. Hoàng nhớ lại hôm đi xem mặt vợ: “Hôm ấy đã lâu lắm nhưng với Hoàng bao giờ vẫn là hôm qua... hôm ấy đêm tháng mười, trăng mờ ảo... con mèo hoang kêu ngao ngao... con cá chết trương ngửa bụng trắng phau, mắc vào gốc cây vối” như báo

hiệu một điều chẳng lành cho cuộc đời Hoàng. Anh cảm thấy như có “đám mây chì nặng nề ập phủ cuộc đời non nớt, bé nhỏ” của mình.

Đó là khi Hoàng nhớ về Băng trong buổi tiễn Hoàng đi thi. Cái hình ảnh tạm biệt ngày ấy, Hoàng nhớ suốt đời: “Bàn tay người con gái vẫy nhanh như cánh bướm, như muốn níu Hoàng lại”. Hình ảnh ấy đã khắc sâu trong tim Hoàng, nó như một sức mạnh vô hình kéo anh trở về quê hương để li dị người đàn bà mà anh kinh sợ.

Phiên toà xử li hôn cho anh cách đây tám năm cứ trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh bởi nó không hề thay đổi: “Các quan toà vẫn y nguyên... tiếng gà kêu, tiếng vịt quác, tiếng dao thớt giòn giã... Chánh án Ngô Thế Bùng lên tiếng dõng dạc: nhân danh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà...”. Hoàng “ngao ngán thực sự. Nỗi buồn nó chạy ra bốn chân, bốn tay nặng như đeo bốn cục đá”.

Thoát khỏi nỗi buồn ghê gớm ấy, Hoàng trở lại thực tại, anh “quyết tâm khám phá những điều bí hiểm của hai cái chết hay mất tích của ông mình, bố mình”. May mắn thay Hoàng được thằng Thìm chỉ cho chỗ chôn hài cốt và kể lại toàn bộ sự việc đã xẩy ra trong quá khứ: “Hôm ấy là buổi sáng sau những ngày hội tuần lễ vàng, bố mày đeo ba lô đi tắt qua đèo Kéo Sưa để về huyện, theo sau bố mày là Châu Đoàn Pàng... Châu Đoàn Pàng kéo xác bố mày lên hang, lấp đá”. Hồi tưởng lại quá khứ, Thìm đã kể cho Hoàng nghe rất nhiều việc làm độc ác của hắn. Thìm khẳng định: “Tao còn biết nó giết nhiều người nữa. Châu đoàn Pàng là thằng ác như con hổ, con gấu đang nuôi con”. Sau đó Thìm kể lại chuyện Châu đoàn Pàng giết ông Hoàng như thế nào: “sau chừng đó hai năm vì tao nhớ người ta đã hai lần ăn tết. Một hôm trời đã được nửa đêm tao thấy ông mày cùng Châu Đoàn Pàng từ đâu trở về nhà Châu đoàn Pàng. Châu đoàn Pàng rủ ông mày đi thăm hang giấu của, nhưng sau đó ông mày mãi mãi cũng không thấy trở về”. Nhờ sự hồi tưởng về quá khứ của Thìm mà Hoàng không chỉ tìm được hài cốt của ông mình, bố mình, mà còn tố cáo tội ác của Châu Đoàn Pàng, tiêu diệt cái ác góp phần làm trong sạch bản mường.

Ngoài những nhân vật trên, trong tiểu thuyết của Vi Hồng, ta còn thấy rất nhiều những nhân vật khác, họ sống trong hiện tại nhưng quá khứ thỉnh thoảng lại hiện về như Tập Tạng trong tiểu thuyết Vào hang, Bà Hà trong tiểu thuyết Gã ngược đời, Lăng thị Thu Lả trong Lòng dạ đàn bà, bà Xiêm trong Dòng sông nước mắt...

Khi có được con dâu là Thu Khoan, lại sắp sửa có cháu, bà Xiêm vui mừng kể lại cuộc đời đau khổ của bà cũng như tại sao chiếc thuyền độc mộc lại phải neo đậu giữa dòng. Quá khứ ấy đã trôi qua gần 25 năm nhưng nó vẫn hằn in trong trái tim bà mà không thể nguôi ngoai. Đó là mối tình với chàng Cắm Hỉ – bố của Kim Công bây giờ. Bà đã đem lòng yêu anh Cắm Hỉ từ lần gặp đầu tiên. Khi tình yêu của họ thắm thiết thì cũng là lúc bà bị ép gả cho nhà quan Chánh Khao. Tuyệt vọng bà đã tìm đến vực Vằng Nám để gửi mình cho thuồng luồng mào đỏ. May mắn thay những con ca nặm của Cắm Hỉ đã cứu bà thoát chết. Từ đó bà gắn bó với chiếc thuyền độc mộc cùng Cắm Hỉ, không bao giờ bước chân lên bờ nữa. Quá khứ đau buồn ấy khiến bà sống mà như chết, bởi bà “không muốn ai nhìn thấy mặt mẹ còn tồn tại với cỏ cây, sông nước quê hương”.

Với Tập Tạng (Vào hang) kí ức là kỉ niệm về thời gian khi ông mới mười hai, mười ba tuổi theo bố đi bắt gấu, bắt hổ. Tưởng con gấu đã chết, bố Tập Tạng chủ quan, cuối cùng đã bị gấu xé xác, Tập Tạng may mắn thoát chết. Cũng từ đó Tập Tạng làm nghề bắt gấu bằng tay không để trả thù cho cha.

Còn Lăng thị Thu Lả (Lòng dạ đàn bà) mặc dù là một con người có lòng nhân hậu vị tha nhưng kí ức đau buồn vẫn thỉnh thoảng hiện về làm tim cô đau đớn. Đó là cảnh nghít phản bội cô, quan hệ như vợ chồng với người con gái khác. Cảnh “Nghít và An làm tình hằn lên trong lòng Lả như một khối u ung thư đến kì sắp vỡ mủ”.

Để nhân vật sống trong quá khứ, suy tưởng về quá khứ là một hiện tượng mang tính nghệ thuật của thi pháp học hiện đại. Khi nhân vật sống với quá khứ, nhà văn đặt nhân vật của mình trong mối liên hệ với hiện tại và tương lại để rồi từ

đó nội tâm nhân vật được bộc lộ có chiều sâu, tính cách nhân vật được bộc lộ một cách chân thực nhất.

3.2.2.3. Thời gian tương lai

Thời gian tương lai là thời gian thể hiện qua dự kiến, ước mơ của nhân vật về điều “chưa xẩy ra”. Thời gian tương lai còn được thể hiện qua những hình ảnh hướng về tương lai. Nó thường là những dự cảm về những điều sắp xảy ra hoặc những giấc mơ, những ước mơ, những dự định của nhân vật về thời gian trong tương lai. Vì thế thời gian thường gắn với những biến đổi tâm lí của nhân vật trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.

Trong tiểu thuyết Đi tìm giầu sang, Ké Háo là kẻ nghiện ngập đến nỗi: “Ông mới 36... mà trông già đến 50. Nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng kéo thành dây thành sợi, nước da xám ngoét như người sắp chết, con mắt mờ đục, ướt nhèm”. Đã nhiều lần Ké Háo định cai thuốc phiện nhưng không được: “Không được đâu con ạ! Bố sắp chết rồi”. Đó là lời nói tuyệt vọng của một kẻ đã đi quá sâu vào con đường nghiện ngập. Ké Háo sẽ không thoát ra khỏi tình trạng tuyệt vọng nếu không có nàng Nọi đến cứu giúp. Nọi xuất hiện trong cái lều rách nát của ké Háo như một nàng tiên. Những cử chỉ nhẹ nhàng và lời nói êm ái của Nọi khiến “Ké Háo càng tin người con gái là tiên từ trên trời xuống cứu giúp”. Giấc mơ có được người đẹp như nàng tiên trong nhà cùng với lời hứa: “Anh cai được thuốc phiện, anh chăm làm, anh trở thành người tốt em sẽ yêu anh... làm vợ anh” khiến Ké Háo quyết tâm cai nghiện. Anh gồng mình lên để chống chọi với cơn nghiện. Suốt một tuần lễ, “Ké Háo như ngất, sau vài giây lại vùng lên như kẻ phát rồ... Mỗi lần như thế Ké háo lại thấy ông trời vàng như nghệ , thấy mọi vật xung quanh xanh như mắt meo”. Để giúp Ké Háo vượt qua cơn vật ấy, cô gái xinh đẹp lại dùng những lời dịu dàng ngọt ngào “làm đượm cả tâm hồn của một kẻ lâu nay vốn đã u mê”. Và cứ thế “Ké Háo răm rắp nghe theo lời người con gái”. Với hi vọng “được hưởng tình yêu trong cõi thần tiên mà anh đang đắm chìm bấy nay” đã kéo Ké háo từ một kẻ nghiện ngập thành một con người bình thường chăm chỉ làm ăn và khao khát làm giàu.

Quá khứ đau khổ triền miên của Hoàng trong Tháng năm biết nói khiến anh có những giấc mơ khủng khiếp. Mười hai tuổi, Hoàng còn quá bé so với công việc mà anh phải làm. Tự nuôi mình và nuôi mẹ già. Những việc đó, Hoàng có thể vượt qua nhưng chuyện lấy vợ và chuyện số mệnh là quá sức đối với một đứa trẻ như Hoàng. Hoàng đi hỏi tất cả mọi người, nhưng không ai giải thích cho Hoàng hiểu hết về chuyện số mệnh. Để rồi nỗi niềm trăn trở ấy đã theo Hoàng đi vào giấc ngủ. Trong mơ, Hoàng được gặp ông, gặp bố. Điều mong muốn nhất của Hoàng là có được lời khuyên để “chữa cái mệnh của cháu”. Nhưng tất cả đều trả lời: “đời bố ông cũng không cưỡng lại cái mệnh được, đời ông cũng không, đời bố cháu cũng không, đời cháu cũng không. Cháu chống lại mệnh đời, đi ngược lại dòng đời chỉ là chuyện nằm mơ, chuyện lấy đũa chống ông trời mà thôi”. Trong giấc mơ anh còn thấy mình “vừa mới lấy vợ hôm nào nhưng sao lại có hai đứa con. Một đứa đen như đít chảo nấu cám, còn đứa kia mới xinh đẹp làm sao”. Giấc mơ đó thật khủng khiếp, nó như một lời tiên đoán, dự báo một tương lai không tốt đẹp của Hoàng. Quả thực sau này anh đã phải lấy vợ, người vợ mà anh vô cùng ghê sợ khiến cho cuộc sống ngày càng nặng nề hơn, ngột ngạt hơn. Trước cuộc sống ấy, “Hoàng ước gì đừng có vợ, mọi việc Hoàng vẫn phải làm như năm xưa thì vui biết mấy”. Nhưng ước mơ chỉ là mơ ước mà thôi. Sự thực thì Hoàng đã có vợ. Người vợ ấy cứ ám ảnh và theo sát anh từng bước. Ngay cả trong giấc mơ, Hoàng thấy nó hiện lên thật khủng khiếp: “Người đàn bà hiện về trong sâu thẳm của tâm tưởng Hoàng . Nó hiển hiện, nó nói cười, nó rít những tiếng ghê sợ, nó phun những tiếng thô tục rồi nó biến thành con diều hâu lớn. Khắp mình con diều hâu ấy toàn những móng, những vuốt. Nó quắp, nó móc, nó đào bới nhầu nhoẹt cả ruột gan của Hoàng”. Đó phải chăng là những ảo giác hiện lên trong tiềm thức bởi hiện thực nghiệt ngã mà Hoàng đang phải gánh chịu.

Lả trong Lòng dạ đàn bà quan niệm: “Sống cùng với văn minh một năm còn hơn sống trăm năm ở nơi tối tăm lạc hậu”. Từ quan niệm ấy mà Lả khát khao đến mường Nặm Tốc Rù làm dâu, bởi ở đó “mọi người đều biết chữ, có người đi sang Tây học đỗ những cái bằng cao mà trong nước ta không có cho học”. Rồi cô

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí