Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 - 7


người sống cuộc sống dưới đáy xã hội, đồng thời có được niềm tin tưởng tuyệt đối vào bản chất tốt đẹp của người lao động - Điều đó đã mang lại “Sức sống của một ngòi bút” đầy căm hận và cũng đầy yêu thương của Nguyên Hồng.

Từ hoàn cảnh riêng như vậy nên Nguyên Hồng luôn khao khát tình thương, đặc biệt là tình mẫu tử. Hình ảnh và ấn tượng về một người mẹ “hiền từ” và “đau khổ” trong ký ức Nguyên Hồng đã có ảnh hưởng sâu sắc khi nhà văn viết về nhân vật người phụ nữ. Mọi nỗi khổ, nỗi oan ức của cuộc đời đều đã được nhà văn đặt vào số phận người phụ nữ. Đã có nhiều nhà văn viết về tình mẫu tử, nhưng viết nhiều nhất, viết hay và cảm động phải kể đến Nguyên Hồng. Nhân vật người phụ nữ trong sáng tác của Nguyên Hồng “nhiều khi không được dịu dàng, nhưng bao giờ cũng mang bản chất tốt đẹp. Đức tính phổ biến của họ là tình mẫu tử được thể hiện như là một bản năng mãnh liệt” [116, tr. 84] và Nguyên Hồng đã thể hiện rất sâu sắc tình mẫu tử đó.

Hoàn cảnh và cá tính Nguyên Hồng in đậm dấu trong sáng tác của ông. Hoàn cảnh sống đặc biệt đã tạo nên cốt cách Nguyên Hồng, ông có một vẻ ngoài lam lũ, ăn mặc xuềnh xoàng; bản chất con người ông là bản chất của giới cần lao. Hoàn cảnh sống đặc biệt của ông đã tạo nên một sự gắn bó sâu nặng giữa ông với những con người cùng khổ trong xã hội, “Chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng” [116, tr. 77]. Nguyên Hồng viết về họ bằng cả một trái tim nhạy cảm, giàu cảm xúc, giàu tình thương và luôn có một thái độ cảm thông sâu sắc, một sự thương xót chân thành. Vì vậy, các nhân vật trong sáng tác của Nguyên Hồng thường được gọi là loại “nhân vật trái tim”.

Nguyên Hồng sinh trưởng trong một gia đình theo đạo Thiên chúa ở Nam Định. Ngay từ nhỏ, Nguyên Hồng đã sống trong một không khí tôn giáo của quê hương với tiếng chuông nhà thờ ngày ngày ngân nga, với những người hiền lành, nhẫn nhịn một lòng hướng về Đức Chúa. Bà nội nhà văn vốn là một người rất mộ đạo, kính Chúa. Tiếng lầm rầm cầu kinh của bà nội hàng đêm dần dần thấm sâu vào tâm trí chú bé Hồng, chú cũng hay được bà cho đi lễ nhà thờ, được dạy dỗ theo giáo lý của đạo Thiên chúa. “Lọt lòng mẹ, tôi đã được ôm đến nhà thờ chịu phép rửa tội và nhận lấy tên Thánh là Jiuminhghê. Rồi năm lên


chín, lên mười, bà nội tôi đã khảo tôi đủ các kinh để đi xưng tội lần đầu với một cha người Tây. Cả đêm ấy tới sáng sau, tôi chỉ được xúc miệng chứ không được uống nước, rồi cùng bà tôi đến nhà thờ đi lễ chịu mình thánh chúa lần đầu” (Một tuổi thơ văn). Người mẹ của Nguyên Hồng sống không hạnh phúc bên người chồng già, ốm yếu và cũng đã phải lấy Đức tin Thiên chúa giáo làm chỗ dựa tinh thần. Nguyên Hồng đã chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng bác ái của Thiên chúa giáo từ bà và mẹ, bởi tôn giáo đích thực bao giờ cũng hướng con người đến còi thiện, đến sự hi sinh vì người khác. Hình ảnh chúa Jêsu chịu nạn đóng đinh mình trên cây thánh giá để chuộc tội cho chúng sinh là một biểu tượng vĩ đại và cảm động của tinh thần bác ái của Đạo Thiên chúa. Ý nghĩa nhân văn ấy phù hợp với đạo lý của người lao động mà nhà văn đã tiếp thu được qua trường học cuộc đời, ít nhiều chi phối ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của ông, đặc biệt là trong cách xây dựng nhân vật. Có thể nói, sự mộ đạo của người bà, sự nhẫn nhịn của người mẹ và nhất tư tưởng bác ái của Đạo Thiên chúa đã có sự ảnh hưởng đến tư tưởng và tình cảm của nhà văn Nguyên Hồng. Cảm quan tôn giáo của Nguyên Hồng cũng là một trong những yếu tố đã có sự ảnh hưởng đến Thế giới nghệ thuật của nhà văn: từ cách xây dựng nhân vật (kiểu nhân vật chịu nạn) đến không gian, thời gian, ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của ông. Điều này chúng tôi sẽ nói kỹ hơn ở các chương sau.

Con đường đến với văn chương, đến với Cách mạng của Nguyên Hồng có nhiều nét đặc biệt. Hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức và tư tưởng của Nguyên Hồng. Nhưng có lẽ điều tác động mạnh mẽ nhất đối với Nguyên Hồng là các phong trào đấu tranh của công nhân và những người lao động Hải Phòng thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Đây là cơ sở hiện thực đã có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức chính trị, nội dung tư tưởng trong sáng tác của nhà văn. Nguyên Hồng là một trong số không nhiều những cây bút hiện thực có may mắn được tiếp xúc với bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, sớm xác định được hướng đi đúng đắn cho ngòi bút của mình. Phan Cự Đệ nhận xét: “Từ sau năm 1940, nhất là từ khi tham gia tổ chức Văn hóa Cứu quốc bí mật, tính chất luận chiến nổi lên rất rò rệt trong các tác phẩm của Nguyên Hồng” [116, tr. 131]. Tính chất luận chiến ấy nổi bật nhất trong những tuyên ngôn về nghệ thuật của nhà văn qua các tác phẩm: Cái bào


thai, Hai dòng sữa, Một trưa nắng... Nguyên Hồng quan niệm: nghệ thuật phải bắt rễ vào cuộc sống “Càng đi sâu vào cuộc sống bao nhiêu, ta lại càng nhận thấy không gì cô độc và nhỏ nhen bằng ta xa người, hay đi lừa người bởi sự nghèo nàn và ích kỷ của tâm hồn ta”, “Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào thiếu những cái đó là không có tất cả” (Cuộc sống).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Từ cuộc sống lầm than đau khổ của mọi tầng lớp nhân dân lao động và từ chính bản thân mình, Nguyên Hồng đã sớm xác định được mục đích viết. Anh nghĩ: “dù có phải chết cũng phải để lại cho còi đời mà anh yêu mến một cái gì vừa tinh khiết, trong sáng vừa tha thiết yêu thương nhất của tâm hồn”, “chỉ còn một cách tồn tại trong cuộc sống bằng cái cao quý trong sạch của văn chương”. Người thanh niên ấy nhận thức sâu sắc mối quan hệ chặt chẽ, có ý nghĩa giữa cuộc sống với văn chương nghệ thuật. Nhà văn xác định: Nghệ thuật chân chính phải hướng vào cuộc sống để tìm nguồn sống “Như rễ cây bám riết vào lấy lòng đất, càng sâu bao nhiêu, càng vững chắc bấy nhiêu, nảy nở bấy nhiêu với những màu mỡ không bao giờ vơi cạn”. Cuộc sống luôn vận động, phát triển nảy nở những mầm sống đang lên “Mới mẻ, hé sáng như những tia nắng đầu tiên của một ngày bình minh đang lên”. Trong nhiều tác phẩm, Nguyên Hồng kêu gọi các nhà văn phải chiến đấu vì những người cùng khổ, tác phẩm phải cất lên tiếng nói “đòi sữa cho trẻ em”, âm nhạc phải là tiếng “của những lòng thương yêu, những niềm tha thiết, những trí mạnh mẽ, những ý thức của con người biết rung động trong sự đau khổ và biết cùng nhau vượt tới những còi đời tươi tốt, rộng rãi”. Trong truyện ngắn “Ngọn lửa”, qua suy nghĩ của nhân vật An, nhà văn đã chỉ rò mục đích, nhiệm vụ của người cầm bút: “Cuộc sống phải được nhìn nhận khác từ đây. Với An, ngòi bút của An tất cả những khó khăn, đau khổ, đen tối phải là những cái bị đẩy lùi dần, với một tinh thần mới của An, cuộc sống không phải là những cái cớ để An rên xiết, ủ rũ nữa. Cuộc sống phải là những cuộc kích thích không ngừng của những tha thiết yêu thương mới, của những chứa chan tin tưởng mới, làm việc trên mặt đất mà không ai dám thấy mình tàn héo và chắc chắn phải thay đổi xóa bỏ hết những đói khổ, đau xót”. Nguyên Hồng khẳng định ngòi bút của nhà văn phải góp phần làm thay đổi cuộc sống, đẩy lùi cuộc sống đau khổ, đen tối. Nếu trước kia, nghệ thuật chỉ là nơi nhà văn trút tiếng thở dài ảo não, thì nay nghệ thuật phải vì


Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 - 7

con người, đấu tranh cho cuộc sống con người, đồng thời nghệ thuật còn là nơi gửi gắm những tình cảm cao đẹp, thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai. Nghệ thuật phải hướng về những con người cùng khổ để giúp họ “tìm thấy một con đường, một chân trời êm mát, tốt tươi qua những ngày mưa dầm, nắng lửa” (Một trưa nắng). Như vậy, rò ràng Nguyên Hồng đã có những nhận thức rất tiến bộ, ông đã nâng cao quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực phê phán lên một tầm cao mới, quan điểm đó gần với quan điểm của văn học cách mạng. Trong các nhà văn hiện thực, Nguyên Hồng là một trong những nhà văn được tiếp xúc với cách mạng sớm nhất, và những sáng tác của ông đã “tiến gần lại với văn học cách mạng, hay có thể nói, đã giao lưu với văn học cách mạng” [135, tr. 97].

Ngay từ nhỏ, Nguyên Hồng đã say mê văn chương một cách kỳ lạ, chú bé Hồng thường phải đọc truyện cho bà nội và cha mình nghe. Điều đó đã khiến Nguyên Hồng đã thẩm thấu một cách tự nhiên nội dung và ý nghĩa của những bộ tiểu thuyết Tàu cổ như: Tây Du ký, Tam Quốc, Thủy Hử, Đông Chu liệt quốc…; những tác phẩm của các tác giả nổi tiếng ở phương Tây như: Không gia đình (Héc to - Ma lô), Những người khốn khổ (V. Huy Gô), Người mẹ (Macxim Gorki)… Và tất nhiên, những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, những vần thơ ca dao, dân ca của dân tộc Việt đã thấm sâu vào tâm trí bé Hồng ngay từ thời thơ ấu. Nguyên Hồng ngưỡng mộ và cảm phục những tấm gương anh hùng cứu nước như: Phù Đổng Thiên Vương; Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc Tuấn, Quang Trung,… và Nguyên Hồng cũng thuộc cả tiếng hát của những người hát rong ngoài đường, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thơ của bà Huyện Thanh Quan... ngay từ khi đi học. Bên cạnh đó, Nguyên Hồng còn được bà nội “một tủ truyện” kể cho nghe những câu chuyện cổ Tấm Cám, Nhị Khanh, Cúc Hoa, Thạch Sanh… những câu chuyện ấy đã giúp Nguyên Hồng hiểu thêm tình nghĩa thủy chung, nhân hậu của con người Việt Nam, sự thưởng phạt công bằng và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người lao động. Như vậy, nguồn suối văn học dân gian, những tác phẩm nổi tiếng thế giới đã thấm sâu vào tâm trí chú bé Hồng một cách rất tự nhiên, bồi dưỡng thêm lòng nhân hậu, tình yêu thương con người của một trái tim vốn đa cảm như Nguyên Hồng.

Một sự kiện quan trọng khác có tác động sâu sắc đối với Nguyên Hồng là vào năm 1935 ở Hải Phòng, Nguyên Hồng gặp được Thế Lữ - chủ soái của


phong trào Thơ Mới. Được “Nhà thơ ngò Nghè” chỉ bảo tận tình, cộng với tài năng và niềm say mê sáng tác văn học, Nguyên Hồng đã nuôi ước vọng đi vào con đường sáng tác văn chương, lấy văn chương làm lẽ sống cho cuộc đời của mình. Đồng thời, là con người của lịch sử, của thời đại, được sống trong không khí đổi mới của văn học giai đoạn 1930 - 1945, Nguyên Hồng cũng chịu ảnh hưởng của xu hướng lãng mạn của phong trào Thơ Mới, của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn nên giai đoạn sáng tác đầu tiên của mình, nhà văn đã có sự ảnh hưởng rò nét bút pháp lãng mạn của các nhà thơ, nhà tiểu thuyết lãng mạn đương thời.

Đặc biệt, qua những tác phẩm của văn học Nga như: Tội ác và trừng phạt (Đốtxtôiépxki), Thời thơ ấu (M.Goorki), Thơ Puskin... đã ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyên Hồng. Qua những tác phẩm này, nhà văn ý thức rò hơn, hiểu sâu hơn về những nỗi bất công trong xã hội. Cũng từ những tác phẩm này mà Nguyên Hồng chịu ảnh hưởng khá rò nét phương pháp sáng tác và quan điểm nghệ thuật, cũng như tư tưởng nhân đạo của M.Goorki. Nhà văn có ý thức tìm đọc những sách báo tiến bộ của Đảng, có mặt trong đoàn đại biểu quần chúng Hải Phòng tham dự cuộc biểu tình ở Hà Nội nhân ngày 1 tháng 5 năm 1938. Nguyên Hồng đã gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương, bị mật thám bắt giam tại Hải Phòng, bị kết án 6 tháng tù giam, bị đày đi trại giam Bắc Mê (Hà Giang), sau đó lần lượt bị quản thúc tại Nam Định, Hải Phòng. Ở trong tù, Nguyên Hồng tiếp tục được giác ngộ ý thức chính trị. Bối cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình, cảnh ngộ của bản thân đã khiến Nguyên Hồng càng hiểu sâu sắc thêm cuộc sống của nhân dân trong vòng nô lệ. Từ thế giới của những nhân vật là những con người cực khổ, cùng đường, bất lực, dễ sa ngã vào cuộc đời lưu manh, gái điếm (Bỉ vỏ, Bảy Hựu, Chín Huyền…), Nguyên Hồng chú ý nhiều hơn đến giai cấp công nhân, nên tác phẩm của ông xét về nội dung tư tưởng rất gần với văn học Cách mạng (Những mầm sống, Người đàn bà Tàu,...). Sau thời kỳ Mặt trận Dân chủ, đặc biệt sau khi ở tù ra, tư tưởng tiến bộ của Nguyên Hồng phải bộc lộ một cách kín đáo hơn. Nhân vật trong sáng tác của Nguyên Hồng ở thời kỳ này thường là nhân vật những thanh niên trí thức tiểu tư sản hoặc những nghệ sĩ nghèo, sống gắn bó với nhân dân lao động, khao khát thoát khỏi cuộc sống hiện tại và tâm hồn luôn tin tưởng hướng về tương lai (Cuộc sống, Hơi thở tàn, Hai dòng sữa, Buổi chiều xám…).



Như vậy, từ hoàn cảnh riêng đặc biệt cùng với môi trường sống khắc nghiệt đã tạo nên cốt cách và bản lĩnh Nguyên Hồng, đã định hướng thị hiếu thẩm mĩ của ông, đưa Nguyên Hồng đến với văn học như một sự thôi thúc tự bên trong. Tiếp xúc với di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại, đã giúp nhà văn tin yêu hơn vào bản chất của người lao động. Chính vì vậy, tác phẩm của Nguyên Hồng luôn thấm đượm tinh thần nhân đạo, chan chứa tình cảm yêu thương và niềm tin trong sáng vào con người.

2.2.3. Cá tính Nguyên Hồng

Cũng từ hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh gia đình như trên đã tạo nên tính cách và bản lĩnh của Nguyên Hồng. Nguyên Hồng đã phải sống trong một môi trường phức tạp, sống dưới đáy xã hội, va chạm với đủ mọi hạng người, sống bằng đủ mọi nghề để tồn tại. Trong xã hội cũ, không có gì cực khổ hơn là bị tù tội, vậy mà nhà văn đã phải đi tù khi mới 14 tuổi và đến năm 21 tuổi (1939) ông lại phải đi tù lần nữa do hoạt động cách mạng. Trong các nhà văn hiện thực phê phán nói riêng và các nhà văn Việt Nam nói chung không ai có cảnh ngộ đặc biệt như Nguyên Hồng. Đa số các nhà văn cùng thời với Nguyên Hồng đều sống và sáng tác trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng có lẽ Nguyên Hồng là người thấm thía hơn nỗi khổ cực đau đớn của những con người sống dưới đáy xã hội thực dân phong kiến hơn ai hết. Điều đó cắt nghĩa tại sao trong hầu hết sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng, người đọc thường bắt gặp hình ảnh những con người lao động cùng khổ, đói rách, bê tha. Họ là những phu phen tạp dịch lem luốc; những người đàn bà buôn thúng bán bưng gầy gò, mệt mỏi; những đứa trẻ lả đi vì khát sữa, thiếu ăn... Những con người ấy, ta đã từng gặp họ trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… nhưng trong tác phẩm của Nguyên Hồng, họ hiện lên nhiều hơn, đậm đặc hơn, lấm lem, bụi bặm, quằn quại và đau đớn hơn. Cuộc đời và tư tưởng sáng tác của Nguyên Hồng có nhiều nét giống với Macxim Goorki (tuy hai nhà văn có sự khác nhau về tầm cỡ): Cả hai đều sống cuộc sống không có tuổi thơ, sống lăn lộn với những người lao động nghèo khổ dưới đáy xã hội để kiếm sống, để viết về họ với một trái tim yêu thương, sự đồng cảm tha thiết và niềm tin vào bản chất hướng



thiện của con người. Họ đều là những người sớm giác ngộ tư tưởng cách mạng. Xã hội cũ đã dìm họ xuống tận bùn đen, nhưng bằng tình yêu cuộc sống và nghị lực phi thường, Macxim Gorki và Nguyên Hồng đã vươn tới ánh sáng văn hóa và trở thành những nhà văn lớn của dân tộc. Trong lịch sử văn học của hai dân tộc Nga, Việt - họ đều thuộc số những nhà văn dẫn đầu trong việc ngợi ca con người lao động, phát hiện thế giới cần lao là một đối tượng thẩm mỹ thực sự, đó là những con người lao động nghèo khổ nhưng chứa đựng bao bản chất tốt đẹp. Nguyên Hồng đã đứng trong lao khổ, sống cuộc đời cùng khổ với những người khốn khổ để rồi trở thành một cây bút “Bị ám ảnh đến cùng đời mãn kiếp bởi những số phận tối tăm” (Nguyễn Đăng Mạnh). Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Bản lĩnh của Nguyên Hồng được thể hiện ở chỗ: Dù bị cuộc sống xô đẩy đến đâu, cơ cực, đắng cay đến mức nào, ông vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, thánh thiện của một con người rất giàu tình cảm, khát khao tình cảm, trân trọng tình cảm, nên nhà văn nhìn đời, nhìn người bằng bằng cặp mắt yêu thương và sự cảm thông sâu sắc.

Không chỉ trong cuộc sống mà cả với văn chương Nguyên Hồng cũng thể hiện mình là con người có cá tính và bản lĩnh: Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật của mình, cuốn tiểu thuyết tự truyện Những ngày thơ ấu ghi lại những năm tháng tuổi thơ đắng cay, tủi cực của chú bé Hồng - hình ảnh của chính tác giả. Nhà văn Vũ Ngọc Phan khi điểm mặt các anh tài thời ấy, đã nhận xét về Nguyễn Tuân: “Chỉ thỉnh thoảng cho ta biết anh chàng Tuân từng mẩu vụn” [116, tr. 45]; về Thiết Can: “Thiết Can cũng cho biết cái phần đời đầy tội lỗi nhỏ nhen của ông ta, nhưng ông cho biết một cách kín đáo ở tên Đông trong tập “Dã tràng”, một tập văn chưa dám mang rò hẳn cái danh là tự truyện” [116, tr. 45]; Còn với Nguyên Hồng, Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Trong Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng cho ta biết rò hẳn một quãng đời quá khứ của ông. Lối tự truyện này, ở Anh, ở Mỹ, ở Nga, rất thịnh hành; Nhưng ở nước Việt Nam ta, viết được tôi cho là can đảm lắm…” [116, tr. 45]. Thạch Lam - nhà văn, nhà phê bình tài hoa của Tự lực Văn đoàn phát hiện ra ở cây bút trẻ tuổi này một cách viết thành thật, thể hiện được “Những rung động cực



điểm của một linh hồn trẻ dại”, “Ông quan sát khéo, chỉ tả những cái gì đáng để ý. Những tình cảm chân thật, những cảm giác đúng. Người ta mừng rằng với một đầu đề thường như thế (Đời một cô gái trụy lạc), ông Nguyên Hồng đã khéo đứng trong phạm vi sự thật và sự cảm thấy, mà không sa vào những câu sáo và hoa mỹ” (Thạch Lam, Trích Nhận xét giải thưởng Tự lực Văn đoàn, năm 1937, báo Ngày nay, 1938).

“Những rung động cực điểm” của một tấm lòng tha thiết yêu thương - cũng chính là cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong cuộc sống đời thường, Nguyên Hồng là người dễ xúc động, dễ khóc, đặc điểm về tính cách này đã góp phần tạo nên chất trữ tình nồng đậm trong sáng tác của nhà văn. Chúng ta hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng “Trong nền văn học Việt Nam, Nguyên Hồng được coi là nhà văn đa cảm nhất thế kỷ XX” [134, tr. 133].

Nguyên Hồng lao động miệt mài và say mê công việc sáng tạo của mình. Ông viết về cuộc sống của những con người cùng khổ bằng cả trái tim giàu cảm xúc, một vốn sống đầy ắp, một sự khát khao đem tiếng nói yêu thương của mình để cảm thông, chia sẻ cho những con người khốn khổ. Nhà văn đã sống một cuộc sống đầy gian khó nhưng cũng đầy bản lĩnh, dám chấp nhận những sự thiệt thòi để có thể sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Ông là một nhà văn suốt đời “Thiết tha với cuộc sống, trân trọng và tin yêu mọi người, chân thực trong sáng tác” (Kim Lân). Chính vì thế, ông đã tạo dựng nên một Thế giới nghệ thuật mang đậm dấu ấn, phong cách Nguyên Hồng - một Thế giới nghệ thuật không thể trộn lẫn với bất kỳ tác giả nào khác. Đúng như Tuốc-ghê-nhép từng khẳng định: "Cái quan trọng trong một tài năng văn học là tiếng nói của riêng mình”, tài năng của Nguyên Hồng chính là việc ông đã tạo ra cho mình một Thế giới nghệ thuật riêng biệt trong những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Thế giới nghệ thuật ấy cũng đã góp phần khẳng định giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo cao cả và giá trị nghệ thuật lớn trong di sản văn học của nhà văn.

Có thể thấy rằng: Hoàn cảnh lịch sử - xã hội, hoàn cảnh gia đình và cá tính, tài năng văn học của nhà văn cùng với những trải nghiệm khắc nghiệt của bản thân trong cuộc sống của những người lao động nghèo khổ dưới đáy xã

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí