luyện đạo đức cách mạng thông qua nghiệp vụ để trở thành những Thẩm phán vừa giỏi về chuyên môn, vừa có đạo đức nghề nghiệp vững vàng là rất quan trọng. Ngoài ra, người Thẩm phán phải có những hiểu biết rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực và có tình người. Những hiểu biết sâu rộng về mọi mặt xã hội giúp người Thẩm phán xử lý vụ án đúng pháp luật và có tính thuyết phục. Chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, ngoài sự đánh giá, ghi nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền, còn có sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội và của quần chúng nhân dân. Khi Tòa án nhân dân xét xử công bằng, nghiêm minh, bảo vệ kịp thời và chính xác các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không còn xét xử oan sai, thủ tục phiền hà, phức tạp, không còn những tiêu cực, chạy án… thì Tòa án nhân dân thực sự là địa chỉ tin cậy của nhân dân, được nhân dân tôn trọng và tin tưởng, chắc chắn hiệu quả hoạt động, chất lượng xét xử sẽ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Dưới góc độ kinh tế, quyền sử dụng đất đai trở thành một quyền tài sản rất quan trọng, có giá trị rất lớn đối với các bên đương sự. Trong quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất, việc thắng hay thua trong vụ kiện ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của họ. Do đó, giữa các bên tranh chấp với nhau rất quyết liệt và việc khiếu kiện cũng rất gay gắt. Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
- Thứ nhất, chính sách, pháp luật về đất đai, việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai chưa thống nhất. Chính sách, pháp luật đất đai ở Việt Nam có sự khác nhau qua từng thời kỳ lịch sử như trước năm 1980, pháp luật không cấm việc mua bán đất đai, sau năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai dưới
mọi hình thức. Từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở đi, pháp luật lại cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Thứ hai, việc quản lý về đất đai còn rất lỏng lẻo dẫn đến khi có yêu cầu của Tòa án cung cấp chứng cứ, tài liệu để làm cơ sở xem xét giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất nhiều khi cơ quan có thẩm quyền không cung cấp hoặc cung cấp thiếu chính xác, không xác định được tài liệu nào là xác thực làm cho việc phân tích, đánh giá, xem xét sự việc thiếu tính khách quan.
- Thứ ba, các chính sách về đất đai ban hành, sửa đổi nhiều, văn bản quy phạm pháp luật còn có nhiều mâu thuẫn, thiếu thống nhất hoặc quy định không cụ thể, có trường hợp mâu thuẫn giữa Luật đất đai và Bộ luật dân sự dẫn đến việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng rất khó khăn.
- Thứ tư, trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, đôi khi còn tồn tại những quan điểm khác nhau do trong một thời gian dài, nhiều quy định pháp luật về đất đai không phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nếu giải quyết việc tranh chấp phù hợp với cuộc sống thì lại trái với quy định của pháp luật ở thời điểm giao dịch. Ví dụ: thời điểm cấm mua bán đất, nhưng vì nhu cầu cuộc sống, người dân vẫn tiến hành mua bán đất chui, đến thời sau này khi giá đất lên cao mới tranh chấp…
- Thứ năm, tính ổn định của pháp luật về đất đai rất thấp, đất đai gắn liền với người dân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội, các quan hệ đất đai được hình thành ở những thời điểm khác nhau, nhưng khi pháp luật đất đai thay đổi, Nhà nước không kịp ban hành các văn bản để ổn định quan hệ hình thành trước đó, dẫn đến cách hiểu, vận dụng pháp luật khác nhau khi luật mới ra đời.
Thứ sáu, trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán chưa ngang tầm với sự đòi hỏi của đời sống xã hội. Như trên đã phân tích, do chính sách pháp luật về đất đai thay đổi qua từng thời kỳ nên hệ thống các văn bản pháp luật đất
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - 2
- Đặc Điểm Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Tòa Án Nhân Dân
- Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Tòa Án Nhân
- Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Tòa Án Nhân Dân
- Những Ưu Điểm Của Việc Đảm Bảo Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Tòa Án Nhân Dân
- Nguyên Nhân Hạn Chế Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
đai thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chính sách đất đai của Nhà nước. Các văn bản pháp luật phải thay đổi, bổ sung từ nhiều cơ quan khác nhau, từ trung ương đến địa phương nên đội ngũ Thẩm phán rất khó cập nhật kịp thời sự thay đổi này. Mặt khác năng lực, trình độ đội ngũ Thẩm phán còn thiếu và yếu, không đồng đều.
Thứ bảy, tính phức tạp của việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất. Thực tế giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất trong những năm qua cho thấy tính phức tạp của loại tranh chấp này được thể hiện ở nhiều phương diện như: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, điều kiện để công nhận hợp đồng, cách xử lý đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng này bị vô hiệu.... Khi đã xác định được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vô hiệu thì việc xác định lỗi để buộc đương sự phải bồi thường cũng là vấn đề khó khăn phức tạp. Đặc biệt, khi các đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì việc xác định giá cũng là vấn đề khó khăn, phức tạp của người Thẩm phán khi quyết định một mức giá làm căn cứ để giải quyết vụ án. Mặt khác, khi giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất các Tòa án gặp không ít khó khăn đối với trường hợp đất đã được cá nhân, tổ chức đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã sau đó tập đoàn sản xuất, hợp tác xã giải thể hoặc tập đoàn sản xuất đã giao đất cho một số người sử dụng.
Tiểu kết chương 1
Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và đồng thời là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, là thủ tục bắt buộc để các cơ quan nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi có hành vi vi phạm pháp luật. Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực của Nhà nước được thực hiện thông qua Hội đồng xét xử, do Hội đồng xét xử xác định sự thật khách quan, phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay không có căn cứ, tính hợp pháp hay không hợp pháp nhằm cụ thể hóa những quy phạm pháp luật về đất đai vào các tranh chấp quyền sử dụng đất cụ thể bằng các bản án, các quyết định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự góp phần làm ổn định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân mang đặc điểm chung của hoạt động áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, nó còn có những đặc điểm riêng và là những biểu hiện cụ thể của những đặc điểm chung. Quy trình áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy trình chung, đồng thời thể hiện những nét riêng, phù hợp với những đặc điểm hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân được đánh giá bằng các tiêu chí, trong đó tiêu chí cơ bản và rất quan trọng là chất lượng các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân thông qua hoạt động xét xử. Bên cạnh đó, tính dân chủ của phiên tòa, uy tín của người Thẩm phán trong đời sống xã hội, sự tín nhiệm của nhân dân đối với Tòa án nhân dân là những tiêu chí cũng không kém phần quan trọng.
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
2.1.1. Tình hình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Trong những năm qua, tranh chấp quyền sử dụng đất diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tuy tính chất và phạm vi khác nhau nhưng đã gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến trật tự và an toàn xã hội. Vì vậy, phải căn cứ vào thực trạng sử dụng đất, vào đường lối chính sách của Nhà nước, vào các văn bản pháp luật để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất. Từ đó có những biện pháp giải quyết một cách thỏa đáng góp phần ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất các tranh chấp có thể xảy ra.
Trong các năm từ năm 2007 đến năm 2011, các Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết một số lượng lớn án dân sự, cụ thể như sau:
Năm 2007, các Tòa án nhân dân đã giải quyết 78.528 vụ theo trình sự sở thẩm, 13.932 theo trình tự phúc thẩm [12].
Năm 2008, các Tòa án nhân dân đã giải quyết 74.562 vụ theo trình tự sơ thẩm, 13.213 vụ theo trình tự phúc thẩm [13].
Năm 2009, các Tòa án nhân dân đã giải quyết 79.620 vụ theo trình tự sơ thẩm, 12.267 vụ theo trình tự phúc thẩm [14].
Năm 2010, các Tòa án nhân dân đã giải quyết 73.191 vụ theo trình tự sơ thẩm, 9.409 vụ theo trình tự phúc thẩm [15].
Năm 2011, các Tòa án nhân dân đã giải quyết 81.438 vụ theo trình tự sơ thẩm, 9.983 vụ theo trình tự phúc thẩm [16].
Trong các vụ án dân sự trên thì số vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất có chiều hướng tăng về số lượng và độ phức tạp, số lượng án quá hạn hạn luật định còn nhiều, cụ thể:
Năm 2007, các Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh giải quyết sơ thẩm án tranh chấp về quyền sử dụng đất được 13.033/18.975 vụ, còn lại 5.942 vụ, trong số còn lại có 665 vụ quá hạn luật định [12].
Năm 2008, các Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh giải quyết sơ thẩm án tranh chấp về quyền sử dụng đất được 12.374/18.799 vụ, còn lại 6.425 vụ, trong số còn lại có 879 vụ quá hạn luật định [13].
Năm 2009, các Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh giải quyết sơ thẩm án tranh chấp về quyền sử dụng đất được 12.053/19.114 vụ, còn lại 7.061 vụ, trong số còn lại có 725 vụ quá hạn luật định [14].
Năm 2010, các Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh giải quyết sơ thẩm án tranh chấp về quyền sử dụng đất được 7.537/17.377 vụ, còn lại 9.840 vụ, trong số còn lại có 1.106 vụ quá hạn luật định [15].
Năm 2011, các Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh giải quyết sơ thẩm án tranh chấp về quyền sử dụng đất đạt 12.551/21.571 vụ, còn lại 9.020 vụ trong số còn lại có 460 vụ quá hạn luật định [16].
Về chất lượng: Trong năm 2011, toàn ngành Tòa án nhân dân đã giải quyết được 299.309 vụ án các loại trong tổng số 326.268 vụ án đã thụ lý (đạt 92%). Trong đó kết quả công tác xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các loại vụ vụ việc dân sự (bao gồm các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động): Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,5% (do nguyên nhân chủ quan 1,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,9% (do nguyên nhân chủ quan là 1,4%, do nguyên nhân khách quan 0,5%) [16].
Tóm lại, để đánh giá chung việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân thời gian qua tôi xin nêu một số nhận xét như sau:
- Số lượng các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được Tòa án nhân dân thụ lý, giải quyết theo chiều hướng ngày càng tăng, nhiều vụ có tính chất phức tạp, tranh chấp gay gắt kéo dài qua nhiều cấp xét xử. Nhìn chung các Tòa án nhân dân đã tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, Luật đất đai, nhận thức rò tính đặc thù trong việc giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất, kiên trì hòa giải, do đó số lượng vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất được Tòa án nhân dân hòa giải thành chiếm tỉ lệ lớn, góp phần giải quyết nhanh các vụ tranh chấp. Về cơ bản, các Tòa án nhân dân đã áp dụng đúng đắn và thống nhất các quy định của Luật đất đai năm 1987, 1993 và Luật đất đai năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác về đất đai, các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về công tác xét xử các vụ án về tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Đường lối xét xử các tranh chấp về quyền sử dụng đất được các Tòa án nhân dân tuân thủ và áp dụng các văn bản pháp luật tương đối tốt.
- Chất lượng giải quyết của tòa án ngày một nâng cao, góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, bảo vệ các giao dịch dân sự hợp pháp trong đời sống xã hội… Phần lớn các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân xét xử các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được nhân dân đồng tình, dư luận xã hội ủng hộ và đảm bảo hiệu lực thi hành. Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, công tác xét xử các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất đai tại Tòa án nhân dân cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, có một số ít bản án, quyết định của Tòa án thể hiện chất lượng xét xử chưa tốt, có nhiều vụ án phải xét xử đi xét xử lại nhiều lần. Các sai phạm không chỉ giới hạn ở việc áp dụng pháp luật về đất đai mà còn xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật về tố tụng. Đã có một số
trường hợp, Tòa án xác định không đúng thẩm quyền giải quyết của mình nên đã thụ lý cả những việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, không xác định đúng tư cách của các đương sự trong vụ án nên không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. Ngoài ra, còn có các vi phạm về thủ tục tố tụng khác trong quá trình Tòa án thụ lý điều tra, lập hồ sơ, xét xử như: đo đạc diện tích đất không chính xác, định giá quyền sử dụng đất quá thấp vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự…, dẫn đến hậu quả là bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị nhiều. Điều đó nói lên rằng trong quá trình giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, Tòa án còn có những hạn chế, lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự, pháp luật về tố tụng dân sự, đường lối chính sách của Nhà nước về đất đai trong từng giai đoạn lịch sử…dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án còn chưa chính xác, khách quan. Tình trạng này phản ánh một sự thực khách quan là năng lực, trình độ chuyên môn của một bộ phận Thẩm phán xét xử của Tòa án nhân dân còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ đề ra. Đó là một trong nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới uy tín của Tòa án.
2.1.2. Những vấn đế phát sinh trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân
a. Vấn đề phát sinh do sự thay đổi của chế độ sở hữu đất đai
Chế độ sở hữu đất đai là nền tảng để xây dựng cơ chế quản lý đất đai và chế độ sử dụng đất đai. Đất đai thực chất là một loại của cải mà thiên nhiên "cho không" loài người, nó không phải là thành quả lao động, tuy thông qua lao động con người có thể thay đổi hoặc nâng cao giá trị sử dụng của nó và chỉ khi có sự kết hợp với lao động, đất đai mới trở thành có ích thực sự. Ở nước ta, chế độ sở hữu đất đai đã thay đổi căn bản trong quá trình phát triển của cách mạng. Từ chỗ đa dạng về hình thức sở hữu nay chỉ còn một hình thức sở hữu đất đai thuần nhất. "Đất đai thuộc sở hữu toàn