Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - 2

phù hợp của các quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ dân sự trong điều kiện kinh tế hiện nay, cũng như những vấn đề pháp luật chưa giải quyết được những đòi hỏi của lý luận. Từ đó, chỉ ra thực trạng áp dụng các quy định và những khó khăn trong thực tiễn áp dụng mà các chủ thể gặp phải.

- Cuối cùng, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Luận văn chủ yếu nghiên cứu thế chấp quyền sử dụng đất trong phạm vi pháp luật dân sự, ngoài ra có một số quy định thuộc các lĩnh vực pháp luật liên quan như pháp luật ngân hàng, pháp luật đất đai hay những quy định tương ứng của nước ngoài để làm rõ hơn về lý luận cũng như phân tích thực trạng hoặc đưa ra các khuyến nghị.

5. Phương pháp nghiên cứu

Học viên sử dụng phương pháp chủ yếu trong luận văn là phân tích, so sánh, tổng hợp dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong phần nghiên cứu lý luận; phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong phần lý luận và thực trạng; phương pháp tổng hợp được dùng chủ yếu khi đánh giá khái quát về thực trạng và đưa ra các khuyến nghị.

6. Ý nghĩa của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong các cơ sở đào tạo về pháp luật kinh tế, pháp luật dân sự và pháp luật đất đai.

Những giải pháp trong luận văn có thể có ý nghĩa tham khảo với các tổ chức, cá nhân, có thể là những gợi ý trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm: 3 chương:

Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - 2

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và thế chấp quyền sử dụng đất.

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiến áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Chương 3: Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Chương 1‌‌

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT


1.1. KHÁI NIỆM NGHĨA VỤ DÂN SỰ, THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ hiểu theo nghĩa hẹp là những gì mà một người phải thực hiện hoặc không thực hiện vì lợi ích của người khác. Theo nghĩa rộng, nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện những hành vi nhất định. Hành vi này chịu sự điều chỉnh của quy phạm đạo đức, tâm lý, truyền thống, phong tục, bổn phận làm người... Trong đời sống tồn tại rất nhiều nghĩa vụ được điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức, truyền thống như việc thờ cúng tổ tiên, việc cưới gả, ma chay...

Nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, vì vậy nghĩa vụ mang tính tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào thái độ ứng xử của các chủ thể. Nghĩa vụ mang tính tích cực nếu bên phải thực hiện hành vi nhận thức được việc mình phải làm là tất yếu, vì lợi ích của bên còn lại hoặc vì lợi ích chung, từ đó chủ động thực hiện hành vi, hoàn thành nghĩa vụ. Ngược lại nghĩa vụ sẽ mang tính tiêu cực khi bên phải thực hiện hành vi không nhận thức đúng về nghĩa vụ của mình từ đó ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại hoặc lợi ích chung. Do đó, thông thường, để bảo đảm cho nghĩa vụ được thực hiện, người ta thường buộc người có hành vi vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ hoặc chịu một trách nhiệm nhất định.

Trong Luật La mã cổ đại, thuật ngữ "nghĩa vụ" được đề cập khá rõ nét. Trong các chế định của Justinian viết "nghĩa vụ là những ràng buộc pháp lý và theo đó chúng ta buộc phải làm một việc gì đó phù hợp với pháp luật của nước chúng ta" [34].

Điều 158 Bộ luật Dân sự Nga quy định "nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó một người phải làm một việc nhất định vì bên kia hoặc không làm một việc nhất định".

Theo pháp luật dân sự nước Cộng hòa Pháp, nghĩa vụ và hợp đồng được đồng nghĩa với nhau. Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: "Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó".

Điều 1136 Bộ luật Dân sự Pháp cũng quy định: "Nghĩa vụ chuyển giao một vật bao gồm nghĩa vụ giao vật... nếu vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người có quyền".

Trong pháp luật Việt Nam, nghĩa vụ cũng được hiểu bao gồm cả hai mặt trên. Điều 644 Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ quy định: "Nghĩa vụ dân sự là một liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người nào đó, người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được hưởng nghĩa vụ gọi là người chủ nợ".

Cũng tại Điều 642 Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ quy định "nghĩa vụ về luật thiên nhiên là nghĩa vụ không thể cưỡng chế thi hành". Từ những quy định trên thấy rằng, nghĩa vụ thiên nhiên là sự quy định do yêu cầu của phong tục tập quán và chỉ có nghĩa vụ thuộc về luật thực tại, tức là nghĩa vụ pháp lý mới được bảo đảm cưỡng chế thi hành.

Điều 676 Bộ dân luật Trung kỳ 1936 quy định: "Nghĩa vụ là cái dây liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm gì đối với một hay nhiều người nào đó, người bị bó buộc là người mắc nợ hay trái hộ, người được hưởng là chủ nợ hay trái chủ".

Điều 285 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định: "Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi

là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền)".

Điều 280 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định:

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao một vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) [16].

Định nghĩa về nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành so với định nghĩa về nghĩa vụ dân sự theo các Bộ luật Dân sự trước đây hay so với quy định về nghĩa vụ dân sự theo pháp luật một số nước, dù khác nhau về ngôn từ hay vẫn còn một số hạn chế như đã được phân tích trong bài nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam của TS. Ngô Huy Cương nhưng nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng xác định nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, có các bên chủ thể luôn được xác định về quyền và nghĩa vụ của các bên luôn đối lập nhau, đây chính là các đặc điểm của nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, có thể thấy, dù được quy định một cách khác nhau giữa các luật, bộ luật, nhưng chúng ta đều có thể hiểu nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó một bên chủ thể là một hoặc nhiều người phải làm hoặc không được làm một hoặc một số công việc nhất định vì lợi ích của phía bên kia. Bên được hưởng lợi có quyền yêu cầu bên kia thực hiện hoặc không được thực hiện một số công việc nào đó vì quyền lợi của mình.

1.1.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự

Một trong các đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự là tính chất tương ứng và đối lập nhau về quyền và nghĩa vụ dân sự. Tính tương ứng này thể

hiện ở quyền yêu cầu của bên này đối với bên kia và nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên bị yêu cầu. Trong nghĩa vụ, lợi ích của bên này được bảo đảm do hành vi của bên kia.

Nghĩa vụ là một quan hệ pháp lý đối nhân (quyền đối nhân), bên cạnh đó, nghĩa vụ còn là một quyền sản nghiệp [48]. Đối với người có quyền, nghĩa vụ thuộc về tài sản thu được, còn đối với người có nghĩa vụ thì nghĩa vụ thuộc về tài sản phải trả. Khi thực hiện nghĩa vụ (kể cả những nghĩa vụ có đối tượng là làm hoặc không làm một việc gì đấy), thì người thụ trái cũng đều phải bỏ thời gian, công sức, chi phí tài sản hoặc cơ hội ra để thực hiện; trong khi đó trái chủ được hưởng các lợi ích từ việc thực hiện đó.

Như vậy, thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc người có nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm một công việc theo một thời hạn nhất định đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ dân sự, qua đó thoả mãn quyền dân sự tương ứng của bên kia.

Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên trong quan hệ nghĩa vụ không những nhằm thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên mà còn phải hướng tới lợi ích của cộng đồng. Lợi ích của các bên chủ thể không thể tách rời, hay đứng bên trên lợi ích chung của cộng đồng xã hội, đồng thời việc thực hiện hành vi nhằm thỏa mãn lợi ích của nhau phải phù hợp với quy định của pháp luật, tôn trọng truyền thống đạo đức. Do vậy, để thực hiện nghĩa vụ phải tuân theo nguyên tắc nhất định. Điều 203 Bộ luật Dân sự đã quy định: "Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết không trái pháp luật, đạo đức xã hội".

Theo những nguyên tắc này khi thực hiện nghĩa vụ các bên phải trung thực, không lừa dối nhau, thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận các bên phải thông tin đầy đủ về đặc tính, tình trạng của đối tượng cho nhau, trách nhiệm bồi thường sẽ đặt ra nếu một bên che giấu khuyết tật của đối tượng mà gây hại

cho bên kia. Đồng thời việc thực hiện nghĩa vụ phải theo tinh thần hợp tác với nhau, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của chính mình cũng như của bên đối tác. Việc các bên hợp tác với nhau không chỉ trong việc khắc phục khó khăn, tận tâm thực hiện khi khả năng có thể mà hợp tác còn thể hiện ở việc các bên cùng nhau ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Nếu thiệt hại có nguy cơ xảy ra, việc một trong các bên có điều kiện mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẽ bị coi là có lỗi và phải gánh chịu thiệt hại ấy.

Không chỉ cần phải thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực trên tinh thần hợp tác mà người có nghĩa vụ còn phải thực hiện đúng những cam kết, nghĩa là người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đủ toàn bộ những điều khoản đã cam kết như: đối tượng, thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán... Người có nghĩa vụ không thực hiện đúng với nội dung đã cam kết phải chịu trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ.

Ngoài ra, các chủ thể còn phải tuân theo nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Điều 10 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định "Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền lợi ích của người khác". Vì vậy người thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện cam kết không được trái với quy định của pháp luật đối với giao dịch cụ thể và cũng không được trái với quy định chung của pháp luật. Việc thực hiện không trái đạo đức xã hội nhằm "bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam" [27, tr. 10]. Thực hiện nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tôn trọng đạo đức là thực hiện đúng trách nhiệm của một công dân và của một thành viên trong cộng đồng xã hội.

Thực hiện nghĩa vụ cụ thể có thể là thực hiện nghĩa vụ giao vật, thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện một công việc. Nghĩa vụ có thể được thực hiện theo những phương thức khác nhau như thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ, thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba, thực hiện nghĩa vụ dân sự có điều kiện, thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ, thực hiện nghĩa vụ theo phần và thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần.

1.1.3. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1.1.3.1. Khái niệm

Các quan hệ nghĩa vụ dân sự được xác lập và thực hiện trước hết là dựa vào sự tự giác của các bên, nhưng trong thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia giao dịch đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình. Khi người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì gây ảnh hưởng đến lợi ích của người có quyền. Trong trường hợp này người có quyền có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, để thực hiện việc cưỡng chế này cần tuân thủ những thủ tục chặt chẽ và trải qua nhiều giai đoạn, kéo dài thời gian, dẫn đến lợi ích của người có quyền không được bảo đảm kịp thời. Mặt khác, lợi ích của người có quyền càng không được bảo đảm nếu vào thời điểm áp dụng biện pháp cưỡng chế người vi phạm không còn khả năng tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Từ những rủi ro có thể xảy ra trong quan hệ nghĩa vụ, người có quyền luôn có nhu cầu bảo đảm lợi ích của mình bằng tài sản của người có nghĩa vụ. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên, tạo điều kiện cho bên có quyền có thể chủ động hưởng quyền dân sự trên thực tế và nhằm ổn định các giao dịch dân sự, pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm và cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng cũng như bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu một giao dịch dân sự mà các bên có thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì trong trường hợp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023