nước”. Trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khoá VII), Trung ương 3 và Trung ương 7 (khoá VIII), Văn kiện Đại hội Đảng VIII, IX, X đều khẳng định: Thanh tra là một nội dung quan trọng của quản lý nhằm thiết lập kỷ cương xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
Như vậy, từ lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước là sự tác động có định hướng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang thẩm quyền nhà nước lên các đối tượng bị quản lý. Sự tác động đó bao gồm nhiều dạng hoạt động khác nhau, trong đó thanh tra, kiểm tra là một dạng hoạt động không thể thiếu. Thanh tra là một nội dung, một mắt xích trong chu trình quản lý nhà nước đó. Tại Điều 1 Pháp lệnh Thanh tra đã quy định: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước” [10].
Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm. Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.2.3. Thanh tra là phương thức bảo đảm quyền dân chủ của nhân
dân
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có nghĩa vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Đồng thời, trong các Văn kiện Đại hội của Đảng đều khẳng định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam luôn luôn gắn với mục tiêu phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 khẳng định: “Thanh tra là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa” [10].
Mối quan hệ giữa công tác thanh tra với việc bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân thể hiện ở chỗ: Thanh tra góp phần ngăn ngừa những hành vi vi phạm quyền dân chủ của nhân dân xuất phát từ các hoạt động công quyền, góp phần tạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh cho quá trình thực hiện quyền dân chủ và đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa nhân dân với Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 1
- Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 2
- Vị Trí Của Công Tác Thanh Tra Luôn Gắn Liền Với Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước Của Cơ Quan Hành Pháp
- Mô Hình Tổ Chức Thanh Tra Lao Động Ở Một Số Nước
- Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Về Thanh Tra Ngành Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội
- Công Tác Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
1.2.4. Thanh tra là công tác quan trọng gắn liền với việc tổ chức hoàn thiện bộ máy Nhà nước
Từ thời điểm bắt tay xây dựng, củng cố chính quyền non trẻ và từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định thanh tra, kiểm tra là một yếu tố cấu thành của quản lý nhà nước, một “công cụ đặc biệt” để kiểm soát công việc của bộ máy nhà nước mà trước hết là phát hiện, phòng ngừa, xử lý các sai phạm của các cơ quan, viên chức Nhà nước.
Thực hiện cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra được coi như một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng
cường lực lượng kiểm soát các hoạt động tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và công dân, bảo đảm hiệu lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Tóm lại, công tác thanh tra có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Được xác định là bộ phận của bộ máy hành chính, công tác thanh tra giữ vai trò là một nội dung, một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý; là phương thức phát huy dân chủ, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; là công tác gắn liền với việc tổ chức hoàn thiện bộ máy nhà nước. Vì vậy, công tác thanh tra đòi hỏi sự quan tâm rất lớn từ phía Đảng, chính quyền trong suốt quá trình hoạt động. Đó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác thanh tra.
1.3. VỊ TRÍ, VAI TRÕ CỦA THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1.3.1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động, thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải tiến hành các hoạt động lập quy, tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra, thanh tra.
- Lập quy là hoạt động ban hành các văn bản pháp quy (còn gọi là văn bản dưới Luật) như quyết định, thông tư… để cụ thể hoá luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Do đặc thù quản lý của ngành nên hiện nay số lượng các văn bản pháp luật về các lĩnh vực trên là rất lớn và giữ một vai trò quan trọng trong quá trình điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội.
- Tổ chức thực thi các văn bản pháp luật là những hoạt động tổ chức, điều hành các hoạt động, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nước. Để thực hiện được điều đó Bộ phải tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách của đất nước.
- Kiểm tra, thanh tra là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý của các chủ thể quản lý nói chung và của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng. Thông qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện những hiện tượng tiêu cực và tích cực trong quá trình quản lý. Từ đó có biện pháp xử lý đối với những biểu hiện tiêu cực và có tác động phù hợp với các hiện tượng tích cực. Kiểm tra, thanh tra của các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ có thẩm quyền là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
Như vậy, thanh tra, kiểm tra là một trong ba nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Thực chất ba nội dung này có sự bổ sung và tác động tương hỗ với nhau. Hoạt động lập quy sẽ là cơ sở pháp lý để Bộ điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn việc tổ chức thực thi các văn
bản pháp luật là hoạt động đưa pháp luật vào cuộc sống, biến những quy định nằm trên giấy thành hành động trên thực tế và để đánh giá mức độ phù hợp của các văn bản cũng như quá trình thực hiện trên thực tế lại cần sự hỗ trợ tích cực của hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ đánh giá việc thực hiện các quy định đó đúng hay sai, phù hợp hay chưa phù hợp để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung chính sách cho phù hợp. Đó là một vòng tròn khép kín của chu trình quản lý hành chính nhà nước mà thanh tra, kiểm tra là điểm kết thúc nhưng cũng lại là điểm khởi đầu cho một chu trình mới: ra quyết định – tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra.
Tại Nghị định 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ quy định: Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội; ở Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội được xác định là một tổ chức thanh tra thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, thiết lập từ Trung ương xuống địa phương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành trên phạm vi cả nước.
1.3.2. Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là công cụ không thể thiếu nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội hay nói cách khác quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của mình. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội.
Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ra đời như một nhu cầu tất yếu với mục đích giúp Bộ quản lý việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp và quản lý việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực lao động, việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, lĩnh vực người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội.
Hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời sai sót của các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, thương binh và xã hội, đồng thời phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, bảo đảm cho chính sách, pháp luật về lao động, thương
binh và xã hội được thực thi một cách có hiệu quả. Đồng thời, thanh tra ngành cũng góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo những vấn đề sẽ phát sinh để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Do đó thanh tra, kiểm tra giúp cho cơ quan quản lý theo sát và đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội.
Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền nhằm phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm để có biện pháp chỉ đạo và quản lý tốt nhất, chống lãng phí, tiêu cực và tham nhũng, đồng thời giải quyết kịp thời, dứt điểm những khiếu nại, tố cáo phát sinh trong lĩnh vực ngành mình phụ trách.
Bên cạnh đó, thanh tra ngành còn thực hiện tốt vai trò trong việc làm đầu mối giúp lãnh đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra và thống nhất các chương trình, kế hoạch để phục vụ yêu cầu quản lý điều hành của Bộ, tránh trùng lắp, chồng chéo, nhất là trong hoạt động thanh tra đối với các doanh nghiệp.
1.3.3. Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế
Việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sai phạm của cá nhân, cơ quan có trách nhiệm, của các cá nhân, tổ chức là đối tượng bị quản lý sẽ bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý. Qua việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có tác dụng răn đe, phòng ngừa không để các sai phạm tiếp tục xảy ra trong lĩnh vực ngành quản lý.
Mỗi năm, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện hàng vạn cuộc thanh tra ở tất cả các lĩnh vực quản lý, phát hiện và kịp
thời chấn chỉnh hàng triệu sai phạm, thu hồi về ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng chi sai đối tượng, chi không đúng mục đích, đóng góp hàng ngàn kiến nghị đối với cơ quan quản lý để sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp. Đồng thời, thông qua thanh tra, cơ quan thanh tra sẽ tư vấn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Với việc tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo một mặt tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền dân chủ – quyền đã được Hiến pháp quy định, mặt khác là hình thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Tất cả các đơn thư gửi đến Bộ đều được xử lý nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật. Những vi phạm pháp luật, vi phạm quy trình, quy phạm trong những lĩnh vực ngành quản lý đều được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo pháp luật, do đó đã bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các tổ chức và công dân, góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và hiệu lực quản lý của nhà nước.
1.3.4. Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội góp phần củng cố nguyên tắc quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.
Để đảm bảo tính toàn diện, hoạt động quản lý nhà nước được tổ chức trên cơ sở vùng, lãnh thổ và ngành chuyên môn nhất định, theo đó hình thành nên hệ thống cơ quan quản lý nhà nước gồm hai loại là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp) và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng (các Bộ, ngành, các Sở).
Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là công cụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn. Hoạt động thanh tra của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được tiến hành thường xuyên có