Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Về Thanh Tra Ngành Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội


Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA

NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


2.1. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Sự phát triển của pháp luật Thanh tra ngành Lao độngThương binhXã hội gắn liền với sự phát triển của pháp luật thanh tra nói chung. Cùng với hệ thống pháp luật về thanh tra, pháp luật về Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cũng từng bước được hoàn thiện, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cơ chế thị trường. Có thể khái quát sự phát triển của hệ thống pháp luật về Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thành các giai đoạn sau đây:

2.1.1. Giai đoạn 1945-1954


Ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thanh tra đối với sự quản lý của nhà nước, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và Toà án đặc biệt. Tại Sắc lệnh này, tổ chức Thanh tra được xác định là một bộ phận cần thiết có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thiếu trong công tác quản lý điều hành của Chính phủ, góp phần bảo vệ thành quả cách mạng. Ngày 19/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 138b-SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ thay cho Ban Thanh tra đặc biệt trước đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Trên cơ sở Sắc lệnh số 64-SL, Bộ Lao động đã có bộ phận đảm nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành các luật lệ lao động. Khi sáp nhập


Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 6

Bộ Lao động và Bộ Xã hội thành Bộ Lao động và Xã hội thì trong Bộ đã hình thành Nha Thanh tra lao động.

Ngày 2/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 57/SL quy định tổ chức của các Bộ, trong đó có hướng dẫn tổ chức bộ máy thanh tra. Ngày 28/11/1946, Bộ Lao động được thành lập lại và kèm theo đó là Nha Thanh tra và Hành chính Lao động cũng được thành lập. Nha Thanh tra có nhiệm vụ kiểm soát các công việc quản lý nhà nước của Bộ, kiểm soát các đơn vị thuộc Bộ về mọi phương diện trong đó đặc biệt về sử dụng lao động và chăm sóc người lao động.

Ngày 12/3/1947, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 29/SL quy định việc thành lập ngành thanh tra và kiểm soát lao động. Ngày 14/4/1948, Sắc lệnh số 163/SL được ban hành quy định việc tổ chức lại các cơ quan lao động trên toàn quốc. Trên cơ sở các Sắc lệnh 29/SL và Sắc lệnh 163/SL, Bộ Lao động đã thành lập Ban Thanh tra Lao động (thay thế Nha Thanh tra lao động). Ban Thanh tra Lao động có Phòng Pháp chế (thay cho Ban Pháp chế được thành lập trước đó). Thời kỳ này, Ban Thanh tra Lao động có nhiệm vụ giúp Bộ nghiên cứu xây dựng chính sách, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành các chính sách, luật lệ lao động.

Ngày 13/8/1949, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh 95/SL chính thức đặt ra ngạch thanh tra và kiểm soát lao động, quy định cụ thể quyền và nhiệm vụ của thanh tra và kiểm soát lao động; các Sắc lệnh 76/SL, 77/SL quy định nguyên tắc tuyển dụng, sử dụng và chế độ đối với viên chức, công nhân…

Ngày 29/5/1952 Chính phủ ban hành Nghị định số 18/LĐ-NĐ quy định về tổ chức, bộ máy của Bộ Lao động trong đó có Ban Thanh tra lao động. Hoà bình lập lại, để đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới, Ban Thanh tra


lao động thành lập các phòng thuộc Ban như Phòng Kiểm tra, Phòng Pháp chế, phòng Bảo hộ lao động và Phòng Lao tư.

2.1.2. Giai đoạn 1955-1976


Trong giai đoạn này, nước ta đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, công tác thanh tra cũng được tổ chức, hoạt động cho phù hợp với tình hình mới.

Sắc lệnh 261-SL ngày 28/03/1956 được ban hành, theo đó Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ được thành lập và có nhiệm vụ: thanh tra công tác của các Bộ, các cơ quan hành chính, chuyên viên các cấp, các nhà máy, xí nghiệp; thanh tra việc thực hiện kế hoạch nhà nước, chống phá hoại, chống tham ô, lãng phí. Ngày 26/12/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập cơ quan thanh tra ở các địa phương và các ngành, có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành đường lối, chính sách, mệnh lệnh của Chính phủ, việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước và Uỷ ban hành chính các cấp, nhanh chóng xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Năm 1959, Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ được đổi tên thành Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ.

Theo Sắc lệnh số 261/SL một số Bộ trong đó có Bộ Xã hội tiếp tục hoàn thiện tổ chức, bộ máy thanh tra. Ngày 24/12/1956 Chính phủ ra Nghị định thành lập thanh tra các Bộ, ngành, địa phương, trên cơ sở đó Bộ Thương binh đã tổ chức Ban Thanh tra của Bộ.

Trong những năm chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, do điều kiện chiến tranh cho nên Uỷ ban Thanh tra Chính phủ giải thể và giao cho thủ trưởng cơ quan chính quyền các cấp, các ngành tự đảm nhận. Thời kỳ này thanh tra về


lĩnh vực lao động chưa được quan tâm đúng mức nên bị thu hẹp dần, đến khi có Nghị định 187/NĐ-CP ngày 20/11/1963 thì Thanh tra lao động hầu như không tồn tại (chỉ còn Ban Thanh tra Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động). Công tác thanh tra về chính sách, chế độ lao động không hoạt động trong 6 năm (từ 1960 đến 1966).

Do không thể bỏ ngỏ lĩnh vực này, ngày 8/9/1966, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 166/CP-TTg thành lập lại Ban Thanh tra Lao động với các nhiệm vụ: Thanh tra và chỉ đạo công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, chế độ, thể lệ trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động và kiến nghị các biện pháp sửa chữa; qua kết quả thanh tra, kiến nghị những vấn đề cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ cho phù hợp với thực tế; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết thư đơn khiếu tố của công dân có liên quan đến chế độ, chính sách của ngành.

2.1.3. Giai đoạn 1977 - 1990


Ngày 3/1/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 01/CP về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ, xác định việc xây dựng hệ thống Uỷ ban Thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương. Tổ chức Thanh tra được hình thành trên phạm vi cả nước. Tiếp đó ngày 9/1/1976, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/TTg về việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân.

Sau khi Uỷ ban Thanh tra Nhà nước ban hành Thông tư số 04/TT-TTr ngày 20/7/1977 quy định tổ chức Ban Thanh tra Bộ thì ngày 17/4/1980, Bộ trưởng Bộ Lao động đã ban hành Quyết định số 109/LĐ-QĐ quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Thanh tra Lao động.


Ngày 16/2/1987, Hội đồng Nhà nước ban hành Quyết định số 782/HĐNN sáp nhập Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội thành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trên cơ sở đó, ngày 24/3/1987 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định 57/HĐBT thành lập Ban Thanh tra Lao động Xã hội trên cơ sở sáp nhập Ban Thanh tra Lao động và Ban Thanh tra Thương binh Xã hội của Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội.

Trong giai đoạn này, tổ chức và hoạt động của Thanh tra các Bộ ngành có nhiều thay đổi. Theo quy định tại Nghị định 01/CP ngày 3/1/1977 Ban thanh tra các Bộ, ngành nằm trong hệ thống các cơ quan thanh tra chuyên trách nhà nước. Ngày 15/2/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 26/HĐBT và ngày 1/6/1985 ban hành Nghị định số 158/HĐBT. Theo nội dung các Nghị định này, Thanh tra các Bộ, ngành Trung ương chỉ là “Thanh tra của thủ trưởng”, không nằm trong hệ thống Thanh tra Nhà nước.

Ngày 1/4/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh Thanh tra, đây là văn bản mở đầu một giai đoạn phát triển mới của ngành thanh tra. Tại Pháp lệnh Thanh tra quy định rõ Thanh tra các Bộ, ngành nằm trong hệ thống Thanh tra Nhà nước. Pháp lệnh cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, ngành.

2.1.4. Giai đoạn 1991 – 2003


Trong suốt thời gian từ năm 1991 đến năm 2003, tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra được thực hiện theo Pháp lệnh Thanh tra. Trên cơ sở của Pháp lệnh Thanh tra, có nhiều văn bản mới được ban hành để hướng dẫn chi tiết thi hành, đó là Nghị định số 191- HĐBT ngày 18/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra; Thông tư liên Bộ số 01/TT-LB ngày 16/9/1991 hướng dẫn thực hiện chế độ trang phục đối với thanh tra viên thuộc hệ thống thanh tra nhà nước;


Thông tư số 02-TT-LB của Thanh tra Nhà nước ngày 28/10/1991 hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương của thanh tra viên; Nghị định số 241-HĐBT ngày 5/8/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Các văn bản này đã thực sự là cơ sở pháp lý để tổ chức Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoạt động.

Ngày 7/12/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 96/CP quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo đó, Thanh tra Bộ tách thành hai đơn vị độc lập là: Thanh tra Chính sách Lao động - Xã hội và Thanh tra Kỹ thuật - an toàn và bảo hộ lao động.

Ngày 2/4/1994, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 221/LĐTBXH-QĐ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Thanh tra Chính sách lao động và Quyết định số 222/LĐTBXH-QĐ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Thanh tra Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Ngày 23/6/1994 Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua, trong đó quy định tổ chức và hoạt động của công tác thanh tra nói chung và thanh tra chính sách lao động xã hội nói riêng.

Ngày 31/3/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong đó quy định Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có tổ chức thanh tra gọi là Thanh tra Bộ. Ngày 10/9/2003, Bộ trưởng Bộ Lao động

– Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 1118/2003/QĐ-LĐTBXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ.

2.1.5. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay


Trong điều kiện nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đã có nhiều điểm không còn phù hợp. Thực tế đó đòi hỏi phải có văn bản pháp luật mới, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Luật Thanh tra ban hành ngày 15/6/2004 thực sự là bước tiến mới cho quá trình hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra.‌

Luật Thanh tra đã quy định hợp lý tổ chức cơ quan thanh tra các cấp, các ngành; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra các cấp; cụ thể hoá trình tự, thủ tục thanh tra; phân biệt rõ giữa hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra; đặc biệt Luật đã quy định đối với thanh tra chuyên ngành có thể tiến hành thanh tra độc lập mà không nhất thiết phải tổ chức theo đoàn thanh tra- một nội dung hoàn toàn mới so với Pháp lệnh Thanh tra. Tiếp đó là Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

Trên cơ sở Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội, ngày 11/9/2006, Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội ký Quyết định số 1233/2006/QĐ-LĐTBXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ.

Với hệ thống pháp luật hiện hành, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành các hoạt động thanh tra ngày càng có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của ngành về các lĩnh vực Lao động-Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, Luật Thanh tra cũng đã bắt đầu bộc lộ những điểm


bất hợp lý, do vậy cần phải tiếp tục được bổ sung, sửa đổi để làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của thanh tra ngành.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006)

2.2.1. Khái quát tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (kể từ khi có Luật Thanh tra)

2.2.1.1. Về tổ chức bộ máy


Tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực được quy định tại Điều 23 Luật Thanh tra. Theo quy định này thì cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm: Thanh tra Bộ (cơ quan ngang Bộ) và Thanh tra Sở. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thanh tra ngành thành lập và hoạt động.

Hiện nay, việc thành lập và tổ chức của cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được thực hiện theo Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ. Tại Điều 1 của Nghị định quy định: Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm: Thanh tra Bộ và Thanh tra Tổng cục Dạy nghề (ở Trung ương); Thanh tra Sở (ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tổ chức Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề và Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.

Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên. Thanh tra Bộ được tổ chức thành 5 phòng: Phòng Thanh tra Chính sách người có công

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí