không được làm đối với Thanh tra viên lao động (Điều 15), về điều kiện tuyển dụng Thanh tra viên, điều kiện làm việc, về đào tạo … (Điều 7), về cơ chế đảm bảo cho hoạt động thanh tra (Điều 9), chế tài đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật, cơ chế phối hợp hoạt động, cơ chế được thông tin, cơ chế báo cáo hàng năm về công tác thanh tra của cơ quan thanh tra...
Công ước quy định mỗi nước thành viên của tổ chức lao động quốc tế mà tại đó công ước này có hiệu lực, phải duy trì một hệ thống Thanh tra lao động trong các cơ sở công nghiệp, cơ sở thương mại.
Về chức năng của hệ thống Thanh tra lao động, Công ước quy định:
- Bảo đảm việc thi hành các quy định pháp luật về điều kiện lao động và về người lao động trong khi làm việc, như các quy định về thời giờ làm việc, tiền lương, an toàn, y tế và phúc lợi, việc sử dụng trẻ em và thiếu niên, và các mặt khác có liên quan, trong giới hạn trách nhiệm mà các Thanh tra viên lao động được giao về việc áp dụng những quy định đó.
- Cung cấp thông tin và góp ý kiến về kỹ thuật cho người sử dụng lao động và người lao động về cách thức hữu hiệu nhất để tuân thủ các quy định pháp luật.
- Lưu ý cơ quan có thẩm quyền về những khiếm khuyết hay những sự lạm dụng mà các quy định pháp luật hiện hành chưa đề cập cụ thể.
Như vậy, theo ILO, Thanh tra lao động không những thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động; phát hiện những khiếm khuyết của pháp luật để kiến nghị biện pháp khắc phục mà còn có chức năng tư vấn về cách thức tuân thủ pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động - một cách nhìn hiện đại về vai trò của Thanh tra lao động.
Về Thanh tra viên lao động, công ước quy định:
Các Thanh tra viên lao động mang theo những giấy tờ chứng minh về chức vụ của mình sẽ được quyền:
- Tự do vào không phải báo trước, bất kể giờ nào, ngày cũng như đêm, bất cứ cơ sở nào dưới quyền kiểm soát của thanh tra;
Có thể bạn quan tâm!
- Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 2
- Vị Trí Và Chức Năng Của Thanh Tra Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
- Các Loại Thanh Tra Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
- Những Quy Định Của Pháp Luật Về Thanh Tra Lao Động
- Một Số Nhận Xét Về Pháp Luật Về Thanh Tra Lao Động
- Khái Quát Thực Trạng Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Lao Động Tại Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
- Vào ban ngày tất cả các phòng ban mà họ có thể có lý do hợp lệ để cho rằng các phòng ban đó thuộc quyền kiểm soát của thanh tra.
- Tiến hành mọi cuộc xét nghiệm, kiểm tra hay điều tra xét thấy cần thiết để đảm bảo rằng các quy định pháp luật được thi hành chặt chẽ;
- Có quyền đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những hư hỏng phát hiện thấy trong một thiết bị, một nhà xưởng hoặc những phương pháp làm việc mà Thanh tra viên có thể có lý do hợp lệ để coi là một mối đe dọa cho sức khỏe hay an toàn của người lao động.
- Để đảm bảo thực hiện các biện pháp đó, Thanh tra viên có quyền ra lệnh hay đề nghị ra lệnh về những sửa đổi cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ những quy định pháp luật về vệ sinh và an toàn lao động; về việc phải có các biện pháp có hiệu lực tức thời trong các trường hợp có nguy cơ khẩn cấp đối với sức khỏe hay an toàn của người lao động; có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ra lệnh hay ban hành những biện pháp có hiệu lực tức thời.
Như vậy, công ước đã trao cho Thanh tra viên những quyền năng rất cụ thể và quy định cơ chế đảm bảo việc thực thi quyền năng đó nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ người lao động và cân bằng mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Là thành viên của Công ước, Việt Nam đã nội luật hóa các quy định của Công ước 81 thể hiện trong hệ thống pháp luật lao động nói chung và pháp luật về Thanh tra lao động nói riêng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Các chính sách và các quy định của pháp luật lao động được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời cũng là để tương thích với các tiêu chuẩn lao động quy định trong các Công ước của ILO mà Việt Nam là thành viên.
1.2.6.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
Trên thế giới, mỗi nước có cách tổ chức thanh tra chuyên ngành lao động khác nhau. Hệ thống Thanh tra lao động thường được chia thành "Thanh tra chung" và "Thanh tra chuyên ngành". Theo mô hình "Thanh tra chung" có Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các nước nói tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Phạm vi thanh tra theo mô hình này rất rộng, bao gồm các nội dung như an toàn, vệ sinh lao động, điều kiện lao động, tiến lương, lao động di cư, lao động bất hợp pháp… Theo mô hình "Thanh tra chuyên ngành" có Anh, Áo, các nước Bắc Âu, Ai len, Niu-di-lân, Thuỵ Điển. Phạm viThụythanh tra chủ yếu tập trung vào việc tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn lao động, phúc lợi và các điều kiện chung trong những quy định về lao động. Có nước chỉ tập trung vào lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, còn các vấn đề thực hiện chính sách lao động có cơ chế giải quyết khác như hòa giải, Trọng tài và Toà án.
Một là, mô hình Thanh tra lao động ở Pháp.
Cơ quan Thanh tra lao động từ trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm thực hiện những chính sách do Ủy ban quan hệ lao động hoạt động dưới sự quản lý của Bộ trưởng soạn thảo, bao gồm:
- Tăng cường hệ thống phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp;
- Củng cố đối thoại xã hội và đẩy mạnh thương lượng tập thể;
- Sự tiếp cận mới đối với các chính sách tiền lương;
- Đổi mới các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Thanh tra lao động Pháp là:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thực hiện pháp luật lao động;
- Hiểu và phòng ngừa kịp thời các hành động gây nguy hiểm trong lao động;
- Nâng cao kỹ năng các hoạt động phức tạp và bảo vệ các quan hệ lao động;
- Ngăn chặn các hình thức đối xử và phân biệt tại nơi làm việc. Nhiệm vụ của Thanh tra lao động Pháp là:
- Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các nguyên tắc liên quan đến điều kiện làm việc và bảo hộ lao động;
- Cung cấp thông tin, tư vấn kỹ thuật tới người lao động và người sử dụng lao động về các biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện các quy định có liên quan;
- Đối mặt với những yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Ngăn ngừa các sự kiện có thể xảy ra như tai nạn lao động, tranh chấp tập thể…
Hiện nay, cả nước có khoảng 700 Thanh tra viên.
Hai là, mô hình Thanh tra lao động ở Áo.
Về tổ chức Thanh tra lao động: gồm Thanh tra lao động ở Trung ương và Thanh tra lao động tiểu bang.
Mỗi tiểu bang có ít nhất một cơ quan Thanh tra lao động. Mỗi cơ quan Thanh tra lao động có một bộ phận thanh tra về vệ sinh lao động.
Cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương là một bộ phận của Bộ kinh tế và lao động liên bang. Cơ quan Thanh tra lao động này có 06 bộ phận được trao quyền thực hiện các hoạt động hợp tác và tổ chức tối cao gồm:
- Bộ phận xây dựng và mỏ, hành chính;
- Bộ phận các vấn đề kỹ thuật về an toàn, sức khỏe tại nơi làm việc;
- Bộ phận các vấn đề pháp lý;
- Bộ phận sức khỏe nghề nghiệp và vệ sinh nghề nghiệp;
- Bộ phận đổi mới Thanh tra lao động;
- Bộ phận các vấn đề quốc tế về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.
Một khối lượng lớn các hoạt động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn về kỹ thuật, chăm sóc sức khoẻ nghề nghiệp vkhỏeật pháp. Các Thanh tra viên, trong hai năm đầu tiên, phải tham gia khóa học về pháp luật, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp và giao tiếp và phải đi thực tế sau kỳ thi cuối cùng.
Ba là, mô hình Thanh tra lao động Liên bang Nga.
Thanh tra lao động là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ được quy định chi tiết tại Bộ luật Lao động. Thanh tra viên được giải quyết mọi vấn đề pháp lý về lao động. Cả nước có khoảng 4.000 Thanh tra viên.
Bộ luật Lao động quy định thẩm quyền của Thanh tra lao động như sau:
- Các quyền hạn được xác định trong Công ước số 81 của ILO và Hiệp ước năm 1995;
- Quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế bằng pháp luật như ban hành văn bản để phòng chống các vi phạm pháp luật;
- Áp dụng các biện pháp pháp luật nhằm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp phát hiện nhiều vi phạm;
- Buộc chấp hành pháp luật hoặc phạt tiền trong trường hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Những quy định liên quan đến hoạt động thanh tra:
- Thanh tra lao động phải báo cáo thường xuyên về hoạt động và liệt kê những thông số như số lượng các cuộc thanh tra và kết quả thanh tra, kết quả đánh giá những cuộc thanh tra;
- Thanh tra lao động phải tập hợp những người quản lý doanh nghiệp và tổ chức công đoàn nhằm thảo luận và phân tích những phát hiện trong cuộc thanh tra và quyết định biện pháp nào sẽ được áp dụng;
- Cứ hai tuần có 50 Thanh tra viên được huấn luyện;
- Báo cáo hàng quý bao gồm cả những thông tin về tất các cuộc Thanh tra lao động phải được gửi đến các doanh nghiệp, hiệp hội và người sử dụng lao động, công đoàn;
- Các dữ liệu được thu thập và các ấn phẩm được phát hành. Những kinh nghiệm có thể được áp dụng ở Việt Nam:
Tham khảo mô hình Thanh tra lao động ở một số nước kể trên có thể thấy rằng thanh tra chuyên ngành thực sự cần thiết và tồn tại không chỉ vì mục đích quản lý mà còn vì những vấn đề gắn liền với con người và đời sống của người dân trong xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, do các nước này có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội cao hơn Việt Nam nên Thanh tra lao động đã đạt đến trình độ phát triển nhất định cả về tổ chức và hoạt động. Thanh tra lao động được tổ chức thống nhất từ cơ quan Trung ương nằm trong Chính phủ chỉ đảm nhiệm chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động. Số lượng Thanh tra viên cũng được tuyển dụng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam có thể tham khảo những nội dung sau để áp dụng vào tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động:
- Thanh tra lao động được tổ chức từ trung ương đến địa phương dưới sự quản lý thống nhất của một cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương. Ở địa phương có thể tổ chức theo vùng hoặc theo địa giới hành chính tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm nhất định (mô hình ở Áo). Ưu điểm của mô hình này là Thanh tra lao động được tổ chức thống nhất, việc chỉ đạo và báo cáo công tác có hệ thống, không bị chồng chéo chức năng, nhiệm vụ hoạt động giữa cơ quan thanh tra địa phương, vùng, trung ương. Cơ quan thanh tra Trung ương làm đầu mối thực hiện việc tổng kết các kiến nghị sửa
đổi bổ sung chính sách pháp luật và cơ quan này có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền giải quyết cao nhất.
- Cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương chỉ thực hiện chức năng quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin, kỹ thuật, tổng hợp báo cáo và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về Thanh tra lao động nhằm nâng cao kỹ năng, hoạt động cho cả hệ thống thanh tra. Việc thanh tra cụ thể tới các doanh nghiệp và xử phạt vi phạm trao quyền cho thanh tra địa phương (hoặc vùng) thực hiện (mô hình ở Áo).
- Hoạt động thanh tra không phải tổ chức theo đoàn hay bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thay vào đó, Thanh tra viên lao động được vào bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào không phụ thuộc vào ngày hay đêm, miễn là trình thẻ Thanh tra viên theo quy định của Công ước số 81 (mô hình ở Nga).
- Thanh tra lao động Việt Nam đang được tổ chức theo "mô hình chung" là thực hiện những vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe nơi làm việc, lao động trẻ em hoặc lao động di cư hoặc tổ chức theo những lĩnh vực nhất định như Thanh tra lao động ngành xây dựng, ngành than, ngành khai thác mỏ… (mô hình Pháp).
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Thanh tra lao động là một nội dung của quản lý nhà nước về lao động được quy định tại Khoản 6 Điều 180 Bộ luật Lao động năm 1994. Thanh tra Nhà nước về lao động được quy định thành một chương riêng trong Bộ luật lao động, trong đó, một số điều được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bố sung Bộ luật Lao động năm 2002.
Trên thực tế, Thanh tra lao động được tổ chức theo ngành, theo lĩnh vực như Thanh tra lao động ngành xây dựng, Thanh tra lao động ngành khai thác khoáng sản… Phạm vi luận văn này xem xét Thanh tra lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Tuy nhiên, nằm trong hệ thống của ngành thanh tra nên Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội (trong đó có Thanh tra lao động) là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thanh tra 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Bên cạnh đó, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nên Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động và các văn bản liên quan. Do đó, khi nghiên cứu những quy định về Thanh tra lao động, không thể chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động về Thanh tra lao động, mà còn phải nghiên cứu các quy định liên quan của Việt Nam, không thể tách rời.
2.1. PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
2.1.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động
2.1.1.1. Những quy định của pháp luật về Thanh tra
- Quy định về mục đích thanh tra, nguyên tắc thanh tra