Mục đích là cái đích hướng tới của những hoạt động của con người trong xã hội. Thanh tra là một chức năng không thể thiếu của hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật. Từ những phát hiện đó, thanh tra đưa ra kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Hoạt động thanh tra còn nhằm phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 2 Luật thanh tra 2004).
Nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, mang tính định hướng toàn bộ hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Đây là những nguyên tắc rất quan trọng của hoạt động thanh tra, vì thanh tra là một hoạt động nhạy cảm. Do được Nhà nước trao cho những chức năng, quyền hạn nhất định nên trong thực tế hoạt động dễ nảy sinh tình trạng lạm quyền, tình trạng tiêu cực, tình trạng nhũng nhiễu cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động thanh tra chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật, thực tiễn và có căn cứ rõ ràng.
- Quy định về tổ chức thanh tra
So với Pháp lệnh thanh tra năm 1990, pháp luật thanh tra hiện nay đã có sự điều chỉnh cơ bản về tổ chức thanh tra. Theo đó, Thanh tra nhà nước bao gồm hai loại hình: Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính (cơ quan thanh tra hành chính) và cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực (cơ quan thanh tra ngành, lĩnh vực hoặc thanh tra chuyên ngành). Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra
tỉnh, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Pháp luật thanh tra quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này một cách rõ ràng, cụ thể.
Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực: Gồm Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra Bộ) và Thanh tra Sở (Điều 23 Luật thanh tra).
Thanh tra Bộ được thành lập ở Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được thành lập cơ quan thanh tra. Thanh tra Sở được thành lập ở những Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, không phải thanh tra Sở được thành lập ở tất cả các Sở mà chỉ được thành lập ở những Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
- Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra Về cơ bản, cơ quan thanh tra có ba nhiệm vụ sau:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
+ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí Và Chức Năng Của Thanh Tra Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
- Các Loại Thanh Tra Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
- Nội Dung Cơ Bản Của Pháp Luật Về Thanh Tra Lao Động
- Một Số Nhận Xét Về Pháp Luật Về Thanh Tra Lao Động
- Khái Quát Thực Trạng Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Lao Động Tại Việt Nam Hiện Nay
- Những Hạn Chế Và Tồn Tại Trong Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thanh Tra Lao Động
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
+ Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
Ngoài ra, cơ quan thanh tra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao như thanh tra các vụ việc, tổng hợp, báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng… Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra được quy định tại các điều 15, 18, 21, 25, 28 Luật Thanh tra.
- Quy định về Thanh tra viên
So với Pháp lệnh trước đây, quy định về Thanh tra viên đã có sự thay đổi cơ bản: "Thanh tra viên là công chức Nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra". Như vậy, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, miễn nhiệm cũng như chế độ, chính sách của thanh tra viên thực hiện theo pháp luật thanh tra, và đồng thời thực hiện theo pháp luật về cán bộ, công chức. Thanh tra viên là ngạch công chức có tính đặc thù nên pháp luật có quy định về tiêu chuẩn chung về phẩm chất, đạo đức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ thanh tra (Điều 31 Luật Thanh tra).
- Quy định về trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hai hình thức: thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất. Cơ quan thanh tra thực hiện hoạt động thanh tra trên cơ sở thành lập đoàn thanh tra. Ngoài ra còn thực hiện hoạt động thanh tra thông qua vai trò thanh tra độc lập.
Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị thanh tra, trong đó có ra quyết định thanh tra, xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra; phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra; xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
- Tiến hành thanh tra, gồm: Công bố quyết định thanh tra; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra; kết thúc việc thanh tra.
- Kết thúc thanh tra: gồm: xây dựng báo cáo kết quả thanh tra; đánh giá chứng cứ ở đoàn thanh tra; xem xét báo cáo kết quả thanh tra; thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; xây dựng dự thảo kết luận
thanh tra; ký ban hành và công bố kết luận thanh tra; giao trả hồ sơ, tài liệu; tổng kết hoạt động của đoàn thanh tra; lập, bàn giao hồ sơ thanh tra.
Tóm lại, tổ chức và hoạt động thanh tra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đã được quy định tương đối đầy đủ trong pháp luật thanh tra, là cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động thanh tra.
2.1.1.2. Những quy định của pháp luật về Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
- Quy định về chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra nhà nước về lao động
Thanh tra Nhà nước về lao động có chức năng thanh tra chính sách lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động (Điều 185 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002). Nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra Nhà nước về lao động gồm: thanh tra việc chấp hành các quy định về chính sách lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động, thực hiện việc xây dựng và hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật lao động (Điều 186 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung 2002).
- Quy định quyền của Thanh tra viên lao động (Điều 187 Bộ luật Lao động 1994)
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có các quyền sau đây:
(i) Thanh tra, điều tra những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao bất cứ lúc nào mà không cần báo trước; (ii) Yêu cầu người sử dụng
lao động và những người có liên quan khác cung cấp tình hình và các tài liệu liên quan đến việc thanh tra, điều tra; (iii) Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật lao động theo quy định của pháp luật; (iv) Quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy định tại Điều 187 khác với quy định trong quy trình tiến hành một cuộc thanh tra (Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra) ở chỗ, không áp dụng thủ tục thông báo về việc công bố quyết định thanh tra. Quy định tại Điều 187 phù hợp với Công ước số 81 về Thanh tra lao động.
- Quy định về trách nhiệm, cơ chế phối hợp, hiệu lực của quyết định thanh tra (Điều 188 Bộ luật Lao động 1994, Điều 189, Điều 190 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung 2002)
Điều 188 quy định về trách nhiệm của Thanh tra lao động:
Thanh tra viên lao động phải là người không có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng thuộc phạm vi thanh tra. Thanh tra viên lao động, kể cả khi đã thôi việc, không được tiết lộ những bí mật biết được trong khi thi hành công vụ và phải tuyệt đối giữ kín mọi nguồn tố cáo [30].
Điều 189 quy định về cơ chế phối hợp của Thanh tra viên:
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động phải cộng tác chặt chẽ với Ban chấp hành công đoàn. Nếu vụ việc có liên quan đến các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra viên lao động có thể mời các chuyên gia, các kỹ thuật viên lành nghề về lĩnh vực hữu quan làm tư vấn; khi khám xét máy, thiết bị,
kho tàng, phải có mặt người sử dụng lao động và người trực tiếp phụ trách máy, thiết bị, kho tàng [30].
Điều 190 quy định về hiệu lực của quyết định thanh tra:
Thanh tra viên lao động trực tiếp giao quyết định cho đương sự, trong quyết định phải ghi rõ ngày quyết định bắt đầu có hiệu lực, ngày phải thi hành xong, nếu cần thiết ghi cả ngày phúc tra.
Quyết định của Thanh tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành.
Người nhận quyết định có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Thanh tra viên lao động [30].
Đây là những quy định nhằm đảm bảo tính khách quan, vô tư, hiệu quả của hoạt động thanh tra.
Tóm lại, pháp luật lao động đã trao cho Thanh tra viên lao động những quyền năng rất rộng lớn trong hoạt động thanh tra (như quyền thanh tra không phải báo trước, quy định về quyết định của thanh tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành…).
Nghị định 31/2006/NĐ-CP là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của pháp luật lao động về Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó quy định về:
- Tổ chức của thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội gồm có:
Ở Bộ có Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Thanh tra Tổng cục dạy nghề; ở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Thanh tra Sở. Trong đó, Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Bộ trưởng quản lý nhà
nước về công tác thanh tra và thực hiện chức năng thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đơn vị; thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan. tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên phạm vi cả nước (Điều 6 Khoản 1 và Khoản 2).
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đơn vị; thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 ).
Thanh tra Bộ có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Sở có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8).
Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề, Thanh tra Sở và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Chánh thanh tra (tại các điều từ Điều 9 đến Điều 14).
- Quy định về Thanh tra viên Lao động - Thương binh và Xã hội và quy định về Cộng tác viên
Về cơ bản, các quy định trong Nghị định này tuân thủ quy định của Luật thanh tra và cũng có những quy định mang tính chất đặc thù của thanh tra ngành (Khoản 3 Điều 15).
- Quy định về hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội
Hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội gồm hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành, trong đó:
Hoạt động thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Giám đốc Sở.
Hoạt động thanh tra chuyên ngành là thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực: (i) Lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, xuất khẩu lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, dạy nghề; (ii) Ưu đãi người có công với cách mạng; (iii) Phòng chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội; (iv) Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật (Điều 18).
Các hoạt động được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất với phương thức hoạt động thanh tra là thanh tra Đoàn và thanh tra độc lập, ngoài ra còn có thanh tra vùng và phát phiếu thanh tra thực hiện pháp luật lao động.
- Quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương tiện và kinh phí hoạt động
Quy định này nhằm tránh gây ra sự nhầm lẫn giữa Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu tương tự. Tuy nhiên, trên thực tế, đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về những nội dung này.
- Quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động
Nghị định 113/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/4/2004 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động qua nhiều năm