Lực Lượng Lao Động Trong Ngành Và Các Thành Phần Kinh Tế Tham Gia

thủ đô, cần phải tập trung cao hơn nữa, nhất là trong bối cảnh chúng ta phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực.

2.2.3. Lực lượng lao động trong ngành và các thành phần kinh tế tham gia

Có thể nói nguồn nhân lực du lịch của Hà Nội đang phát triển rất nhanh vì ngành Du lịch cũng đang trên đà phát triển. Mặt khác, tính xã hội hoá của ngành Du lịch cũng rất cao cho nên có nhiều người tham gia vào ngành Du lịch. Tuy nhiên, hiện tại, đội ngũ lao động trong ngành du lịch Hà Nội vẫn còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng và chưa thực sự sẵn sàng đón tiếp, phục vụ du khách, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

*Về số lượng: Hà Nội là trung tâm du lịch chính của vùng du lịch Bắc Bộ. Để phục vụ cho hàng triệu lượt khách đến đây hàng năm, số lượng lao động trong ngành cũng không ngừng phát triển. Năm 2002, Hà Nội mới có khoảng 58.314 lao động làm việc trong ngành du lịch nhưng giai đoạn 2004- 2007 Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng như các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với tình hình yêu cầu mới, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, vì vậy Hà Nội đã có số lượng lao động phát triển vượt bậc. Hiện nay lực lượng lao động trực tiếp trong lĩnh vực trên địa bàn Hà Nội khoảng 40.000 người [2, tr.18].

*Về chất lượng: Nhìn chung lao động trong ngành du lịch chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 5%. Số lao động biết ngoại ngữ không nhiều, chỉ khoảng 1/2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát du lịch chưa được đào tạo chuyên sâu và có bài bản cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, tin học và có sự hiểu biết về pháp luật, nhiều hướng dẫn viên chưa hiểu rõ về nền văn hoá của đất nước cũng như của Hà Nội, giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài còn yếu… Điều này khó có thể làm hài lòng du khách.

Để khắc phục vấn đề này, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Hà Nội và các ngành, các cấp có liên quan cũng đã quan tâm nhiều đến việc điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngành, làm căn cứ xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch. Phối hợp với các trường đại học có khoa Du lịch thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hưỡng dẫn viên du lịch để cấp thẻ theo quy định của Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức văn hoá, lịch sử, di tích, các tuyến điểm du lịch tiêu biểu của Hà Nội và tiếp tục hợp tác với các tổ chức nước ngoài để đào tạo nhân lực du lịch.

Du lịch Hà Nội đã tạo các mối quan hệ hài hoà giữa các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch. Sở cũng đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch tổng thể của Thành phố, đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình tham gia khai thác phát triển tiềm năng du lịch. Các thành phần kinh tế bước đầu đã có những ràng buộc, quan hệ đôi bên cùng có lợi, song sự can thiệp của Sở để điều chỉnh các mối quan hệ đó còn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất dẫn đến tình trạng phối hợp chưa nhịp nhàng, đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch của Thành phố.

2.2.4. Sản phẩm du lịch Hà Nội

Du lịch Hà Nội cung cấp cho du khách đa dạng các sản phẩm du lịch: sinh thái, văn hoá, mạo hiểm, công vụ, nghỉ ngơi, hội nghị… tới tất cả các tỉnh, các thành phố và các địa danh du lịch nổi tiếng ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Sản phẩm du lịch Hà Nội gồm cả những tuyến truyền thống và những tuyến mới như du lịch nội đô (Citytour), du lịch sông Hồng, du lịch tự do (Opentour), du lịch cuối tuần…Hiện nay các công ty du lịch có hàng trăm chương trình du lịch hấp dẫn và đang nghiên cứu mở thêm các chương trình du lịch khác.

Nhìn chung, sản phẩm du lịch Hà Nội đã có bước phát triển song chất lượng sản phẩm còn nhiều bất cập. Các khách sạn có khả năng cạnh tranh không cao. Các dịch vụ vui chơi giải trí đã được chú ý phát triển ở Hà Nội nhằm phục

vụ khách du lịch và dân địa phương. Tuy nhiên, quan hệ cung cầu về dịch vụ giải trí mất cân đối nghiêm trọng. Với du khách nước ngoài, phần lớn hoạt động buổi tối dành cho họ vô cùng đơn điệu, chỉ có “ăn tối, rối nước”, và mới đây là hát chèo tại đền Ngọc Sơn. Những du khách quay trở lại lần thứ hai thì cái gì cũng “biết rồi, xem rồi”.

Tóm lại, sản phẩm du lịch Hà Nội ngày càng được đa dạng hoá, bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của du khách và các nhà đầu tư, tăng thu nhập cho ngành. Song sản phẩm du lịch Hà Nội cũng hạn chế ở những điểm sau: một là, sảm phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, đặc biệt là dịch vụ giải trí; hai là, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhất là khách quốc tế; ba là, giá cả của hầu hết các dịch vụ như giá phòng, giá dịch vụ giải trí đều cao so với chất lượng cung ứng, so với giá các dịch vụ cùng loại trong khu vực và so với thu nhập của khách nội địa.

2.2.5. Nhu cầu của khách du lịch

Du lịch Hà Nội ngày càng quan tâm đến công tác hoạch định và định hướng thị trường, quảng cáo tiếp thị để tìm kiếm, cạnh tranh khai thác khách.

Nhu cầu của các đối tượng khách đến Hà Nội rất đa dạng về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Khách quốc tế có thu nhập cao hơn khách nội địa, vì vậy yêu cầu về chất lượng dịch vụ của họ thường cũng cao hơn. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội thường có yêu cầu về mức độ dịch vụ thấp hơn song lại thường cân nhắc về giá cả các dịch vụ, đôi khi chỉ cần giá cả thấp là khách nội địa có thể chấp nhận cắt xén tiêu chuẩn dịch vụ. Người dân Thủ đô với mức sống và nhận thức về du lịch tương đối cao, có số chuyến đi du lịch nội địa và quốc tế ngày càng nhiều, các chương trình du lịch Hà Nội – phụ cận ngắn ngày cũng được ưa chuộng.

Cơ cấu theo mục đích du lịch cũng tác động đến nhu cầu của mỗi du khách. Khách công vụ có khả năng thanh toán cao hơn các khách khác. Nhu cầu của khách mang quốc tịch khác nhau cũng rất phong phú. Du khách Mỹ thích đi du lịch tự do, không mua tour (từ 75% đến 84% khách du lịch), họ lấy

thông tin chủ yếu qua internet/on-line (85%) [30, 20/5/2007]. Du khách Trung Quốc không đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao, nhưng lại ưa thích những tour có giá thấp. Khách Nhật yêu cầu các yếu tố: lễ phép, vệ sinh, an toàn, đúng giờ. Khách Tây Âu với mức sống cao rất dễ chịu khi đi du lịch, chỉ cần giá cả hợp lý là đáp ứng được yêu cầu của họ.

2.2.6. Tình hình xúc tiến quảng bá và liên kết, hợp tác du lịch

* Hoạt động xúc tiến quảng bá

Những năm gần đây, công tác thông tin, quảng bá du lịch của Hà Nội đã được đẩy mạnh cả trong nước và ngoài nước với những hành động liên tục, hiệu quả và kịp thời. Thời gian đầu, công tác xúc tiến quảng bá du lịch phần lớn do các doanh nghiệp tự đảm nhận, tham gia các hội chợ triển lãm chính như ITB tại Đức, WTM tại Anh, kết hợp với các đối tác nước ngoài nhưng kinh phí rất hạn hẹp. Vì vậy, việc quảng cáo được thực hiện một cách manh mún, không xây dựng được hình ảnh của du lịch Hà Nội trên thị trường quốc tế. Sau này, công tác tuyên truyền quảng bá được thực hiện thành chiến dịch cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ở nước ngoài triển khai hàng loạt các chương trình tại các thị trường trọng điểm; tham gia các lễ hội, hội chợ; in và phát hành các tập gấp, bản đồ… Ở trong nước, tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các Liên hoan du lịch quốc tế (từ năm 1998 đến nay); tham gia hàng loạt các lễ hội, liên hoan du lịch; tổ chứ hội nghị, hội thảo về du lịch; thành lập Trung tâm thông tin du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp quảng cáo các chương trình và sản phẩm du lịch…

* Hoạt động liên kết, hợp tác về du lịch

Hà Nội mở rộng quan hệ hợp tác với trên 60 thủ đô các nước và các thành phố lớn, nhiều bản ghi nhớ và thoả thuận hợp tác kinh tế có lĩnh vực du lịch. Hà Nội cũng là thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế như Liên minh các thành phố lịch sử (LHC), Hiệp hội thế giới các đô thị lớn (METROPOLIS), Mạng lưới các thành phố lớn Châu Á thế kỷ 21 (ANMC 21),… Hà Nội hợp tác

du lịch với Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan… trong các hoạt động xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực, kêu gọi đầu tư du lịch.

Ngoài ra du lịch Hà Nội cũng tích cực hợp tác quốc tế với tư cách là một bộ phận của du lịch Việt Nam, khai thác quyền lợi trong Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (PATA), tham gia tích cực vào chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mêkông mỏ rộng. Hoạt động hợp tác quốc tế mang lại những hiệu quả thiết thực: tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, góp phần nâng cao hỉnh ảnh của du lịch Hà Nội ra thế giới.

Nhờ làm tốt công tác xúc tiến quảng bá và liên kết, hợp tác du lịch nên thị trường khách du lịch của Hà Nội tiếp tục được củng cố và mở rộng. Tuy vậy, hoạt động xúc tiến quảng bá và hợp tác quốc tế còn bộc lộ nhiều hạn chế:

- Ngân quỹ dành cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến du lịch không lớn.

- Hà Nội chưa có văn phòng xúc iến du lịch ở nước ngoài.

- Chưa tạo được những chiến dịch quảng bá sâu đậm.

- Chương trình quảng cáo thị trường du lịch nội địa không đảm bảo chất lượng.

- Phương tiện quảng cáo chưa đa dạng, thông tin đăng tải phổ biến chưa rộng rãi, chưa được giới thiệu một cách có bài bản.

2.3. Đánh giá tình hình phát triển du lịch Hà Nội thời gian qua

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Phát triển thị trường và doanh thu từ du lịch

* Về phát triển thị trường du lịch

Trong những năm qua, thị trường du lịch Hà Nội đã có nhiều khởi sắc và ngày càng phát triển sôi động. Lượng khách du lịch đến Hà Nội là 6.600.000 lượt, trong đó khách quốc tế là 1.220.000 lượt, tăng 14,64% so với năm 2006. Lượng khách nội địa là 5.380.000 lượt, tăng 15,38% so với năm 2006. Công suất sử dụng phòng trung bình cao, ước đạt 80% [23, tr.28].

Du khách quốc tế từ hơn 165 nước vào Hà Nội, dẫn đầu là thị trường khách Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 13,76%%, tiếp theo là các thị trường Trung Quốc 13,39%, Pháp 9,8%, Nhật Bản 9,77%, Úc 6,92%, Mỹ 5,97%...[23, tr.30].

Thị trường khách Hàn Quốc, Trung Quốc tiếp tục phục hồi và tăng trưởng mạnh, đã vươn lên vị trí hàng đầu. Các thị trường truyền thống cũng tăng cao như khách Pháp, Mỹ, Nhật Bản… đều tăng mạnh.

Bảng 2.3.1.1.1 Số liệu một số thị trường khách quốc tế vào Hà Nội 2005 - 2006



TT


Thị trường


2005

Thị phần 2005


2006

Thị phần 2006

Tăng

giảm 06/05

Số lượng tăng/ giảm 2006 so

với 2005


Tổng số

1.109.635


1.110.000


0,03

356

1

Châu Á-TBD

540.932

52,31

528.587

50,55

-2,28

-12.345

1.1

Bắc và Đông Bắc

Á

466.423

45,11

416.712

39,85

-10,66

-49.711

1.2

Đông Nam Á

64.284

6,22

102.166

9,77

58,93

37.882

1.3

Trung-Tây-Nam Á

9.501

0,92

9.431

0,90

-0,93

-88

2

Châu Âu

298.067

28,83

306.898

29,35

2,96

8.831

3

Châu Mỹ

78.473

7,59

87.998

8,42

12,14

9.525

4

Châu Phi

2.622

0,25

2.800

0,27

6,79

178

5

Châu Úc

80.707

7,81

81.495

7,97

0,98

788

6

Việt Kiều

29.486

2,85

25.878

2,47

-12,24

-3608

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 8

(Nguồn:24, 5/1/2007) Công tác quảng bá thị trường, quảng bá điểm đến du lịch đã có những cố gắng nhất định, điển hình là việc chúng ta tham gia tổ chức các Năm Du lịch, Tuần lễ Du lịch, kết hợp với nước ngoài hằng năm tổ chức 10 sự kiện du lịch ở Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Singapore, Thái Lan… Tuy nhiên, công tác quảng bá của du lịch Hà Nội còn chưa làm được nhiều lắm so với những gì có thể và cần phải làm. Vấn đề cơ bản hiện nay là đòi hỏi một bước chuyển về chất trong hoạt động quảng bá, thể hiện ở tính chuyên nghiệp

và cùng đó là kinh phí đầu tư.

- Về lượng khách du lịch

Thời gian gần đây, lượng khách du lịch cả quốc tế và nội địa đến Hà Nội tăng khá nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân 31,2%, tuy có thời gian không ổn định.

Bảng 2.3.1.1.2. Số liệu khách du lịch quốc tế đến Hà Nội và cả nước



Cả nước

Hà Nội

% HN/VN

% HN tăng so

với năm trước

% VN tăng so với

năm trước

2004

2.927.876

950.000

32,45

11,8

20,51

2005

3.467.757

1.109.635

32

16,8

18,44

2006

3.583.486

1.110.000

30,5

0,03

3,34

2007

4.171.564

1.300.000

30,9

17,1

16,41

6T/2008

2.289.287

655.700

28,64


8,1

(nguồn: 2, tr.6)

Cơ cấu khách quốc tế có sự biến động về quốc tịch, về phương tiện đi du lịch và về mục đích chuyến đi theo hướng thuận tiện hơn cho du lịch Hà Nội. Cơ cấu khách nội địa cũng có chuyển biến tích cực, lượng khách tăng mạnh là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của du lịch Hà Nội.

Bảng 2.3.1.1.3. Số liệu khách du lịch nội địa đến Hà Nội và cả nước




Cả nước


Hà Nội


% HN/VN

% HN tăng so với năm

trước

% VN tăng so với năm trước

2004

14.000.000

3.500.000

25

15,51

7,7

2005

16.000.000

4.230.365

26,4

20,87

14,3

2006

18.000.000

4.900.000

27,2

15,83

12,5

2007

19.000.000

5.400.000

28,1

10,2

6,67

6T/2008


3.120.000




(nguồn: 2, tr.7)

* Về doanh thu

Những năm gần đây du lịch Hà Nội mang lại hiệu quả tương đối cao song cũng chịu thử thách lớn trong cơ chế thị trường. Giai đoạn 1996 – 1999, sự cạnh tranh giữa các khách sạn gay gắt, cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ chưa được cải thiện nhiều cùng với khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã

làm cho lượng khách quốc tế tăng chậm, tốc độ tăng trưởng đạt dưới 10%. Tuy nhiên, giai đoạn 2000-2003 ngành du lịch bắt đầu phục hồi và tẳng trưởng 12-15%/năm.

Giai đoạn 2004-2007, doanh thu của du lịch Hà Nội càng tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp tình hình lạm phát và suy yếu kinh tế ở nhiều quốc gia.

Bảng 2.3.1.1.4. Doanh thu xã hội từ khách du lịch đến Hà Nội



Năm

Số khách quốc tế (lượt)

Số khách nội địa (lượt)

Doanh thu xã hội từ khách quốc tế

(USD)

Doanh thu xã hội từ khách nội địa

(VND)

Tổng doanh thu xã hội từ khách du lịch của Hà

Nội (tỷđ)

2004

850.000

3.500.000

328.797.000

7.920.360.000

5268,6

2005

950.000

4.230.365

367.479.000

9.573.146.780

5889,2

2006

1.109.635

4.900.000

359.921.208

12.529.986.000

5771,2

2007

1.110.000

5.400.000

360.039.600

13.808.556.600

5774,4

6T/2008

757.700

3.120.000


7.987.276.800


(nguồn:2, tr.9) Cơ cấu doanh thu của du lịch Hà Nội trong những năm qua cũng có sự biến động lớn. Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ cơ bản có xu hướng giảm dần, doanh thu lữ hành và các dịch vụ khác tăng lên. Điều đó là do các doanh nghiệp du lịch đã chủ động và linh hoạt hơn trong khai thác nguồn khách, đa

dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phát triển các tuyến điểm hấp dẫn khách.

2.3.1.2. Cơ sở lưu trú và các dịch vụ ăn uống

* Cơ sở lưu trú:

Cơ sở lưu trú ở Hà Nội rất phong phú và đa dạng về quy mô và loại hình đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác nhau. Năm 2006, Công ty xếp hạng De Loittte & Touche LLP đã xếp Hà Nội đứng thứ 3 trong số các thành phố có công suất phòng khách sạn cao nhất thế giới. Khách sạn hiện nay đã phát triển rất nhiều loại dịch vụ ngoài lưu trú và ăn uống như tổ chức hội nghị hội thảo, các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ bổ sung khác.

- Về số lượng: những năm qua lượng phòng lưu trú của Hà Nội tăng rất nhanh với mức tăng trưởng bình quân là 18,2% [34], số lượng phòng ở Hà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022