Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 2


Mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài


Thanh tra là một trong ba nội dung cơ bản (lập quy, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra) của hoạt động quản lý nhà nước. Thông qua thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ phát hiện những hiện tượng tiêu cực và tích cực trong quản lý hành chính nhà nước, từ đó có hướng xử lý đối với những biểu hiện tiêu cực và có tác động phù hợp đối với các hiện tượng tích cực. Đồng thời, hoạt động thanh tra giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tế. Vì vậy, thanh tra là một chức năng thiết yếu, một hoạt động không thể thiếu của cơ quan quản lý nhà nước.

Bộ Lao độngThương binhXã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động, thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước có hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội còn chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực Bộ được giao phụ trách.

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát


triển của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống thanh tra nhà nước. Mỗi năm, thanh tra toàn ngành đã thực hiện hàng vạn cuộc thanh tra ở tất cả các lĩnh vực quản lý, đặc biệt là lĩnh vực lao động, chính sách đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo hiểm xã hội, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh hàng triệu sai phạm, thu hồi về ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng chi sai đối tượng, chi không đúng mục đích, đóng góp hàng ngàn kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước để sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, trước sự đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý nhà nước, đặc biệt trước đòi hỏi của cơ chế thị trường, công tác thanh tra của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nhìn chung chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Nhiều hiện tượng tiêu cực đã và đang xảy ra trong quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước chưa được kịp thời chấn chỉnh như tình trạng vi phạm pháp luật lao động; lập hồ sơ giả, người có công giả để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; lừa đảo trong xuất khẩu lao động; sử dụng chưa đúng mục đích nguồn kinh phí từ các chương trình viện trợ nhân đạo… Một áp lực không kém phần quan trọng là số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng làm cho công tác này bất cập so với thực tế. Theo số liệu thống kê đến năm 2006, tổng số doanh nghiệp (không phân biệt loại hình kinh tế) của Việt Nam khoảng trên 24 vạn doanh nghiệp, với hơn bốn chục triệu lao động đang tham gia ở tất cả các thành phần kinh tế. Với cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thanh tra được xây dựng theo các tiêu chí từ những năm 1990 thì công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội không thể đáp ứng được nhu cầu quản lý đó.

Vì vậy, đẩy mạnh công tác Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn:

Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 2


Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (Lý luận, thực trạng và giải pháp)” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó đáng chú ý là một số công trình sau:

+ TS. Bùi Sỹ Lợi (2005), “Qua đợt thí điểm thanh tra viên phụ trách vùng và phát phiếu tự kiểm tra tại doanh nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội;

+ TS. Bùi Sỹ Lợi (2006), “ Vai trò của thanh tra lao động trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội;

+ Nguyễn Xuân Bân (2000), Chủ biên, Quy trình và phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra Chính sách Lao động, Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội;

+ Đề tài cấp Bộ “Các điều kiện và giải pháp để chuyển phương thức thanh tra theo Đoàn sang thanh tra viên phụ trách”, Chủ nhiệm TS. Bùi Sỹ Lợi, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, năm 2003.

+ Đề án “Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội”, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2005.

Những công trình nêu trên đã tiếp cận từng khía cạnh của hoạt động, tổ chức bộ máy Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nhưng chưa có một đề tài hay bài viết nào đề cập một cách toàn diện đến Thanh tra ngành


Lao động – Thương binh và Xã hội cả về mặt lý luận, thực tiễn, tổ chức bộ máy, hoạt động. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được của các công trình trước đó, luận văn này sẽ đưa ra những lý luận cơ bản nhất về thanh tra và thực trạng của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi cả về cơ sở pháp lý và tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


* Mục đích


Trên cơ sở lý luận và thực trạng của công tác thanh tra ngành Lao động

-Thương binh và Xã hội, luận văn đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

* Nhiệm vụ của luận văn


Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Làm sáng tỏ về mặt lý luận về vị trí, vai trò của công tác thanh tra nói chung và Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng, phân tích một số mô hình thanh tra của các nước trên thế giới, đặc biệt là mô hình tổ chức thanh tra lao động.

- Đánh giá thực trạng hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội kể từ khi có Luật Thanh tra.

- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


* Đối tượng


- Những vấn đề lý luận về công tác thanh tra nói chung và Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Thực trạng hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

* Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: Trong phạm vi toàn quốc


- Về thời gian: Từ 2004 đến năm 2006.


5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu


* Cơ sở lý luận


Xem xét lý luận về thanh tra một cách khách quan dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Cơ sở thực tiễn


Dựa trên số liệu của các cuộc khảo sát, các báo cáo năm của Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về các mặt công tác từ năm 2004 đến năm 2006.

* Phương pháp nghiên cứu


Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ đặt ra, tác giả sử dụng những phương pháp sau:


- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.


- Phương pháp phân tích, tổng hợp.


- Phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh, thống kê.


6. Ý nghĩa của luận văn


Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội - là ngành mà bản thân đang công tác.

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho tất cả các cán bộ, công chức trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc bất cứ ai quan tâm đến công tác thanh tra.

7. Kết cấu của luận văn

Với 111 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Thanh tra ngành Lao động

– Thương binh và Xã hội.


Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Chương 3: Các giải pháp cơ bản đẩy mạnh công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.


Chương 1‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÂN BIỆT THANH TRA VỚI KIỂM TRA

1.1.1. Thanh tra


Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ gốc La tinh (In-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. Tính chất của thanh tra mang tính thường xuyên, tính quyền lực, do đó hệ quả của thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định.

Theo Từ điển pháp luật Anh – Việt, thanh tra là “sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra” [37, tr. 203]. Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích: Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định – sự tác động có tính trực thuộc. Trong cuốn sách Thuật ngữ Pháp lý phổ thông do Nhà Xuất bản Pháp lý in năm 1986 định nghĩa: Thanh tra được xem là một biện pháp (phương pháp) của kiểm tra. Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà Xuất bản Đà Nẵng năm 2006 thì “thanh tra là kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” [44, tr. 914].


Từ những phân tích trên có thể khái quát khái niệm thanh tra như sau: Thanh tra là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Từ khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của thanh tra như sau:

Thứ nhất: Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước với tư cách là một khâu của hoạt động quản lý, đồng thời lại là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra gắn liền với thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ hai: Thanh tra là một hoạt động luôn mang tính quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra là cơ quan nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước xem xét, kiểm tra tận nơi, tại chỗ hoạt động của đối tượng bị quản lý nhằm tổ chức, điều hành hệ thống quản lý theo mục đích đề ra.

Thứ ba: Thanh tra có tính độc lập tương đối vì thanh tra có thẩm quyền xem xét, đánh giá, xử lý những đơn vị, tổ chức có cùng địa vị pháp lý với mình đồng thời có quyền đưa ra những kiến nghị, kết luận độc lập dựa trên những chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra và chỉ tuân theo pháp luật.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí