Một Số Nhận Xét Về Pháp Luật Về Thanh Tra Lao Động

thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ngày 06/5/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động (sau đây gọi là Nghị định số 47/2010/NĐ-CP) thay thế Nghị định trên. Nghị định số 47/2010/NĐ-CP đã khắc phục những hạn chế của Nghị định 113/2004/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm pháp luật lao động (mức cao nhất từ 20 triệu tăng lên đến 30 triệu đồng); bổ sung một số hành vi vi phạm pháp luật lao động (như quy định về hành vi không ký kết hợp đồng lao động, bắt người lao động đặt cọc tiền không tuân theo những quy định của xã, phường…).

Nghị định này được ban hành với mục đích đưa ra chế tài mạnh hơn để răn đe, giáo dục đối tượng thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động.

2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động


Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống văn bản pháp luật về Thanh tra lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và pháp luật lao động nói riêng. Những đặc điểm này không chỉ giúp chúng ta nhận diện đúng đắn về vị trí của pháp luật về trí của Thanh tra lao động mà còn là cơ sở lý luận khoa học để đánh giá thực trạng pháp luật, từ đó có định hướng rõ ràng cho những giải pháp hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động, từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói riêng, pháp luật quốc gia nói chung.

Thứ nhất: Pháp luật lao động là pháp luật chuyên ngành, do đó các quy định về Thanh tra lao động vừa đảm bảo tính chuyên môn,vừa phải phù hợp với các quy định của pháp luật về Thanh tra

Thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối tượng Thanh tra lao động cũng là đối

tượng quản lý, nội dung thanh tra phụ thuộc vào nội dung quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động vừa đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật thanh tra, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thứ hai: Nội dung thanh tra chính là các nội dung được quy định trong Bộ luật Lao động l994 và các đạo Luật sửa đổi, bổ sung, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (các quy định về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, dạy nghề, …).

Thứ ba: Pháp luật về Thanh tra lao động mang tính thủ tục chặt chẽ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng là hoạt động được thực hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động một cách chính xác, khách quan. Để tiến hành một cuộc Thanh tra lao động, pháp luật lao động quy định thủ tục hết sức chặt chẽ từ khâu ra quyết định thanh tra đến việc chỉ đạo, báo cáo ra kết luận và xử lý kiết luận thanh tra. Tính chặt chẽ của thủ tục thanh tra thể hiện như sau:

- Xác định chặt chẽ chủ thể tiến hành Thanh tra lao động, tức là chủ thể ra quyết định thanh tra, xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 7

- Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra như Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và thành viên Đoàn thanh tra; những biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng trong quá trình thanh tra;

- Quy định thủ tục chặt chẽ từ khâu ra quyết định thanh tra đến các bước thực hiện và nhiệm vụ của từng giai đoạn thanh tra; quy định phương thức thanh tra; thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thanh tra, kết luận thanh tra và xử lý kiến nghị thanh tra…

Thứ tư: Pháp luật về Thanh tra lao động gắn liền với pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật phòng chống tham nhũng.

Ngoài nhiệm vụ thanh tra, Thanh tra lao động có nhiệm vụ rất quan trọng là giải quyết khiếu nại và phòng chống tham nhũng.

2.1.3. Một số nhận xét về pháp luật về Thanh tra lao động

Pháp luật về Thanh tra lao động được xây dựng xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước về lao động, đồng thời được xây dựng trên nền tảng cơ bản là pháp luật về thanh tra nói chung. Nội dung hoạt động của Thanh tra lao động là những nội dung được quy định trong pháp luật lao động (Thanh tra lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, dạy nghề, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…). Vì thế, khi nhìn nhận, đánh giá những ưu, nhược điểm của pháp luật về Thanh tra lao động phải đặt nó trong mối liên hệ với pháp luật thanh tra nói chung và pháp luật lao động. Cũng như Thanh tra Bộ, ngành khác, Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động. Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích các quy định của pháp luật lao động về Thanh tra lao động, các văn bản pháp luật có liên quan, có thể nhận thấy pháp luật về Thanh tra lao động của Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế sau đây:

2.1.3.1. Những ưu điểm của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay

Một là, quy định của pháp luật về Thanh tra lao động đã điều chỉnh tương đối toàn diện các lĩnh vực của quản lý nhà nước về lao động.

Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về lao động theo quy định tại Khoản 6 Điều 180 Bộ luật Lao động năm 1994. Sau khi Luật Thanh tra được ban hành, các văn bản pháp luật quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội cũng được ban hành, mặc dù với số lượng không

nhiều nhưng các văn bản này là sự cụ thể hóa các quy định về tổ chức, hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động và phần nào phản ánh được sự đầy đủ của pháp luật lao động về Thanh tra lao động, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Hai là, pháp luật lao động đã phân định rõ hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính hiện nay là kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm tăng cường công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các cấp. Pháp luật lao động quy định rõ chức năng của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 185 Bộ luật Lao động - được sửa đổi, bổ sung năm 2002); nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra nhà nước về lao động (Điều 186 Bộ luật Lao động - được sửa đổi, bổ sung năm 2002), tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, quyền, nghĩa vụ của Thanh tra viên, cộng tác viên, quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương tiện và kinh phí hoạt động, nhằm tránh lạm quyền, gây khó khăn, phiền hà và làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

Ba là, pháp luật lao động quy định bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, chống tham nhũng của cơ quan Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo sự thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

Bốn là, pháp luật về Thanh tra lao động đã đáp ứng yêu cầu cơ bản của hội nhập quốc tế

Việt Nam đã phê chuẩn nhiều Điều ước quốc tế về lao động, trong đó có Công ước số 81 về Thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại và đã phần nào nội luật hóa các quy định của Công ước trên thông qua các quy

định về Thanh tra nói chung và Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng.

Năm là: Đã kịp thời bổ sung các văn bản đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động; Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.

2.1.3.2. Hạn chế của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay

Một là, hạn chế trong quy định về cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra Khoản 1, Điều 23 Luật Thanh tra quy định: "Cơ quan thanh tra theo

ngành, lĩnh vực gồm có: a) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ; b) Thanh tra sở". Theo tinh thần này, không có tổ chức thanh tra chuyên ngành ở cục, tổng cục thuộc bộ. Ở mỗi bộ chỉ thành lập một tổ chức thanh tra, đó là Thanh tra bộ. Thanh tra bộ sẽ có một bộ phận làm nhiệm vụ thanh tra hành chính và một bộ phận làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện Luật Thanh tra, Chính phủ và các bộ ban hành các văn bản pháp luật có những quy định không phù hợp với quy định của Luật Thanh tra, dẫn đến tình trạng thanh tra chuyên ngành được tổ chức khác nhau (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 31/2006/NĐ-CP quy định "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Thanh tra Bộ và Thanh tra Tổng cục dạy nghề"). Luật Thanh tra vừa được quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII (sau đây gọi là Luật Thanh tra 2010) quy định: Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ...không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện (Khoản 1 Điều 30). Theo nhận định chung thì khi Luật này có hiệu lực, việc triển khai thực hiện quy định trên đây sẽ gặp một số khó khăn nhất định về quản lý cũng như hoạt động trên thực tế.

Hai là, hạn chế trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động

Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động đã thay thế và khắc phục những quy định không còn phù hợp với thực tiễn của Nghị định số số 113/2004/NĐ- CP ngày l6/5/2004 quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Theo đó, mức phạt cao nhất trong Nghị định số 113 là

20.000.000 đồng nay được quy định là 30.000.000 đồng; một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động chưa được quy định trong Nghị định số 113 nay được bổ sung trong Nghị định số 47/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, tại Điều 23 Nghị định này không quy định về thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Tổng cục dạy nghề. Trong khi đó, tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 31/2006/NĐ-CP lại quy định thẩm quyền này của Chánh Thanh tra Tổng cục dạy nghề là "xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật". Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng không có quy định này. Như vậy, vô hình dung, có khoảng trống trong việc dẫn chiếu pháp luật hoặc đó là sự không thống nhất trong quy định của pháp luật lao động về thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính.

Ba là, về thẩm quyền ra kết luận thanh tra

Thanh tra lao động nói riêng và Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung tuân thủ các quy định của pháp luật Thanh tra về thẩm quyền ra quyết định thanh tra. Theo quy định, Trưởng đoàn thanh tra không được quyền ra bản kết luận thanh tra, mà việc ra văn bản kết luận thanh tra thuộc phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra là thủ trưởng cơ quan thanh tra (Điều 36, Điều 43 Luật Thanh tra). Quy định này không phù hợp trên thực tế. Vì, Trưởng đoàn thanh tra và Thanh tra viên trong đoàn là người trực tiếp tiến hành thanh tra, trực tiếp tiếp xúc và làm việc với đối tượng thanh tra, là người thu thập tài liệu, chứng cứ, lập hồ sơ thanh

tra, nắm rõ diễn biến vụ việc. Tuy nhiên, Trưởng Đoàn thanh tra không được ra kết luận thanh tra - một văn bản quan trọng phản ánh diễn biến, tình tiết của vụ việc, nó đề xuất biện pháp xử lý và đưa ra kiến nghị. Điều đó đồng nghĩa với việc Trưởng đoàn thanh tra không phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc nảy sinh tình trạng xử lý nội bộ, kiểm điểm, phê bình từ phía lãnh đạo cơ quan thanh tra; dẫn đến tình trạng thanh tra hời hợt, thiếu trách nhiệm từ phía Trưởng đoàn thanh tra và Thanh tra viên. Tuy nhiên, Luật Thanh tra 2010 vẫn giữ nguyên quy định này, và bổ sung quy định về xử lý hành vi vi phạm của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên...

Bốn là, về chế tài bảo đảm thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra

Pháp luật Thanh tra quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra trong việc áp dụng các biện pháp để thực hiện trách nhiệm của mình được xác định trong kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, và trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan đã yêu cầu trong thời hạn 10 ngày (Điều 47 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra). Tuy nhiên, pháp luật về thanh tra lại chưa có các quy định xử lý vi phạm về thời hạn cũng như trách nhiệm áp dụng các biện pháp thực hiện kết luận thanh tra, trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan đã yêu cầu của đối tượng phải thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra. Do đó, các cuộc thanh tra dù có chất lượng, đầu tư nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn mang tính "nửa vời", không đạt được mục tiêu triệt để. Những hạn chế này đã được khắc phục trong Luật Thanh tra 2010 (Điều 41).

Năm là, một số quy định về thủ tục thanh tra còn bất cập, không phù hợp

Trên thực tế, không phải cuộc thanh tra nào cũng tiến hành theo thủ tục chung quy định tại Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 ban

hành quy chế hoạt động của Đoàn Thanh tra và Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra. Tại điều 8 Thông tư 02 quy định thông báo về việc công bố quyết định thanh tra, Điều 9 quy định về công bố quyết định thanh tra. Tuy nhiên, Điều 187 Bộ luật Lao động 1994 quy định quyền thanh tra, điều tra những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước của Thanh tra viên lao động. Tại Điều 190 Bộ luật Dân sự 1994 quy định "Thanh tra viên lao động trực tiếp giao quyết định cho đương sự", "Quyết định của Thanh tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành".

Như vậy, đã có sự không phù hợp giữa các quy định của pháp luật thanh tra và Thanh tra chuyên ngành. Nên chăng, pháp luật thanh tra chỉ quy định các thủ tục chung về thanh tra, còn nội dung cụ thể nên được quy định trong thanh tra chuyên ngành.

Sáu là, về thời hạn ban hành quyết định thanh tra (Khoản 1 Điều 43 Luật Thanh tra)

"Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra". Đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành thì đây là quy định khó thực hiện, đặc biệt khi thanh tra ở nhiều địa phương xa về khoảng cách địa lý và đặc biệt trong trường hợp người ra quyết định thanh tra yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.

Ở nước ta, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là một trong các Bộ có phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành và có đối tượng thanh tra rất rộng. Do đó, cần phải có một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, quy định toàn diện tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra được tiến hành đúng pháp luật và có hiệu quả.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí