và xã hội, Phòng Thanh tra Chính sách Lao động, Phòng Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động, Phòng Tổng hợp và Thanh tra hành chính, Phòng Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Mỗi phòng đảm nhiệm chức năng thanh tra từng lĩnh vực khác nhau và được giao cho các Phó Chánh Thanh tra trực tiếp phụ trách. Chánh Thanh tra phụ trách công việc chung.
Thanh tra Tổng cục Dạy nghề là cơ quan của Tổng cục Dạy nghề. Thanh tra Tổng cục Dạy nghề có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Thanh tra Sở cũng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.
Tại Thanh tra Tổng cục Dạy nghề và Thanh tra Sở không tổ chức thành các phòng, chỉ có các cán bộ thanh tra thực thi nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra.
2.2.1.2. Về chức năng, nhiệm vụ
Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh hành chính và thanh tra chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
* Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đơn vị; thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trên phạm vi cả nước.
Để thực hiện chức năng của mình, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ và quyền hạn: Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước; xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giúp Bộ trưởng tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ; thực hiện hợp tác quốc tế…
* Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Tổng cục Dạy nghề
Thanh tra Tổng cục Dạy nghề thực hiện chức năng chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Dạy nghề.
Thanh tra Tổng cục Dạy nghề có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề; thanh tra việc chấp hành pháp luật thuộc lĩnh vực dạy nghề; xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với quy phạm pháp luật; giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ giải
quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề.
* Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở
Thanh tra Sở giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đơn vị; thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Với chức năng đó, Thanh tra Sở có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, thương binh và xã hội; giúp Giám đốc Sở tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị huỷ bỏ quyết định trái pháp luật về lao động, thương binh và xã hội.
Như vậy, Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề và Thanh tra các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2002 có hiệu lực thi hành, Bộ và các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành sáp nhập từ ba tổ chức Thanh tra An toàn lao động, Thanh tra Vệ sinh lao động và Thanh tra Chính sách lao động xã hội thành Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở với chức năng vừa thực hiện thanh tra hành chính (thanh tra nội bộ) và thanh tra chuyên ngành. Đối với Thanh tra Bộ đã thành lập các phòng thanh tra chuyên môn. Thanh tra Tổng cục Dạy nghề với biên chế từ 4 đến 5 người không chia thành các phòng. Riêng Thanh tra các Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, do số lượng thanh tra viên hạn chế (có sở chỉ có 2 cán bộ làm tác thanh tra) nên các cán bộ làm công tác thanh tra phải đảm đương tất cả các công việc thanh tra mà Sở quản lý. Với cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua Thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội đã cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và bước đầu đạt được những kết quả đáng khả quan, giúp Bộ hoàn thành tốt chức năng quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội.
2.2.2. Các kết quả đạt được
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp, sự phối hợp, cộng tác và giúp đỡ của các đơn vị trong và ngoài ngành, cùng với sự phát triển của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội với chức năng thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động - thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước đã có những bước tiến mới, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của ngành. Đặc biệt từ khi Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội áp dụng phương thức chuyển từ thanh tra đoàn sang thanh tra vùng (năm 2005), công tác thanh tra đã được nâng lên rõ rệt cả về chất và lượng.
Mỗi năm, thanh tra ngành đã tiến hành thanh tra ở tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành như lao động, việc làm, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, chính sách đối với người có công, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội... Qua thanh tra, các Đoàn đã phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, thu hồi về ngân sách Nhà nước tiền chi sai đối tượng, chi không đúng mục đích. Ngoài ra, thanh tra ngành còn giải quyết dứt điểm đơn thư
khiếu nại, tố cáo, hỏi, kiến nghị, từ đó có những đề xuất đối với cơ quan quản lý để sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp.
Tất cả các kết quả đạt được về các mặt công tác của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được đánh giá qua các hoạt động chủ yếu sau đây:
2.2.2.1. Công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
* Tại Thanh tra Bộ
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong năm 2004, Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại 153 doanh nghiệp. Qua thanh tra, các Đoàn đã có 808 kiến nghị với các doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty và các tỉnh, thành. Sau khi kết thúc mỗi đợt thanh tra, các Đoàn Thanh tra đã có báo cáo chi tiết và dự thảo công văn trình Lãnh đạo Bộ ký gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các Tổng công ty để chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật lao động.
Năm 2005 là năm Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiều đổi mới. Đó là việc ban hành và tổ chức thực hiện Quyết định số 198/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/3/2005 ban hành Quy chế tạm thời sử dụng Phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động và Quyết định số 199/QĐ- BLĐTBXH ngày 07/3/2005 ban hành Quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng. Nội dung này được thực hiện thí điểm tại 11 tỉnh, thành phố và 11 Tổng công ty trong phạm vi cả nước, kết quả đạt được như sau: có 2.477 doanh nghiệp được phát phiếu tự kiểm tra, số sai phạm theo phiếu là 4.556, bình quân mỗi doanh nghiệp có khoảng 3,13 sai phạm.
Qua một năm thực hiện thí điểm phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố đều đánh giá cao hiệu quả của việc phân vùng thanh tra và áp dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật. Ngoài ưu điểm là kiểm soát việc thực hiện pháp luật lao động đối với số lượng lớn doanh nghiệp thì phương thức thanh tra mới này còn có tác dụng tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến từng doanh nghiệp; phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật lao động; nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp đối với người lao động và việc tuân thủ pháp luật lao động. Các tỉnh, thành phố và Tổng công ty đều kiến nghị sớm hoàn thiện Phiếu tự kiểm tra và tổ chức triển khai trong toàn quốc.
Song song với việc tổ chức triển khai thanh tra viên phụ trách vùng thì công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động cũng được thực hiện tại 65 doanh nghiệp thành viên thuộc các Tổng công ty và các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Trên cơ sở đó Chánh Thanh tra Bộ đã có 425 kiến nghị yêu cầu các Tổng công ty và các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động.
Trên cơ sở tổ chức thực hiện thí điểm năm 2005 có hiệu quả, năm 2006 Bộ trưởng đã ban hành hai quyết định: Quyết định số 01/2006/QĐ- BLĐTBXH ngày 16/02/2006 ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng và Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/02/2006 ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động thay thế Quyết định 198/QĐ- BLĐTBXH và Quyết định số 199/QĐ-BLĐTBXH. Với cơ sở pháp lý như vậy, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã cải tiến mạnh mẽ hoạt động thanh tra lao động trong toàn ngành, nâng cao được năng lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra.
Từ số liệu của các năm cho thấy: Số doanh nghiệp được thanh tra trong năm 2006 bằng 1,6 lần so với năm 2005, số kiến nghị nhiều hơn năm 2005 là 293 và hơn năm 2004 là 98, số tiền xử phạt thu được là 247.5 triệu đồng (năm 2004 không có quyết định xử phạt nào, năm 2005 chỉ thu được 171,2 triệu đồng). Với tần suất thanh tra ngày càng tăng và số kiến nghị ngày càng nhiều đã chứng minh cho việc đổi mới phương thức thanh tra theo hướng thanh tra viên phụ trách vùng là hoàn toàn đúng đắn.
Các sai phạm chủ yếu được phát hiện qua thanh tra là: chưa ký kết hợp đồng lao động, không xây dựng định mức lao động, không xây dựng thang bảng lương và đăng ký với cơ quan có chức năng; không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm không đúng mức quy định...
Kết quả đạt được về công tác thanh tra thực hiện pháp luật lao động của Thanh tra Bộ trong 3 năm được thể hiện tại bảng 2.1.
Bảng 2.1: Công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại Thanh tra Bộ
Nội dung thanh tra | Số doanh nghiệp được thanh tra | Số kiến nghị | Số quyết định xử phạt | Số tiền xử phạt (triệu đồng) | |||||||||
2004 | 2005 | 2006 | 2004 | 2005 | 2006 | 2004 | 2005 | 2006 | 2004 | 2005 | 2006 | ||
1 | Phối hợp Thanh tra Sở | 36 | 31 | 102 | 355 | 176 | 576 | 1 | 02 | 10.5 | |||
2 | Thanh tra Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo kế hoạch | 48 | 46 | 20 | 181 | 314 | 176 | ||||||
3 | Thanh tra doanh nghiệp có sử dụng amiăng | 56 | 13 | 244 | 66 | 01 | 20 | ||||||
4 | Việc thực hiện quy định của pháp luật về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài | 20 | 19 | 19 | 112 | 111 | 90 | 7 | 05 | 115,2 | 95.5 | ||
5 | Thanh, kiểm tra liên ngành | 15 | 28 | 55 | 90 | 175 | 163 | 6 | 132 | ||||
6 | Thanh tra theo đơn tố cáo | 1 | 01 | 11 | 9 | 01 | 45,5 | ||||||
Tổng số | 175 | 125 | 210 | 982 | 787 | 1080 | 9 | 14 | 171.2 | 247.5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thanh Tra Là Phương Thức Bảo Đảm Quyền Dân Chủ Của Nhân
- Mô Hình Tổ Chức Thanh Tra Lao Động Ở Một Số Nước
- Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Về Thanh Tra Ngành Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội
- Kết Quả Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động Tại Các Sở
- Kết Quả Thanh Tra Thực Hiện Chính Sách Người Có Công Và Xã Hội Tại Các Sở
- Kết Quả Tiếp Công Dân, Xử Lý Thư Đơn Và Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Tại Các Sở Năm 2006