Sự Cần Thiết Phải Tiến Hành Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Vay Vốn Xét Về Phía Ngân Hàng (Người Cho Vay)


những thiếu sót trong quá trình soạn thảo để bổ sung kịp thời. Nhờ vậy, chủ đầu tư có thể khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn. Ngoài hiệu quả dự án, mục đích thẩm định còn xem xét đến những rủi ro, những trở ngại có thể gặp phải khi thực hiện dự án nhằm có đối pháp quản lý.

1.1.4.2. Sự cần thiết phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn xét về phía Ngân hàng (người cho vay)

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên “đi vay để cho vay”. Do đó khi quyết định cho vay DAĐT có nghĩa Ngân hàng đã đem tiền của những tiết kiệm giao cho người đi vay đồng thời lãnh lấy trách nhiệm nặng nề là khả năng rủi ro luôn luôn rình rập. Sự thành công hay thất bại đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, vì vậy công tác thẩm định DAĐT nhằm các mục đích sau:

- Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay.

- Thông qua những thông tin và kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình thẩm định nhiều dự án khác nhau, NHTM chủ động tham gia góp ý cho chủ đầu tư nhằm bổ sung, điều chỉnh những nội dung còn thiếu sót trong dự án, góp phần nâng cao tính khả thi của dự án.

- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, đảm bảo vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vừa có khả năng thu hồi vốn đã cho vay đúng hạn (cả gốc và lãi).

1.2. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình thẩm định DAĐT riêng. Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình TĐDA cụ thể, bao gồm nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi như sau: [18]


Bảng 1.1: Tóm tắt quy trình thẩm định dự án


Các giai đoạn của

quy trình

Nguồn và nơi cung cấp thông tin

Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai đoạn

Kết quả của mỗi giai đoạn

(1)

(2)

(3)

(4)

Lập hồ sơ

đề nghị cấp tín dụng

- Khách hàng đi vay cung cấp thông tin

- Tiếp xúc, phổ biến và hướng

dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

- Hoàn thành bộ hồ sơ để

chuyển sang giai đoạn sau

Thẩm định dự án

- Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước chuyển sang.

- Các thông tin bổ

sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ,...

- Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện

- Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay

Quyết định đầu tư

Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định .

- Các thông tin bổ sung

Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả thẩm định

Quyết định cho vay hoặc từ chối tùy theo kết quả thẩm định

- Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng cho vay, hợp đồng công chứng, và các loại hợp

đồng khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 4

Thu thập thông tin

Tiếp nhận hồ sơ khách hàng

Lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương, sở chuyên ngành, đại phương liên quan

Xuống tại chỗ khách hàng

Phòng tín dụng tổ chức thẩm định

Lập báo cáo thẩm định

Ở đây, chỉ trình bày các bước căn bản của một quy trình thẩm định DAĐT vay vốn của một ngân hàng thương mại được thể hiện theo sơ đồ sau: [32]

Khách hàng lập dự án đề nghị vay vốn




Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị tổ chức thẩm định lại

Lập báo cáo thẩm định

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

Ký hợp đồng

Giám đốc NHTM


Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư vay vốn


1.2.1. Lập hồ sơ dự án đầu tư để nghị vay vốn tại Ngân hàng thương mại

Lập hồ sơ DAĐT là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại dự án yêu cầu và quy mô dự án, cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:

+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng

+ Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng.

+ Thông tin về bảo đảm tín dụng.

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:

a/ Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)

b/ Hồ sơ pháp lý: (Giấy chứng đăng ký kinh doanh; Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao y có chứng thực))

c/ Hồ sơ về người vay vốn: (Chứng minh thư (copy), lý lịch (theo mẫu của ngân hàng) của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Chủ đầu tư dự án,);

d/ Hồ sơ về quản trị và điều hành: (Cơ cấu tổ chức (bản sao y có chứng thực), Điều lệ/Quy chế hoạt động của đơn vị; Đại diện đơn vị, Quyết định bổ nhiệm hội đồng quản trị hoặc giấy chứng nhận về kinh nghiệm kinh doanh)

e/ Hồ sơ tài chính: (Bảng cân đối kế toán (theo mẫu ngân hàng-trường hợp công ty có sách tổng hợp tình hình tài chính và tổng hợp tài chính); Bảng báo cáo thu nhập (theo mẫu của ngân hàng); Việc hoạt động tài khoản tiền gửi (báo cáo lưu chuyể tiền tệ 1-2 năm gần nhất), thuyết minh báo cáo tài chính; (trường hợp dự án mới hoặc mở rộng kinh doanh), Bản bình luận kinh tế của dự án, kế hoạch tiến hành kinh doanh);

f/ Tài liệu về kinh doanh: Hợp đồng và quyết định khác từ bên liên quan: (Giao ước nhận thầu, hợp đồng giao ước mua-bán, dịch vụ; tài liệu liên quan đến kinh doanh: Giấy tờ khẳng định quyết toán, giấy kiểm tra việc, giao ước mua-trả và giấy tờ khác có liên quan)

g/ Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay: Tài sản là bất động sản: Hồ sơ nhà và đất


h/ Tài liệu khác theo ngân hàng yêu cầu

Ghi chú: - Các hồ sơ khác có liên quan do chủ đầu tư gởi (nếu có)

- Tùy theo tính chất dự án, phòng tín dụng có thể đề nghị chủ đầu tư bổ sung các hồ sơ cần thiết để phục vụ công tác thẩm định

1.2.2. Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại


Lập hồ sơ xin vay

Khách hàng nộp hồ sơ

Thu thập thông tin

Thẩm định ban đầu

Thẩm định chi tiết

Lập báo cáo thẩm định

Từ chối

Quyết định cho vay

Thẩm định dự án vay vốn là thẩm định khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng. Mục tiêu của TĐDA vay vốn là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiết hại có thể xảy ra. Mặt khác, TĐDA vay vốn còn quan tâm đến việc kiểm tra tính nhận thức của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.


Ký hợp đồng

Phát hành thư cho khách hàng

Sơ đồ 1.2: Quá trình thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại

Quy trình này gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra trước khi cho vay: Là kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà cốt lõi vấn đề là đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình đầu tư của ngân hàng, do đó ngân hàng đã thành lập tổ chuyên trách để chuyên sâu vào công tác thẩm định, góp phần nâng cao hiệu quả của dự án vay vốn.

- Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng


vốn vay, kịp thời phát hiện và xử lý. Trong giai đoạn này bao gồm: kiểm soát tiền vay để chi trả đúng đối tượng, đúng mục đích, thu thập các chứng từ thanh toán, sử dụng vốn vay lưu trong hồ sơ xin vay.

- Kiểm tra sau khi cho vay: Trong giai đoạn này tiếp tục duy trì kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, chủ động kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích hoặc nguy cơ gây mất vốn để có biện pháp xử lý kịp thời. Xem xét xử lý các khó khăn vướng mắc phát sinh, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục cho phù hợp.

Để làm rõ khái niệm trên chúng ta xem xét quy trình đó. Đó chính là một quy trình liên tục kể từ khi lập hồ sơ xin vay của khách hàng cho đến khi kết thúc quan hệ tín dụng, chúng ta thực hiện theo các bước như:

Bước 1: Nhân viên tín dụng tiếp xúc, hướng dẫn, phỏng vấn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ (Giấy đề nghị. Hồ sơ pháp lý. Phương án/Dự án), có sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện phải báo cáo khách hàng bổ sung thêm tài liệu theo yêu cầu cần thiết của ngân hàng. Nếu hồ sơ đủ điều kiện tín dụng, nhân viên tín dụng ghi nhận hồ sơ vào sổ sách biên bản theo dõi,

Bước 2: Trưởng phòng tín dụng cùng với cán bộ thực hiện công việc thẩm định thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi, lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương, sở chuyên ngành, địa phương liên quan. Cán bộ người trách nhiệm thẩm định phải kiểm tra, sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích và lập kế hoạch thẩm định, thẩm định DAĐT chi tiết như: thẩm định tính khả thi, phân tích đánh giá DAĐT theo yêu cầu và nội dung TĐDA như: Về phương diện pháp lý, khía cạnh thị trường, về kỹ thuật công nghệ của dự án, về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án, về mặt tài chính, về môi trường sinh thái, về kinh tế xã hội và giấy tờ về đảm bảo nợ. Người trách nhiệm thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở DAĐT và lập biên bản, báo cáo kết qủa thẩm định DAĐT theo mẫu của ngân hàng, đề xuất ý kiến, ưu, nhược điểm của DAĐT và những rủi ro sẽ có xảy ra trong khi thực hiện hoạt động


DAĐT trình lên cấp trên tổ chức Hội đồng tín dụng/Hội đồng quan trị tái thẩm định) theo quy định của ngân hàng.

Bước 3: Hội đồng tín dụng/Hội đồng quan trị tái thẩm định. Người trách nhiệm thẩm định DAĐT lên trình bày bảo vệ kết quả thẩm định nêu rõ lý do kỹ càng kết luận về khả năng thu hồi nợ vay, ưu, nhược điểm, các ủy viên trong buổi họp đề xuất ý kiến, chủ tọa hội nghị tổng hợp những ý kiến và kết quả thẩm định, thư ký buổi họp trách nhiệm lập biên bản, báo cáo trình lên người có thẩm quyền xem xét lại phê duyệt cho phép đầu tư hay không ?.

Bước 4: Báo cáo thẩm định DAĐT được gửi tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét lại, có ý kiến quyết định cho phép đầu tư hay không ?. Ký quyết định và gửi tới cấp dưới theo bước.

Bước 5: Phòng tín dụng phát hành thư thông báo cho khách hàng:

- Nếu không cho vay phải nêu rõ lý do chi tiết từ chối cho khách hàng

- Khi được thông báo chấp nhận cho vay, khách hàng có thể thương lượng lại khoản vay như: Thời hạn, lãi suất, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo (các giấy tờ tài sản đảm bảo khi được chấp nhận cho vay và ký hợp đồng phải nộp giấy tờ tài sản bản chính (giấy quyền sử dụng đất khung đồng và giấy khác có liên quan...)).

Đối với hồ sơ vay vốn những làn sau của khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng thì cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ khách hàng, tổ chức thẩm định làm theo như nói trên.

1.3. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN

Thẩm định tín dụng thực chất là thẩm định DAĐT, do khách hàng lập và nộp cho Ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn, dựa trên quản điểm của Ngân hàng. Nhiệm vụ của nhân viên tín dụng khi TĐDA là phát hiện những điểm sai sót, những điểm đáng nghi ngờ hay những điểm chưa rõ ràng của dự án và cùng với khách hàng thảo luận, làm sáng tỏ thêm nhằm đánh giá chính xác và trung thực được thực chất của dự án.

Thẩm định DAĐT đối với các dự án vay vốn của ngân hàng phải tuân theo các quy định trong các văn bản quản lý của ngân hàng theo từng dai đoạn. Song nhìn chung các nội dung thẩm định đều gắn chặt với việc xác định


tính khả thi của DAĐT và thường bao gồm những nội dung cơ bản mà cán bộ thẩm định thường phân tích để đánh giá dự án vay vốn. Tuỳ theo quy mô đầu tư, hình thức và nguồn vốn đầu tư, yêu cầu về nội dung thẩm định của từng loại dự án có sự khác biệt nhau, tuy nhiên có thể cần được xem xét, đánh giá hai nội dung quan trọng như: Thẩm định chung bản thân dự án và thẩm định khách hàng vay vốn

1.3.1. Thẩm định bản thân dự án vay vốn

Ngân hàng kiểm tra thẩm định lại toàn bộ hồ sơ phần thuyết minh và thiết kế của dự án thì khách hàng nộp cho ngân hàng có đủ tiểu chuẩn theo quy định của ngân hàng hay không? Như: Về phương diện pháp lý; về phương diện thị trường; về phương diện kỹ thuật; về phương diện tổ chức quản trị; về phương diện tài chính; về phương diện môi trường và về phương diện kinh tế - xã hội;

1.3.1.1. Về phương diện pháp lý nên thẩm định các nội dung

Tư cách pháp nhân: (Thẩm định hồ sơ pháp lý: Ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp gửi cho Ngân hàng hồ sơ pháp lý theo mẫu để Ngân hàng xem xét như:

Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo luật công ty, giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, biên bản thành lập, giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước. Quyền hạn trách nhiệm đối với các bên trong hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh. Các quy định và quyền hạn trong điều lệ doanh nghiệp. Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm Giám đốc, quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng...

Đối với khách hàng là tư nhân: Phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự, có xác nhận về thân nhân cũng như là giấy tờ tùy thân.

- Trong điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng phải thể hiện rõ phương thức điều hành, tổ chức, quản lý.


- Khách hàng phải có giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, gấy phép ngành nghề còn hiệu lực trong thời gian vay.

- Khách hàng là đơn vị hạch toán phụ thuộc thì cần phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp.

+ Thẩm định năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng.

- Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh: Kiểm tra sự phù hợp trong ngành nghề kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề hiện tại của doanh nghiệp và sự phù hợp với dự án dự kiến đầu tư. Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động và xu hướng phát triển của ngành.

- Quản lý điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp: Trình độ và năng lực chuyên môn của người lãnh đạo doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản trị điều hành và quản lý tài chính của người lãnh đạo. Phẩm chất, tư cách uy tín của người lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp. Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng và hội nhập thị trường. Đoàn kết, thống nhất trong quản trị điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Nếu xét thấy hợp lý thì mới thực hiện các bước tiếp theo. Kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn, hồ sơ DAĐT, hồ sơ tài chính khách hàng, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay... Cán bộ Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ vay vốn đã đủ về số lượng và đáp ứng về các nội dung theo yêu cầu hay chưa? Nếu chưa phải hướng dẫn khách hàng bổ sung các nội dung theo yêu cầu. Những vấn đề có liên quan khi đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn: Xem xét sự phù hợp của dự án với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quy hoạch phát triển tổng thể ngành, quy hoạch xây dựng. Thẩm định các giấy tờ cơ sở pháp lý của dự án như: (Tên, địa chỉ đăng ký, số điện thoại, fax; Giấy phép đăng ký kinh doanh; Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ; Các thông tin chi tiết về cổ đông, đối tác; Chế độ kế toán, kiểm toán và cơ quan kiểm toán gần đây nhất đã thực hiện kiểm toán doanh nghiệp) các quyết định về việc thực hiện dự án, quyết định phê duyệt địa điểm công trình, bản thiết kế kỹ thuật dự án, các công văn, quyết

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí