Đặc Điểm Của Ngân Hàng Ngoại Thương Lào Ảnh Hưởng Đến Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư


được các vấn đề phức tạp liên quan đến công tác tính toán và mở rộng khả năng cung cấp thông tin cho cán bộ thẩm định. Hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại giúp cán bộ thẩm định có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu khổng lồ để lựa chọn các thông tin thích hợp, xử lý một khối lượng thông tin lớn nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời giảm được rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý bằng tay như trước đây.

Qua phân tích những nhân tố trên, NHNT Lào phải có chiến lược đầu tư phát triển nâng cao chất lượng cho kịp thời đại hiện nay đặc biệt yếu tố con người và cơ sở vật chất để có các tác động giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng của công tác thẩm định DAĐT ngày càng tăng lên.

2.1.2.2. Các nhân tố khách quan

Yếu tố bên ngoài có tác động rất lớn tới chất lượng thẩm định như: Môi trường vĩ mô và thông tin từ phía chủ đầu tư

* Về môi trường vĩ mô:

- Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước: Hiện nay tại Lào những văn bản pháp lý, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước về thẩm định dự án chưa đầy đủ. Sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản luật, dưới luật về các lĩnh vực liên quan kết hợp với sự quản lý, thanh tra, kiểm soát lỏng lẻo của các cơ quan chức năng Nhà nước cũng làm thay đổi tính khả thi của dự án và gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chế trong việc thu thập những thông tin chính xác đến các tổ chức tín dụng.

- Tác động của lạm phát: Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc TĐDA. Lạm phát không ổn định, bền vững gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Lạm phát lên hay xuống cũng có sự tác động khó khăn cho việc thẩm định DAĐT.

- Tỷ giá hối đoái: Là một yếu tố có ảnh hưởng tới việc thẩm định DAĐT vì nó có ảnh hưởng trức tiếp đến giá cả của dự án. Tỷ giá hối đoái gây nên sự thay đổi về số lượng nhập-xuất khẩu sản phẩm theo cung cầu của thị trường tiêu dùng. Mức độ tỷ giá hối đoái cũng khó dự đoán như lạm phát vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

- Môi trường kinh tế: Là một yếu tố quan trọng cũng có những ảnh


hưởng đáng kể đến chất lượng thẩm định của Ngân hàng, trong thời gian vừa qua, nền kinh tế phát triển ổn định chưa bền vững, giá cả phản ánh cung cầu trên thị trường chưa chắc, chủ đầu tư có thông tin chưa đầy đủ, và không chính xác gây ra khó khăn công tác thẩm định DAĐT, thì trong quá trình thẩm định cũng như vận hành dự án có thể làm những dự đoán trở nên sai lệch.

- Môi trường chính trị: Việc thẩm định DAĐT của Ngân hàng bên Lào dựa vào môi trường chính trị thì là không lo lắng bởi vì môi trường chính trị của Lào hiện nay ổn định tốt đẹp, công bằng xã hội, là điều kiện trước hết để nền kinh tế phát triển.

- Môi trường tự nhiên: Trong thời gian vừa qua nhiều nơi gặp thiên tai (lũ lụt và H5N1) tác động tới công tác thẩm định DAĐT của NHNT Lào vì có một số dự án gặp khó khăn khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả, địa chất công trình yếu... thì đương nhiên đòi hỏi công tác TĐDA tốn kém cả về thời gian và tài chính.

* Về phía chủ đầu tư: Chủ đầu tư là người lập nên bộ hồ sơ vay vốn gửi lên Ngân hàng. Những tài liệu này là cơ sở chính để Ngân hàng xem xét thẩm định dự án. Vì thế, tính trung thực, đầy đủ và kịp thời của các dữ liệu, trình độ lập, thẩm định cũng như thái độ hợp tác của chủ đầu tư là một yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT của Ngân hàng.

2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO

2.2.1. Giới thiệu ngân hàng Ngoại thương Lào

Ngân hàng Ngoại thương Lào, tên giao dịch quốc tế là Banque pour le Commerce Exterieur Lao (viết tắt BCEL) là một NHTM quốc doanh, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1975, khi đó NHNT Lào là một trong những chi nhánh NHNN, làm nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách của Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đặc biệt với các Ngân hàng quốc tế; thay mặt Chính phủ liên hệ với quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng; giữ tài khoản và quản lý tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Chính phủ ở nước ngoài; ngoài ra, còn nhận uỷ thác quản lý, sử dụng vốn ODA và chịu trách nhiệm thanh toán nợ cho chủ nợ quốc tế. Đến năm 1985, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra các chính sách xây dựng và cải tạo đất nước, đổi mới cơ cấu kinh tế. Nghị


quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã cụ thể hoá và phát triển những điểm mới trong đường lối chính sách của Đảng thành hiện thực "xoá bỏ cơ chế tập trung quan liệu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đổi mới chính sách đối ngoại, đa phương hoá quan hệ quốc tế", theo đó việc đổi mới hệ thống Ngân hàng nằm trong khuôn khổ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của CHDCND Lào. Trong nghị định số 11/NĐ-CP ngày 30/11/1988 của Chính phủ Lào đã nêu rõ về sự đổi mới hệ thống Ngân hàng "xoá bỏ chế độ bao cấp trong hệ thống Ngân hàng, chuyển hệ thống NHNN một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp: NHNN và NHTM". Vốn điều lệ của NHNT Lào khi đó được Nhà nước xác định là 1,93 tỷ kíp Lào với thời gian hoạt động hơn 20 năm kể từ ngày Thống đốc NHNN ký quyết định thành lập lại theo mô hình chi nhánh NHNN. Hiện nay, Hội sở chính của NHNT Lào đặt tại Đường số 1 Pangkham, bản Xiêngnhưn, huyện Chănthabuly-Thủ đô Viêng Chăn Lào.

Sau gần một năm thí điểm, đến ngày 01/11/1989, NHNT Lào mới bắt đầu chuyển từ chi nhánh NHNN sang NHTM quốc doanh theo Nghị định số 129/NHNN và Nghị định số 4284/NHNN, ngày 11/11/2010 của NHNN Lào bằng vốn điều lệ là 610,43 tỷ kíp Lào và hoạt động kinh doanh đầy đủ mô hình dưới quản lý của NHNN, có trách nhiệm thực hiện các dịch vụ Ngân hàng và tài chính cho khách hàng như: Nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, mở L/C để nhập khẩu hàng hoá, nhận trình L/C để xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thanh toán quốc tế để khuyến khích việc xuất-nhập khẩu và dịch vụ thanh toán trong nước bằng công cụ hiện đại như: Chuyển tiền đi nước ngoài bằng hệ thống SWIFT, chuyển tiền trong nước bằng Fax, bằng hệ thống máy tính Online, bằng Telex, phát hành séc Ngân hàng, dịch vụ đổi tiền ngoài tệ, đáp ứng ngoài tệ cho bộ phận Nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh, công ty tư nhân và những tổ chức quốc tế khác, dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ thẻ ATM 24/24h, hướng dẫn kinh doanh cho khách hàng, dịch vụ bảo hiểm, bảo hiểm các loại của dịch vụ bảo hiểm cách non life, dịch vụ mua-bán chứng khoán (người môi giới thị trường chứng khoán, người nhận phân tích chứng khoán, người tư vấn về việc đầu tư, đảm bảo nợ, quản trị quỹ chứng khoán),


(công cụ tài chính tiền tệ, các trái phiếu) và các dịch vụ khác. Từ đó đến nay NHNT Lào là một Ngân hàng đứng đầu luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Lào. NHNT Lào là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Lào và tham gia Hiệp hội Ngân hàng Châu Á với truyền thống chuyên doanh đối ngoại từ khi mới bắt đầu thành lập, NHNT Lào còn được coi là Ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất trong NHTM Lào. Đồng thời, NHNT Lào còn giữ vai trò chủ lực trong kinh doanh ngoại hối và chủ đạo trên thị trường tiền tệ góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước. Thương hiệu NHNT Lào được xem là biểu trưng cho hệ thống NHTM Lào trong con mắt của cộng đồng trong nước và quốc tế

2.2.2. Đặc điểm của Ngân hàng ngoại thương Lào ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư

Ngân hàng ngoại thương Lào cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, hộ kinh tế cá thể, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp hợp tác, hợp tác xã, cá nhân, đặc biệt các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức tài chính khác, v v...(đặc biệt những dự án khai thác mỏ, đường, cầu, nhà máy điện, công ty xi măng và xi nghiệp khác...) dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính, các hình thức theo quy định của NHNN và dưới các hình thức sau:

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất, kình doanh, dịch vụ đời sống (vốn lưu động).

- Cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các DAĐT phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống (vốn cố định).

- Cho vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ trong trường hợp cần thiết nhưng phải có giấy đảm bảo của Chính phủ (Bộ Tài chính).

* Nghiệp vụ bảo lãnh:

- Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh khác cho tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước theo quy định của NHNN.


- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài).

Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn đối với các tổ chức cá nhân, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

* Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Cung ứng các phương tiện thanh toán.

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.

Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Ngoại thương Lào trước đây là chi nhánh của NHNN, chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên việc thẩm định dễ dàng hơn và hiệu quả cao hơn, còn cho vay theo các dự án rất ít (đa số cho vay theo chỉ định của cấp trên, không được thẩm định kỹ càng về DAĐT như vậy có một số dự án đã thành nợ qua hạn không ít (thành nợ tồn đọng kéo dài đến hôm nay). Từ khi có Pháp lệnh ngân hàng, NHNT Lào trở thành một đơn vị độc lập tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, NHNT Lào đã dần dần củng cố chú trọng hơn đến công tác thẩm định. Trong giai đoạn bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng, trước sự cạnh tranh của các ngân hàng đối thủ nước ngoài, nguy cơ thị phần tín dụng của NHNT Lào bị có hẹp ngày một gần hơn thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đảm bảo an toàn, phát triển cần bắt đầu ngay từ việc cải cách chính sách tín dụng. Tại NHNT Lào đã bước đầu xây dựng chính sách tín dụng, nhưng vẫn chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, chưa thực sự phát huy hiệu quả quản lý ở Hội sở chính và thực thi thông suốt ở các đơn vị trực thuộc và ở mỗi cán bộ tín dụng. Có thể nêu cụ thể đặc biệt là trước năm 2000, một số việc như: Xác định ngành hàng chiến lược, khách hàng chiến lược vẫn còn lúng túng; tăng trưởng tín dụng chưa đi kèm với quản lý rủi ro tín dụng; chính sách lãi suất cho vay còn cứng nhắc, mức lãi suất cho vay hầu như giống nhau đối với tất cả các khoản vay; một số ngành đã thực hiện tách các chức năng quan


hệ khách hàng, thẩm định rủi ro, quyết định tín dụng, quản lý nợ nhưng mới chỉ về mặt hình thức tố chức, thiếu tính độc lập, khách quan... Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả tín dụng còn phải kế đến việc tổ chức hạch toán kinh tế, phân loại nợ, thống kê thông tin tín dụng chưa đảm bảo tính chính xác, minh bạch để làm cơ sở cho việc quản lý tín dụng có hiệu quả; việc tổ chức hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tín dụng còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ và độ tin cậy không cao, chất lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng làm chưa bài bản, chuyên nghiệp...

Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo loại khách hàng năm 2000-2011

Đơn vị: Tỷ kíp Lào



Doanh nghiệp quốc doanh

Doanh nghiệp và cá nhân

Tổng

Số tiền

Tỷ trọng %

Số tiền

Tỷ trọng %

2000

341,99

61,46

214,46

38,54

556,45

2001

526,38

58,18

378,36

41,82

904,74

2002

189,02

58,85

132,18

41,15

321,20

2003

528,15

53,21

464,41

46,79

992,56

2004

508,00

48,18

546,38

51,82

1.054,38

2005

569,20

41,50

802,44

58,50

1.371,64

2006

320,08

36,80

550,77

63,20

870,86

2007

216,19

24,80

656,98

75,20

873,17

2008

279,25

20,20

1.103,18

79,80

1.382,43

2009

261,41

13,80

1.632,89

86,20

1.894,30

2010

248,90

9,20

2.456,57

90,80

2.705,47

2011

410,29

7,98

4.731,27

92,02

5.141,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 10

Nguồn từ bài báo cáo kinh tế hàng năm của NHNT Lào[56]

Công tác thẩm định thuần tuý xem xét trên góc độ tài chính bằng một số chỉ tiêu đơn giản, ít kinh nghiệm, thiếu chặt chẽ. NHNT Lào đã ban hành một "quy trình nghiệp vụ tín dụng", "Sổ tay tín dụng" nhằm hướng dẫn công tác thẩm định cho vay khách hàng từ khi nhận hồ sơ đến khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, tạo mối quan hệ với các tổ chức khác để có thêm thông tin về khách hàng. Trong giai đoạn năm 2006-2011, có một số dự án đã bán cho Công ty mua bán nợ-nhận gửi thu nợ. Trong 11 năm vừa qua ngân hàng đã


chủ trọng củng cố phát triển công tác TĐDA, đến nay việc thẩm định DAĐT đã được xem xét về khía cạnh pháp lý, khía cạnh thị trường, về tổ chức quản lý thực hiện dự án và về mặt tài chính, còn một số khía cạnh khác như: về kỹ thuật công nghệ của dự án, về môi trường sinh thái và về kinh tế xã hội ít khi được thẩm định chỉ dựa vào ý kiến của các Bộ chuyên ngành mà thôi.

2.2.3. Khái quát về quá trình hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào thời gian qua

- Ngân hàng ngoại thương Lào luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng cho vay để đưa nền kinh tế phát triển theo hướng việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Với truyền thống chuyên doanh đóng góp vốn cho vay cho các doanh nghiệp đã làm thay đổi diện mạo kinh tế-xã hội từ khi mới bắt đầu thành lập và hoạt động, giữ vai trò chủ lực trong kinh doanh huy động vốn, cho vay và dịch vụ tài chính, thanh toán khác..., NHNT Lào được đánh giá là một Ngân hàng có uy tín nhất trong các lĩnh vực kinh doanh trung gian, giữa người thừa và người thiếu tiền. Tính đến đầu năm 2012, NHNT Lào đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh không ngừng về quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý DAĐT vay vốn của mình do việc ban hành văn bản bao gồm:

- Quy định số 174/NHNTL, ngày 17/02/2000, về việc thể thức cho vay tiền. NHNT Lào ban hành

- Quy định số 07/NHNTL.2004, ngày 19/02/2004, về việc sử dụng chính sách quản lý rủi ro tín dụng tờ hoàn thiện. NHNT Lào ban hành

- Quy định số 18/NHNTL.2004, ngày 06/12/2004, về việc chính sách xóa nợ và thu hồi nợ không. NHNT Lào ban hành

- Quy định số 19/NHNTL.2004, ngày 06/12/2004, về các bước xóa nợ và thu hồi nợ không. NHNT Lào ban hành

- Thống báo số 172/NHNTL.2004, 16/06/2004, việc xếp loại khách nợ của NHNT Lào.

- Quy định số 09/NHNTL.2005, ngày 12/04/2005, về nhiệm vụ và vai trò của phòng quản lý tín dụng. NHNT Lào ban hành

- Thông tư hướng dẫn số 10/ NHNTL.2005, ngày 23/04/2005, về việc


đơn nghị xin vay, các bước phê duyệt tín dụng và quyền trong việc phê duyệt tín dụng. NHNT Lào ban hành

- Thông tư hướng dẫn số 07/ NHNTL.2006, ngày 09/08/2006, về việc, các bước quản lý tín dụng. NHNT Lào ban hành

- Thông tư hướng dẫn số 08/ NHNTL.2006, ngày 09/08/2006, về việc, các bước giải quyết nợ quá hạn (NPL). NHNT Lào ban hành

- Mệnh lệnh hướng dẫn số 01/NHNN, ngày 29/12/2006, về việc cho vay khách hàng khoản to quá 10% của vốn đăng ký. NHNN Lào ban hành

- Thông tư hướng dẫn số 001/ NHNTL.2007, ngày 23/03/2007, về việc đơn nghị xin vay, các bước phê duyệt tín dụng và quyền trong việc phê duyệt tín dụng (sửa đổi để phù hợp với thực tế và kịp thời). NHNT Lào ban hành

- Thông tư hướng dẫn số 20/ NHNTL.2007, ngày 02/05/2007, Chính sách tín dụng bổ sung về việc quy định khâu tiền vay cho thương mại cá phê. NHNT Lào ban hành

- Thông tư hướng dẫn số 002/ NHNTL.2007, ngày 15/06/2007, Chính sách tín dụng bổ sung về quyền trong việc phê duyệt tín dụng cấp chi nhánh. NHNT Lào ban hành

- Quyết định số 330/NHNN-Thống đốc NHNN, ngày 02/07/2007, về khâu cho vay tín dụng của NHTM. NHNN Lào ban hành

- Bài hướng dẫn số 231/VQL-NHTM-TCTD, ngày 02/07/2007, việc tổ chức thực hiện quyết định về khâu cho vay tín dụng của NHTM. NHNN Lào ban hành

Những văn bản trên đã giúp Ngân hàng để căn cứ, kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay. Sau khi cho vay vốn, Ngân hàng cần có những biện pháp kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục tiêu hay không ?, sử dụng vốn đúng tiến độ thực hiện dự án hay không, có lãng phí nguồn vốn hay không…Nếu như khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không phù hợp với tiến độ đã nêu trong hợp đồng thì Ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra rủi ro.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022