Thẩm Định Tổ Chức, Quản Lý Thực Hiện Dự Án


định về nguồn tài chính thực hiện dự án, tổng dự toán được phê duyệt, biên bản đấu thầu…)

- Đơn xin thành lập doanh nghiệp hoặc công ty

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế

- Điều lệ doanh nghiệp hoặc công ty

- Các văn bản pháp lý khác

1.3.1.2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án

Mọi sản phẩm làm ra đều nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của xã hội. Các nhu cầu này rất đa dạng và có tầm quan trọng khác nhau đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vậy, phân tích thị trường tổng thể giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường nói chung và thị trường của dự án nói riêng thông qua việc:

▪ Thẩm định tình hình cung cầu thị trường hiện tại về sản phẩm của dự

án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.


▪ Xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 5

* Thẩm định cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại: Muốn có cái nhìn tổng quan về thị trường, trước tiên phải thẩm định

tình hình cung cầu hiện tại và quá khứ. Để xác định mức tiêu thụ của thị trường tổng thể (đối với các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng) cần những số liệu thống kê sau đây:

- Số lượng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng cho thị trường

- Khối lượng sản phẩm đó nhập khẩu hàng năm

- Mức tồn kho cuối năm của sản phẩm (tách riêng hàng nội địa và hàng nhập khẩu)

- Giá cả sản phẩm

Nếu sản phẩm thuộc loại có tính năng tương tự thì sự khác nhau về nhãn hiệu có thể dẫn đến sự khác biệt khá lớn về giá cả từng sản phẩm và trong trường hợp này phải chia sản phẩm ra nhiều loại theo mức giá

Bên cạnh việc nghiên cứu lượng cầu hiện tại, thì việc xác định tổng khối lượng cung ứng hiện tại và số lượng sản phẩm cung ứng từ các nguồn.


Vì việc nghiên cứu tổng khối lượng cung ứng hiện tại và số lượng sản phẩm từ các nguồn cung cấp cho chủ đầu tư biết hiện tại cầu đã được đáp ứng như thế nào, bên cạnh đó tìm ra các khoảng trống thị trường và để làm căn cứ, cơ sở cho việc nghiên cứu, dự báo tổng khối lượng và nguồn cung ứng các sản phẩm của dự án trong tương lai.

* Xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án: Để làm rõ những đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án là như thế nào và sản phẩm của dự án thuộc loại gì? Về phương diện kinh tế có thể phân chia sản phẩm theo 2 tiêu thức:

▪ Theo loại thị trường, bao gồm: (Thị trường nội địa và thị trường quốc

tế)

▪ Theo loại sản phẩm, bao gồm: (Các loại sản phẩm thô như xi măng,

sắt thép, phân bón, lúa gạo, khoáng sản. Các sản phẩm có tính năng tương tự nhưng khác nhau về mẫu mã, cách trình bày, về thị hiếu như xe hơi, máy móc, các sản phẩm công nghệ tiêu dùng... Các loại sản phẩm không luân chuyển được như: nhà đất các công trình kiến trúc...)

Đối với mỗi loại sản phẩm và mỗi loại thị trường đòi hỏi phải có một phương pháp nghiên cứu và tiếp thị riêng biệt tuy rằng về đại thể chúng tương tư nhau.

* Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu

* Xác định sản phẩm của dự án

* Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương lai: (Thẩm định cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại và trong quá khứ. Dự báo cầu sản phẩm của dự án trong tương lai. Dự báo cung sản phẩm của dự án trong tương lai)

* Nghiên cứu vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án: (Nhiệm vụ của công tác tiếp thị của dự án. Nội dung cần xem xét khi nghiên cứu công tác tiếp thị của dự án: (Xác định đối tượng tiêu thu sản phẩm của dự án. Lựa chọn các phương pháp giới thiệu sản phẩm. Lựa chọn các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua. Tổ chức mạng lưới tiêu thu sản phẩm))

* Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án


▪ Khả năng cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án: (Khả năng cạnh tranh. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án (Các tiêu chí đó bao gồm: giá cả, chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm)).

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án: (khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án. Nội dung chủ yếu trong nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án).

Những nội dung chi tiết xem trong phần [phụ lục 1]

1.3.1.3. Thẩm định về kỹ thuật công nghệ của dự án

a) Kiểm tra các phép tính toán.

b) Xem xét kỹ những phần liên quan đến nhập khẩu như công nghệ thiết bị vật tư, kể cả nhân lực. Những yếu tố nhập khẩu do lượng thông tin không đầy đủ hoặc thiếu kinh nghiệm các nhà soạn thảo thường dễ bị sơ hở, nhất là giá cả. Do đó cần kiểm tra kỹ.

c) Tỷ lệ nguyên vật liệu trong nước càng cao càng tốt. Không được nhập 100%. Nếu cần thì tổ chức sản xuất, gia công ở trong nước.

d) Thẩm tra địa điểm từ các văn bản pháp lý đến địa điểm cụ thể. Đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng đối với môi trường và trước hết không được mâu thuẫn với quy hoạch.

Phân tích địa điểm xây dựng: Trong phân tích địa điểm xây dựng, cán bộ thẩm định cần xem xét đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nước và thị trường tiêu thụ thay không, có nằm trong quy hoạch hay không ? Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào ? Đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm. Do đó phải lựa chọn địa điểm xây dựng dự án thích hợp, tốt nhất lựa chọn địa điểm thuận lợi về mặt giao thông, gần nơi cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào hoặc gần thị trường tiêu thụ, như vậy sẽ làm giảm bớt chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh.

e) Tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án, đối với điều kiện


nước đầu tư (trình độ, khí hậu,...), khả năng phát triển trong tương lai, tỷ lệ phụ tùng thay thế, điều kiện vận hành, bảo trì.

Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án, công suất thiết kế: Cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích về quy mô, công suất thiết kế của dự án dự kiến là bao nhiêu? Có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không ? Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay sản phẩm đang có sẵn trên thị trường. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm như thế nào ?...

f) Việc thẩm tra kỹ thuật công nghệ phải có ý kiến của chuyên ngành kỹ thuật trên những vấn đề phức tạp từng vấn đề kỹ thuật, như quy trình quy phạm đến các vấn đề kỹ thuật cụ thể, kể cả thẩm tra các khoản chi phí, dự toán, đối chiếu với các công trình tương tự.

Nếu có chuyển giao công nghệ thì phải đối chiếu với Pháp lệnh chuyển giao công nghệ và các văn bản liên quan.

Thẩm định công nghệ kỹ thuật, thiết bị máy móc: Cán bộ thẩm định tiến hành phân tích quy trình công nghệ xem có tiên tiến hay không ? Ở mức độ nào của thế giới ? Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Lào hay không ? Có đảm bảo cho chủ đầu tư nằm bắt và vận hành được công nghệ hay không? Xem xét đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý hay không? Việc giao hàng lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hay không ? Xem xét đánh giá uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không ? Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý hay không? Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã ích lũy của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực và trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể, để có thể đánh giá cụ thể và chính xác hơn. Việc giao lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ dự án hay không?

Quy mô giải pháp xây dựng, kiến trúc: Việc thẩm định máy móc, thiết


bị tương đối phức tạp và đòi hỏi phải hiểu biết trên nhiều phương diện kỹ thuật. Cán bộ thẩm định phân tích, thu thập thông tin về giải pháp xây dựng xem có phù hợp với dự án hay không,. Do đó, cán bộ thẩm định cần tham khảo - Quy mô giải pháp xây dựng, kiến trúc có phù hợp với dự án hay không? Có tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có hay không? Cán bộ thẩm định cần phải xem xét có hạng mục nào cần được đầu tư mà chưa được dự tính hay không? Có hạng mục nào chưa cần thiết hoặc không cần thiết phải đầu tư hay không? Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị hay không?.

Phân tích các tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy: Đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được chủ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành xem xét dự án có phải lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không.

- Phân tích các tác động tới môi trường, phòng cháy chữa cháy: Các giải pháp về môi trường, phòng cháy chữa cháy của dự án có đầy đủ và phù hợp hay không? Đã có các biện pháp thích hợp nhằm xử lý chất thải và chống ô nhiễm môi trường hiệu quả hay chưa?...

1.3.1.4. Thẩm định tổ chức, quản lý thực hiện dự án

- Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án

- Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án

- Đánh giá nguồn nhân lực của dự án: (Số lao động. Trình độ kỹ thuật tay nghề. Kế hoạch đào tạo. Khả năng cung ứng).

1.3.1.5. Thẩm định về mặt tài chính của dự án

Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định DAĐT bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau như: Thẩm định tổng mức vốn đầu tư; thẩm định khả năng huy động vốn; thẩm định tỷ suất “r”; thẩm định doanh thu, chi phí; thẩm định dòng tiền; thẩm định hiệu quả tài chính và thẩm định rủi ro. Mục đích của việc thẩm định DAĐT về mặt tài chính là nhằm xem xét mức doanh lợi về cơ bản có bảo đảm yêu cầu đòi hỏi


của khách hàng hay không ? Ta cần xem xét các mặt sau:

a) Thẩm định tổng mức vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Theo tính chất của các khoản chi phí: Tổng mức đầu tư có thể được chia ra như sau:

Chi phí cố định (vốn cố định) gồm:

- Chi phí xây dựng bao gồm: (Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu được thu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư). Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng. Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện, nước,...), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có))

- Chi phí thiết bị bao gồm: (Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công), chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. Chi phí vận chuyển từ cản và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng kho bãi tại hiện trường. Chi phí lắp đặt thiết bị và thử nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có). Thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình và các khoản chi phí khác có liên quan)

- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất...; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.

- Chi phí quản lý dự án bao gồm: các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí khảo sát xây dựng;


chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế

- kỹ thuật, chi phí thiết kế xây dựng công trình, chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.

- Chi phí khác: gồm cá chi phí cần thiết không thuộc các khoản chi phí

trên.

Các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí

quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng các khoản chi phí khác tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định nhưng là các khoản chi gián tiếp hoặc có liên quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư. Các khoản chi phí này thường được thu hồi đều trong một s năm đầu khi dự án đi vào hoạt động.

* Vốn lưu động ban đầu: Gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu (cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay trong vòng 1 năm) đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật đã dự tính:

► Tài sản lưu động sản xuất (vốn sản xuất) gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ... đang dự trữ trong kho) và tài sản trong sản xuất (giá trị những sản phẩm dở dang).

► Tài sản lưu động lưu thông (vốn lưu thông) gồm: tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông (thành phẩm hàng hoá dự trữ trong kho hay đang gửi bán) và tài sản trong quá trình lưu thông (vốn bằng tiền, các khoản phải thu).

* Vốn dự phòng: Gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

b) Thẩm định khả năng huy động vốn của dự án

c) Thẩm định tỷ suất “r”

d) Thẩm định doanh thu, chi phí

e) Thẩm định dòng tiền

f) Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

g) Thẩm định rủi ro

Những nội dung chi tiết xem trong phần [Phụ lục 2]


1.3.1.6. Thẩm định về môi trường sinh thái

Đây là một nội dung quan trọng cần thẩm định kỹ. Việc thẩm định phải xem xét một cách toàn diện những ảnh hưởng đối với môi trường, nhất là những ảnh hưởng xấu. Cụ thể:

a) Những ảnh hưởng làm thay đổi môi trường sinh thái.

b) Gây ô nhiễm môi trường, mức độ ô nhiễm.

c) Biện pháp xử lý.

d) Kết quả sau khi xử lý.

Các tiêu chuẩn về môi trường đã được Nhà nước quy định cụ thể bằng các văn bản pháp lý, kể cả các phương pháp, thiết bị đo đạc, quan trắc,... Việc thẩm định tiến hành bằng cách so sánh các chỉ tiêu thực tế của dự án về tiếng ồn, độ rung động, nhiệt độ, độ bẩn trong không khí, trong nước,... với các tiêu chuẩn của Nhà nước. Nếu vi phạm tiêu chuẩn thì dự án phải có biện pháp khắc phục. Trong trường hợp cần thiết có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn tương tự của các nước.

1.3.1.7. Thẩm định về kinh tế - xã hội

Ngoài việc xác định tính phù hợp của mục tiêu dự án đối với phương hướng phát triển kinh tế quốc dân, thứ tự ưu tiên, tác dụng của dự án đối với việc phát triển các ngành khác, còn phải thẩm tra, đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Những chỉ tiêu này gồm:

a) Giá trị gia tăng thu nhập quốc dân (Giá trị này càng lớn càng tốt).

b) Tỷ lệ giá trị gia tăng/ Vốn đầu tư tính bằng % nói chung phải đạt hai con số (> 10%).

c) Số chỗ làm việc càng lớn càng tốt.

d) Tỷ lệ mức đóng góp cho ngân sách/ Vốn đầu tư biến động khá lớn tuỳ theo dự án có thuộc diện ưu tiên hay không.

e) Các chỉ tiêu khác như góp phần phát triển các ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần phát triển địa phương chỉ tiêu cần nêu các con số cụ thể nếu tính được.

1.3.2. Thẩm định khách hàng vay vốn (chủ đầu tư)

Đối với khách hàng khi vay vốn đầu tư, các NHTM cần thẩm định: Tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022