PHỤ LỤC 4
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Thông tin chung
-Người phỏng vấn: Cao Xuân H
- Người được phỏng vấn: Nguyễn .X. H
- Sinh năm: 1975
- Nghề nghiệp: Lao động tự do
- Là cha của em học sinh: Nguyễn .X. B, Học sinh lớp 8
Có thể bạn quan tâm!
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 24
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 25
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 26
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 28
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 29
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Phỏng vấn lần 1:
Hỏi: Chúng tôi đang thực hiện một cuộc nghiên cứu về công tác phối hợp, hợp tác giữa gia đình, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục. Câu trả lời của anh chị sẽ giúp chúng tôi hiểu hơn về những công việc mà gia đình, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đã hợp tác cùng nhau trong công tác giáo dục con em mình. Từ đó có thể giúp cha mẹ và các thầy cô giáo chủ nhiệm có những biện pháp hợp tác giáo dục hiệu quả hơn. Vì thế tôi mong các anh chị trả lời thật chính xác tất cả những suy nghĩ, tình cảm và những công việc mà anh chị đã hợp tác với giáo viên chủ nhiệm trong thực tế. Những thông tin của anh chị sẽ được giữ bí mật và chỉ được sử dụng để mô tả nội dung, cách thức hợp tác giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục. Trước tiên chúng tôi cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của anh. Bây giờ chúng ta làm quen với nhau nhé. Tôi tên là H, sinh năm 1977, nghề nghiệp: giảng viên. Thế còn Anh, Anh tên là gì? Năm nay anh bao nhiêu tuổi? Công việc chính của anh là gi ?
Trả lời: Tôi tên là H, Sinh năm 1975, làm nghề tự do
Hỏi: Anh hãy kể cho chúng tôi nghe một chút về gia đình mình nhé. Anh chị sinh được mấy cháu?
Trả lời: Chúng tôi sinh được 2 cháu: 1 trai, 1 gái. Hỏi:Hiện các cháu học lớp mấy rồi?
Trả lời: B là cháu trai đầu, năm nay học lớp 8, còn cháu gái học lớp 5. Hỏi:Thế hai cháu nhà anh học thế nào, có khá không ?
Trả lời: Hai cháu nhà tôi học cũng bình thường Hỏi:Thế còn chị nhà làm nghề gì?
Trả lời: Vợ tôi buôn bán nhỏ ngoài chợ. Hỏi:Thu nhập của hai anh chị có khá không?
Trả lời: Tôi làm nghề lao động tự do, nay đây mai đó, công việc không ổn định nên kinh tế gia đình cũng khó khăn.
Hỏi:Vậy hai cháu ăn học nữa anh chị xoay sở thế nào ?
Trả lời: Đúng là thời buổi này nuôi cho con ăn học không phải là dễ dàng gì, nhưng cũng phải cố mà xoay sở thôi chứ biết làm sao được.
Hỏi: Vậy thường ngày anh hay chị là người quản lý việc học tập của các cháu ?
Trả lời: Ngày trước ông bà chúng tôi nghèo khó, gia đình lại đông con không có tiền đi học, tôi là anh cả, học hết lớp 6 phải nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền nên bây giờ chúng tôi có biết gì đâu mà bảo ban cháu học. Khi các cháu còn đang học cấp 1, có những bài tập dễ thì còn hướng dẫn cháu được. Giờ lên lớp lớn, chương trình học lại có nhiều cải cách nữa, chúng tôi chịu thua.
Hỏi: Tuy không trực tiếp dạy cháu học nhưng anh cũng nên giám sát việc học của cháu chứ?
Trả lời: Tôi bận công việc thường xuyên, nên việc đó giao cho mẹ cháu.
Hỏi: Chị nhà có thường xuyên kèm cặp các cháu học không, đặc biệt là cháu B ?
Trả lời: Nhà tôi cũng mù tịt như tôi, chỉ có điều những lức cô ấy ở nhà thì nhắc nhở các cháu soạn sách vở, học bài cũ, làm bài tập.
Hỏi: Vậy làm sao anh chị có thể nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện của cháu ?
Trả lời: Thỉnh thoảng có thời gian tôi cũng kiểm tra vở bài tập, sổ liên lạc của cháu, hoặc cô giáo gọi điện, nhắn tin.
Hỏi:Anh có cảm nhận gì về cô giáo chủ nhiệm lớp của cháu B ?
Trả lời: Tôi không thích cháu học lớp cô L chủ nhiệm, đã có lần tôi lên gặp thầy Hiệu trưởng xin cho cháu chuyển sang học lớp khác học. Tôi nghĩ, cháu nhà tôi học lớp cô L chủ nhiệm sẽ không tiến bộ được. Nhưng nghe thầy khuyên giải mãi tôi mới bỏ ý định đó.
Hỏi:Thế lúc đó thầy Hiệu trưởng đã nói những gì với anh?
Trả lời: Thầy hiệu trưởng nói: “Anh cần phải hết sức bình tỉnh, không nên nóng giận, việc đâu còn có đó. Cô L là một giáo viên chủ nhiệm lớp có thâm niên công tác lâu năm (12 năm làm công tác chủ nhiệm), trình độ chuyên môn vững, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, hết mực yêu thương và luôn quan tâm đến học trò, được Ban giáo hiệu nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn và cha mẹ học sinh tín nhiệm. Chắc là có sự hiểu nhầm gì đây. Thầy hứa sẽ xem xét lại chuyện này”. Nghe thầy Hiệu trưởng nói như vậy tôi mới từ bỏ ý định.
Hỏi: Sau đó thầy Hiệu trưởng có xác minh lại vấn đề của con anh không?
Trả lời: Sau lần đấy tôi cũng không để ý nữa.
Hỏi:Anh có thể vui lòng cho tôi biết lý do vì sao anh lại nghĩ con anh học lớp cô L chủ nhiệm sẽ không tiến bộ được ?
Trả lời: Bình thường ở nhà cháu B nhà tôi rất ngoan, không có biểu hiện gì là nghịch ngợm cả. Nhưng có lần cô L gọi điện, sau đó còn viết giấy mời tôi đến trường với lý do:“Cháu B nhà tôi là học sinh cá biệt, yêu cầu gia đình đến gặp cô giáo chủ nhiệm để phối hợp giáo dục”. Tôi nghĩ, hay tại gia đình tôi không có điều kiện quan tâm đến các thầy cô nên cô L mới có thành kiến với cháu nhà tôi.
Hỏi:Vậy anh có đến gặp cô giáo chủ nhiệm của cháu không?
Trả lời: Tất nhiên là tôi không đến rồi, chúng tôi suốt ngày đầu tắt mặt tối kiếm tiền để lo cho việc học tập của cháu là tốt làm rồi, còn trách nhiệm dạy dỗ các cháu là thuộc về nhà trường. Con tôi có kém thì chúng tôi mới phải cho đến trường học.
Hỏi: Vậy anh có xác minh những thông tin mà giáo viên chủ nhiệm phản ánh về tình hình của con mình chưa?
Trả lời: Việc gì tôi phải xác minh, tôi đẻ con ra tôi phải hiểu cháu chứ. Với lại, cha ông ta đã dạy: “Nhất quỷ nhì mà thứ ba học trò”, giả sử các cháu có nghịch ngợm một chút thế mới là con trai chứ, cô giáo không nên có thành kiến với cháu như vậy.
Hỏi: Tại sao anh không hỏi cháu xem thực hư của sự việc thế nào trước khi đánh giá là giáo viên chủ nhiệm có thành kiến với cháu ?
Trả lời: Thì tôi cũng gạn hỏi cháu, nhưng cháu nó bảo con vẫn học tập bình thường, làm gì có chuyện “ cá biệt ” ở đây.
Hỏi:Anh nên tìm hiểu thêm bạn bè của cháu để đảm bảo tính khách quan
Trả lời: Nói chung là rất phiền hà, mà tôi không thích điều đó.
Hỏi: Thông thường anh hay chị là người đi họp cha mẹ học sinh cho
cháu?
Trả lời: Chúng tôi bận cả ngày có thời gian đâu mà đi họp phụ huynh. À
tôi nhớ ra rồi, hình như là có đi, hồi đầu năm. Với lại, họp cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, lần nào giáo viên chủ nhiệm cũng chỉ xoay quanh mấy khoản đóng góp, rồi hạnh kiểm của học sinh, cháu nào mà vi phạm kỷ luật của nhà trường thì thầy cô nhắc liên tục.
Hỏi: Anh có thường xuyên đi họp cha mẹ học sinh cho con đâu mà anh lại khẳng định những điều đó?
Trả lời: Thì tôi nghe mấy bác hàng xóm có con học cùng với cháu B nhà tôi đi họp về nói vậy.
Hỏi: Thế anh có nghe các cha mẹ khác nói đến việc giáo viên chủ nhiệm bàn giải pháp hợp tác giữa gia đình và nhà trường để cùng nhau giáo dục các cháu không anh ?
Trả lời: Tìm giải pháp gì chứ, như lúc trước tôi nói với anh, chủ yếu là xoay quanh các khoản đóng góp và hạnh kiểm, nghe mãi cũng nhàm. Biết trước được nội dung như vậy rồi thì đi họp làm gì cho mất thời gian.
Hỏi: Không thấy anh chị đi họp cha mẹ học sinh cho cháu, mời đến trường anh cũng không đến. Vậy cô giáo chủ nhiệm lớp của cháu B có trực tiếp đến nhà thăm gia đình anh chị không?
Trả lời: Hình như là có đến, một hay hai lần gì đấy nhưng tôi không có nhà, về nghe mẹ cháu kể lại
Hỏi:Cô giáo chủ nhiệm đến thăm nhà và trao đổi với chị về những vấn đề
gì ?
Trả lời: À thì cũng có đề cập đến chuyện học tập của cháu ở trường, yêu
cầu cha mẹ quan tâm hơn đến việc học của cháu, theo dõi quản lý, đôn đốc cháu học tập....
Hỏi: Thế anh chị có thực hiện những yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm không ?
Trả lời: Thì những lúc thời gian dỗi ở nhà vợ tôi cũng nhắc nhở cháu học bài đấy thôi.
Hỏi: Ngoài ra cô giáo chủ nhiệm còn sử dụng những hình thức nào nữa để liên lạc với anh chị?
Trả lời: Thỉnh thoảng có việc gì đó đột xuất thì cô giáo gọi điện hoặc nhắn tin thông báo.
Hỏi: Anh có bao giờ chủ động gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm để hỏi thăm về tình hình học tập của cháu B không?
Trả lời: Mẹ cháu có gọi cho cô giáo thì gọi chứ tôi chưa bao giờ gọi.
Hỏi: Trong việc hợp tác với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, có nhiều lĩnh vực chúng ta cần quan tâm như: việc học tập và rèn luyện của con, đóng góp ửng hộ xây dựng và phát triển nhà trường. Vậy trong những lĩnh vực đó anh quan tâm nhất là lĩnh vực nào?
Trả lời: Nếu mà bảo không quan tâm thì cũng không đúng, nhưng tôi chỉ để ý xem cháu nhà tôi học hành như thế nào thôi, còn những việc khác tôi có biết gì đâu mà để ý.
Hỏi: Thế việc đóng góp ủng hộ sự phát triển nhà trường thì sao?
Trả lời: Không đề cập đến vấn đề này thì thôi chứ mỗi khi nhắc đến, không chỉ riêng tôi mà rất nhiều cha mẹ học sinh khác cảm thấy bức xúc. Từ khi cháu B nhà tôi lên cấp 2 đến giờ, hàng năm nhà trường vận động gần trăm triệu đồng từ cha mẹ học sinh đóng góp cho việc sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học nhưng chỉ sửa chữa, mua sắm không đáng kể. Vận động cha mẹ đóng quỹ khen thưởng, hỗ trợ học tập cho học sinh nghèo, gia đình chính sách từ các mạnh thường quân nhưng không công khai tài chính, tự đặt ra các khoản thu chi không hợp lý, không nằm trong danh mục các khoản thu của Bộ GD&ĐT khiến cho các bậc cha mẹ chúng tôi rất búc xúc nhưng vì con cái mình đang còn học trong trường nên cũng phải đóng góp cho xong việc không có lại ảnh hưởng đến con mình,
Hỏi: Vậy tại sao trong những cuộc họp cha mẹ học sinh các anh chị không có ý kiến ?
Trả lời: Tôi không thường xuyên đi họp, cha mẹ của các cháu khác cũng đã góp ý nhiều lần nhưng chưa thay đổi được gì nên bây giờ họ cũng chán chẳng muốn nói nữa.
Hỏi: Nếu góp ý với giáo viên chủ nhiệm không được thì các anh chị có thể đề xuất lên Ban giám hiệu nhà trường mà?
Trả lời: Tuy chúng tôi trình độ thấp kém nhưng chúng tôi vẫn hiểu những cuộc họp phụ huynh như thế này chỉ mang tính chất thông báo thôi, mọi việc đã có sự thống nhất chỉ đạo từ phía Ban giám hiệu nhà trường rồi còn đề xuất gì nữa.
Hỏi: Cha ông ta có câu: “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Anh có suy nghĩ gì về câu nói đó?
Trả lời: Tôi hiểu ý anh, nhưng thời buổi này muốn yêu thầy cũng khó lắm
anh ạ.
Hỏi: Ý tôi là sự quan tâm, động viên đến đời sống vật chất, tinh thần của
các thầy cô giáo, anh nghĩ gì về vấn đề này?.
Trả lời: Thú thật với anh, đời sống vật chất và tinh thần của gia đình tôi còn lo chưa xong, làm sao mà lo cho các thầy cô giáo được.
Hỏi: Anh có đề xuất gì với giáo viên chủ nhiệm của cháu không?
Trả lời: Thì tôi cũng chỉ mong thầy cô giáo dạy tốt, đối xử công tâm với học trò, yêu thương giáo dục các cháu nên người.
Xin trân trọng cảm ơn anh về cuộc nói chuyện rất thú vị hôm nay. Những thông tin của anh giúp chúng tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu công tác xã hội hóa giáo dục, mối quan hệ hợp tác giữa gia đình nhà trường và xã hội. Chúng tôi hy vọng, trong quá trình nghiên cứu sau này sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự hợp tác của anh. Chúc gia đình anh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, các cháu chăm ngoan học giỏi. Hẹn gặp lại anh sau!
Phỏng vấn lần 2.
Hỏi: Lần trước chúng ta đã có cuộc trò chuyện hết sức cởi mở, một lần nữa cảm ơn anh đã tham gia cuộc trò chuyện cùng chúng tôi, và đặc biệt anh đã bớt chút thời gian tham dự buổi tọa đàm, tập huấn cũng như các hoạt động trải nghiệm cùng các em học sinh và nhà trường. Hôm nay nữa, anh lại dành thời gian của mình để tiếp chúng tôi, quả thật là rất vinh hạnh. Để thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu hôm nay chúng tôi hẹn gặp anh và xin anh vui lòng cho biết thêm về cảm nhận của anh sau đợt tham gia buổi tập huấn và một số hoạt động cùng chúng tôi. Thế công việc của anh dạo này thế nào ạ?
Trả lời: Dạo này tôi ít đi làm ăn xa mà chủ yếu làm ở gần nhà thôi. Hỏi: Tại sao vậy ạ?
Trả lời: Tôi nghĩ, việc kiếm tiền quan trọng thật đấy nhưng con cái còn quan trọng hơn anh ạ. Con cái là tài sản lớn nhất của của chúng tôi, nếu mình cứ mãi mê công việc mà không quan tâm đến việc dạy dỗ, bảo ban các cháu không may sảy ra việc gì thì lúc đó hối hận cũng không kịp nữa rồi. Bây giờ hai cháu nhà tôi đang tuổi trưởng thành, đặc biệt là cháu B, các cháu rất cần có bố mẹ quan tâm chăm sóc.
Hỏi: Thế dạo này tình hình học tập của cháu B nhà ta thế nào ạ?
Trả lời: Cháu học có tiến bộ hơn rồi không giống như hồi kỳ một anh ạ Hỏi: Xin chức mừng gia đình anh. Thế anh làm thế nào mà cháu B học
hành tiến bộ nhanh vậy?
Trả lời: Như ban đầu tôi nói với anh đấy, dạo này tôi ít đi làm ăn xa nên có thời gian theo dõi, quán xuyến việc học tập của cháu. Lúc đầu bị quản thúc chặt chẽ hơn cu cậu có vẻ khó chịu, những lúc đó tôi và nhà tôi động viên khích lệ cháu. Thời gian sau việc học tập của cháu trở nên tự giác, chăm chỉ hơn, chúng tôi cũng không phải nhắc nhở nhiều. Chúng tôi cũng chú ý hơn đến việc học thêm của cháu, chọn thầy/cô dạy tốt cho cháu học. Bài tập nào khó mà cu cậu không giải được tôi lại điện thoại cho anh trai họ của cháu nhờ hướng dẫn. Chính vì vậy mà bây giờ tôi thấy cháu học tiến bộ lên rất nhiều, vợ chồng tôi rất vui
Hỏi: Qua câu chuyện tôi có cảm nhận có một sự thay đổi rất tích cực từ phía anh chị. Điều gì giúp anh có những thay đổi tích cực như vậy ạ?. Và anh có cảm nhận gì sau buổi tạo đàm, tập huấn cùng chúng tôi ạ?
Trả lời: Nói ra thì thật xấu hổ quá, nhưng quả thật trước khi tham gia các buổi tọa đàm, tập huấn, tham gia cách hoạt động trải nghiệm cùng với các anh, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp tôi hoàn toàn không quan tâm đến việc hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục con. Chưa bao giờ tôi chủ động liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để hỏi han tình hình học tập cũng như rèn luyện của con ở trường, ở lớp ra sao. Tôi cứ nghĩ, mình lo đóng góp đầy đủ các khoản kinh phí theo yêu cầu của nhà trường là đủ, còn trách nhiệm giáo dục các cháu là của nhà trường. Nhưng sau khi nghe các thầy, các cô và các anh chị chia sẻ thông tin tôi mới thấy rằng từ trước tối nay mình đã sai lầm. Chúng tôi đẻ con ra thì chúng tôi phải các trách nhiệm nuôi dạy các cháu nên người, chúng tôi phải có trách nhiệm chia sẻ những khó khăn, gánh nặng cùng với nhà trường trong việc giáo dục các cháu. Tôi mong rằng, các bậc cha mẹ hãy chung tay, góp sức cùng với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp để tạo cho con cháu chúng ta một môi trường học tập tốt nhất.