Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 29

PHỤ LỤC 6

DANH SÁCH CHA MẸ THAM GIA THỰC NGHIỆM


Họ và tên (GVCN)

Họ và tên (CMHS)


1. Nguyễn Thanh T: CN Lớp 7

1. Phạm Thị H - NN : LĐTD

2. Lê Thị P - NN : CN

3. Đặng Phi H - NN: Lái xe

4. Nguyễn Duy H - NN:KDLĐTD

5. Nguyễn Thị N - NN:KDLĐTD

6. Lê Thị T - NN : Nội trợ


2. Nguyễn Ngọc A : CN Lớp 7

1. Nguyễn Ngọc Đ - NN: Buôn bán

2. Bùi Thị T - NN: Nội trợ

3. Lê Ánh H - NN: Thợ may

4. Lê Thị T - NN : LĐTD

5. Vũ Trọng T - NN : Lái xe

6. Cao Minh N - NN : LĐTD


3. Nguyễn Thị Thu H: CN Lớp 7

1. Lương Xuân M - NN: Nông nghiệp

2. Nguyễn Thị L - NN: Thợ may

3. Cao Thế C - NN: Thợ cơ khí

4. Mai Xuân T- NN:Lái xe

5. Trần Thị H - NN: Nội trợ

6. Đinh Thị N - NN: LĐTD


4. Nguyễn Thị T: CN Lớp 7

1. Nguyễn Thị B - NN: Buôn bán 2.Vi Văn T - NN: Lái xe

3. Lê Châu T - NN:Tự do

4. Lương Thị T- NN: Bán hàng

5. Nguyễn Văn T- NN: LĐTD

6. Ngô Văn T - NN: LĐTD

7. Nguyễn Thị L - NN: Nông nghiệp

5. Ngô Sĩ T: CN Lớp 8

1. Nguyễn Văn S - NN: Thợ cơ khí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 29

2. Hoàng Thị T - NN: Công nhân

3. Hoàng Văn L - NN: Nhân viên

4. Cao Thị H - NN: Bán hàng

5. Nguyễn Thị Ngọc A - NN: LĐTD

6. Nguyễn Ánh M- NN: Công nhân


6. Nguyễn Thị T: CN Lớp 8

1. Nguyễn Việt H - NN: Cán bộ

2. Lưu Gia N - NN: Lái xe

3. Trịnh Đại Đ - NN: Nhân viên

4. Trần Thị H - NN: Bán hàng

5. Nguyễn Trọng Ch - NN: LĐTD

6. Hoàng Thị H - NN: LĐTD

7. Lê Thị P - NN: Cán bộ


7. Lưu Thị L: CN Lớp 8

1. Nguyễn Văn V - NN: LĐTD

2. Lê Thị Đ - NN: Thợ may

3. Lưu Văn Đ - NN: Cán bộ

4. Lê Thị T - NN: Bác sỹ

5. Lê Ngọc A - NN: Lái xe

6. Nguyễn Mật H - NN: Nông nghiệp


8 . Nguyễn Tuấn Ch: CN Lớp 8

1. Lê Quang H - NN :Giáo viên tiểu học

2. Nguyễn Viết M - NN: Cán bộ

3. Lâm Vĩnh T - NN: LĐTD

4. Trương Phúc T- NN: Công nhân

5. Trương Thị X - NN: Công nhân

6. Lê Bạch L - NN: Thợ thủ công


PHỤ LỤC 7

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH


Anh Lê Xuân H, sinh năm 1975, nghề nghiệp: Lao động tự do. Vợ là Nguyễn Ngọc A, làm nghề buôn bán nhỏ. Gia đình anh H có hai người con: Một trai, một gái. B là con trai đầu của gia đình anh chị, học lớp 8. Gia đình anh H tuy sống ở thành phố Thanh Hóa nhưng làm nghề lao động tự do, thu nhập không ổn định nên kinh tế gia đình không mấy khá giả.

Quy trình thực nhiệm tác động đối với gia đình anh H được tiến hành qua những giai đoạn sau:

-Xác định thực trạng vấn đề.

Hiện tại B được cô giáo chủ nhiệm lớp đánh giá là học sinh “cá biệt”, thường xuyên gây gỗ với bạn bè, trong lớp học bài hay nói chuyện riêng, không chú ý nghe giảng, học lực dưới trung bình. B đã bị nhà trường phê bình dưới cờ đầu tuần rất nhiều lần nhưng em vẫn chứng nào tật ấy.

Quan hệ giữa anh chị H và cô Bùi Ngọc L (GVCN lớp) rất căng thẳng, đã có lần anh H lên gặp thầy hiệu trưởng có ý định xin cho con được chuyển sang học lớp khác….với lý do “con tôi học lớp cô L chủ nhiệm không tiến bộ được”. Sau khi nghe thầy hiểu trưởng phân tích một hồi anh mới từ bỏ ý định.

Khi nói về gia đình anh H, cô L đã tâm sự với chúng tôi: “Tôi đã nhiều lần gửi giấy và gọi điện trực tiếp mời gia đình anh H lên gặp chúng tôi để bàn bạc tìm biện pháp giáo dục, uốn nắn B nhưng anh H đều từ chối với lý do: “công việc của tôi rất bận, không có thời gian mong cô thông cảm”…. Khi tôi trao đổi về tình hình học tập học tập và rèn luyện của cháu ở trường, anh H đã lớn tiếng: “Con tôi ở nhà rất ngoan, tôi không tin nó là đứa chơi bời, nghịch ngợm, cô có thành kiến với cháu nên mới nói vậy”. Sau những lần như vậy tôi cảm thấy thất vọng và chưa có cách gì để khắc phục”(Trích biên bản phỏng phấn ngày 25/04/2016)

Chúng tôi đã tìm hiểu để xác minh về trường hợp quan hệ giữa gia đình anh H và GVCN lớp, qua trao đổi với cô Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, học sinh và một CMHS cùng lớp thì được biết, cô L là một GVCN lớp có thâm niên công tác lâu năm (12 năm làm công tác chủ nhiệm), trình độ chuyên môn vững,

nhiệt tình, tâm huyết với nghề, hết mực yêu thương và luôn quan tâm đến học trò, được Ban giáo hiệu nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn và CMHS tín nhiệm. Còn khi đề cập đến anh H, một gia đình sống cùng khu phố với gia đình anh H cũng có con học cùng lớp với con anh H đã cho biết, anh H là một người rất gia trưởng, nóng tính, ít quan tâm đến vợ con. Chị vợ hiền lành nhưng không phải là người tháo vát. Con tôi học chung lớp với cháu B được 2 năm rồi, nhưng ít khi tôi thấy gia đình anh H đi họp cha mẹ học sinh cho cháu, nhưng lần nào đi là cũng có chuyện.

Thời gian đầu tiếp cận với gia đình anh H chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, anh H thường xuyên vắng nhà, chị vợ thì không dám tiếp chuyện với chúng tôi vì sợ chồng. Hôm gặp anh ở nhà thì tỏ thái độ khó chịu, bất hợp tác. Sau rất nhiều lần qua lại làm quen, tâm sự, chia sẻ chúng tôi mới tạo được sự tin tưởng từ phía anh H.

Để có thông tin so sánh trước và sau thực nghiệm, chúng tôi đã mời anh H trả lời phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CMHS nhằm đánh giá thực trạng TĐHT của anh H với GVCN lớp. Qua phân tích các câu trả lời trong phiếu hỏi, chúng tôi thu được kết quả như sau.

+ Mặt nhận thức: Trong ba mặt biểu hiện của TĐHT với GVCN, anh H có số ĐTB thể hiện qua mặt nhận thức là cao nhất, tuy nhiên chỉ đạt 1.85 điểm. Trong đó, tiêu chí đạt cao nhất đó là nhận thức về giá trị, lợi ích của việc hợp tác trong hoạt động học tập của con (2.0 điểm); tiêu chí có số điểm thấp nhất là tiêu chí có liên quan đến hiệu quả sử dụng đóng góp vật chất phục vụ công tác giáo dục của nhà trường (1.70 điểm)

+ Mặt xúc cảm: ĐTB đạt 1.80, trong đó tiêu chí: hiệu quả sử dụng đóng góp vật chất phục vụ công tác giáo dục của nhà trường và hoạt động giáo dục và phát triển nhà trường là thấp nhất (ĐTB 1.50 điểm). Điều này cho thấy, anh H rất khó chịu về việc phải tham gia đóng góp kinh phí phục vụ công tác giáo dục cũng như hiệu quả sử dụng các khoản đóng đó của nhà trường. Anh tỏ ra bất bình về hoạt động giáo dục của nhà trường: như mục tiêu giáo dục, phương pháp giáo dục, cách thức trao đổi hợp tác giáo dục, nội dung công việc nhà trường yêu cầu cha mẹ tham gia hợp tác trong việc giáo dục và phát triển nhà trường.

+ Mặt hành vi: TĐHT của anh H với GVCN trong công tác giáo dục biểu hiện qua hành vi có số điểm thấp nhất (ĐTB 1.50). Phần lớn các hành vi được chúng tôi liệt kê đều nhận được câu trả lời “thực hiện một cách miễn cưỡng, bắt buộc”. Trong đó các hành vi mà anh H có số điểm thấp nhất (1.15 điểm) gồm các hành vi thuộc hoạt động đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục, tham gia hoạt động giáo dục và phát triển nhà trường.

Căn cứ vào cách phân loại TĐHT mà chúng tôi đưa ra thì anh H được xếp vào mức độ 1, mức độ TĐHT rất tiêu cực. Kết quả đánh giá thực trạng TĐHT của anh H với GVCN lớp cũng hoàn toàn phù hợp với những thông tin mà chúng tôi thu được thông qua quan sát và tiếp xúc với anh H.

-Xác định mục tiêu và các biện pháp tác động tâm lý

Chúng tôi xử dụng phối kết hợp các biện pháp tác động tâm lý như đã trình bày ở chương 3 tới gia đình anh H thông qua các buổi tọa đàm, tập huấn, hoạt động trải nghiệm cùng tham gia. Kết quả sau khi thực nghiệm tác động, chúng tôi nhận thấy được những sự thay đổi về các mặt biểu hiện TĐHT của anh H với GVCN lớp trong công tác giáo dục ở cả ba mặt nhận thức, xúc cảm-tình cảm, hành vi

+ Nhận thức: Sau thực nghiệm tác động, anh H đã có sự chuyển biến nhận thức về giá trị, lợi ích của việc hợp tác. Điều đó được thể hiện ở ĐTB nhận thức của anh H sau thực nghiệm tác động lần 1 đã tăng từ 1.85 lên 2.0 điểm, tại lần đo vòng 2, ĐTB tăng từ 2.0 lên 2.90. Số điểm tăng lên được ghi nhận ở các tiêu chí: Nhận thức về giá trị, lợi ích của việc hợp tác trong hoạt động học tập của con; vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập; những nội dung công việc cha mẹ cần hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của con; trách nhiệm của gia đình hợp tác với GVCN lớp trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục.

+ Mặt xúc cảm: Đã có sự thay đổi khá rõ về điểm số đạt được trước và sau thực nghiệm tác động. ĐTB xúc cảm tăng lên sau 2 vòng tác động như sau: Tại lần đo vòng 1, ĐTB tăng từ 1.80 lên 1.97 điểm; Tại lần đo vòng 2, ĐTB tăng từ 1.97 lên 2.85.

So với kết quả của lần thực nghiệm tác động thứ nhất, ở lần thứ hai ĐTB thành phần xúc cảm trong TĐHT tăng cao hơn (chênh lệch giữa vòng 1 và vòng 2 là 0.88 điểm). Trong các tiêu chí thuộc thành phần xúc cảm, thì tiêu chí: “hiệu quả sử dụng đóng góp của gia đình phục vụ công tác giáo dục của nhà trường” có sự thay đổi rất ít về số điểm. Điều này cho thấy, anh H vẫn tỏ ra khó chịu về hiệu quả sử dụng đóng góp của cha mẹ phục vụ công tác giáo dục của nhà trường.

+ Mặt hành vi: Xem xét ĐTB thành phần hành vi trước và sau thực nghiệm tác động, chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa hai lần đo. Tuy nhiên, tại lần đo thứ hai, có sự gia tăng điểm rõ rệt hơn lần thứ nhất. Cụ thể, ĐTB của thành phần hành vi tăng từ 1.50 lên 1.85 điểm sau khi thực hiện thực nghiệm tác động lần thứ nhất; tăng từ 1.85 lên 2.75 điểm sau thực nghiệm tác động lần 2. Các tiêu chí mà anh H tham gia chủ động, tích cực hơn đó là: “tư vấn, trao đổi với GVCN lớp về mục tiêu, phương tiện, hình thức hợp tác trong hoạt động học tập và giáo dục hành vi, thói quen đạo đức cho con”; “trao đổi thống nhất các công việc GVCN yêu cầu gia đình hợp tác đối với việc học tập của con”.

Như vậy, so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm tác động, anh H đã có sự thay đổi TĐHT với GVCN lớp một cách rõ rệt. Kết quả này, TĐHT của anh H với GVCN lớp trường THCS được xếp vào mức độ 3, mức độ TĐHT trung bình. Kết quả quan sát, theo dõi của chúng tôi thời gian sau đó, anh H đã có những hành vi chủ động, tích cực và thân thiện với GVCN lớp. Một thời gian sau chúng tôi quay trở lại nhà gặp anh, khi đề nghị phát biểu cảm tưởng sau những ngày tham gia các buổi tọa đàm, tập huấn với chúng tôi, anh H đã xúc động tâm sự:

“Trước khi tham gia các buổi tọa đàm, tập huấn, tham gia cách hoạt động trải nghiệm cùng với các anh, nhà trường và GVCN lớp tôi hoàn toàn không quan tâm đến việc hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục con. Chưa bao giờ tôi chủ động liên hệ với GVCN lớp để hỏi han tình hình học tập cũng như rèn luyện của con ở trường, ở lớp ra sao. Tôi cứ nghĩ, mình lo đóng góp đầy đủ các khoản kinh phí theo yêu cầu của nhà trường là đủ, còn trách nhiệm giáo

dục các cháu là của nhà trường. Nhưng sau khi nghe các thầy, các cô và các anh chị chia sẻ thông tin tôi mới thấy rằng từ trước tối nay mình đã sai lầm. Chúng tôi đẻ con ra thì chúng tôi phải các trách nhiệm nuôi dạy các cháu nên người, chúng tôi phải có trách nhiệm chia sẻ những khó khăn, gánh nặng cùng với nhà trường trong việc giáo dục các cháu. Tôi mong rằng, các bậc cha mẹ hãy chung tay, góp sức cùng với nhà trường, GVCN lớp để tạo cho con cháu chúng ta một môi trường học tập tốt nhất”

Tóm lại, qua phân tích kết quả sau mỗi lần thực nghiệm tác động và phân tích trường hợp trên, chúng tôi cho rằng, TĐHT của CMHS là một thuộc tính tâm lý có các mức độ biểu hiện phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Sau khi thu được kết quả ở lần tác động thứ nhất, rút kinh nghiệm và có một số điều chỉnh cho phù hợp với lần tác động lần 2. Trên cơ sở số liệu thu được của các bảng trên và thông qua các biện pháp quan sát, phỏng vấn, phương pháp cùng tham gia, nghiên cứu sản phẩm hoạt động chúng tôi thấy khá hiệu quả trong việc thay đổi TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, các mặt biểu hiện TĐHT của CMHS có sự thay đổi không đồng đều. Trong đó, sự thay đổi về mặt nhận thức của cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự thay đổi của xúc cảm và hành vi. Vì vậy, muốn hình thành TĐHT của CMHS theo hướng tích cực chúng ta cần tác đồng đồng thời vào cả ba mặt biểu hiện của thái độ. Song trước hết cần tác động vào nhận thức của CMHS. Trên cơ sở đó giúp các bậc CMHS biến nhận thức thành xúc cảm tạo động lực thức đẩy hành vi theo hướng tích cực. TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục được hình thành như vậy mới ổn định và bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023