Hỏi: Vậy sau lần đó anh có thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm của cháu B không?
Trả lời: Sau lần tham gia cùng với các anh, tôi về nhà suy nghĩ mãi, sau đó tôi quyết định đến gặp cô giáo chủ nhiệm của cháu để nói chuyện, trao đổi với cô.
Hỏi: Anh có thể tiết lộ một chút về câu chuyện hôm đó giữa anh và giáo viên chủ nhiệm của cháu được không ạ?
Trả lời: Chẳng dấu gì anh, hôm đó tôi đã đến nhà và nói lời xin lỗi cô chủ nhiệm, mong cô bỏ qua cho. Và tôi cũng hứa với cô là từ nay sẽ quan tâm hơn đến việc học tập và giáo dục các cháu. Và anh thấy đấu, cháu nhà tôi có sự tiến bộ rõ rệt.
Hỏi: Vậy cô giáo nói với anh những gì?
Trả lời: Đúng như lời thầy Hiệu trưởng nói với tôi lần trước, cô L là một giáo viên tốt, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, hết mực yêu thương học sinh. Vậy mà tôi đã hiểu nhầm cô, không những vậy còn có thành kiến với cô. Cô L không những không chấp nhặt chuyện cũ mà còn tỏ ra rất vui mừng khi trò chuyện với tôi. Cô còn nói cho tôi nghe rất nhiều điều về phương pháp giáo dục con, đối với lứa tuổi học sinh THCS có những biến đổi như thế nào về đời sống tâm lý, tình cảm, rồi mối quan hệ bạn bè, quan hệ với người lớn tuổi, việc học tập v.v. cha mẹ và thầy cô giáo cần phải làm gì để cùng nhau giáo dục các cháu, cô L nói hết.
Hỏi: Thế anh có đề xuất gì với cô giáo chủ nhiệm không?
Trả lời: Trong buổi hôm đó tôi cũng bộc bạch hết những suy nghĩ của mình, tôi nói với cô, chúng tôi không được học hành đến nơi đến chốn nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo ban cháu học tập, mong cô quan tâm đến cháu nhiều hơn nữa. Từ bây giờ trở đi chúng tôi sẽ liên lạc với cô thường xuyên hơn để nắm bắt tình hình học tập của cháu. Và chúng tôi cũng mong cô thông tin kịp thời quá trình học tập và rèn luyện của cháu ở trường cho gia đình biết để chúng tôi có những điều chỉnh kịp thời
Hỏi: Vậy cô giáo chủ nhiệm nghĩ sao về lời đề nghị của anh?
Trả lời: Tất nhiên là cô vui vẻ nhận lời rồi. Và từ đó đến giờ mối quan hệ hợp tác giữa gia đình tôi với cô L rất tốt.
Qua buổi trò chuyện hôm nay với anh chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin bổ ích phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ hết sức quý báo của anh. Chức anh và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cho các cháu chăm ngoan, học giỏi. Tạm biệt anh và gia đình.
PHỤ LỤC 5
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG
Thực nghiệm tác động lần 1(Thời gian: 2 ngày, Từ ngày 25 tháng 10 năm 2015 đến hết ngày 26 tháng 10 năm 2015)
Ngày thứ nhất
Thời gian
Nội dung chương trình | Thực hiện | |
7h30’ - 8h00’ | Đón tiếp cha mẹ học sinh | |
8h00’ - 8h15’ | Khai mạc hội thảo | |
8h15’ – 8h30’ | Cha/mẹ học sinh giới thiệu tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, có con học lớp mấy, ai là cô giáo chủ nhiệm. | Giấy A0, bút để cha mẹ ghi tên và các thông tin |
8h30’ - 8h50’ | Giới thiệu mục đích và phương pháp hội thảo, nội quy, thời gian làm việc, phương thức làm việc. | Ppt |
8h50’ - 9h20’ | Điểm qua thực trạng hợp tác của gia đình và GVCN lớp ở một số trường THCS, kết quả, hạn chế, khó khăn trong quá trình hợp tác | Ppt |
9h20’ - 9h30’ | Giải lao 10 phút | |
9h30’ - 10h40’ | Kiến thức cơ bản về sự hợp tác với GVCN lớp Giá trị, lợi ích, nội dung, hình thức của sự hợp tác. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS. Yêu cầu các bậc cha mẹ chia nhóm (5 người một nhóm) thảo luận về giá trị, lợi ích của việc hợp tác GVCN lớp, nội dung hình thức hợp tác | Giấy A0, bút dạ, kẹp giấy |
Có thể bạn quan tâm!
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 25
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 26
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 27
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 29
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS có những nét gì nổi bật Cha mẹ ghi lại nội dung vào tờ giấy A0 Thảo luận: 1.Việc hợp tác với GVCN lớp sẽ mang lại những giá trị, lợi ích gì cho học sinh? 2. Cha mẹ và GVCN lớp cần hợp tác trên những lĩnh vực nào?. 3. Cha mẹ đã sử dụng những hình thức nào trong quá trình hợp tác với GVCN lớp? Kết quả ra sao? 4. Những khó khăn, bức xúc của cha mẹ học sinh trong quá trình hợp tác với GVCN lớp? | ||
10h40’ - 11h00’ | Xử lý tình huống trong hợp tác Để tác động xúc cảm, chúng tôi tạo tình huống để CMHS có thể được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau, bằng cách chia nhóm đóng kịch xử lý tình huống mang tính giả định, thường gặp trong quá trình hợp tác Chia 6 nhóm, 3 nhóm đóng vai cha mẹ học sinh đến gặp GVCN lớp để thắc mắc về việc học, hạnh kiểm của con, bức xúc về các khoản thu đầu năm của nhà trường, 3 nhóm đóng vai GVCN lớp để trả lời | Cha mẹ tham gia đóng kịch |
11h00’ - 13h30’ | Nghỉ chưa | |
13h30’- 13h45’ | Khởi động bằng một trò chơi “Đoàn kết” | |
13h45’- 14h50’ | Luật giáo dục, Điều lệ trường TH, các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT quy định về | Trình chiếu slide |
trách nhiệm của gia đình trong việc hợp tác với nhà trường | ||
14h50’- 15h00’ | Giải lao | |
15h00’- 16h15’ | Giải đáp thắc mắc của cha mẹ | |
16h15’- 16h30’ | Tổng kết ngày thứ nhất |
Ngày thứ hai
Thời gian
Nội dung chương trình | Thực hiện | |
7h45’ - 8h00’ | Đón tiếp cha mẹ học sinh | |
8h00’ - 8h15’ | Nêu tóm tắt kết quả của ngày thứ nhất | Giấy A0 |
Đặc điểm tâm lý, phương pháp giáo dục | ||
học sinh THCS | ||
Chia nhóm, thảo luận về những nội dung cơ | ||
bản sau: | ||
1.Nêu những đặc điểm tâm lý nổi bật của | ||
8h15’ - 9h00’ | con anh/chị 2. Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó | Giấy A0, bút dạ |
khăn gì trong quá trình học tập và rèn luyện | ||
của con | ||
3. Anh/chị đã sử dụng những phương pháp | ||
nào để giáo dục con? Hiệu quả các các | ||
phương pháp? | ||
Thực hành: Cây kết trái | ||
9h00’ - 9h30’ | Biện pháp tác động và yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác Rễ cây (Bìa mầu nâu)- Yếu tổ ảnh hưởng đến sự hợp tác Thân cây và tán lá (Bìa mầu xanh) Các | Giấy A0, bút dạ vẽ cây, giấy mầu, nâu, xanh, đỏ |
biện pháp tác động của hợp tác |
Quả của cây (Mầu đỏ) Kết quả của quá trình hợp tác Bài tập này có thể giúp cha/mẹ có thể hình dung được một cách toàn diện về quá trình hợp tác với GVCN lớp từ nội dung, hình thức, yếu tố tác động đến kết quả - từ đó dẫn đến việc xây dựng kế hoạch hợp tác. | ||
9h30’ - 9h40’ | Giải lao 10 phút | |
9h40’ - 9h50’ | Phát biểu cảm nghĩ của đại diện cha mẹ học sinh | Một cha mẹ học sinh phát biểu |
9h50’ - 10h30’ | Thảo luận đề xuất biện pháp 1.Cha/mẹ mong muốn gì đối với nhà trường và GVCN lớp? 2. Cha mẹ cần phải làm gì để mang lại hiệu quả cao trong quá trình hợp tác với GVCNlớp?. Gạch đầu dòng các ý tưởng đề xuất của cha mẹ lên khổ giấy A0 Mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày kế hoạch của nhóm mình | Giấy A0, bút dạ, kẹp giấy |
10h30’ - 11h00’ | Giải đáp thắc mắc, tóm tắt nội dung, kết luận | |
11h00’ - 13h30’ | Phát phiếu thực nghiệm lần 1 | Phiếu điều tra |
Thực nghiệm tác động lần 2 (Thời gian: ngày 25 tháng 04 năm 2016)
Thời gian
Nội dung chương trình | Thực hiện | |
7h30’ - 8h00’ | Đón tiếp cha mẹ học sinh | |
8h00’ - 8h15’ | Ổn định tổ chức, giới thiệu mục đích, kế hạch, cách thức của đợt tập huấn |
8h15’ - 8h30’
Dự cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường; nghe báo cáo về công tác giáo dục của nhà trường (Thành tích đạt được, thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong công tác giáo dục) | Báo cáo tổng kết, giấy, bút để cha mẹ ghi chép | |
Cùng tham gia trải nghiệm | ||
- Tổ chức cho cha/mẹ học sinh tham dự một | ||
số hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học | ||
sinh, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. | ||
8h30’ - 10h30’ | - Tham dự cuộc họp giao ban của Hội đồng sư phạm nhà trường - Tham quan quan cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của nhà trường, phòng truyền | Giấy, bút để cha mẹ ghi chép |
thống | ||
- Gặp gỡ giao lưu với một số em học sinh | ||
gia đình chính sách, học sinh đặc biệt khó | ||
khăn vươn lên trong học tập. | ||
10h30’ - 11h00’ | Tóm tắt nội dung buổi sáng | Ppt |
11h00’ - 13h30’ | Nghỉ trưa | |
13h30’ - 13h45’ | Khởi động bằng một trò chơi “Chia sẻ” | Trò chơi |
Thảo luận những nội dung sau | ||
1.Công tác giáo dục của nhà trường có | ||
những thành tựu gì nổi bật? | ||
13h45’ - 14h45 | 2. Những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục? 3. Cha/mẹ học sinh có đề xuất những giải | Giấy A0, bút dạ |
pháp gì cho công tác phát triển nhà trường? | ||
Gạch đầu dòng các ý tưởng đề xuất của cha | ||
mẹ lên khổ giấy A0 |
Mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày kế hoạch của nhóm mình | ||
14h45’ - 15h00’ | Giải lao | |
15h00’- 15h45’ | Mỗi cha/mẹ học sinh tham gia thực nghiệm được đề nghị xây dựng một bản kế hoạch chi tiết về việc hợp tác với GVCN lớp | Giấy A4, bút viết |
15h45’- 16h00’ | Giải đáp thắc mắc, tóm tắt nội dung | |
16h00’- 16h30’ | Phát phiếu điều tra thực nghiệm lần 2 | Phiếu điều tra |