Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài khóa luận tốt nghiệp mang tên “Tập truyện ngắnHà Nội trong mắt tôicủa Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa” đã hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ La Nguyệt Anh, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài . Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có những góp ý quý báu cho đề tài khóa luận . Và để hoàn thành đề tài khóa luận này tôi xin được nói lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên động viên và giành mọi sự giúp đỡ tốt nhất cho tôi.

Đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa” vẫn còn có những thiếu sót nhất định, hi vọng các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ khóa luận và các bạn cho ý kiến đóng góp để tôi có thể tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới.

Trân trọng!


Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Mai Duy Khánh

======

Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa - 1


MAI DUY KHÁNH


TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI

DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học


TS. LA NGUYỆT ANH


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS La Nguyệt Anh. Đề tài khóa luận không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rò nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Người cam đoan


Mai Duy Khánh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Cấu trúc của khóa luận 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10

1.1. Khái niệm văn hóa, văn học 10

1.1.1. Khái niệm văn hóa 10

1.1.2. Khái niệm văn học 12

1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 13

1.2. Tác giả Nguyễn Khải 18

1.2.1. Tiểu sử 18

1.2.2. Giá trị văn hóa, văn học từ những sáng tác của Nguyễn Khải 22

1.2.3. Vị trí của tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi trong hành trình sáng tạo văn học, văn hóa của Nguyễn Khải 28

CHƯƠNG 2. NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI 30

2.1. Thăng Long ngàn năm tuổi 31

2.2. Thăng Long - Hà Nội - Những giá trị văn hóa

2.3. Nếp sống của người Hà Nội 34

CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI.43

3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật 43

3.1.1. Thời gian nghệ thuật 43

3.1.2. Không gian nghệ thuật 46

3.2 Ngôn ngữ người kể chuyện và giọng điệu trần thuật 50

3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 50

3.2.2. Giọng điệu trần thuật 53

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việc lựa chọn đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi dưới góc nhìn văn hóa” xuất phát từ hai lý do chính.

Thứ nhất, từ lý do khoa học. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sở hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy, văn hóa và văn học hoàn toàn có thể bổ trợ cho nhau trong việc cung cấp tài liệu nghiên cứu cũng như bổ sung nhiều góc nhìn mới lạ.

Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là một bộ phận của văn hoá. Đây là mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy luật của quan hệ riêng chung mang tầm triết học như Lenin đã nói trong Bút ký triết học, Nxb. Sự thật, 1963: “… cái riêng chỉ tồn tại trong mức độ nó liên hệ với cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng…” [7, 384]. Nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học khỏi những mối liên hệ của nó với các bộ phận (cái riêng) khác, và nhất là không thể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hoá (cái chung) với tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại, như M. Bakhtin xác định trong Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1990: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại” [9,362]. Mối quan hệ giữa văn học và văn hoá còn là mối quan hệ đa chiều kích và có tính nguyên tắc.

Đối với việc tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa hiện nay còn chưa được chú ý nhiều, với tập truyện ngắn Hà Nội

trong mắt tôi điều đó cũng xảy ra tương tự. Bởi vậy tôi chọn đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải” dưới góc nhìn văn hóa để làm sáng tỏ hơn các nội dung của tác phẩm.

Thứ hai xuất phát từ thực tiễn, Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, vệc nghiên cứu văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn hiến luôn là việc làm có ý nghĩa lớn và thông qua đó chúng ta có thể hiểu thêm và yêu thêm mảnh đất, con người nơi đây. Cùng với đó là niềm yêu mến đặc biệt với Thủ đô nói chung và với nét văn hóa của Hà Nội nói riêng của cá nhân, với Đất và Người Tràng An đã thôi thúc tôi chọn đề tài này.

Ngoài ra cũng không thể không bày tỏ sự ngưỡng vọng và kính mến của tôi đối với cá nhân nhà văn Nguyễn Khải, với cuộc đời và sự nghiệp mà ông đã để lại cho chúng ta ngày hôm nay, trong đó có những đóng góp về văn hóa nói chung và văn hóa Hà Nội nói riêng mà ông đã xây dựng qua những trang viết của mình.

Hơn nữa vấn đề tôi lựa chọn để nghiên cứu cho tới thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào thực sự đề cập tới một cách hệ thống. Vì những lý do trên tác giả khóa luận đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa”.

2. Lịch sử vấn đề

Do đây là một tập truyện ngắn được tập hợp bởi 10 truyện ngắn khác nhau, sáng tác vào các khoảng thời gian khác nhau, đã từng được in riêng rẽ nên việc đánh giá, phê bình và nghiên cứu cũng chưa thực sự được sắp xếp thành hệ thống đầy đủ và chi tiết, bởi vậy lịch sử của vấn đề là những trang viết rời rạc, được các nhà văn, nhà phê bình, báo chí đề cập tới qua từng góc độ, từng bình diện khác nhau giữa các truyện ngắn. Theo đó thì mức độ quan tâm, sự chuyên sâu trong nghiên cứu không nhiều. Cũng một phần nguyên nhân do Nguyễn Khải có những sáng tác có phần “trội” hơn, nên vấn đề được

đặt ra trong khóa luận còn ít được nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có thể lược qua một số bài viết về vấn đề này.

Tác giả Trần Thanh Phương trên Phụ san Văn nghệ quân đội (1998) với bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi đã nhận xét: “Hà Nội trong mắt tôi không tuân theo những khuôn mẫu thông thường của truyện ngắn truyền thống đòi hỏi phải có cốt truyện và những pha hấp dẫn li kì của sự thắt nút, cởi nút…ở đây vai trò hư cấu dường như bị tước bỏ: toàn truyện người thực, việc thực” hoặc “Sự kết hợp nhiều thể loại vào trongt một thể loại đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải giống như một bức tranh giàu màu sắc với nhiều mảng sáng tối xen kẽ, tạo ra một thế giới đa dạng phong phú. Đó là đặc điểm tạo nên truyện ngắn Nguyễn Khải” hay “Tác giả thường xuyên sử dụng thủ pháp tự giễu mình, giễu cái nghề của mình, giễu cả bạn bè đồng nghiệp. Nhiều khi ông mượn lời nhân vật tự giễu rồi lại tự xác nhận. Cách giễu cợt ấy có tác dụng xoá nhoà khoảng cách nhà văn với các nhân vật, kéo độc giả lại gần với mình, tạo ra sự bình đẳng thân mật, thậm chí có thể vỗ vai cợt nhả nữa" [11].

Đinh Quang Tốn trong Nguyễn Khải tác gia tác phẩm (2004) có bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội đã có những nhận xét tốt đẹp về tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi: “Hà Nội trong mắt tôi là một tập truyện ngắn hay. Mỗi truyện một vấn đề, mỗi người một nhân cách. Cả tập truyện là tập hợp những nhân cách Hà Nội. Mỗi người một vẻ nhưng không có ai hèn. Có lẽ không pải ngẫu nhiên mà giữa những biến động lớn của cuộc sống, con người bị khủng hoảng nhân cách trầm trọng….” [12, 377]

Năm 2000, Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nguyễn Khải tác gia tác phẩm cũng có những nhận xét khái quát về Nguyễn Khải và các sáng tác của ông: “Té ra Nguyễn Khải không chỉ là nhà văn của những nông dân lao động trên nông trường Điện Biên ngày nào, của những giáo dân và cha cố xứ đạo Bùi Chu, Phát Diệm, của những người lính ở Cồn Cỏ, Trường Sơn thời chống

Mỹ… Ông còn là nhà văn của những con người thuộc một thế giới khác hẳn – thế giới của thượng lưu, đài các của Hà Nội “Vang bóng một thời”…Một Hà Nội đủ khôn ngoan và nhẫn nhục để thích ứng với thời thế, nhưng vẫn quý trọng một cách đầy kiêu hãnh cái nếp sống, cái sở thích riêng mà mình cho là đẹp, là sang. Một Hà Nôi phong lưu, thanh lịch, không chỉ thể hiện ở cung cách sinh hoạt bề ngoài mà ở trong tâm tư sâu kín, mà nếu không phải là người đã từng sống với nó đã mang dòng máu của nó, thì không thể hiểu được, không thể đồng cảm được, không thể có thái độ trân trọng thật sự để có thể xem nó như “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà Nội) [13, 420].

Năm 2012 PGS.TS Đoàn Trọng Huy trong bài viết Nhớ về Hà Nội – Cốt cách tài năng của Nguyễn Khải trên Văn nghệ quân đội đã dành những lời trân trọng cho nhà văn và tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt đánh giá Nguyễn Khải là một trong những gương mặt đóng góp vào các sáng tác có giá trị về Hà Nội cùng với các bậc đàn anh có tên tuổi. Tác giả nhận xét: "Tính theo một cách sắp xếp thì đủ một bộ “ngũ tử” người Thủ đô viết về Hà Nội: Thạch Lam, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân và Nguyễn Khải, mỗi người một vẻ đặc sắc riêng. Ông viết về Hà Nội với những con người mang cốt cách tinh hoa của Hà Nội văn hiến – Hà Nội có truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp" [2].

Năm 2015, Chu Thị Hảo trên Văn nghệ đất Tổ cũng có những nhận định về tập truyện ngắn này: " …Nguyễn Khải muốn dành tập Hà Nội trong mắt tôi trong đó có truyện ngắn Một người Hà Nội để trình bày những kiến giải của nhà văn về đất kinh kỳ. Đến với trang văn của Nguyễn Khải ta bắt gặp chiều sâu văn hóa của mảnh đất này. Tiết mưa xuân lây rây lả lướt là vẻ đẹp văn hóa của đất kinh kỳ. Đặc biệt hình ảnh cây si bên đền Ngọc Sơn - một cây si cổ thụ gợi cho người đọc vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội. Đáng chú ý nhà

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí