Đặc Điểm Viên Chức Trong Các Trường Chính Trị Cấp Tỉnh


Đối với nhóm yếu tố thúc đẩy: Là các yếu tố thuộc bên trong công việc. Đó là các nhân tố tạo nên sự thỏa mãn, sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích của người lao động, trách nhiệm và sự thăng tiến. Đặc điểm của nhóm này là nếu không được thỏa mãn dẫn đến bất mãn và ngược lại.

Đối với nhóm yếu tố duy trì: Là các yếu tố thuộc về môi trường làm việc, các chính sách, chế độ quản lý của cơ quan, tiền lương, các quan hệ với con người... Các yếu tố này khi được tổ chức tốt thì có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn đối với công việc của người lao động.

Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom: Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố: sự nỗ lực cá nhân - thành tích - kết quả, V. Vroom cho rằng: động lực thúc đẩy phụ thuộc vào sự mong đợi của các cá nhân về khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ và về việc nhận được các phần thưởng mong muốn. ĐLLV của người lao động sẽ trở nên mạnh mẽ khi họ tin rằng: Một sự nỗ lực nhất định của họ sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thưởng như họ mong muốn. Theo V.Vroom, ĐLLV sẽ là kết quả của ba yếu tố: sự kỳ vọng, lợi ích và giá trị:

Sự kỳ vọng: Thể hiện việc người lao động xác định được mối tương quan giữa nỗ lực làm việc và kết quả đạt được, nếu mối liên hệ này càng rõ ràng và được nhận thức bởi người lao động thì sẽ là một điều kiện để có được động lực làm việc tích cực từ phía họ.

Lợi ích: Thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được sau quá trình làm việc của người lao động với mức độ đãi ngộ mà người lao động được hưởng.

Giá trị: Một lần nữa thể hiện mối quan hệ giữa các mức độ đãi ngộ mà người lao động được hưởng với những kỳ vọng mong đợi của họ.

Trong đó, sự kỳ vọng là yếu tố có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất, nó càng lớn thì người ta càng có nhiều động cơ để thực hiện công việc; thêm vào đó, khi mức đãi ngộ thỏa mãn được kỳ vọng mong đợi của người lao động thì


16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


đồng nghĩa với việc họ sẽ có được ĐLLV hăng say nên tất cả các mối quan hệ trước đó đã được đảm bảo.

Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông - 4

Tuy vậy, theo Victor Vroom, người lao động sẽ chỉ có được ĐLLV hăng say khi tất cả các mối liên hệ trên được họ nhận thức và tin tưởng là chặt chẽ. Đây cũng chính là một trong những điểm hạn chế của học thuyết Kỳ vọng của Victor Vroom. [12,tr209-210]

Thuyết công bằng của Stacy Adams: Học thuyết này đưa ra quan niệm, con người muốn được “đối xử công bằng”. Mọi người thường mong muốn nhận được những quyền lợi tương xứng với những đóng góp của họ. Nếu họ nhận thấy tổ chức trả cho họ dưới mức họ đáng được hưởng thì ngay lập tức họ sẽ giảm nỗ lực làm việc xuống để xác lập “sự công bằng” mới. Ngược lại, nếu thấy được trả cao thì sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ hơn nữa.

Để tạo ĐLLV, nhà quản trị phải tạo ra và duy trì sự công bằng trong tổ chức, phải biết rằng người lao động sẽ so sánh sự công bằng khi những quyền lợi mà họ được phân chia; phải loại bỏ sự bất công thông qua trả lương - thưởng dựa trên đóng góp; tạo cơ hội thăng tiến ngang nhau cho những người có năng lực và thành tích tương đương; cần loại bỏ sự phân biệt đối xử về tuổi tác, tôn giáo; cần công bố cho người lao động biết rõ về cách đánh giá thành tích, cách nhìn nhận về quyền lợi hợp lý để họ xác lập đúng điểm so sánh, tránh hiểu sai hoặc có suy nghĩ “cường điệu hóa” đóng góp của bản thân.

Như vậy, theo J.Stacy Adams, để tạo ĐLLV, nhà quản trị phải tạo được sự cân bằng giữa những đóng góp và quyền lợi mà các cá nhân nhận được. Mục đích cuối cùng của học thuyết là nhằm thúc đẩy sự cống hiến và tạo sự gắn bó lâu dài, bền vững với tổ chức cho tất cả mọi người trong tổ chức.

Thuyết thúc đẩy bằng sự tăng cường của B.F. Skinner: Lý thuyết này cho rằng, hành vi của mỗi cá nhân sẽ lặp lại nếu cá nhân đó nhận được sự đánh giá tích cực, ngược lại, hành vi đó sẽ không lặp lại nếu họ không nhận


được sự đánh giá tích cực từ phía người lãnh đạo, quản lý. Bằng những hành vi tăng cường, người lãnh đạo, quản lý cần đánh giá tích cực những đóng góp của nhân viên, tránh đánh giá không kịp thời, không đầy đủ làm hạn chế những suy nghĩ và hành động tích cực của họ [25, tr.146].

Theo B.F.Skinner (1904 - 1990), có ba loại hành vi tăng cường mà người lãnh đạo, quản lý có thể thực hiện, đó là:

Một là, khen thưởng nhân viên. Người quản lý khuyến khích nhân viên làm lại những gì mà anh ta đã làm tốt trước đó. Phần thưởng có thể là những lời khen ngợi, bằng tiền hoặc bằng những quyết định khen thưởng, đề bạt.

Hai là, sử dụng hình phạt (tăng cường âm tính). Người lãnh đạo, quản lý phê bình nhân viên về khuyết điểm anh ta mắc phải, chỉ cho nhân viên biết những gì họ không được làm và cụ thể những gì họ cần sửa chữa.

Ba là, làm ngơ. Người lãnh đạo có thể làm ngơ, coi như không biết việc làm sai của nhân viên. Sự lựa chọn này chỉ thích hợp khi người làm lãnh đạo cho rằng việc làm sai đó của nhân viên chỉ nhất thời, nó không nghiêm trọng đến mức phải sử dụng hình phạt.

B.F.Skinner khuyến cáo rằng, trong một tổ chức, người lãnh đạo không nên quá tập trung những khuyết điểm của nhân viên, thay vào đó cần sử dụng các biện pháp khen thưởng, giúp họ cải thiện và nâng cao hiệu quả công việc.

Qua nghiên cứu các học thuyết trên, chúng ta rút ra một số nhận xét là:

Thứ nhất, nhu cầu cá nhân và sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân là nguồn gốc phát sinh động lực lao động của con người, do vậy muốn TĐL cho người lao động, nhà quản trị cần biết được nhu cầu cá nhân để tác động vào các nhu cầu, hướng hoạt động của cá nhân vào đúng mục đích của tổ chức.

Thứ hai, nhu cầu của con người được thỏa mãn thông qua lợi ích. Bởi vậy, các nhà quản lý cần phải hiểu rõ tính chất, đặc điểm của từng loại lợi ích,


gắn với từng tập thể, cá nhân trong từng điều kiện cụ thể, trên cơ sở đó giải quyết hài hòa, thỏa đáng các quan hệ lợi ích nhằm TĐL cho người lao động.

Thứ ba, để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, con người có thể lựa chọn nhiều cách thức, hành vi khác nhau. Do vậy, các nhà quản trị có thể tác động lên các yếu tố lợi ích thông qua các hình thức khen thưởng, hình phạt, thù lao lao động thích hợp để khuyến khích, TĐL thúc đẩy người lao động làm việc hướng tới các mục tiêu chung của tổ chức; đồng thời cũng thông qua đó đáp ứng được các nhu cầu, lợi ích chính đáng của bản thân người lao động.

Tóm lại, các học thuyết trên đã được nhiều nhà quản lý nghiên cứu, phát triển và áp dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam (cả trong khu vực tư và khu vực công).

1.2. Viên chức các Trường Chính trị cấp tỉnh

1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1. Viên chức

Theo Điều 2, Luật Viên chức số 58/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 quy định như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [34].

1.2.1.2. Trường Chính trị cấp tỉnh

Theo Quy định số 09-QĐi/TW, ngày 13 tháng 11 năm 2018 của Ban Tổ chức Trung ương quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể là:

Thứ nhất, về vị trí, chức năng: Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Trường Chính trị cấp tỉnh) là đơn vị sự


nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy.

Có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

Thứ hai, về nhiệm vụ: Trường Chính trị cấp tỉnh có nhiệm vụ ĐT - BD cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, các đoàn thể CT - XH cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); Trưởng, Phó Trưởng phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể CT - XH cấp huyện và tương đương; Trưởng, Phó Trưởng phòng của sở, ban, ngành, các đoàn thể CT - XH cấp tỉnh và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh trên; cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức về một số lĩnh vực khác.

Đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước (QLNN) cho các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương.

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể CT - XH cấp cơ sở. Bồi dưỡng, cập nhật


kiến thức cho đại biểu HĐND cấp xã, cấp huyện và các chương trình khác do cấp có thẩm quyền giao.

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy và các cơ quan liên quan hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho giảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; Tham gia tổng kết thực tiễn ở địa phương, cơ sở, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và ĐT - BD cho các đối tượng khác theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thành ủy.

Thứ ba, về tổ chức bộ máy: Việc thành lập các khoa, phòng chuyên môn của Trường Chính trị cấp tỉnh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy xem xét, quyết định trên cơ sở: Tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của địa phương; tối thiểu có 07 người mới lập một đầu mối (khoa, phòng và tương đương); khoa, phòng có dưới 10 người được bố trí cấp trưởng và 01 cấp phó; từ 10 người trở lên được bố trí không quá 02 cấp phó.

Thứ tư, về cơ cấu tổ chức: TCT cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám hiệu có: Hiệu trưởng và không quá 02 Phó Hiệu trưởng. TCT cấp tỉnh được thành lập tối đa 05 khoa, phòng là: 03 khoa (Khoa Lý luận cơ sở; Khoa Xây dựng Đảng; Khoa Nhà nước và pháp luật); 02 phòng (Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học; Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu).

Thứ năm, về biên chế: Biên chế của TCT cấp tỉnh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ; cơ cấu CBCCVC; phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm đã được phê duyệt; bảo đảm thực hiện việc tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Cơ cấu cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tối thiểu là 75% so với tổng số CBCCVC. Đồng thời, để phục vụ công tác giảng dạy, Trường được thực hiện chế độ giảng viên kiêm nhiệm.

1.2.1.3. Viên chức trường Chính trị cấp tỉnh


Qua những khái niệm trên, ta có thể hiểu viên chức Trường Chính trị cấp tỉnh là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các khoa, phòng chuyên môn của các trường chính trị cấp tỉnh, hưởng lương từ quỹ lương của Nhà trường theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Đặc điểm viên chức trong các trường Chính trị cấp tỉnh

Trước hết, viên chức trong các TCT cấp tỉnh có đầy đủ các đặc điểm của viên chức nói chung theo quy định, bao gồm: Là công dân Việt Nam; là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc tại Đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức); có thời gian làm việc được tính kể từ khi được tuyển dụng; viên chức làm việc theo chế độ Hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của ĐVSN công lập theo quy định.

Thứ hai, viên chức trong các TCT cấp tỉnh còn thể hiện những đặc điểm riêng do đặc thù của ngành quy định, cụ thể như: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn xác định đúng vị trí việc làm của mình, không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao; góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn của Trường.

1.3. Tạo động lực làm việc cho viên chức các Trường Chính trị cấp

tỉnh


1.3.1. Khái niệm

Kế thừa những phân tích về khái niệm tạo ĐLLV ở mục 1.1.1, ta có thể

hiểu: Tạo ĐLLV cho viên chức các Trường Chính trị cấp tỉnh chính là quá trình làm nảy sinh và duy trì ĐLLV cho đội ngũ viên chức trong các Trường đó. Nói cách khác, đó chính là quá trình mà chủ thể quản lý áp dụng tổng hợp


hệ thống các chính sách, biện pháp, cách ứng xử đối với viên chức nhằm khơi dậy, động viên, khích lệ, thôi thúc viên chức cố gắng, tự nguyện, chăm chỉ, hăng say và nỗ lực, cống hiến hơn trong công việc nhằm góp phần hoàn thành tốt nhất chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn của nhà Trường.

1.3.2. Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho viên chức các Trường Chính trị cấp tỉnh

1.3.2.1. Đối với viên chức

Thứ nhất, theo quy định hiện nay, tại các TCT cấp tỉnh có cơ cấu cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tối thiểu là 75% so với tổng số viên chức, người lao động của Trường. Vì vậy, nếu có ĐLLV tốt, họ sẽ có tâm huyết để truyền tải tri thức (lý luận và thực tiễn), kinh nghiệm cho học viên. Đối tượng học viên của Trường là những cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức hoặc dự nguồn nên có kinh nghiệm nhất định về công tác chuyên môn cũng như cuộc sống. Vì vậy, nếu không có được một nền tảng kiến thức vững chắc thì bài giảng của người thầy khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Ý thức được điều này, giảng viên các Trường luôn tự rèn luyện, trau dồi để nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống và kiến thức, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.

Thứ hai, khi viên chức các Trường Chính trị cấp tỉnh có ĐLLV, đặc biệt là nhóm viên chức làm công tác giảng dạy, họ sẽ có sự phấn đấu và niềm đam mê trong công tác chuyên môn, giảng viên của một trường Đảng sẽ luôn cập nhật những kiến thức mới nhất, sâu sắc nhất về các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ mỗi địa phương; nghiên cứu ra các sáng kiến kinh nghiệm hữu ích, thiết thực.

Con người luôn có các nhu cầu cần được thỏa mãn về vật chất và tinh thần. Khi đội ngũ viên chức trong các Trường cảm thấy những nhu cầu của


23

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí