Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông - 2

Chương 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐẮK NÔNG

........................................................................................................................ .86

3.1. Quan điểm tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông 86

3.1.1. Quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ 86

3.1.2. Tạo động lực làm việc cho viên tại TCT tỉnh Đắk Nông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, hướng đến xây dựng TCT đạt chuẩn 87

3.1.3. Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông cần kết hợp các biện pháp vật chất và tinh thần 90

3.1.4. Tạo động lực làm việc cho viên chức tại TCT tỉnh Đắk Nông phù hợp với đặc thù nghề nghiệp; điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương và Trường 90

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông 91

3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà trường 91

3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía bản thân viên chức 104

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

3.3. Một số kiến nghị 106

3.3.1. Đối với Nhà nước 106

Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông - 2

3.3.2. Đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 108

3.3.3. Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Đắk Nông 110

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 111

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHỤ LỤC 1108


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trước bối cảnh phát triển và cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, sự hấp dẫn từ phía khu vực tư, vấn đề tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung và viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng luôn là nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý nhân sự hiện nay. Bởi vì, bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến việc sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả nguồn lực con người, để làm được điều đó thì phải khơi gợi, thúc đẩy niềm đam mê, nhiệt tình cống hiến đối với công việc của mỗi cá nhân.

Trong các trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Trường Chính trị cấp tỉnh), viên chức vừa là nhân tố ảnh hưởng lớn, quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho địa phương, vừa ảnh hưởng quan trọng đến năng lực, phẩm chất của mỗi người cán bộ. Để hoàn thành sứ mệnh đặc biệt đó, yêu cầu đặt ra là đội ngũ viên chức tại các Trường Chính trị cấp tỉnh phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt và quan trọng hơn cả là có tình yêu nghề, niềm đam mê, có động lực làm việc, cống hiến.

Thực tế hiện nay, tại các Trường Chính trị tỉnh trong cả nước là chưa khai thác hết nguồn nhân lực hiện có và các quyền lợi, chế độ đi kèm dành cho đội ngũ viên chức còn chưa đáp ứng với nhu cầu, mong muốn. Do đó, có những biểu hiện thiếu hoặc mất động lực làm việc ngày càng khá phổ biến trong đội ngũ viên chức như: nhiều viên chức chưa thực sự yên tâm công tác nên phải “chân trong chân ngoài”, hiện tượng lãng phí thời gian công sở còn diễn ra, kết quả hoàn thành nhiệm vụ chưa cao. Bên cạnh đó, có một số viên chức khi có điều kiện đi học tập nâng cao trình độ thường không quay về làm


việc tại Nhà trường mà tìm cơ hội tại các nơi có mức thu nhập cao và ổn định hơn.

Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông cũng không nằm trong ngoại lệ đó. Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông là một đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương. Nhiệm vụ quan trọng nhất của đội ngũ viên chức Nhà trường là cùng với công tác giáo vụ, hành chính của nhóm viên chức hành chính là việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhóm đội ngũ giảng viên nên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chính là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lại phụ thuộc vào động lực làm việc của đội ngũ viên chức nói chung. Nếu đội ngũ viên chức có động lực làm việc thấp sẽ dẫn đến sự không hài lòng, bất mãn trong công việc và đây chính là nguyên nhân chính của sự chán nản, thiếu sáng tạo, bỏ tiết và chất lượng giảng dạy sẽ giảm xuống rõ rệt. Ngược lại, tạo động lực tốt cho viên chức cũng chính là tạo ra lòng trung thành, niềm đam mê, tình yêu nghề, sự cống hiến hết mình của họ đối với công việc, với Nhà trường.

Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề “Tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường Chính trị tỉnh Đắk Nông” được chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu với nhiều cấp độ khác nhau về nội dung “tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung và cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng”, cụ thể như sau:

Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu về động lực tạo động lực làm việc nói chung và tạo động lực làm việc trong khu vực công nói riêng:

Giáo trình Tổ chức, hành vi, cơ cấu, quy trình, James.L.Gibson do ThS Phan Quốc Bảo và nhóm dịch thuật Đại học Duy Tân; Hiệu đính TS. Lý Minh


Chiêu, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011; tại chương 5 Động lực thúc đẩy: Cơ sở và lý thuyết, tác giả đã phân tích và lý giải về các học thuyết liên quan, tại sao nhu cầu và sở thích của mỗi cá nhân lại thay đổi trong quá trình làm việc của họ; tại chương 6: Động lực thúc đẩy: áp dụng trong Tổ chức, tác giả hướng dẫn về cách thức áp dụng các học thuyết kỳ vọng, học thuyết công bằng và học thuyết lập mục tiêu vào tổ chức nhằm tạo động lực cho nhân viên.

Nguyễn Thị Phương Lan (2015), Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản Lý công: “Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính Nhà nước”. Luận án đã nêu rõ thực trạng động lực làm việc trong đội ngũ công chức ở các cơ quan HCNN, từ đó hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan HCNN.

Nguyễn Đăng Thành (2012), Bài nghiên cứu “Các yếu tố tạo động lực thúc đẩy cải cách hành chính”, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 195 (4-2012) bàn về các yếu tố quan trọng tác động đến tổ chức và con người trong tổ chức để thúc đẩy sự phát triển, gồm việc đánh giá thực thi công vụ, cơ chế đảm bảo trách nhiệm giải trình, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức.

Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Sách chuyên khảo “Quản lý thực thi công vụ theo định hướng kết quả”, NXB. Lao động. Tác phẩm đã đưa ra những gợi ý tốt nhất cho việc đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức theo chu trình quản lý, giúp họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ, say mê cống hiến, chủ động sáng tạo, giúp công việc đạt hiệu suất cao nhất.

Nguyễn Thị Hồng Hải (2014), “Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Hà Nội. Tác giả bài viết đã đưa ra quan điểm chung nhất về động lực và tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức trong tổ


chức hành chính nhà nước, đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức trong tổ chức hành chính nhà nước.

Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thi Thanh Thủy (2015), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công lý luận và kinh nghiệm một số nước, NXB. Quốc gia - sự thật, Hà Nội. Cuốn sách đã nghiên cứu thực tiễn quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công ở một số nước trên thế giới. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý có hiệu quả đối với nguồn nhân lực trong khu vực công.

Thứ hai, một số công trình nghiên cứu về động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập:

Luận văn quản lý hành chính công của Vũ Thanh Thuấn (2010) “Quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên tại các Trường Đại học công lập Việt nam”. Đề tài này đã nêu ra các khái quát thực trạng, giải pháp nhằm quản lý tốt hơn cho đội ngũ giảng viên. Luận văn cũng chỉ ra được động lực làm việc của đội ngũ giảng viên còn quá ít so với nhu cầu ngày càng cao của nhóm nhân lực này. Luận văn cũng đã đưa ra được những đề xuất về quản lý và tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy.

Luận văn thạc sĩ quản lý công của Nguyễn Khắc Kim (2019), “Tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại trường Trung cấp Đắk Lắk, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội. Đề tài chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp đổi mới, hoàn thiện biện pháp tạo động lực làm việc.

Vũ Thị Mai Hương (2020), “Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội.


Vì vậy, nội dung tạo động lực làm việc là một vấn đề không mới. Những công trình trên có ý nghĩa kế thừa cả về lý luận và thực tiễn cho những nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, các công trình trên đa số vẫn nghiên cứu ở dạng tổng quát, đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng, chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông. Điều đó có thể khẳng định rằng đây là một hướng nghiên cứu mới, không trùng với các công trình trước đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Nghiên cứu, hệ thống các vấn đề lý luận về tạo động lực làm việc, đánh giá thực trạng động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực làm việc hơn nữa cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện được mục đích đặt ra, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là, hệ thống các vấn đề lý luận về tạo động lực làm việc.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông để chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

Ba là, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tạo động lực làm việc hơn nữa cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông.

4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông thông qua: Công việc; các biện pháp tài chính và môi trường làm việc.

- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2020.

- Phạm vi về không gian: Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử dựa trên học thuyết Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật hiện hành của Nhà nước ta về tạo động lực làm việc.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua phân tích các tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến động lực và tạo động lực làm việc, tác giả có thể hình thành hệ thống cơ sở lý luận theo cách tiếp cận riêng và cung cấp cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc cho viên chức của Nhà trường.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm tìm kiếm, thu thập thông tin khách quan của đội ngũ viên chức; thiết kế mẫu phiếu khảo sát để điều tra chỉ số hài lòng của viên chức về các chính sách có liên quan đến vấn đề tạo động lực làm việc. Khảo sát 46 viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông: Phát ra 46 phiếu, thu về 46 phiếu, sau đó tổng hợp tính tỷ lệ (%) theo phiếu điều tra (xem bảng hỏi ở phụ lục).


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm xử lý theo trình tự khoa học, lôgic các thông tin, số liệu, bảng biểu đã thu thập về động lực làm việc và biện pháp tạo động lực, sau đó tiến hành tổng hợp để đưa ra kết luận phù hợp.

- Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập thông tin tại một số khoa, phòng của Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông, bao gồm: khoa Lý luận cơ sở; khoa Xây dựng Đảng; khoa Nhà nước và pháp luật; phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học; phòng Tổ chức, Hành chính, Thông tin, Tư liệu. Cụ thể là tác giả quan sát về một số nội dung như: Thái độ làm việc; việc chấp hành các nội quy, quy chế; tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao của viên chức Nhà trường...Những thông tin thu thập được tác giả dùng để phân tích, đánh giá nhằm làm rõ thực trạng về động lực làm việc của viên chức và các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường.

- Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Được sử dụng để hỏi, phỏng vấn một số viên chức có tâm tư nguyện vọng hoặc được tác giả phỏng vấn trực tiếp khi làm việc tại Phòng Tổ chức - Hành chính - Thông tin - Tư liệu. Cụ thể: Nhóm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhóm viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; nhóm viên chức là giảng viên và nhóm viên chức làm hành chính để tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề đang nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về phương diện lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa một cách cơ bản về động lực và tạo động lực làm việc, làm rõ các vấn đề liên quan tới việc tạo động lực làm việc trong tổ chức nói chung và viên chức trong các Trường Chính trị tỉnh nói riêng.

- Về phương diện thực tiễn: Luận văn là một trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề động lực làm việc cho đội ngũ viên chức và giải pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông; góp phần phân tích, đánh giá thực trạng động lực làm việc của viên chức tại Nhà

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí