Sự Hoàn Thiện Của Hệ Thống Pháp Luật Quy Định Về Viên Chức, Vị Trí Việc Làm Đối Với Viên Chức Và Quản Lý Viên Chức


trang thiết bị nhưng mặt khác nó cũng ảnh hưởng đến tính cấp thiết, kịp thời của việc trang bị máy móc hiện đại phụ vụ công tác giảng dạy.

Ví dụ: Trước tình hình đại dịch đang diễn ra như hiện nay, để thực hiện việc giãn cách xã hội theo tinh thần chung của Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông cần có phòng máy đầy đủ hệ thống được kết nối để triển khai dạy - học trực tuyến. Muốn được như vậy thì Trường cần xin chủ trương của Tỉnh ủy, sau đó phải hoàn tất các thủ tục hồ sơ gửi sang Sở Tài chính, và Sở Tài chính sẽ tham mưu cho UBND tỉnh để thẩm định. Sau khi được Tỉnh ủy và UBND tỉnh cho phép, Trường mới thực hiện. Để hoàn tất quy trình này phải mất từ một đến vài tháng chưa tính đến việc hồ sơ bị sai sót phải trả về lại. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ĐLLV của viên chức.

1.4.3.3. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật quy định về viên chức, vị trí việc làm đối với viên chức và quản lý viên chức

Việc xác định vị trí việc làm cần tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý viên chức; vị trí việc làm được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Trường; vị trí việc làm phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý tương ứng; bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn.

Xây dựng khung năng lực tạo chỉ dẫn thực hiện một loạt hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác nhau và đảm bảo tính nhất quán trong việc thực hiện. Mặt khác, sự hoàn thiện của những chính sách về quản lý viên chức cũng rất quan trọng, gồm: tuyển dụng, bố trí, phân công, thay đổi và thăng hạng chức danh nghề nghiệp; ĐT - BD; biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm; đánh giá; thôi việc, nghỉ hưu và thẩm quyền quản lý viên chức trong ĐVSN công lập.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 tác giả trình bày cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho viên chức trong các Trường Chính trị cấp tỉnh. Trong đó, tác giả đã trình bày về các khái niệm cơ bản có liên quan đến nội dung chính của luận văn, bao gồm: Động lực làm việc; tạo động lực làm việc; viên chức; Trường Chính trị cấp tỉnh; viên chức Trường Chính trị cấp tỉnh...

Theo tác giả động lực của người lao động được biểu hiện thông qua: Tính chủ động, sáng tạo trong công việc; sự say mê, trau dồi kiến thức; năng suất chất lượng và hiệu quả công việc...

Để tạo ĐLLV tích cực cho người lao động, tổ chức cần sử dụng các biện pháp sau đây: Tạo động lực thông qua các biện pháp tài chính; thông qua công việc; thông qua môi trường làm việc và các mối quan hệ công việc.

Các vấn đề ở Chương 1 chính là cơ sở để tác giả đi vào nghiên cứu thực trạng về động lực làm việc và hoạt động tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông trong Chương 2.


Chương 2:

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

CHO VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐẮK NÔNG


2.1. Tổng quan về trường Chính trị tỉnh Đắk Nông

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông được thành lập năm 2004 tại Quyết định số 30/QĐ-TU ngày 08/01/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông về việc thành lập Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông.

Năm 2004, đội ngũ nhân sự của Trường chỉ có 14 đồng chí được điều động từ Đắk Lắk sang, tất cả đều đã có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy. Đến nay, lực lượng cán bộ, giảng viên của Trường có 48 đồng chí; không chỉ tăng về số lượng mà cán bộ, giảng viên ngày càng được trưởng thành về năng lực phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Có thể thấy, 17 năm hình thành và phát triển chưa phải là nhiều nhưng Trường đã luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác ĐT - BD lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước ở địa phương; dần khẳng định được vị thế, nâng cao chất lượng và hiệu quả, xây dựng Trường ngày càng phát triển, đủ về biên chế, mạnh về chất lượng, nâng tầm với các Trường trong hệ thống trên toàn quốc.

Hiện nay, Trường đang trong quá trình xây dựng, phấn đấu đạt chuẩn theo Quy định số 11-QĐ/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng Trường Chính trị chuẩn.

2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Căn cứ Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành


phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 1150-QĐ/TU ngày 25/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông. Cụ thể là:

2.1.2.1. Về vị trí

Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Đắk Nông, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đóng chân tại đường Phan Đăng Lưu, Phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Từ năm 2013, Trường Chính trị tỉnh đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập.

2.1.2.2. Về chức năng

Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông có chức năng tổ chức ĐT - BD cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hộ; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

2.1.2.3. Về nhiệm vụ, quyền hạn

Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông có các nhiệm vụ cơ bản như sau:

Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); Trưởng, Phó Trưởng phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện và tương đương; Trưởng, Phó Trưởng phòng của sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh


43


và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh trên; cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức về một số lĩnh vực khác.

Thứ hai, đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương.

Thứ ba, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (QLNN) cho các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương.

Thứ tư, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện. Thứ năm, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy và các cơ quan liên quan hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy

cho đội ngũ giảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

Thứ sáu, tham gia tổng kết thực tiễn ở địa phương, cơ sở, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập.

Thứ bảy, đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng khác theo chỉ đạo của Tỉnh ủy. Đồng thời, Nhà trường cũng phối hợp, liên kết với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền được phân công, phân cấp và theo nhu cầu của tỉnh.

Bên cạnh đó, Nhà trường thực hiện việc tuyển dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của Trường; công tác tổ


chức cán bộ theo đúng thẩm quyền. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Tỉnh ủy, một số Sở, ngành có liên quan, với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

2.1.2.4. Về cơ cấu tổ chức

Theo Quy định số 09-QĐ/TW, ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1150-QĐ/TU, ngày 25/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông, cơ cấu tổ chức Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông gồm: Ban Giám hiệu: 01 hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng; 03 Khoa (Khoa Lý luận Cơ sở, khoa Xây Dựng Đảng, khoa Nhà nước và pháp luật) và 02 phòng (Phòng Quản lý Đào tạo và nghiên cứu khoa học; phòng Tổ chức, Hành chính, Thông tin, Tư liệu).

2.1.3. Khái quát chung về viên chức Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông

2.1.3.1. Đặc điểm của viên chức theo giới tính và độ tuổi

Tính đến tháng 12 năm 2020, Trường có 46 viên chức chiếm tỷ lệ 95,83%. Theo số liệu thống kê cho thấy viên chức ở độ tuổi từ 30 - 50 tuổi là nhiều nhất, chiếm 83,33% trên tổng số nhân lực của Trường, là độ tuổi tràn đầy nhiệt huyết, năng lượng, giàu kinh nghiệm chuyên môn cũng như công tác, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực của Trường trong giai đoạn hiện nay.

Qua số liệu thống kê ở biểu đồ 2.1, trong tổng số 46 viên chức của Trường thì có 20 viên chức là nữ giới, chiếm 41,67%, còn lại là nam giới, 26 người, chiếm 58,33%.



41,67%

58,33%

Nam Nữ


<30 tuổi

18,1% 35,4%

18,8%

27,8%

30-40 tuổi

40-50 tuổi

>50 tuổi


Biểu đồ 2.1: Thông tin về giới tính và độ tuổi

(Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu)

2.1.3.2. Đặc điểm của viên chức theo trình độ

Trình độ chuyên môn của viên chức nhà Trường tương đối cao, cụ thể: Sau Đại học 21 người, chiếm 45,65 %; Đại học chiếm 47,83 %; 03 trình độ cao đẳng, trung học, chiếm 6,52% (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của viên chức Nhà trường


Stt

Trình độ

Số lượng cán bộ

(người)

Tỷ lệ (%)

1

Sau Đại học

21

45,65

2

Đại học

22

47,83

3

Cao đẳng, Trung học

03

6,52


Tổng số

46

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông - 7

(Nguồn: Phòng tổ chức - Hành chính - Thông tin - Tư liệu) Về trình độ Lý luận chính trị: Trường Chính trị tỉnh 21 cao cấp, chiếm 45,65 %; có 11 Trung cấp, chiếm 23,91 % (02 người đang tham gia học Trung

cấp), số còn lại 14 người chưa qua đào tạo, chiếm 33,33 % (xem bảng 2.3)

Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị của viên chức Nhà trường


Stt

Trình độ

Số lượng cán bộ

(người)

Tỷ lệ (%)

1

Cao cấp

21

45,65

2

Trung cấp

11

23,91



3

Chưa qua đào tạo

14

30,44


Tổng số

46

100

(Nguồn: Phòng tổ chức - Hành chính - Thông tin - Tư liệu)

Như vậy, nhìn chung viên chức của Trường có trình độ kiến thức chuyên môn cao, khả năng, năng lực công tác tốt, có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có tâm huyết và luôn ý thức nỗ lực không ngừng phấn đấu. Trong công tác chuyên môn giảng viên của Trường thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp; thực hiện nghiêm quy chế quản lý đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; có nhiều bài viết đăng báo, tạp chí khoa học của Trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, đội ngũ viên chức hành chính luôn bám sát mọi nhiệm vụ để phục vụ, hỗ trợ cho công tác chuyên môn của Nhà trường được hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả. Với đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy, điều kiện hoạt động và cơ sở vật chất hiện có, tập thể lãnh đạo, viên chức Nhà trường đã luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh giao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao kiến thức và trình độ lãnh đạo, quản lý cho CBCCVC của tỉnh.

Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ mới, Trường vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định, thể hiện là: Tỷ lệ giảng viên so với tổng biên chế chưa đạt được tỷ lệ 2/3 theo quy định; kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ giảng viên còn hạn chế. Công tác nghiên cứu khoa học còn chưa đáp ứng được yêu cầu...

2.2. Đánh giá khái quát về động lực làm việc của viên chức tại trường Chính trị tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Các biểu hiện của động lực làm việc của viên chức tại trường Chính trị tỉnh Đắk Nông

2.2.1.1. Tính chủ động, sáng tạo của viên chức khi tham gia vào công

việc

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí