Định Hướng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội


điểm ngân hàng định giá để cho vay khiến tổn thất với ngân hàng càng nặng 1

điểm ngân hàng định giá để cho vay khiến tổn thất với ngân hàng càng nặng hơn.

Cán bộ quan hệ khách hàng chưa bám sát, quản lý được hoạt động của khách hàng cũng như việc sử dụng vốn và thu hồi vốn, có trường hợp khách hàng ban đầu sử dụng vốn đúng mục đích nhưng khi tiền quay về trước thời gian đáo hạn ngân hàng đã không nắm bắt được để thu nợ, khách hàng quay vòng vốn sang mục đích khác và gặp rủi ro đã kéo theo rủi ro tín dụng cho chi nhánh.

Thông tin về nhận biết rủi ro không đầy đủ, kịp thời, không có tính hệ thống và thiếu chính xác. Việc nhận biết rủi ro chủ yếu từ kinh nghiệm và thông tin của từng cá nhân cán bộ, Chi nhánh chưa xây dựng được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng để hỗ trợ cho cán bộ trong quá trình quản lý khoản vay và khách hàng.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng đúng mức

Hoạt động kiểm tra giám sát tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như tình hình sử dụng vốn vay của nhiều cán bộ tại Chi nhánh còn mang tính hình thức; chỉ đến khi nào rủi ro xảy ra, khách hàng không trả được nợ mới đi tìm biện pháp xử lý. Thực tế, chi nhánh đã có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp thực hiện sai quy trình, quy định; tuy nhiên cũng chỉ khi rủi ro đã xảy ra; Chi nhánh chưa có được cơ chế giám sát trong quá trình cấp tín dụng, đảm bảo nhận biết dấu hiệu rủi ro sớm từ khách hàng.

- Biện pháp thu hồi nợ và xử lý TSBĐ tiền vay chưa kiên quyết: không dứt điểm nên hiệu quả chưa cao, nhiều khách hàng có khả năng trả nợ nhưng trây ỳ, ỷ thế vào các mối quan hệ quen biết. Quy trình phát mại tài sản bảo đảm tiền vay còn phức tạp, khi khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản thì gần như bế tắc trong việc thu hồi tài sản để phát mại.

Thứ hai, tuân thủ quy trình tín dụng chưa chặt chẽ

Tại chi nhánh đã thực hiện đầy đủ các nội dung trong quy trình cấp tín dụng của NHTM nhưng còn nhiều khâu thực hiện mang tính hình thức. Cụ thể, NHTM có các hướng dẫn về việc lựa chọn báo cáo tài chính của khách hàng để phân tích, trường hợp báo cáo tài chính khách hàng cung cấp không đảm bảo uy tín (như không được kiểm toán độc lập, hoặc tổ chức kiểm toán không có uy tín,...) thì cán bộ thẩm định cần phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của số liệu, thực hiện điều chỉnh báo cáo tài chính cho phù hợp với thực tế của khách hàng và quy định của Bộ tài chính; sau đó thực hiện phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng trên cơ sở báo cáo tài chính đã điều chỉnh. Tuy nhiên nhiều trường hợp đã bỏ qua khâu này dẫn đến kết quả thẩm thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng không chính xác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

NHTM có quy định chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm, trường hợp giá trị thị trường giảm thì chi nhánh cần định giá lại tài sản để xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên nhiều trường hợp việc đánh giá lại tài sản tại chi nhánh còn mang tính hình thức để giữ nguyên giá trị tài sản bảo đảm, không lưu căn cứ đánh giá.

NHTM quy định chi nhánh phải bám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo quản lý được nguồn thu từ đối tượng vay vốn để thu nợ ngay khi có dòng tiền về. Tuy nhiên nhiều trường hợp việc giám sát của chi nhánh chưa chặt chẽ dẫn đến trường hợp khách hàng ban đầu sử dụng vốn đúng mục đích nhưng khi tiền quay về trước thời gian đáo hạn ngân hàng đã không nắm bắt được để thu nợ, khách hàng quay vòng vốn sang mục đích khác và gặp rủi ro đã kéo theo rủi ro tín dụng cho chi nhánh.

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội - 9

Thứ ba, nhân sự tại bộ phận quản trị rủi ro còn thiếu và yếu

Cạnh tranh, phát triển thị phần là những cụm từ nóng tại các NHTM hiện nay, chi nhánh Phúc Thọ cũng không nằm ngoài thực tế đó. Áp lực kinh doanh, áp lực chi tiêu thị phần, chỉ tiêu lợi nhuận từ : NHNo&PTNT Việt Nam đã khiến các chi nhánh nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT huyện


Phúc Thọ nói riêng luôn phải coi chức năng kinh doanh là ưu tiên hàng đầu do đó 2

Phúc Thọ nói riêng luôn phải coi chức năng kinh doanh là ưu tiên hàng đầu, do đó đội ngũ nhân sự phân bổ cho bộ phận tín dụng khá hạn chế về số lượng. Hạn chế về số lượng nhân sự trong khi khối lượng công viêc lớn, cộng thêm áp lực kinh doanh tại chi nhánh rất lớn đã khiến chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng không phát huy hết hiệu quả.

Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh mới dừng ở việc thẩm định, nhận diện rủi ro tín dụng, cán bộ chưa được cung cấp thước đo lượng hóa rủi ro, do đó biện pháp quản lý mới mang tính chất định tính.

- Khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ chưa cao: Do hạn chế và quy mô vốn, chi phí quản lý cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

* Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Năng lực quản lý, năng lực kinh doanh của một số chủ doanh nghiệp chưa theo kịp cơ chế thị trường cạnh tranh năng động, còn một số khách hàng sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, thua lỗ phá sản. Mặc dù số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện tăng nhanh trong thời gian qua, nhu cầu vốn tín dụng của khối doanh nghiệp này tương đối lớn. Tuy nhiên, một thực tế tồn tại là một số khách hàng không có thiện chí trả nợ, vay vốn để đầu tư theo trào lưu, dàn trải.

- Khách hàng phổ biến chiếm tỷ trọng dư nợ xấu cao là các hộ gia đình, cá nhân với qui mô kinh doanh nhỏ, khả năng phân tích dự báo thị trường hạn chế, khả năng chống trọi với rủi ro thấp. Đặc biệt, là các hộ nông dân việc sản xuất còn mang nặng tập quán canh tác lạc hậu, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

- Chưa minh bạch, công khai về tình hình tài chính của doanh nghiệp, số liệu không được kiểm toán nên ít có tác dụng. Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc lập các báo cáo tài chính do hạn chế về chế độ kế toán

thống kê và trình độ quản lý, một số DN hạch toán không theo qui định nhằm trốn thuế, hoặc có nhiều bảng cân đối tài khoản dùng vào các mục đích khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc thẩm định của CBTD.

- Kinh tế ngoài quốc doanh bước đầu được mở rộng nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, năng lực tài chính; đặc biệt là thiếu vốn hoạt động kinh doanh, thiếu tài sản bảo đảm, thiếu hồ sơ pháp lý để vay vốn ngân hàng như: hồ sơ thành lập, biên bản góp vốn, đánh giá vốn góp chủ yếu là tự kê khai chứ không thực chất .

Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Các định hướng phát triển của chính phủ thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Các chính sách vĩ mô nhiều khi mang tính giật cục đã khiến các doanh nghiệp và ngân hàng không kịp thích ứng. Cơ chế chính sách về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu,... còn nhiều vấn đề vướng mắc, chưa phù hợp với thực tế, việc chỉnh sửa bổ sung còn chậm.

- Luật doanh nghiệp nhà nước chỉ mới quy định doanh nghiệp được dùng tài sản nhà nước để thế chấp nhưng việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không trả được nợ vay thì không quy định.

- Môi trường kinh tế huyện Phúc Thọ chưa thực sự năng động mặc dù rất gần thủ đô Hà Nội, với số lượng khách hàng ít, qui mô và khả năng kinh doanh còn nhỏ lẻ nên ngân hàng không có nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng, yếu tố thời tiết, dịch bệnh trong chăn nuôi diễn ra ở nhiều nơi. Đây là một yếu tố tác động tới rủi ro tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ.

- Nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá xăng dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ diễn biến thất thường ảnh hưởng lớn đền tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu đã lan nhanh kể từ năm 2008, đã ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam, Chúng ta đã chứng kiến cơn bão tài chính – tín dụng ngân hàng với các đợt điều chỉnh tăng liên tục lãi suất cơ bản của


NHNN điều này làm cho các DN thực sự lao đao vì không tiếp cận được vốn 3

NHNN, điều này làm cho các DN thực sự lao đao vì không tiếp cận được vốn ngân hàng, sản xuất đình trệ, thị trường thu hẹp, chi phí đầu vào tăng quá cao là một nguyên nhân làm suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp và do đó kéo theo rủi ro tín dụng ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Qua phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ giai đoạn 2012 - 2014, luận văn đã đánh giá được những kết quả đạt được, những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ là một tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi; vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị là phải nhận diện được các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó có biện pháp quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro, thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Thực tiễn hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ ở chương 2 sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ, nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới và những năm tiếp theo.


CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG 4

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Theo đề án cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định: Tập trung xây dựng NHNo&PTNT Việt Nam thành tập đoàn tài chính kinh doanh đa năng, giữ vai trò chủ lực chủ đạo trên thị trường tài chính nông thôn. theo đó: Tập đoàn tài chính AGRIBANK là một pháp nhân gồm nhiều doanh nghiệp trực thuộc nhưng nòng cốt gồm hai hệ thống ngân hàng là khu vực đô thị và khu vực nông thôn trên cơ sở: “ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng hợp lý đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh bên cạnh việc phát huy dịch vụ sản phẩm truyền thống là huy động và cho vay; tập trung đầu tư hiện đại hoá, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội nhập. Nâng cao ngăng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp’’.

Trên cơ sở đó Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ xác định định hướng chung cho hoạt động từ nay cho đến năm 2020 đó là:

- Đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các chương trình trọng tâm của tỉnh theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XX. Trong đó chú trọng đầu tư vốn cho các chương trình phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.

- Tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý trên cơ sở có nguồn vốn và kiểm soát được khoản vay lấy phương châm “An toàn- Hiệu quả- Bền vững’’ làm nguyên tắc chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng.

- Nâng cao năng lực tài chính, trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định, đảm bảo lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đẩy mạnh huy động vốn trên địa bàn nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng ổn định, hợp lý, tăng tính chủ động của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh.

- Giữ vững thị trường, thị phần, vốn cho vay chiếm 80% tổng vốn đầu tư của khu vực nông nghiệp và nông thôn với các khách hàng truyền thống là hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đồng thời đẩy nhanh việc tiếp cận và cho vay đối với các khách hàng ở khu vực thành thị, các cụm công nghiệp.

Mục tiêu hoạt động

- Nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân hàng năm 17%.

- Dư nợ cho vay tăng trưởng bình quân hàng năm 15%.

- Cơ cấu dư nợ đến năm 2020 như sau:

+ Cho vay hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng là 80%.Tổng dư nợ.

+ Cho vay đối với các tổ chức chiếm tỷ trọng 20%.Tổng dư nợ.

- Thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định ban hành theo quyết định 493/QĐ-NHNN, trong đó tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) dưới 3%/ tổng dư nợ.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí