Đo Lường Rủi Ro Tín Dụng Tại Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội


khách hàng Khi nhận được thông tin về khách hàng như làm ăn thua lỗ rủi ro 1

khách hàng. Khi nhận được thông tin về khách hàng như làm ăn thua lỗ, rủi ro bất khả kháng như thiên tai dịch bệnh, qua việc kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sự sút giảm giá trị của tài sản bảo đảm, các CBTD đều thực hiện việc báo cáo lên lãnh đạo Phòng tín dụng và Giám đốc (nếu thấy cần thiết) để đề ra hướng khắc phục xử lý. Cụ thể qua các năm, hàng trăm món vay bị chuyển nhóm nợ và triển khai các biện pháp siết nợ được nhận định thông qua công tác phân loại và đánh giá khách hàng của các CBTD. Điển hình có dư nợ của Công ty TNHH May thêu Minh Phương (quan hệ tín dụng tại Trung tâm NHNo&PTNT huyện) vay 3,9 tỷ đồng kinh doanh đầu tư hàng may mặc xuất khẩu không phát huy hiệu quả, ....

Những trường hợp vay vốn lần đầu thì công tác thẩm định có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì khi thẩm định không tốt sẽ dẫn đến nhận định sai lầm về khách hàng và ra quyết định tín dụng không đảm bảo các điều kiện và nguyên tắc tín dụng và hậu quả tất yếu là rủi ro tín dụng. Thống kê qua 3 năm tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ qua thẩm định ban đầu của CBTD đã thông báo từ chối cho vay nhiều món vay không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng.

2.2.1.2. Đo lường rủi ro tín dụng tại tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Khi ngân hàng thỏa thuận cấp bất cứ một khoản tín dụng nào cho khách hàng thì trong đó đã ẩn chứa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, căn cứ để đánh giá mức độ rủi ro thì phải dựa trên cơ sở cụ thể xem khoản tín dụng đó tình trạng ra sao và có khả năng hoàn trả theo HĐTD và các khế ước nhận nợ hay không? Như vậy, để đo lường rủi ro tín dụng phát sinh ta sử dụng chỉ tiêu nợ xấu, theo quyết định 493/QĐ- NHNN nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5. Nợ xấu chính là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng tại bất cứ một TCTD nào.

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về nợ xấu giai đoạn năm 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ VNĐ


Chỉ tiêu

2012

Tỷ lệ

2013

Tỷ lệ

2014

Tỷ lệ

Nợ nhóm III

0,3

33,9

0,01

1,8

3,9

89,1

Nợ nhóm IV

0,085

9,6

0,17

30,9

0,15

3,5

Nợ nhóm V

0,5

56,5

0,37

67,3

0,32

7,4

Tổng nợ xấu

0,885

100%

0,55

100%

4,37

100%

Tổng dư nợ

310,4


349,4


421,2


Nợ xấu/tổng dư nợ

0,29%


0,16%


1,04%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội - 7

“Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012-2014, NHNo & PTNT huyện Phúc Thọ”

Để minh họa cụ thể thực trạng nợ xấu tại chi nhánh ta sử dụng biểu

sau:

Biểu 2.4. Một số chỉ tiêu về nợ xấu giai đoạn năm 2012 -2014


Nhóm III Nhóm IV Nhóm V

Nợ xấu

5


4


3


2


1


0

2012 2013 2014


Bảng 2.5 cho thấy: Tỷ lệ nợ xấu tại NHNo& PTNT huyện Phúc Thọ có

xu hướng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Cụ thể, dư nợ xấu năm 2012 là 0,885 tỷ VNĐ chiếm 0,29% tổng dư nợ, năm 2013 giảm xuống là 0,55 tỷ đồng chiếm 0,16% tổng dư nợ. Tuy nhiên, năm 2014 tăng lên là 4,37 tỷ đồng chiếm 1,04% tổng dư nợ.

Qua bảng trên ta nhận thấy nợ xấu qua các năm 2012 - 2014 tại chi nhánh tập trung chủ yếu nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất (bình quân chiếm từ 56% đến 67% trong tỷ trọng tổng nợ xấu). Cũng từ bảng trên ta nhận thấy nợ nhóm 3 chiếm tỷ lệ trong tổng nợ xấu đang có xu hướng ra tăng qua từng năm, nếu như năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này là 33,9% thì


đến năm 2014 đã chiếm tỷ trọng 89 1 trong tổng cơ cấu nợ xấu Chứng tỏ 2

đến năm 2014 đã chiếm tỷ trọng 89%,1 trong tổng cơ cấu nợ xấu. Chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ tiềm ẩn ở các khoản nợ quá hạn từ trên 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu là chủ yếu.

Qua biểu 2.4, cho thấy rằng nợ xấu tại chi nhánh tăng qua hàng năm cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ. Tuy nhiên để tìm hiểu về nguyên nhân và thấy rõ thực trạng của dư nợ xấu ta đi vào phân tích cơ cấu dư nợ xấu.

- Cơ cấu nợ xấu tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phúc Thọ

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ xấu giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: tỷ VNĐ



Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

1. Nợ xấu theo loại

cho vay

0,885

100

0,55

100

4,37

100

Dư nợ xấu cho vay

ngắn hạn

0,885

100

0,55

100

4,27

97,7

Dư nợ xấu cho vay

trung và dài hạn

0

0

0

0

0,10

2,3

2. Nợ xấu theo loại

hình khách hàng

0.885

100

0,55

100

4,37

100

Dư nợ xấu cho vay

Doanh nghiệp

0

0

0

0

3,9

89,1

Dư nợ xấu cho vay

hộ gia đình, cá nhân

0,885

100

0,55

100

0,47

10,9

4. Nợ xấu theo

TSĐB

0,885

100

0,55

100

4,37

100

Không có TSĐB

0

0

0

0

0

0

Có TSĐB

0,885

100

0,55

100

4,37

100

5. Nợ xấu theo khả

năng thu hồi

0,885

100

0,55

100

4,37

100

Dư nợ xấu không

có khả năng thu

0

0

0

0

0,44

10

Dư nợ xấu có khả

năng thu hồi

0,885

100

0,55

100

4,37

90

( Nguồn: Báo cáo phân tích nợ xấu/ nợ quá hạn của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ qua các năm )

Nghiên cứu và xem xét cơ cấu nợ xấu cho thấy:

- Nợ xấu phân tích theo loại vay : Tính theo thời gian cho vay thì nợ xấu trong cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2012 khi bắt đầu triển khai thưc hiện quyết định 493/QĐ-NHNN dư nợ xấu cho vay ngắn hạn chiếm 100% tổng nợ xấu thì đến 31/12/2014 dư nợ xấu cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 100% trong tổng nợ xấu. Cùng với việc giảm tỷ lệ nợ xấu trong loại cho vay ngắn hạn thì nợ xấu trong cho vay trung dài hạn đã gia tăng hơn trước, thời điểm 31/12/2012 dư nợ xấu cho vay trung chiếm 0% thì đến 31/12/2014 chiếm 2,2% tổng nợ xấu. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng của cho vay trung hạn chưa đảm bảo (qua 2 năm, dư nợ xấu giảm trong tổng dư nợ nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng trong tổng nợ xấu nhất là thời điểm năm 2014)

- Nợ xấu phân tích theo loại hình khách hàng: Dư nợ xấu cho vay Doanh nghiệp các năm 2012 - 2014 là không có, năm 2014 nợ xấu của loại hình cho vay doanh nghiệp tăng mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế nên hoạt động của một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (số tuyệt đối tăng 3,9 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 89,2% trong tổng nợ xấu). Tỷ lệ nợ xấu đối với hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2013: tỷ lệ 100%. Nguyên nhân là dư nợ cho vay của chi nhánh đối với nhóm khách hàng này là lớn nhất, và tập chung chủ yếu là khách hàng là hộ nông dân trên địa bàn của các xã, việc kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết, nếu không thuận lợi khả năng rủi ro tín dụng là rất lớn.

- Nợ xấu phân tích theo TSBĐ:

Chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Phúc Thọ thực hiện tăng trưởng dư nợ, phòng ngừa và xử lý RRTD theo hướng tỷ trọng cho vay có TSĐB cao trong tổng dư nợ cho vay và qua đó tương ứng là tỷ lệ nợ xấu có tài sản bảo đảm luôn chiếm từ 100% trong tổng nợ xấu .

- Nợ xấu phân tích theo khả năng thu hồi:

Nợ xấu được đánh giá có khả năng thu hồi chiếm tỷ lệ bình quân 100% trong tổng nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ. Để có thể thu hồi được các khoản nợ này, cần phải thường xuyên quan tâm, theo dõi đôn đốc khách hàng tìm nguồn thu để trả nợ NH, kịp thời thu nợ ngay khi khách hàng xuất hiện nguồn thu.


Với các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu chiếm khoảng 10 3

Với các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu chiếm khoảng 10% trong tổng nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ, sẽ có các biện pháp thu dần qua các năm.

2.2.2. Thực trạng phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng

Qua việc phân tích và nắm bắt thông tin về khách hàng thường xuyên, giúp CBTD tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ nhận biết dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng từ khách hàng, từ đó lên kế hoạch và chương trình công tác hàng tháng, quí, năm nhằm khắc phục những nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro hoặc đưa các khoản nợ của khách hàng về trạng thái bình thường. Đối với món vay nhỏ lẻ của hộ gia đình tại địa bàn nông thôn, CBTD thực hiện các biện pháp tư vấn giũp đỡ khó khăn, xem xét việc cơ cấu lại nợ, thực hiện đầu tư tín dụng tiếp để khắc phục nợ xấu khi khách hàng triển vọng. Một số các việc làm cụ thể đã được áp dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đó là :

- Phân loại KH thường xuyên để sàng lọc và từ chối khi không đủ điều kiện tín dụng: qua 3 năm (2012 - 2014) chi nhánh đã từ chối nhiều món vay đối với khách hàng không đủ điều kiện và xếp loại C theo tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống.

- Biện pháp khai thác từ khoản nợ:

(i) khi nhận thấy khoản vay tiềm ẩn rủi ro cao, nếu tài sản có độ khả mại thấp thì sẽ yêu cầu khách hàng bổ xung tài sản bảo đảm;

(ii) thực hiện việc chuyển nợ qúa hạn khi nhận thấy rủi ro là rõ ràng, đồng thời áp dụng nhưng biện pháp cần thiết để thu nợ.

- Biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ: Thành lập tổ xử lý nợ xấu, thực hiện phân tích chi tiết các món nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro để tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử lý, thu hồi nợ thích hợp; đồng thời giúp cho CBTD nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chấp hành quy trình nghiệp vụ cho vay, coi trọng hiệu quả kinh tế của dự án vay

vốn và tích cực đôn đốc thu hồi nợ vay, kể cả những món nợ đã được xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng.

Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ ngân hàng, NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ như: trong trường hợp bán tài sản không thu hồi đủ nợ vay sẽ quy trách nhiệm cho cán bộ ngân hàng phải trả phần còn thiếu; hoặc áp dụng các biện pháp về hành chính như: phạt thi đua, không cho hưởng lương kinh doanh, cho tạm nghỉ việc để tập trung vào thu hồi nợ xấu phát sinh.

Thành lập tổ chỉ đạo thu hồi nợ xấu do giám đốc chi nhánh làm tổ trưởng, phó giám đốc phụ trách kinh doanh làm tổ phó, thành viên là các trưởng phòng nghiệp vụ, nhằm đưa ra các biện pháp, giải pháp chỉ đạo thu hồi nợ và đôn đốc tiến độ xử lý thu hồi nợ đến từng Phòng Giao dịch, từng CBTD. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc từ các Phòng Giao dịch phản ảnh lên và báo cáo với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành để có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khoản nợ xấu.

Bên cạnh những biện pháp vừa nêu trên, trong quá trình quản trị RRTD tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ áp dụng cơ chế phòng vệ rủi ro thông việc phân loại khách hàng thành 5 nhóm theo QĐ 493/NHNN chủ yếu dựa trên yếu tố định lượng về thời gian quá hạn các khoản nợ như sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ trong hạn)

Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Nợ quá hạn dưới 90 ngày)

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày)

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày ) Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn từ trên 360 ngày)

Trên cơ sở phân loại nợ thành 5 nhóm, NHNo& PTNT huyện Phúc Thọ thực hiện trích DPRR để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện theo nghĩa vụ cam kết. DPRR được tính theo nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng. Dự phòng rủi ro bao gồm: dự


phòng chung và dự phòng cụ thể Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích 4

phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định (tại điều 6 hoặc điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể như sau:

(i) Nhóm 1 trích là: 0%;

(ii) (ii) Nhóm 2 trích là: 5%;

(iii) (iii) Nhóm 3 trích là: 20%;

(iv) (iv) Nhóm 4 trích là: 50%;

(v) (v) Nhóm 5 trích là: 100%.

Ngoài tỷ lệ trích cụ thể, Ngân hàng NHNo&PTNT huyện còn thực hiện trích DPRR chung để dự phòng cho những khoản tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể hoặc trong các trường hợp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Tỷ lê trích dự phòng chung theo quy định tại QĐ 493 là 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trong thời gian tối đa 05 năm kể từ ngày QĐ 493/2005/QĐ-NHNN có hiệu lực, Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ phải trích lập đủ số dự phòng chung nói trên. Việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo quyết định 493/NHNN đã tạo thế chủ động hơn rất nhiều trong việc phòng chống rủi ro, không chỉ với những rủi ro hiện hữu mà cả với những rủi ro tiềm ẩn, tăng sức chịu đựng của chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ khi RRTD xảy ra.

Trong trường hợp RRTD đã phát sinh, khả năng thu hồi vốn từ lưu chuyển tiền trong phương án kinh doanh của khách hàng là rất khó khăn hoặc món vay đã vào trạng thái nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khi đó chi nhánh thực hiện các biện pháp sau:

- Biện pháp xử lý từ việc thanh lý tài sản Bảo đảm tiền vay:

Thực hiện xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay trong trường hợp khách hàng vi phạm những qui định tại hợp đồng tín dụng (HĐTD) và hợp đồng đảm bảo tiền vay (HĐĐBTV) để thu hồi các khoản nợ xấu và nợ đã chuyển

ngoại bảng. Bên cạnh đó Chi nhánh còn thực hiện khởi kiện nếu con nợ có dấu hiệu lừa đảo, đã áp dụng các biện pháp xử lý tài sản nhưng không thu hồi được nợ. Số liệu qua các năm tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện luôn dưới 3% tổng dư nợ và tỷ lệ thu nợ xấu và nợ xử lý RRTD luôn đạt trên 100% kế hoạch NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây giao.

- Biện pháp xử lý bằng quĩ dự phòng RRTD:

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ sử dụng quĩ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau:

(i) Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo qui định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

(ii) Các khoản nợ thuộc nhóm 5 theo qui định tại quyết định 493/QĐ- NHNN

mà chi nhánh đã áp dụng mọi biện pháp thu nhưng không thu hồi được. Riêng các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, việc xử lý rủi ro thực hiện theo qui định của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

Để XLRR cho một khoản vay tồn đọng vượt quyền phán quyết, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ phải lập hồ sơ theo quy định, trình NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây – TP Hà Nội. NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây – TP Hà Nội căn cứ vào tình hình thực tế quỹ DPRR của chi nhánh đã trích lâp, tính chất khoản nợ để xét duyệt XLRR cho chi nhánh. Trường hợp khoản vay được NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây cho phép được XLRR nhưng mức trích lập DPRR của chi nhánh chưa đủ để XLRR cho khoản vay, NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ vẫn được phép chuyển khoản nợ ra theo dõi ngoại bảng, đồng thời có nghĩa vụ hoàn trả số tiền trích lập thiếu khi tính toán kế hoạch được giao hàng quí. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ tiếp tục có trách nhiệm bằng mọi biện pháp tận thu khoản vay đã XLRR, số tiền thu được từ thu nợ khoản vay đã XLRR được hạch toán vào thu nhập của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ.

Mặc dù, số tuyệt đối nợ chuyển theo dõi ngoại bảng tăng qua từng năm (thể hiện việc XLRRTD tại biểu 2.5) nhằm lành mạnh hóa nội bảng. Tuy nhiên, mặt khác chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ cũng tăng cường

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí