Số Tiền Thu Hồi Nợ Sau Xử Lý Rrtd Qua Các Năm 2012 -


mở rộng tín dụng tăng trưởng các khoản cho vay mới an toàn hiệu quả nhằm bù 1

mở rộng tín dụng, tăng trưởng các khoản cho vay mới an toàn, hiệu quả nhằm bù đắp những tổn thất do các khoản nợ đã tồn đọng.

* Công tác thu hồi nợ sau xử lý

Nếu như trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là một việc rất quan trọng qui trình quản trị rủi ro tín dụng, nó thể hiện sự chủ động đối phó với những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra thì việc thu hồi nợ sau khi xử lý lại chứng minh hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng, vì tất cả số tiền thu được từ những khoản nợ chuyển hạch toán ngoại bảng được tính vào thu nhập của và làm ra tăng lợi nhuận.

Bảng 2.7 thể hiện việc thu hồi nợ sau xử lý RRTD của chi nhánh NHNo&PT

NT huyện Phúc Thọ.

Bảng 2.7: Số tiền thu hồi nợ sau xử lý RRTD qua các năm 2012 -

2014

Đơn vị tính : Tỷ đồng


STT


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

KH

TH

KH

TH

KH

TH

1

Số tiền thu nợ đã XLRRTD

1,5

3,9

0,7

1

0,6

1,4

2

Số dư đã XLRR

8,392

4,492

3,492

3

Tỷ lệ thu so với KH giao

260%

142,8%

233,3%

4

Tỷ lệ thu so với nợ đã XLRR

46,5%

22,3%

40%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội - 8

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo &PTNT huyện Phúc Thọ)

Bảng trên cho thấy việc thu hồi nợ sau xử lý RRTD được chi nhánh hết sức quan tâm, chỉ tiêu qua các năm đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây –TP Hà Nội giao, nhằm tăng năng lực tài chính đảm bảo vượt hệ số tài chính có lương năng suất hàng năm. Bảng trên cũng cho thấy, qua các năm tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR so với thực tế nợ chuyển

theo dõi ngoại bảng tại chi nhánh liên tục tăng. Có kết quả này là do công tác của tổ xử lý và thu nợ xấu hoạt động tốt, đã có nhiều sáng kiến và biện pháp áp dụng như đối với các CBTD, Ví dụ như: Thường xuyên tổ chức phân tích nợ đã xử lý rủi ro để lên kế hoạch thu hồi tại các phòng Giao dịch và Trung tâm; Phát động các đợt thi đua gắn với việc khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong giảm nợ theo dõi ngoại bảng; với những khoản nợ đã XLRR mà xác định rõ nguyên nhân xảy ra rủi ro là lỗi chủ quan của CBTD thì CBTD tạm thời không được hưởng lương kinh doanh, tập chung thời gian để thu nợ ... vv. Tất cả các biện pháp trên đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thu nợ XLRR nói riêng và hiệu quả việc quản trị RRTD nói chung.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các chính sách và qui trình tín dụng

Thực hiện nghiêm túc chính sách tín dụng, chính sách phân loại nợ và xếp hạng khách hàng, cẩm nang tín dụng hiện hành là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để phòng ngừa, hạn chế RRTD. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã nghiêm túc tuân thủ chính sách tín dụng. Việc cho vay đảm bảo chế độ, thể lệ của ngành, từ khâu thiết lập hồ sơ tín dụng, giải ngân và tất toán khoản vay được thực hiện đồng bộ, công tác phòng ngửa, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý RRTD đảm bảo đúng quyết định 493/QĐ-NHNN và Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR của Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và của ngành ngân hàng về giới hạn cho vay


đối với một khách hàng chấp hành đúng các quy định về tỷ lệ an toàn trong 2

đối với một khách hàng; chấp hành đúng các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ tối đa dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn; triển khai và thực hiện đúng Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng; Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và các văn bản hướng dẫn thi hành khác; Quyết định số 115/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 19/5/2005 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với Sở giao dịch, chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam…

Việc tuân thủ tốt các chính sách và qui trình tín dụng tại trung tâm huyện và các phòng Giao dịch trên địa bàn đã phát huy tối đa ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ.

2.3.1.2 Thực hiện cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống khuân khổ cơ chế, chính sách tín dụng đồng bộ, chặt chẽ

Là một chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam – một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, Chi nhánh huyện Phúc THọ có được định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng rõ ràng, thể hiện trong chiến lược phát triển NHTM đến năm 2020, các kế hoạch tín dụng hàng năm của NHTM và cụ thể là kế hoạch tín dụng hàng năm của Chi nhánh; Chi nhánh áp dụng khung chính sách tín dụng khá đồng bộ do NHTM ban hành, bao gồm quy định về cấp và quản lý giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro và và sử dụng dự phòng rủi ro, quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định xử lý nợ có vấn đề, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn trong từng thời

kỳ bảo đảm sự linh hoạt của văn bản chế độ theo diễn biến thị trường... Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Chính sách tín dụng luôn hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro đã nâng tính cạnh tranh của Chi nhánh so với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Chính sách tín dụng mở rộng đến mọi đối tượng khách hàng; các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng; có chính sách ưu đãi đối với các đối tác chiến lược, các khách hàng đem lại lợi ích tổng thể lớn cho Chi nhánh;

Chính sách quản trị rủi ro theo hướng cụ thể hóa đảm bảo kiểm soát được toàn bộ rủi ro trong quá cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng, năng lực tài chính của khách hàng.

2.3.1.3 Chủ động xây dựng và quản trị danh mục cho vay tổng thể tại chi nhánh

Trên cơ sở định hướng cấp tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã cụ thể hóa trên bảng danh mục cấp tín dụng của chi nhánh, đảm bảo phù hợp với đặc điểm khách hàng tại chi nhánh, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn hoạt động, đồng thời vẫn đảm bảo phù hợp với định hướng cấp tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam. Từ đó nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, đề xuất biện pháp ứng xử tín dụng đối với danh mục cấp tín dụng tổng thể tai chi nhánh.

2.3.1.4. Thực hiện đa dạng hoá danh mục và khách hàng vay;thực hiện nghiêm túc quyền phán quyết cho vay do NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây quy định và thiết lập giới hạn quyền phán quyết cho vay đối với các phòng Giao dịch trực thuộc

Hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ trong những năm gần đây từng bước đa dạng hoá danh mục cho vay, không chỉ tập trung


vào lĩnh vực chủ đạo là nông nghiệp nông thôn mà còn mở rộng cho vay đối 3

vào lĩnh vực chủ đạo là nông nghiệp nông thôn mà còn mở rộng cho vay đối với một số dự án lớn. Việc mở rộng lĩnh vực cho vay và đa dạng hoá khách hàng đã tạo cơ sở hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó căn cứ vào quyền phán quyết cho vay do NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây quy định với chi nhánh. Giám đốc NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và giới hạn quyền phán quyết cho vay đối với các phòng Giao dịch trực từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều hành tín dụng toàn chi nhánh.

2.3.1.5. Làm tốt công tác phân tích tín dụng


Phân tích tín dụng là việc làm thường xuyên của các CBTD, qua các kênh thông tin mà CBTD thu thập được, với một chi nhánh mà địa bàn hoạt động chủ yếu ở nông thôn như địa bàn huyện Phúc Thọ thì thông tin thu thập chủ yếu qua các nguồn như quan từ chính khách hàng, từ quan hệ với bạn hàng, với tổ dân phố, chính quyền địa phương, qua trung tâm thông tin tín dụng NHNN. Các thông tin cung cấp được CBTD sàng lọc, lựa chọn phân tích đề xuất tham mưu cho Giám đốc ra quyết định tín dụng. Nhờ đó mà liên tục trong nhiều năm chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ luôn đạt các chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng, tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ luôn ở mức cho phép (dưới 3%/tổng dư nợ)

2.3.1.6. Mở rộng cho vay có đảm bảo tiền vay

Thực hiện các quy định hiện hành về bảo đảm tiền vay, hầu hết các khoản cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Riêng đối với hộ nông dân vay đến 50 triệu đồng được thực hiện vay vốn không phải làm thủ tục thế chấp tài sản, mà ngân hàng chỉ giữ hộ tài sản.

Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đến 31/12/2014 là 420,4 tỷ đồng, chiếm % 99,85/tổng dư nợ cho vay. Các loại tài sản thường được nhận làm tài sản bảo đảm khi cho vay là: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với đất thổ cư;

hệ thống nhà xưởng, máy móc và thiết bị gắn liền; các phương tiện vận tải như ô tô, tàu thuyền; các giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu; …Việc tăng cường cho vay có bảo đảm tài sản của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ trong thời gian qua đã góp phần vào việc ổn định hoạt động tín dụng hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

2.3.1.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát TD

NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành gắn liền cùng với quy trình thẩm định, giải ngân, quan lý giám sát dòng tiền sau khi cho vay. Định kỳ hoặc đột xuất, bộ phận kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra, giám sát mức độ tuân thủ quy chế, quy trình, phát hiện những sai sót trong quá trình cho vay, thu nợ và đưa ra các kiến nghị phù hợp để khắc phục, nhằm phòng ngừa và xử lý RRTD. Một số biện pháp được áp dụng tại chi nhánh như: gửi thư ngỏ để thăm dò ý kiến khách hàng, định kỳ tổ chức đối chiếu nợ vay và thực hiện đổi địa bàn đối với các CBTD có thời gian phụ trách địa bàn theo quy định đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

2.3.1.7. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghế nghiệp của CBTD

Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cán bộ là những điều kiện tất yếu không thể thiếu của công tác phòng ngừa và xử lý RRTD. Chi nhánh NHNo &PTNT huyện Phúc Thọ đã thực hiện các buổi tập huấn nghiệp vụ, thường xuyên cử cán bộ đi học tập các lớp hoàn thiện, nâng cao trình độ nghiệp vụ, các lớp thẩm định, trang bị kiến thức pháp luật, kiền thức ngoại ngành có liên quan tới công tác tín dụng do NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây tổ chức.

Bên cạnh đó việc Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm tới việc giáo dục, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Qua đó, trình độ cán bộ ngày càng hoàn thiện, không xảy ra rủi ro đạo đức trong công tác tín dụng, bảo đảm an toàn tiền vốn, tài sản và con người.


2 3 2 Hạn chế và nguyên nhân 2 3 2 1 Hạn chế Tuy đạt được những kết quả 4

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Tuy đạt được những kết quả đáng kể nhưng quản trị RRTD của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, rủi ro tín dụng vẫn xảy ra:

Tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu đang ở mức cao và có xu hướng tăng lên. Hoạt động tín dụng với hướng đầu tư chính vào đối tượng hộ gia đình, cá nhân là chủ yếu, điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng đa dạng hoá chưa tích cực; chưa có chính sách và cơ chế tín dụng thích hợp đối với từng khu vực khách hàng. Do đó, khối lượng dư nợ xấu tập chung ở đối tượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân các năm trước đây còn nhiều.

Tỷ lệ nợ quá hạn tăng ở tất cả các nhóm nợ cho thấy: ngoài những khoản nợ quá hạn cũ khách hàng tiếp tục không trả được nợ dẫn đến nhảy nhóm nợ cao hơn thì danh mục cho vay tại chi nhánh tiếp tục phát sinh những món nợ quá hạn mới, điều đó thể hiện các khoản vay tại ngân hàng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ngân hàng sử dụng biện pháp xử lý rủi ro chuyển theo dõi ngoại bảng những khoản nợ không có khả năng thu hồi với số dư và tăng đều qua hàng năm. Mặc dù, điều đó phản ánh sự chủ động ứng phó với RRTD song đồng thời cũng phản ánh thực trạng RRTD tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ còn cao. Việc xử lý rủi ro với trích lập dự phòng rủi ro tăng qua các năm làm tăng chi phí vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng chưa đảm bảo ổn định, vững chắc.

- Còn tồn tại hiện tượng, để đảm bảo kế hoạch tài chính có những món nợ xấu không có khả năng thu hồi thực sự thì chưa được xử lý mà xử lý với những món có khả năng thu hồi sau đó tập chung thu nợ nhằm làm sạch nợ ngoại bảng, nếu lạm dụng biện pháp này lâu ngày sẽ tạo nên một tiền lệ không tốt, không phản ánh thực chất RRTD và việc xử lý rủi ro.

2.3.2.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nội dung quản trị RRTD thiếu toàn diện

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng mới chỉ tập trung vào việc đo lường rủi ro chứ chưa chú trọng vào việc phát hiện và cảnh báo các nguy cơ rủi ro có thể phát sinh. Chi nhánh đã có nhiều công cụ kiểm soát rủi ro. Nhưng vẫn chưa sử dụng hết công cụ, chính sách QTRR.

Nội dung nhận diện rủi ro tín dụng tại chi nhánh còn nhiều hạn chế

Nhận thức của đội ngũ cán bộ tại chi nhánh về quản lý rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế, xem nhẹ các nội dung đánh giá, nhận biết các dấu hiệu rủi ro ở giai đoạn trước và trong quá trình cấp tín dụng, chủ yếu để đến khi rủi ro tín dụng đã xảy ra mới đi tìm biện pháp giải quyết, xử lý rủi ro.

Cán bộ tín dụng trong nhiều trường hợp chưa tuân thủ chặt chẽ quy định trong thẩm định cấp tín dụng, dẫn đến kết quả thẩm định chưa đảm bảo tính chính xác. NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh có các hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn báo cáo tài chính của khách hàng để phân tích, trường hợp báo cáo tài chính khách hàng cung cấp không đảm bảo uy tín (như không được kiểm toán độc lập, hoặc tổ chức kiểm toán không có uy tín... )thì cán bộ thẩm định cần phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của số liệu, thực hiện điều chỉnh báo cáo tài chính cho phù hợp với thực tế của khách hàng và quy định của Bộ tài chính; sau đó thực hiện phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng tren cơ sở báo cáo tài chính đã điều chỉnh. Tuy nhiên, nhiều cán bộ thẩm định đã bỏ qua khâu này hoặc trình độ yếu kém không phát hiện được những điểm bất hợp lý trên báo cáo tài chính khách hàng cung cấp để điều chỉnh, dẫn đến kết quả thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng không được chính xác.

Cán bộ quan hệ khách hàng chưa thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá/định giá lại TSBĐ. Điều này vô cùng nguy hiểm vì hầu hết tài sản thế chấp tại chi nhánh là bất động sản, trong giai đoạn sự đóng băng của thị trường bất động sản đã kéo giá trị tài sản bảo đảm sụt giảm sâu so với thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023