Một Số Chỉ Tiêu Về Dư Nợ Tín Dụng Giai Đoạn Năm 2012-2014


Bảng 2 1 cho thấy Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo PTNT huyện Phúc 1

Bảng 2.1 cho thấy : Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ có sự tăng trưởng tương đối nhanh nhưng không ổn định. Cụ thể, Tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2012 đạt 3,8% và tiếp theo là năm 2013 đạt 17,2%. Tuy nhiên, sang năm 2014 tốc độ tăng trưởng chỉ là 2,7% so với năm 2013, nguyên nhân là do Chi nhánh đã chủ động cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng ổn định (tập trung nâng cao nguồn vốn huy động từ dân cư) bên cạnh đó, trong năm có sự cạnh tranh gay gắt về thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn, thị trường tài chính tín dụng có biểu hiện mất cân đối do tăng trưởng tín dụng quá nóng đã tạo áp lực lên việc huy động nguồn vốn của các TCTD trong đó có Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ.

Biểu 2.1a: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm 2012 - 2014


20


Tốc độ tăng trưởng qua các năm

15


10


5


0

2012 2013 2014


- Xét về loại tiền huy động: Tiền gửi bằng nội tệ luôn trên 89%, tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ thấp. Đây là thực trạng chung của hầu hết các Chi nhánh NHTM các Huyện trong đó có huyện Phúc Thọ.

- Xét theo thời gian: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo các kỳ hạn nhìn chung là ổn định trong giai đoạn từ năm 2012 -2014.

Biểu 2.1b: Tổng nguồn vốn huy động theo thời gian




















































Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội - 6

400

350

Tổng NV huy động

TG không kỳ hạn TG có kỳ hạn

300

250

200

15 0

10 0

50

0

2 0 12 2 0 13 2 0 14

Xét theo TPKT: Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCKT trong tổng nguồn vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ có sự chênh lệch đang kể. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi dân cư có sự tăng trưởng đều đặn và ổn định hơn nó minh chứng cuộc sống của người dân đã có sự cải thiện, khả năng tích luỹ tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế của huyện Phúc Thọ. Bên cạnh đó, việc tăng thị phần huy động từ dân cư là kết quả của việc triển khai tốt các chương trình tiết kiệm dự thưởng do NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây – TP Hà Nội tổ chức và các chương trình huy động tiết kiệm có giải thưởng nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước và của nghành.

Biểu 2.1c: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế


350

300

250

200

15 0

10 0

50

0



















































Huy động từ các TCKT


Huy động từ dân cư

2 0 12 2 0 13 2 0 14


2.1.3.2. Sử dụng vốn

Nghiệp vụ sử dụng vốn có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng, hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay thu nhập đem lại từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 80% tổng thu nhập. Từ đó nếu huy động tốt nhưng không cho vay được sẽ gây ứ đọng, lãng phí vốn và như vậy nguồn vốn không được sử dụng và phân bổ một cách hiệu quả. Vì vậy, hoạt động tín dụng luôn được các NHTM coi là mục tiêu số một.

Nhận thức đúng đắn vấn đề này, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu, hoạt động tín dụng luôn bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương như: cho vay dự án đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh thái, đặc biệt là cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và coi đây là thị trường mục tiêu không thể đánh mất, với phương châm “An toàn - Hiệu quả - Bền vững", công tác sử dụng vốn ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng.


Chi tiết về sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNo PTNT huyện Phúc Thọ được biểu 3

Chi tiết về sử dụng vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ được biểu thị qua bảng sau :

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về dư nợ tín dụng giai đoạn năm 2012-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2012

2013

2014


Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

1. Phân theo thời gian

310,4

100

349,4

100

421,2

100

Dư nợ cho vay ngắn hạn

203,5

65,6

241

69

339,8

80,7

Dư nợ cho vay trung và dài hạn

106,9

34,4

108,4

34,4

81,4

19,3

2. Phân theo loại hình khách hàng

310,4

100

349,4

100

421,2

100

Dư nợ cho vay Doanh nghiệp

38,9

12,5

66,2

18,9

107,8

25,8

Dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân

271,5

87,5

283,2

81,1

313,4

74,4

3. Phân theo hình thức vay

310,4

100

349,4

100

421,2

100

Dư nợ cho vay trực tiếp

295,6

95,2

347,3

99,4

421

99,95

Dư nợ cho vay tổ nhóm

14,8

4,8

2,1

0,6

0,2

0,05

Tổng dư nợ

310,4

349,4

421,2

Tốc độ tăng so với năm trước

+14,8

+12,6

+ 20,5

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ )

Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay vốn được biểu thị bằng Biểu 2.2a và Biểu 2.2b dưới đây:

Biểu 2.2a: Tổng dư nợ qua các năm 2012-2014


500


400


Tổng dư nợ

300


200


10 0


0

2 0 12 2 0 13 2 0 14


Bảng 2.2 cho thấy: Dư nợ cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện

Phúc Thọ hàng năm tăng trưởng cao và khá ổn định cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt cao và tăng ổn định qua các năm một mặt phản ánh nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn là tương đối lớn, khả năng hấp thụ vốn tín dụng còn tiềm năng, mặt khác điều này cũng phản ánh những nỗ lực của bản thân Chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược khách hàng.

Biểu 2.2b: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm 2012 -2014


Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm

25


20


15


10


5


0

2 0 12 2 0 13 2 0 14


- Xét theo thời gian cho vay: Cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu, tỷ trọng luôn ở mức từ 65% đến 80% tổng dư nợ tín dụng, điều này là hợp lý do cân đối nguồn vốn tại chi nhánh và do việc thực hiện kế hoạch NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây giao.

- Xét theo loại hình khách hàng: Dư nợ của doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm từ 2012 đến 2014, chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ cũng xác định đây là loại hình khách hàng tiềm năng, tiếp tục mở rộng và đầu tư vào các DN nhỏ và vừa làm ăn có hiệu


quả nhằm từng bước thay đổi cơ cấu tín dụng và tìm kiếm thu nhập cũng như 4

quả, nhằm từng bước thay đổi cơ cấu tín dụng và tìm kiếm thu nhập cũng như góp phần chuyển dịch và phát triển kinh tế địa phương. Với nhóm khách hàng là hộ gia đình và cá nhân, đây vốn là phân đoạn thị trường truyền thống của chi nhánh. Qua bảng 2.2 ta thấy thị phần của nhóm khách hàng này có xu hướng tăng chậm, dư nợ cho vay nhóm khách hàng này chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp.

2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác

Ngoài nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng là huy động vốn và đầu tư tín dụng, trong những năm trở lại đây, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã chú trọng quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng khác như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ ATM, thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản, làm đại lý nhận lệnh chứng khoán và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm… phấn đấu nâng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ lên 20- 25% trong tổng thu nhập toàn chi nhánh.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động khác qua các năm 2012 – 2014

Đơn vị tính : tỷ VNĐ


Chỉ tiêu

2012

2013

2014

1. Doanh số mua bán ngoại tệ

10

9

35

2. Doanh số chi trả kiều hối

32

60,6

36

3. Doanh số chuyển tiền điện tử

2.584

3.478

4.063

4. Doanh số thực hiện bảo lãnh

2.643

9.081

11.580

5. Tổng thu từ hoạt động dịch vụ

0,70

1,10

1,60


Thọ)

(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc


Qua bảng trên cho thấy kết quả các mặt hoạt động khác của chi nhánh

NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ có xu hướng phát triển tốt, tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng đều qua các năm. Chi nhánh thực hiện chuyển đổi và giao dịch thành công trên hệ thống thanh toán IPCAS (Dự án hiện đại hoá hệ

thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ cho NHNo&PTNT Việt Nam) một số hoạt động dịch vụ ngân hàng mới có tiềm năng được ứng dụng và khai thác tốt, cụ thể: số thẻ ATM phát hành đạt 6.434 thẻ, số dư bình quân 12,8 tỷ VNĐ; Dịch vụ mobile Banking, VN top up , Atranfer, ... Có thể nói các mặt hoạt động trên tuy còn mới mẻ nhưng đã chứng minh được xu thế tất yếu của hoạt động ngân hàng hiện đại, từng bước đóng góp vào việc hội nhập của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ.

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh

NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ là đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả, kết quả tài chính (theo cơ chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây) năm sau cao hơn năm trước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và với ngân hàng cấp trên, đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Kết quả kinh doanh theo cơ chế khoán tài chính qua các năm như sau:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2012 – 2014

Đơn vị tính : tỷ VNĐ


Chỉ tiêu

2012

2013

2014

1. Tổng thu nhập (Doanh thu)

48,3

54,8

83,8

Trong đó: doanh thu từ lãi cho vay

43

51,5

78,1

2. Tổng chi phí

35,0

37,9

49,8

3. Tổng quĩ thu nhập đạt được

13,3

16,9

33,9

4. Quĩ lương đạt được

5,0

5,6

10,2

(Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm, NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ )

Biểu 2.3: Tổng quĩ thu nhập qua các năm 2012-2014



35

30

Tổng quĩ thu nhập đạt được

25

20

15

10

5

0

2 0 12 2 0 13 2 0 14


Biểu trên cho ta nhận xét quĩ thu nhập đạt được hàng năm của chi nhánh liên 5

Biểu trên cho ta nhận xét, quĩ thu nhập đạt được hàng năm của chi nhánh liên tục tăng trưởng, từ năm 2012 là 13,3 tỷ VNĐ đến năm 2014 là 33,9 tỷ VNĐ, trong đó chỉ tiêu thu lãi qua các năm 2012 - 2014 đều chiếm tỷ trọng lớn (trên 93%) trong tổng thu nhập, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng vẫn là mảng hoạt động chính của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ. Các chỉ tiêu về thu nhập và quĩ tiền lương đạt được ổn định và tăng trưởng qua các năm, thể hiện hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ có hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu tài chính được NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây – TP Hà Nội giao, có nền tài chính ổn định, vững mạnh, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1.Thực trạng phát hiện và đo lường rủi ro tín dụng

2.2.1.1. Phát hiện rủi ro tín dụng

Phát hiện RRTD là tiền đề quan trọng trong qui trình quản trị RRTD,vì khi đã phát hiện được rủi ro hoặc nguy cơ rủi ro sẽ giúp các nhà quản trị đề ra được các biện pháp thích hợp để xử lý và giảm thiểu chúng. Hiện tại, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ áp dụng cơ chế phát hiện RRTD thông qua: (i) việc phân loại và sàng lọc khách hàng vay vốn; (ii) qua việc phân tích, thẩm định đánh giá khách hàng của CBTD.

(i) Phát hiện RRTD qua công tác sàng lọc khách hàng: Được thực hiện theo nội dung của văn bản 1406/NHNo-TD về tiêu chí phân loại khách hàng trong toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Qua việc đánh gía bằng thang điểm thống nhất dựa trên các thông tin tài chính và phi tài chính mà ngân hàng thu thập được sẽ hỗ trợ ngân hàng trong việc chọn lọc, phát triển khách hàng, ra quyết định tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, phí dịch vụ và các biện pháp đảm bảo tiền vay. Nhóm khách hàng của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ được chia thành 3 loại:

(i) Nhóm Khách hàng loại A;

(ii) Nhóm khách hàng loại B;

(iii) Nhóm khách hàng loại C. Cụ thể :

Với khách hàng là Doanh nghiệp, sử dụng các chỉ tiêu phân loại:

(1) chỉ tiêu lợi nhuận;

(2) chỉ tiêu tỷ suất tài trợ;

(3) khả năng thanh toán nợ ngắn hạn;

(4) Tỷ lệ nợ xấu tại các NHNo;

(5) Việc chấp hành các qui đinh của pháp luật.

Đối với nhóm khách hàng là hộ sản xuất, chủ trang trại, sử dụng tiêu chí: (1) Chất lượng tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu tại NHNo; (2) Việc chấp hành qui định của pháp luật.

Trên cơ sở kết quả phân loại hàng năm, đối với những khách hàng đạt loại A sẽ được những ưu đãi như việc mở rộng TD không áp dụng tài sản bảo đảm hoặc phí dịch vụ ưu đãi …. đối với khách hàng loại B, điều kiện TD chặt chẽ hơn trong đó ít nhất 50% khối lượng tín dụng phải có tài sản bảo đảm. Đối với khách hàng loại C, phải giảm thấp dư nợ và áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý TD.

Công tác thông tin và phân loại khách hàng trên đã chứng minh được hiệu quả trong việc đánh giá khách hàng nhằm phòng ngừa và phát hiện rủi ro.

(ii) Phát hiện rủi ro qua phân tích thẩm định của CBTD: Với qui mô rộng khắp trên địa bàn huyện Phúc Thọ gồm 04 Phòng Giao dịch trực thuộc và trung tâm nên việc phát hiện rủi ro tín dụng chủ yếu thông qua việc phân tích, đánh giá khách hàng của CBTD. Thông thường ở các Phòng Giao dịch trực thuộc bình quân mỗi CBTD thường phụ trách 2 xã với khoảng 110 khách hàng vay vốn (gồm cả DN và hộ sản xuất cá nhân), việc thu thập và phân tích thông tin của CBTD với khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân chủ yếu qua chính quyền địa phương, bà con phố xóm, bạn hàng làm ăn ... Đây là những nguồn thông tin tương đối quan trọng trong việc đánh giá nhận định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023