Khái Quát Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội


thi nhiệm vụ được phân công đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách 1

thi nhiệm vụ được phân công; đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực có rủi ro cao.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Quản trị rủi ro nói chung, quản trị RRTD nói riêng ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Quản trị RRTD không chỉ là vấn đề xử lý nợ xấu mà nó còn bao hàm nhiều vấn đề như việc phòng ngừa, kiểm soát rủi ro... Từ kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng hàng đầu tại các nước phát triển và đang phát triển, bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng ởViệt Nam trong đó có hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là:

Một là, Xây dựng một mô hình quản trị RRTD theo hướng tiếp cận những phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả . Vì nếu chính sách được ban hành chuẩn mực thì sẽ giúp nhà quản trị và các cán bộ tín dụng trực tiếp có một khung chỉ dẫn để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng phù hợp.

Hai là, nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hoá rủi ro tín dụng. Thông qua đó giúp những nhà quản trị phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục

Ba là, Hoàn thiện mô hình bộ máy quản trị điều hành, với sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp từ bộ phận hội sở xuống các chi nhánh rõ ràng cụ thể; xác lập được mối quan hệ về quyền hạn cũng như nghiệp vụ giữa các cấp và bộ phận trong toàn thể hệ thống; đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, vừa phát huy thế mạnh của chi nhánh trên mỗi địa bàn vừa tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và chỉ đạo của các cấp trong hoạt động tín dụng.

Bốn là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng, qua việc kiểm tra sẽ phát hiện những biểu hiện và dấu hiệu rủi ro tín dụng để đề xuất những

biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạ thấp những thiệt hại trong hoạt động tín dụng.

Năm là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản trị rủi ro.

Sáu là, chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Ngoài ra hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển, lưu trữ hồ sơ giữa chi nhánh và hội sở chính, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng như hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thông qua hệ thống điện tử, chữ ký điện tử thay vì chữ kí giấy.

Bảy là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí. Việc xây dựng và triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Tùy điều kiện của mình mà các ngân hàng có hướng đi và lộ trình riêng. Ngoài ra cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách đối với khách hàng. Hay nói cách khác từng khách hàng thì Ngân hàng nên có cách ứng xử khác nhau.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh vì vậy quản 2

TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh, vì vậy quản trị rủi ro tốt là cơ sở cho sự thành công của các doanh nghiệp; rủi ro và lợi nhuận thường có quan hệ cùng chiều với nhau. Điều này giải thích tại sao các nhà kinh doanh phải tìm cách giảm thiểu rủi ro để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Trong lĩnh vực kinh doanh của NHTM, rủi ro là điều không tránh khỏi. Trong các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro tín dụng thường xảy ra với tần suất cao nhất, gây ra hậu quả nặng nề nhất. Chính vì vậy, việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà ngân hàng. Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải được quan tâm ngay từ khâu điều tra, thẩm định, xét duyệt cho vay của cán bộ tín dụng. Các NHTM phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng từ cơ sở cho đến trung tâm điều hành. Việc đánh giá các khoản nợ, trích lập quỹ dự phòng để xử lý rủi ro, việc xử lý rủi ro tín dụng, thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng phải được các NHTM quan tâm thường xuyên, định kỳ trong năm.

Trong chương 1 này, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng; nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc quản trị rủi ro tín dụng và rút ra bài học để các NHTM của Việt Nam học hỏi, vận dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng


Nhà nước Việt Nam Với tên gọi mới ngoài chức năng của một ngân hàng thương 3

Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần.

Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013). Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ; đồng thời công bố thay đổi Logo và sắp xếp lại địa điểm làm việc. Cũng trong năm 2014, lần thứ 5 liên tiếp, Agribank là Ngân hàng Thương mại duy nhất thuộc Top 10 VNR500.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ có trụ sở tại Thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Chi nhánh bao gồm 7 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của Ban

Giám đốc. Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của NHNo&PTNT Hà Tây, có con dấu riêng, thực hiện một phần các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán theo phân cấp, uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Hà Tây với 4 phòng giao dịch trực thuộc trải rộng khắp trong toàn Huyện với một đội ngũ 42 cán bộ nhân viên.

Phó Giám đốc phụ trách tính dụng

Giám đốc điều hành chung, tổ chức – nhân sự

Phó Giám đốc

phụ trách kế toán – ngân quỹ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ


BAN GIÁM ĐỐC



Phòng Tín dụng

Phòng Hành chính – Tổ chức

– Nhân sự

Phòng Kế Toán

– Ngân quỹ

Phòng giao dịch Thị Trấn

Phòng giao dịch Võng Xuyên

Phòng giao dịch Vân Phúc

Phòng giao dịch Ngọc Tảo


Ban giám đốc Giám đốc và 2 Phó Giám đốc Các phòng nghiệp vụ tại trung tâm 4

- Ban giám đốc : Giám đốc và 2 Phó Giám đốc

- Các phòng nghiệp vụ tại trung tâm huyện có 02 phòng nghiệp nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch Kinh doanh (phòng Tín dụng) và Phòng kế toán ngân quỹ. Trong đó, tại phòng Kế hoạch Kinh doanh có bộ phận cho vay trực tiếp (đối tượng khách hàng là các doanh Nghiệp). Như vậy, mô hình điều hành của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phúc Thọ vừa làm nhiệm vụ quản lý các Phòng giao dịch trực thuộc vừa tổ chức kinh doanh trực tiếp.

- 04 Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh ngân hàng NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ (chi nhánh loại III) thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh như huy động vốn, cho vay và các dịch vụ ngân hàng (trừ nghiệp vụ bảo lãnh) tại địa bàn các xã trong Huyện.

2.1.3. Các hoạt động chủ yếu

2.1.3.1. Huy động vốn

Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, với phương châm "đi vay để cho vay" Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã hoạch định chiến lược huy động vốn rất cụ thể và luôn coi trọng nguồn vốn tại chỗ của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, nhằm đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh hàng năm.

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ huy động vốn thông qua các kênh tuyên truyền tiếp thị, đa dạng hóa các hình thức huy động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có quà tặng khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, tiết kiệm tăng theo lãi suất cơ bản của NHNN, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng... Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã tạo lập được cơ sở vững chắc trong việc huy động vốn tại địa bàn dân cư. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thường xuyên chủ động tìm kiếm khách hàng, vận động các tổ chức, Doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán lương cho cán bộ qua ngân hàng. Đẩy mạnh các hình thức huy động hiện đại như phát hành thẻ nghi nợ nội địa và thẻ

quốc tế cho khách hàng. Từ năm 2012 trở lại đây, công tác nguồn vốn đã thực sự được lãnh đạo Chi nhánh tập chung chỉ đạo, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ viên chức trong hiệu quả công tác nguồn vốn, như việc tổ chức khen thưởng và động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc huy động vốn nhờ đó mà nguồn vốn huy động qua các năm tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ có sự tăng trưởng khá, thị phần huy động của chi nhánh được giữ vững.

Chi tiết về nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ được biểu thị qua bảng sau:

Bảng 2.1: Vốn huy động qua các năm 2012 – 2014

Đơn vị tính : Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Tổng vốn huy động

321,3

100

376,7

100

386,9

100

1. Theo thời gian

321,3

100

376,7

100

386,9

100

- Tiền gửi không kỳ hạn

56,6

17,6

94,3

25

86

22,2

- Tiền gửi có kỳ hạn

264,7

82,4

282,4

75

300,9

77,8

2. Theo loại tiền

321,3

100

376,7

100

386,9

100

- Nội tệ

285,3

88,8

336,5

89,3

357,6

92,4

- Ngoại tệ (quy đổi VNĐ)

36

11,2

40,2

10,7

29,3

7,6

3. Theo TPKT

321,3

100

376,7

100

386,9

100

-TG các TCKT

56,2

17,5

41,1

10,9

104,7

27,1

-TG dân cư

265,1

82,5

335,6

89,1

282,2

72,9

Tốc độ tăng trưởng qua các năm

3,8

17,2

2,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội - 5

“Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012- 2014 chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phúc Thọ

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí