Khái Niệm Và Các Quan Điểm Cơ Bản Về Đánh Giá Trình Độ Tập Luyện Của Vđv


chỉ số và test đánh giá TĐTL cho nam VĐV đội tuyển

Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa



Biểu đồ 3.22

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến TTTĐ của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi

tỉnh Khánh Hòa.


143

Biểu đồ 3.23

Tỷ lệ xếp loại nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự

ly dài 15 – 17 tuổi thời điểm ban đầu

Sau 145

Biểu đồ 3.24

Tỷ lệ xếp loại nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự

ly dài 15 – 17 tuổi thời điểm sau 1 năm tập luyện

Sau 145

Biểu đồ 3.25

Tỷ lệ xếp loại nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự

ly dài 15 – 17 tuổi thời điểm sau 2 năm tập luyện

Sau 145

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện - 3



ĐẶT VẤN ĐỀ

Phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân.

Trong “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020” đã nêu rõ 3 nội dung trọng tâm chủ yếu trong đó có: “Đổi mới cơ chế tổ chức, nội dung tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp; tăng cường nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao; Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao tham dự các kỳ Đại hội thể thao Olympic, ASIAD, Đại hội thể thao Olympic trẻ, Đại hội thể thao Đông Nam Á; Quy hoạch vùng, ngành trọng điểm tuyển chọn, đào tạo tài năng cho các môn thể thao trọng điểm...”[49]

Điền kinh là môn thể thao cơ bản, nền tảng của các môn thể thao, là môn thi chính thức trong tất cả các kỳ Đại hội lớn và cũng là môn thể thao có nhiều bộ huy chương nhất trong số các môn thi đấu của mỗi kỳ Đại hội. Điền kinh Việt Nam trong những năm vừa qua đã có sự phát triển vững chắc, luôn đóng góp nhiều huy chương, góp phần vào thành công chung của Thể thao Việt Nam tại các kỳ SEA Games, Đại hội thể thao Châu Á và Quốc tế đã góp phần nâng tầm trình độ Điền kinh Việt Nam lên tầm cao mới.

Nói đến Điền kinh Việt Nam không thể nào không nói đến Điền kinh Khánh Hòa, một trong những cái nôi đào tạo vận động viên (VĐV) thành tích cao cho Thể thao Vệt Nam trong một thời gian khá dài và đã mang lại nhiều thành tích vang dội trong nước cũng như trong đấu trường khu vực ở nhiều nội dung như: Võ Thị Ngọc Hạnh (chạy 100m), Phan Thị Thu Lan (nhảy xa, nhảy ba bước), Phạm Đình Khánh Đoan (chạy 800 m), Đoàn Nữ Trúc Vân, Nguyễn Đăng Đức Bảo (Chạy cự ly dài),… đã mang về rất nhiều huy chương cho thể thao Việt Nam qua các kỳ SEA Games cũng như trong các đấu trường khu vực, quốc tế.

Thế nhưng, trong thời gian 10 năm trở lại đây Điền kinh Khánh Hòa đã không còn giữ được vị thế trong các cuộc thi đấu trong nước. Có rất nhiều nguyên


nhân được lý giải như: Sự đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí cho phát triển thể thao thành tích cao còn thấp, không phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội; Công tác tuyển chọn, huấn luyện và đặc biệt là công tác kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện (TĐTL) của VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu trong các giai đoạn của quá trình huấn luyện là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình huấn luyện nhiều năm nhằm dự báo được thành tích thể thao một cách tối ưu nhất vẫn chưa được các huấn luyện viên (HLV) quan tâm.

Huấn luyện thể thao thành tích cao nói chung và huấn luyện Điền kinh nói riêng trong giai đoạn hiện nay đã phát triển vượt bậc và trở thành một môn Khoa học huấn luyện đòi hỏi HLV phải đề ra kế hoạch huấn luyện hợp lý, thực hiện tốt quy trình kiểm tra đánh giá TĐTL của các VĐV trong quá trình huấn luyện là hết sức cần thiết nhằm giúp cho các HLV nắm được các thông tin về các chỉ tiêu hình thái, chức năng, tâm lý, sinh lý, kỹ thuật, chiến thuật và thể lực chuyên môn theo một quy trình và trong một hệ thống chặt chẽ, khoa học, đảm bảo độ tin cậy để làm cơ sở điều chỉnh kế hoạch huấn luyện, định ra các kế hoạch huấn luyện khoa học hoặc các bài tập chuyên biệt một cách hợp lý trong suốt quá trình huấn luyện nhiều năm nhằm mang lại thành tích tối ưu nhất cho từng VĐV, dự báo được thành tích của các VĐV trong tương lai.

Hiện nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá TĐTL cho VĐV các môn thể thao được công bố nhưng chỉ là ở mức độ đơn giản với các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá còn chung chung. Đặc biệt ở môn Chạy cự ly dài (CLD), vẫn chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu sâu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống ở nội dung này và nhất là đối với tỉnh Khánh Hòa.

Xuất phát từ thực tế của ngành thể thao Khánh Hòa đang tích cực triển khai thực hiện “Kế hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Khánh Hòa theo chương trình hành động số 09 – CTr/TU thực hiện nghị quyết số 08 – NQ/TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”, trong đó có nhiệm vụ “Nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao...” [50].

Theo tinh thần trên, công tác tuyển chọn, đào tạo tài năng cho thể thao Khánh Hòa nói chung và môn Chạy cự ly dài nói riêng trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết nên bản thân luôn muốn nghiên cứu đánh giá TĐTL cho VĐV


chạy cự ly dài để góp phần tìm ra hướng đi đúng cho công tác đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao của tỉnh Khánh Hòa nhằm góp phần nâng cao thành tích trong công tác huấn luyện và đào tạo VĐV tỉnh Khánh Hòa nên tôi chọn đề tài Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện” để góp một phần vào việc phát triển thành tích môn Điền kinh nói chung và Chạy cự ly dài tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: nhằm xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tỉnh Khánh Hòa. Qua đó giúp cho việc cung cấp những thông tin cần thiết làm cơ sở khoa học để các HLV chủ động điều chỉnh kế hoạch huấn luyện góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo VĐV Chạy cự ly dài tỉnh Khánh Hòa.

Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án cần giải quyết 3 mục tiêu:

Mục tiêu 1: Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa.

- Hệ thống hóa các chỉ số, chỉ tiêu đã được sử dụng thông qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học.

- Sơ lược lựa chọn chỉ số, chỉ tiêu đánh giá TĐTL cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi.

- Phỏng vấn các chuyên gia, HLV, nhà khoa học là những người có kinh nghiệm trong huấn luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi.

- Kiểm nghiệm độ tin cậy, tính khách quan để xác định hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa.

- Kiểm nghiệm tính thông báo của các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa.

Mục tiêu 2: Ứng dụng hệ thống các chỉ số, chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện (2017 – 2018).


- Ứng dụng hệ thống các chỉ số, chỉ tiêu đánh giá thực trạng ban đầu trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa.

- Đánh giá sự phát triển của trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa qua 2 năm tập luyện (2017 – 2018).

Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn và kiểm nghiệm đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa qua 2 năm tập luyện.

- Xây dựng thang điểm 10 theo từng thời điểm kiểm tra của từng chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa.

- Phân loại từng chỉ tiêu và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa.

- Kiểm nghiệm hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển trình độ tập luyện của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi qua 2 năm tập luyện (2017 – 2018).

- Xác định mối tương quan giữa các yếu tố của trình độ tập luyện với thành tích thi đấu môn chạy cự ly dài.

- Xác định hệ số ảnh hưởng (thông qua tương quan bội) giữa các yếu tố cấu thành của trình độ tập luyện với thành tích thi đấu.

- Xây dựng phương trình hồi quy theo hệ số ảnh hưởng.

Giả thiết khoa học của luận án

Việc đánh giá TĐTL của VĐV theo tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận trong đào tạo và huấn luyện thể thao. Nếu đánh giá đúng TĐTL của VĐV sẽ góp phần quan trọng trong việc điều khiển và điều chỉnh quá trình huấn luyện khoa học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo VĐV thể thao và tiết kiệm kinh phí đào tạo.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm và các quan điểm cơ bản về đánh giá trình độ tập luyện của VĐV

Trong quá trình huấn luyện thể thao hiện đại ngày nay, việc ứng dụng các phương pháp khoa học để đánh giá TĐTL cho VĐV theo tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu có một vị trí hết sức quan trọng trong thực tiễn huấn luyện VĐV. Qua đó, giúp cho HLV kịp thời nắm được những thông tin cần thiết, đánh giá một cách chính xác những tác động của lượng vận động tập luyện để làm cơ sở cho việc điều chỉnh quá trình huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thể thao.

Việc đánh giá trình độ tập luyện cho các VĐV có trình độ khác nhau là không giống nhau. Nếu với các VĐV lớn tuổi có trình độ thành tích thể thao cao thì cần quan tâm đánh giá sự ổn định của thành tích. Nhưng với các VĐV trẻ, thành tích thể thao còn ở mức độ thấp thì cần quan tâm đánh giá kết quả kiểm tra trong quá trình phát triển. Điều đó cho thấy cần phải có hệ thống các chỉ số, chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện khác nhau. Tuy nhiên, mức độ cao thấp, trước hết phụ thuộc vào trình độ tập luyện của VĐV, trình độ tập luyện càng cao thì thành tích càng cao. Trình độ tập luyện là sự thay đổi thích ứng sinh học (hình thái, chức năng) cơ thể, chúng biểu hiện mức độ nâng cao năng lực và tiềm năng của hệ thống chức năng các cơ quan trong cơ thể và mức độ phát triển toàn diện, trước hết là các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và phẩm chất tâm lý đều phải đạt trạng thái huấn luyện cao nhất, đạt trình độ tập luyện tương ứng cần thiết.

Chỉ số cơ bản của trình độ tập luyện là thành tích thể thao của VĐV chỉ có thể đạt được sau nhiều năm tập luyện một cách khoa học, bền bỉ và công phu. Hơn nữa, thành tích thể thao chỉ đạt được trong một giai đoạn ngắn (trạng thái sung sức thể thao) trong mỗi chu kỳ tập luyện. Thành tích thể thao luôn là hiện tượng đa nhân tố và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Trong những điều kiện như nhau, thành tích thể thao của mỗi cá thể phụ thuộc vào năng khiếu và mức độ đào tạo VĐV. Năng khiếu của VĐV là tiền định, còn trình độ đào tạo thì luôn thay đổi nhờ kết quả của tập luyện. Khái niệm trình độ tập luyện và thành tích thể thao không hoàn toàn đồng nhất. Khái niệm hay định nghĩa về trình độ tập luyện trong các


sách báo hiện đại có những cách thể hiện và nhìn nhận còn khác nhau.

Theo quan điểm của D. Harre thì: “Trình độ tập luyện của VĐV thể hiện ở sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác”[22]. Các yếu tố của trình độ tập luyện thể thao bao gồm các năng lực thể chất, năng lực phối hợp vận động, năng lực trí tuệ, kỹ xảo kỹ thuật, năng lực chiến thuật và các phẩm chất tâm lý. Thông qua lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu, lượng vận động tâm lý, trình độ từng yếu tố của năng lực vận động một mặt được nâng cao, mặt khác giữa chúng cũng hình thành các mối quan hệ bền vững. Bên cạnh đó, việc phát huy đầy đủ các tiềm năng thể chất của VĐV thông qua sự nỗ lực ý chí ở mức cao nhất cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Năng lực thể thao cao nhất mà VĐV đạt được trong từng thời kỳ thi đấu phù hợp với trình độ tập luyện của họ được gọi là trạng thái sung sức thể thao. Yêu cầu của thi đấu thể thao thành tích cao hiện nay đòi hỏi phải tuyển chọn được các nhân tài có đủ các mặt chức năng cơ thể, điều kiện cơ thể phù hợp yêu cầu từng môn thể thao, để tiến hành huấn luyện nhiều năm. Ở các giai đoạn của quá trình huấn luyện đó đều phải đạt trạng thái huấn luyện cao nhất và nâng cao không ngừng trình độ tập luyện cho VĐV.

Thực tế tuyển chọn - huấn luyện - kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV là ba việc có mối liên hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau và không thể thiếu trong quá trình huấn luyện thể thao. Việc kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện không chỉ đánh giá hiện trạng năng lực thể thao của VĐV ứng với một giai đoạn huấn luyện nhất định, mà nó còn là thông tin “ngược chiều” để đánh giá hiệu quả huấn luyện cho một giai đoạn hay một chu kỳ huấn luyện của HLV. Qua đó giúp HLV phát hiện những khiếm khuyết cần phải sửa đổi, điều chỉnh hay khắc phục, xem xét những ưu điểm đã thực hiện được cần phát huy để tiếp tục xây dựng và tiến hành huấn luyện ở các giai đoạn tiếp theo. Mặt khác thông qua kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của VĐV ta có những thông tin cần thiết, đáng tin cậy để tuyển chọn VĐV, đào thải hay thu nhận đào tạo ở các giai đoạn tiếp theo.

Theo D. Harre, các thông tin về trình độ tập luyện của VĐV được thể hiện ở các cuộc thi đấu và kiểm tra thành tích. Các tiêu chuẩn cơ bản có thể sử dụng trong việc đánh giá trình độ tập luyện và dự báo tiềm năng của VĐV là: [22]

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí