Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết

1.2.2.2. Phân loại phép nối

Theo Trần Ngọc Thêm (1985), tuỳ theo tính chất của các phương tiện nối và dựa trên mức độ gắn kết về nội dung và hình thức giữa các phát ngôn có thể phân biệt nối lỏng nối chặt. Đây cũng được xem là hai kiểu phép nối phổ biến nhất.

+ Nối lỏng: ―Phép nối lỏng là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà ―ngôi‖ còn lại là chủ ngôn‖ [85: 204]. Ví dụ:

Tại Việt Nam, Luật khoa học và công nghệ năm 2013 có điểm đột phá về chính sách đãi ngộ đối với nhân lực, nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ (1). Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở nghiên cứu khoa học được đầu tư tiềm lực cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để tổ chức nghiên cứu (2). (V.35: tr.54)

Trong ví dụ trên, cụm từ nối theo đó đã tường minh mối quan hệ giữa hai phát ngôn theo quan hệ nhân - quả. Nguyên nhân được nêu ở phát ngôn (1): Luật khoa học và công nghệ có nhiều điểm đột phá về chính sách đãi ngộ…; kết quả được nêu ở phát ngôn (2) có chứa theo đó: Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở nghiên cứu khoa học được đầu tư tiềm lực… Trong trường hợp này, nếu ta bỏ đi cụm từ nối theo đó ở phát ngôn (2) thì phát ngôn này vẫn không ảnh hưởng gì về mặt cấu trúc: vẫn là một câu độc lập, hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ pháp.

Như vậy, với nối lỏng, mặc dù hai phát ngôn liên kết với nhau nhưng chúng vẫn có tính độc lập tương đối về nội dung và cấu trúc bởi vì nếu tách riêng các phát ngôn đó thì vẫn có giá trị thông báo rò ràng.

+ Nối chặt:

―Phép nối chặt là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc định danh thể hiện bằng sự có mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy) hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo) của nó, tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với chủ ngôn‖ [85: 244-245]. Như vậy, ở phép nối chặt thì sự có mặt của các phương tiện nối lại làm thay đổi cấu trúc nòng cốt của kết ngôn, khiến nó phụ thuộc vào chủ ngôn không chỉ về mặt nội dung mà cả về mặt cấu trúc Ví dụ:

- Người con gái thời ấy mặt phải tròn, mắt phải dài, răng đen hạt na, lông mày kẻ nhỏ. phải có da có thịt. [Má Hồng - Nguyễn Khải]

Trong ví dụ trên, từ nối ở phát ngôn sau có tác dụng bổ sung thông tin cho phát ngôn đi trước. Như thế, đã có chức năng liên kết phát ngôn đi trước với phát ngôn chứa nó. Về mặt hình thức, phát ngôn sau bị tỉnh lược chủ ngữ và chúng ta chỉ có thể hiểu được nội dung của nó thông qua phát ngôn trước. Vì vậy, trong trường hợp này nếu bỏ đi quan hệ từ thì hai phát ngôn này sẽ không còn mối quan hệ, và do đó chúng ta không thể hiểu nghĩa của chúng, đồng thời phát ngôn này chỉ là một ngữ trực thuộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Như vậy, nối chặt là kiểu nối khi một trong hai phát ngôn tham gia liên kết không có khả năng tồn tại độc lập về nghĩa và hình thức ngữ pháp. Đây là phép nối thực hiện liên kết những phát ngôn phụ: những phát ngôn bị tỉnh lược hoặc những phát ngôn có chứa yếu tố thay thế (đại từ). Trong phép nối chặt thường có các từ nối như nhưng, và, vì, bởi vì… làm cho phát ngôn trở nên không hoàn chỉnh về mặt cấu trúc mà chỉ là ngữ trực thuộc. Vì vậy, nếu tách các phát ngôn thì không thể hiểu nghĩa của chúng một cách trọn vẹn.

Ngoài ra còn có một số phân loại khác. Chẳng hạn, dựa trên số lượng phát ngôn tham gia liên kết, có thể phân loại thành: nối đơn nối phức. Nối đơn là loại nối chỉ liên kết giữa hai phát ngôn, bao gồm cả dạng phép nối có cặp từ hô ứng. Còn nối phức là phép nối thể hiện sự liên kết phức tạp giữa nhiều phát ngôn. Trong nối phức, các từ ngữ nối khá đa dạng, thể hiện các quan hệ ngữ nghĩa phong phú. Phép nối này thường được sử dụng để diễn tả quan hệ trình tự diễn đạt, quan hệ liệt kê trong VB.

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 5

Bên cạnh đó, dựa vào vị trí các phát ngôn đứng liền kề hay giãn cách có thể phân loại thành: nối liên tục nối gián đoạn (còn gọi là nối trực tiếp/ gián tiếp). Nối liên tục là phép nối được thực hiện giữa hai phát ngôn nằm cạnh nhau. Còn nối gián đoạn là phép nối được thực hiện giữa các phát ngôn không nằm cạnh nhau (gián đoạn), nghĩa là có một phát ngôn nằm xen vào giữa hai phát ngôn nối, làm quan hệ của chúng bị giãn cách (liên kết bắc cầu).

1.2.2.3. Từ ngữ nối và phân loại từ ngữ nối

a. Từ ngữ nối - dấu hiệu chỉ dẫn liên kết

Phần trên đã cho thấy từ ngữ nối chính là yếu tố, phương tiện để liên kết giữa các câu/phát ngôn trong cùng một VB. Về vị trí và dấu hiệu nhận diện từ ngữ nối, theo Diệp Quang Ban (2009), các từ ngữ có chức năng nối kết không làm thành một bộ phận trong mệnh đề cùng có mặt trong câu chứa nó, nghĩa là nó không phải là

thành phần cú pháp trong mệnh đề đó. Ông cho rằng đây là điều kiện quan trọng giúp phân biệt phương tiện thuộc phép nối với phương tiện thuộc phép thế. Phương tiện nối thường đứng đầu câu, bên ngoài mệnh đề trong câu đó. Chẳng hạn:

VD: - Mai bạn phải đi từ 5 giờ sáng. Vậy bạn cần đặt chuông đồng hồ reo lúc 4 giờ → Vậy là từ nối và không nằm trong mệnh đề bạn cần... và nó chỉ là yếu tố nối câu chứa nó với câu trước.

Phân biệt với trường hợp vậy trong phép thế:

VD: - Đi đường xa phải chuẩn bị chu đáo. Ai cũng vậy cả.

Vậy ở đây có tác dụng thế cho phải chuẩn bị chu đáo và cùng với cũng giữ chức năng cú pháp vị ngữ của câu thứ hai [3: 353].

Trong tiếng Việt, từ ngữ nối được thể hiện ra bằng những tên gọi khác nhau.

Đối với các từ ngữ nối kiểu như và, rồi, hay, nhưng, với, nếu, vì, để, tuy, cho nên… ngoài tên gọi là từ nối, chúng còn được các nhà ngữ pháp gọi với một số tên khác là liên từ/ kết từ (Nguyễn Hữu Quỳnh, 1994; Nguyễn Tài Cẩn, 1998; Lê Biên, 1999; Đinh Văn Đức, 2001; Diệp Quang Ban 2006…). Chẳng hạn, theo Nguyễn Hữu Quỳnh (1994), “Liên từ là những từ chỉ các quan hệ ngữ pháp chuyên dùng để nối các thành phần trong câu hay các thành tố trong cụm từ (còn gọi là từ nối, kết từ hoặc giới từ và liên từ)‖ [78: 172]. Thậm chí, một số tác giả gọi từ nối kiểu này là giới từ hoặc hư từ cú pháp (phân biệt với hư từ từ pháp). Diệp Quang Ban (2009) - người nghiên cứu sâu về phép nối - gọi tên những từ ngữ nối kiểu này là quan hệ từ. Đi sâu vào chi tiết, ông còn phân biệt: quan hệ từ chỉ quan hệ bình đẳng: và, rồi, hay, nhưng, với, vả lại…; quan hệ từ chỉ quan hệ phụ thuộc: nếu, vì, (cho) nên, để, tuy và những từ có giá trị tương đương. Những quan hệ do những từ này diễn đạt, theo tác giả, là những quan hệ logic giữa hai bộ phận do chúng nối kết lại [3: 357].

Bên cạnh đó, theo Diệp Quang Ban (2009), từ ngữ nối còn là các đại từ thay thế: vậy, thế…; hoặc tổ hợp từ có chứa đại từ thay thế: vì vậy, nếu vậy, tuy vậy, để được như vậy, và thế (là), có như thế (thì), sau đó... Vị trí của những từ ngữ và tổ hợp này là đứng đầu câu nối ý câu chứa chúng với câu đứng trước (phân biệt với những từ ngữ và tổ hợp này nếu đứng sau động từ làm vị ngữ và giữ một chức vụ cú pháp nào đó liên quan đến từ chính ở vị ngữ thì chúng lại thuộc phép thế. Ví dụ: - Mọi người đều nghĩ thế.

Ngoài ra, từ ngữ nối là các quán ngữ/ tổ hợp từ ngữ có tác dụng liên kết. Trong tiếng Việt, ngoài những quán ngữ thực hiện chức năng đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh còn có một bộ phận quán ngữ thực hiện chức năng liên kết, như: tóm lại, nói tóm lại, kết quả là, rốt cuộc, trước hết, suy cho cùng… [3: 357].

Tương tự, Trần Ngọc Thêm (1985) đã nêu ra các yếu tố từ vựng có chức năng liên kết mà ông gọi là ―thành phần chuyển tiếp‖ khá đa dạng, bao gồm:

- Các kết từ: thoạt tiên, bỗng nhiên, cuối cùng, đồng thời, thậm chí, chẳng hạn, sự thật (là);

- Các kết hợp cố định hoá (thường là song tiết): tiếp theo, ngoài ra, hơn nữa, thứ nhất, thứ hai, ngược lại, tóm lại, nhìn chung;

- Các kết hợp (kết ngữ) có xu hướng cố định hoá, bao gồm 3 mô hình:

+ Mô hình: động từ + trạng thái chỉ cách thức: nói cách khác, nói đúng ra, nói một cách tóm tắt, nói khác đi, nói (một cách)...

+ Mô hình: từ nối + đại từ/ liên từ: từ nối là đại từ: trên đây, trước đây, sau đó, từ đó, do vậy... ; từ nối là liên từ: vì vậy, bởi vậy, tuy thế, như thế....

+ Mô hình tận cùng bằng , gồm: đại từ + và danh từ + : vậy là, thế là; kết quả là, nghĩa là...

- Ngoài ra, có thể là các từ làm phụ tố trong động ngữ và các từ làm phụ tố có nghĩa so sánh như: còn, cũng, lại, vẫn...; riêng, khác, nữa... [85: 206-212].

Như vậy có thể thấy trong tiếng Việt có rất nhiều loại từ ngữ khác nhau thực hiện chức năng liên kết.

Trong tiếng Anh (Halliday; 1998; Martin, 1992) đã có bảng tổng hợp về các từ ngữ nối. Mặc dù các từ ngữ nối chủ yếu được phân loại về mặt ngữ nghĩa nhưng chúng cũng có những tên gọi khác nhau, khá linh hoạt như: conjunctions, linking words, connectors....

b. Phân loại từ ngữ nối

Việc phân loại từ ngữ nối được dựa trên các tiêu chí khác nhau và dựa vào tiêu chí nào chủ yếu phụ thuộc vào mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu.

Thứ nhất, từ ngữ nối có thể được phân loại dựa vào hình thức cấu tạo của chúng. Chẳng hạn, dựa trên tiêu chí này, Halliday và Hasan (1976) phân loại thành từ nối đơn và từ nối phức trong tiếng Anh:

- Từ nối đơn: then, so, next, but…

- Từ ngữ nối kép với vĩ tố ―ly‖: actually, accordingly, subsequently…

- Từ ngữ nối kép với ―there‖ và ―where‖: whereat, therefore, thereupon…

- Từ ngữ nối kép khác: instead, besides, anyway, nevertheless, furthermore…

- Biểu thức mệnh đề nối với ―that‖: because of that, in addition to that, as a result of that, in spite of that…

Trong tiếng Việt, dựa vào hình thức cấu tạo (số lượng tiếng), Bùi Văn Năm (2010) phân loại từ nối thành:

- Từ nối có một tiếng: nhưng, thì, và, còn, do, rồi, thế, dù, mà… (kết từ, phó từ).

- Từ nối có hai tiếng: bởi vì, bây giờ, như vậy, tuy vậy, với lại, thật ra, nào ngờ, thế là, tuy nhiên… (cụm từ cố định, kết cấu ngẫu hợp).

- Từ nối có ba tiếng trở lên: cũng như vậy, không những thế mà, sau cùng thì, một cách chắc chắn, một lát sau, lại một lần nữa, như thế nghĩa là… (kết cấu ngẫu hợp).

Bên cạnh đó, từ ngữ nối còn được phân loại theo ý nghĩa ngữ pháp, theo cách định danh ngữ pháp của nó, nghĩa là không phụ thuộc vào văn cảnh sử dụng. Ví dụ: là quan hệ từ; suy cho cùng, nào ngờ là kết cấu ngẫu nhiên, có hai tiếng trở lên… Hoặc Ngô Thị Bảo Châu (2009) phân chia liên từ (tác giả gọi chung tất cả từ ngữ có chức năng liên kết của phép nối là liên từ) thành: liên từ chính phụ (vì, bởi, tuy, nhưng, mặc dù/dầu…), chúng thể hiện quan hệ chính phụ khi nối kết các cú; liên từ đẳng lập hay liên từ liên hợp (và, rồi, hay, hoặc, nhưng…).

Tuy nhiên, ngoài việc phân loại các từ ngữ nối dựa vào tiêu chí hình thức và ý nghĩa ngữ pháp, các từ ngữ nối chủ yếu được phân loại theo quan hệ ngữ nghĩa cơ bản mà các yếu tố tham gia liên kết tạo ra bởi lẽ ―phép nối là việc tạo ra các kiểu quan hệ nghĩa - logic giữa các câu có quan hệ nghĩa với nhau bằng các phương tiện từ ngữ có tác dụng nối‖ [3: 352]. Đồng thời, ―Các từ ngữ nối luôn tạo ra những mối quan hệ nghĩa giữa các thành phần nối và thể hiện các quan hệ nghĩa mà chúng biểu thị. Những quan hệ này như là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng, tạo nên tính mạch lạc của văn bản‖. [67: 39].

Việc phân loại các quan hệ ý nghĩa của phép nối được đề cập đến trong khá nhiều các công trình nghiên cứu như Halliday và Hasan, 1976 & 1985; Phạm Văn Tình, 1983; Trần Ngọc Thêm, 1985; Diệp Quang Ban, 2009; Bùi Tất Tươm, 1994; Hà Thúc Loan, 2003… Nhìn chung, các kiểu quan hệ nghĩa trong phép nối mà các

tác giả đưa ra rất đa dạng và mỗi kiểu quan hệ nghĩa được thể hiện ra bằng các phương tiện nối khá chuyên biệt, đặc trưng cho từng kiểu loại. Chẳng hạn:

- Từ ngữ nối chỉ ra sự trình bày vấn đề một cách thứ tự: một là, hai là, thứ nhất, thứ hai, trước hết, đầu tiên, cuối cùng, một mặt, mặt khác…(tiếng Việt); firstly, secondly, thirdly, finally, lastly, at the same time, meanwhile... (tiếng Anh).

- Từ ngữ nối chỉ ra sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm lại, nhìn chung, kết luận lại, như vậy, nói một cách ngắn gọn…(tiếng Việt); generally, generally speaking, overall, shortly, to summarize, as a consequence, as a result of, in simpler terms… (tiếng Anh).

- Từ ngữ nối chỉ kết quả hoặc hệ quả: vì vậy, cho nên, chính vì thế, thành thử, kết quả là… (tiếng Việt); therefore, so, thus, hence, for this reason, consequently… (tiếng Anh).

- Từ ngữ nối chỉ ra sự tương phản, trái ngược: trái lại, thế nhưng, đối lập với, khác với, không giống với... (tiếng Việt); but, still, however, in contrast, nevertheless, on the contrary, on the other hand… (tiếng Anh).

- Từ ngữ nối chỉ sự giải thích, minh hoạ cho điều vừa trình bày: ngoài ra, bên cạnh đó, cụ thể là, ví dụ, nghĩa là, điều này có nghĩa là…(tiếng Việt); in addition, for example, besides, moreover, furthermore, such as , that is... (tiếng Anh)...

Có thể thấy các kiểu quan hệ nghĩa trong phép nối mà các tác giả đưa ra rất đa dạng và mỗi kiểu quan hệ nghĩa được thể hiện ra bằng các phương tiện nối khá chuyên biệt, đặc trưng cho từng kiểu loại.

Mặc dù trong số các quan hệ của phép nối mà các tác giả nêu ra có những quan hệ không trùng nhau hoặc cùng một mối quan hệ nhưng tên gọi khác nhau (chẳng hạn, quan hệ bổ sung còn có các tên gọi: quan hệ bổ trợ; quan hệ mở rộng, bổ sung; hoặc quan hệ tương phản còn có tên gọi là quan hệ tương phản - đối lập, quan hệ nghịch đối, quan hệ ngược hướng...), nhưng sự phân loại này cho thấy mối quan hệ nghĩa mà các từ ngữ nối biểu thị rất phong phú. Đồng thời điều này cũng phản ánh sự phân loại này là khá phức tạp bởi lẽ các mối quan hệ này được hiện thực hoá bằng các phương tiện từ ngữ nối cụ thể trong khi ranh giới của các kiểu quan hệ đôi khi không rò ràng. Hơn nữa, đôi khi cùng một phương tiện từ ngữ có thể giải thích bằng nhiều kiểu quan hệ khác nhau tuỳ thuộc vào ngữ cảnh (liên quan đến vấn đề ngữ dụng).

1.2.2.4. Từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết

a. Vị trí của từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong sự phân loại của các nhà nghiên cứu

Trong sự phân loại từ ngữ nối, có thể thấy từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đã được đề cập trong danh sách phân loại của hầu hết nhà nghiên cứu trên. Đây là loại từ ngữ nối không phải được phân loại theo tiêu chí hình thức và ý nghĩa ngữ pháp mà chúng được phân loại theo quan hệ ngữ nghĩa cơ bản mà các yếu tố tham gia liên kết tạo ra. Đặc biệt, quan hệ này đã được nói rò trong phân loại của Bùi Tất Tươm (1994), Phạm Văn Tình (1983), Hà Thúc Loan (2003)...

Trong sự phân loại của Phạm Văn Tình (1983), từ ngữ nối trong tiếng Việt được chia thành nhiều phạm trù, trong đó có phạm trù kết quả, tổng kết: vì vậy, cho nên, vậy nên, do đó, rốt cuộc, tóm lại, nhìn chung, để cho, để rồi, nói chung... Tương tự, trong sự phân loại của Bùi Tất Tươm (1994), tác giả chia từ ngữ nối thành 7 kiểu quan hệ cơ bản, trong đó quan hệ tổng kết được tác giả xếp vào kiểu thứ 5, chẳng hạn: tóm lại, nói chung, nhìn chung…

Hà Thúc Loan (2003) đã phân ra 2 phạm trù quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối: quan hệ thuyết minh quan hệ phát triển. Trong mỗi phạm trù này, tác giả tiếp tục phân chia thành các loại quan hệ ngữ nghĩa khác nhau: quan hệ thuyết minh gồm: bằng chứng, dẫn chứng, ví dụ, định nghĩa, nguyên nhân; còn quan hệ phát triển gồm: kết quả, suy luận, khái quát, tương phản, tương đồng, song hành).

Như vậy, trong sự phân loại của Hà Thúc Loan có sự xuất hiện của quan hệ kết quả và quan hệ tổng kết (tác giả gọi là khái quát).

Ngoài ra, quan hệ kết quả, tổng kết còn xuất hiện trong sự phân loại của một số tác giả khác và chúng thường xuất hiện ở trong các tiểu loại với những tên gọi tương tự. Chẳng hạn:

Trong sự phân loại của Trần Ngọc Thêm (1995), tác giả gọi phạm trù tổng kết là kết thúc: tóm lại, nói tóm lại, nói chung, nhìn chung, cuối cùng… và nó là tiểu loại thuộc quan hệ trình tự diễn đạt; phạm trù kết quả thuộc quan hệ nhân quả: vì vậy, do đó, kết quả là, như vậy… Còn trong phân loại của Diệp Quang Ban (2008), tác giả gọi phạm trù kết quả là hệ quả: nên, cho nên, thành ra, thành thử, kết quả là, hoá ra là, hệ quả là… và phạm trù này thuộc quan hệ ―nguyên nhân và hệ quả‖.

Tương tự, trong phân loại của Halliday về các quan hệ nghĩa của phép nối trong tiếng Anh, tác giả gọi phạm trù tổng kết là tóm tắt (summative): tóm lại (là), (xin) tóm tắt, để kết luận, nói vắn tắt (là) và là tiểu loại thuộc quan hệ ―minh chứng‖ và khái quát: vì vậy, vậy thì, do đó, bởi thế… là tiểu loại thuộc quan hệ ―nguyên nhân - điều kiện‖; phạm trù kết quả Halliday cũng gọi là kết quả: kết quả là… là tiểu loại cũng thuộc quan hệ ―nguyên nhân - điều kiện‖.

Ngô Thị Bảo Châu (2010) trên cơ sở tham khảo những công trình đi trước và dựa trên nguồn ngữ liệu thực tế trong tiếng Việt, đồng thời phân chia lại, thêm bớt một số quan hệ, thay đổi thuật ngữ định danh một số tiểu loại, đã chia quan hệ ―minh chứng‖ (elaboration) (tác giả dịch gọi tên là ―làm rò‖) thành 9 tiểu loại, trong đó phạm trù tổng kết (tác giả cũng gọi là tóm tắt) thuộc tiểu loại thứ 7. Những từ ngữ nối thường gặp trong quan hệ này là: tóm lại, để tóm tắt lại, để kết thúc vấn đề, kết luận, nói một cách vắn tắt, nhìn chung, nhìn trên tổng thể/đại đa số, … Ví dụ:

(1) […] Tóm lại, THTM (tín hiệu thẩm mĩ) Xuân vốn chỉ mùa chuyển tiếp từ mùa đông sang hạ, có thời tiết tốt và có điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Với ý nghĩa này, xuân còn được gọi cụ thể hóa hơn bằng biến thể từ vựng mùa xuân.

(2) […] Như vậy, đối thoại là hình thức giao tiếp tích cực mặt đối mặt. Điều này có nghĩa là các nhân vật tham gia đối thoại phải đương diện trao đáp với sự thay đổi liên tục vai nói vai nghe chứ không thông qua một khâu trung gian nào.

Ở ví dụ (1), sau khi trình bày về THTM Xuân, tác giả tóm tắt lại ý nghĩa của tín hiệu Xuân này thông qua từ nối tóm lại. Tương tự, ở ví dụ (2), sau khi đã trình bày về đối thoại, tác giả tóm lược khái niệm đối thoại thông qua từ nối như vậy [11: 43-35].

Như vậy, từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết đều có mặt trong sự phân loại của các nhà nghiên cứu và với những tên gọi tương tự nhau. Chúng bao gồm những từ ngữ nối không chỉ dùng để đưa ra kết luận/tổng kết (summative) mà còn đưa ra ý khái quát (generalising), kết quả (resultive).

b. Khái niệm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết

Kết quả hiểu theo nghĩa thông thường là cái do một hay nhiều hiện tượng khác (gọi là nguyên nhân) gây ra, tạo ra trong quan hệ với những hiện tượng ấy. Còn tổng kết là nhìn lại toàn bộ việc đã làm, khi đã kết thúc hoặc sau một giai đoạn, để có sự đánh giá, rút ra những kết luận chung. Trong phát ngôn/câu, quan hệ kết quả là quan hệ giữa A và B, trong đó A là phần nêu lý do, nguyên nhân - sự tình diễn ra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022