Chấm Dứt Doanh Nghiệp Trong Phạm Vi Quyền Tự Do Kinh Doanh

Đề cập đến quyền tự do kinh doanh, có lẽ không thể nói đến quyền tự do của chính quyền (cơ quan Nhà nước) mà phải nói đến quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Ngày nay, nguyên tắc “công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm” được phổ biến rộng rãi, pháp luật các nước đều thừa nhận nguyên tắc này. Có lẽ, một quy định thể hiện nét nhất nguyên tắc này được quy thể hiện trong Hiến pháp Mỹ, tại điều bổ sung thứ 9 ghi “Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người dân” [26, Điều 9]. Việt Nam, Điều 33 Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Qua các điều luật, chúng ta thấy, nhà làm luật đã thể hiện trách nhiệm nhận thức và luật hóa quyền tự nhiên – tự do kinh doanh để quyền này được đảm bảo thực thi trong cuộc sống.

Hiện tại, Nhà nước đang quản lý xã hội bằng pháp luật, trong đó trật tự pháp luật được thiết lập để đảm bảo các quyền của con người, quyền công dân “Konad Zweigert cho rằng ở một cách nhìn nhất định, nhiệm vụ trước tiên của hệ thống pháp luật là bảo vệ tự do cá nhân và đảm bảo quyền tự định đoạt của cá nhân” [61, tr 325]; Như vậy, có thể nhận thức rằng: Quyền tự do kinh doanh là khả năng của chủ thể tự nguyện lựa chọn hợp lý một hoặc nhiều hoạt động làm phát sinh quyền và nghĩa vụ, nhằm mục đích sinh lời, mà các hoạt động này được pháp luật cho phép hoặc pháp luật không cấm nhưng không ảnh hưởng đến tha nhân.

Tự do kinh doanh có vai trò và ý nghĩa quan trọng, trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chủ Tịch dẫn chiếu đến bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Có lẽ, xuất phát từ quyền tối cao nhất của con

người – khi sinh ra có quyền được sống được bảo toàn về bản thân mình, mà các quyền về kinh tế, trong đó có quyền tự do kinh doanh được bảo đảm. Để bảo toàn và phát triển cuộc sống, con người cần phải có tài sản. Nỗ lực tạo lập tài sản là nỗ lực hoàn toàn tự nhiên để con người tồn tại – lợi ích cá nhân là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Do vậy, quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, gắn liền với mỗi người trong xã hội. Nghiên cứu về nội dung quyền tự do kinh doanh cho thấy, việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh chủ yếu và căn bản là đảm bảo cho các chủ thể thực hiện các quyền tài sản; tôn trọng tự do ý chí trong việc xác lập giao dịch pháp lý. TS. Phạm Duy Nghĩa cho rằng “Mọi chính sách phải giúp người dân giành lấy tự do sở hữu, tự do định đoạt...Nhà nước, nếu là của dân phải hết lòng bảo vệ những quyền tự do gốc rễ ấy” [33, tr 11].

1.3.2. Chấm dứt doanh nghiệp trong phạm vi quyền tự do kinh doanh


Theo cách đặt vấn đề của kinh tế học tân cổ điển, mọi hiện tượng xã hội bắt nguồn từ phép ứng xử hợp lý của cá nhân, tức là từ chọn lựa của mỗi cá nhân tiến hành tối đa hoá một mục tiêu nhất định với những phương tiện nhất định. Sự chọn lựa hợp lý của các tác nhân kinh tế đưa nền kinh tế đến cân bằng, là tình trạng trong đó từng tác nhân đạt mức thoả mãn tối đa, cho nên không có gì có thể khiến nó phải thay đổi quyết định. Chấm dứt doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sự lựa chọn của chủ thể kinh doanh nhằm tối ưu hóa những lợi ích. Với nội dung quyền tự do kinh doanh, chấm dứt doanh nghiệp mang lại cho chủ thể được “lột xác” để tự do về nghĩa vụ, hoặc tạo lập một doanh nghiệp mới phù hợp với quy mô, khả năng tài chính, mục tiêu ...

1.4. Phân loại chấm dứt doanh nghiệp


1.4.1. Khái quát chung về phân loại chấm dứt doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.


Khi khởi nghiệp nhà đầu tư thông thường lựa chọn một hình thức

Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 4

doanh nghiệp nhất định phù hợp với các mục tiêu và yêu cầu của mình để tổ chức kinh doanh. Thế nhưng trong quá trình kinh doanh, nhiều thay đổi phát sinh, với nhiều lý do khác nhau, nên quyết định chấm dứt doanh nghiệp được đặt ra.

Việc phân loại nói chung và phân loại chấm dứt doanh nghiệp nói riêng luôn cần đặt ra vấn đề phải căn cứ theo một tiêu chí hoặc một hệ thống tiêu chí nào đó. Để phân loại chấm dứt doanh nghiệp, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tác giả căn cứ theo: i) tiêu chí mang tính tự nguyện; và tiêu chí mang tính thủ tục pháp lý.

Theo tiêu chí mang tính tự nguyện hay không tự nguyện, chấm dứt doanh nghiệp có thể được phân chia thành hai loại: (1) Chấm dứt bởi tự nguyện; và (2) chấm dứt bởi pháp luật. Phân loại chấm dứt doanh nghiệp theo tiêu chí này có ý nghĩa rất lớn trong việc thiết lập các quy chế pháp lý bao quát cho toàn bộ hoạt động chấm dứt doanh nghiệp.

Theo tiêu chí mang tính thủ tục pháp lý, chấm dứt doanh nghiệp được chia thành hai loại là: (1) Chấm dứt doanh nghiệp theo thủ tục hành chính; (2) chấm dứt theo thủ tục tố tụng Toà án. Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cụ thể hiệu lực của từng loại chấm dứt.

1.4.2. Nội dung tổng quát các trường hợp chấm dứt doanh nghiệp


Tự do kinh doanh là một quyền kinh tế được pháp luật bảo hộ, mà quyền chấm dứt doanh nghiệp là một thành tố của quyền tự do kinh doanh, do vậy, Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ quyền chấm dứt doanh nghiệp. Tuy nhiên, chấm dứt doanh nghiệp luôn có thể ảnh hưởng đến hai vấn đề lớn, đó là: Quyền lợi hợp pháp của các thành viên; và Quyền lợi hợp pháp của người thứ ba (trật tự công, người lao động, chủ nợ...). Đây là những vấn đề mà pháp luật buộc phải bảo vệ và quyền được bảo vệ của các chủ thể trong trường hợp

này cũng là quyền hiến định. Để đảm bảo mục đích quản lý Nhà nước, mục đích điều chỉnh của pháp luật, thực tế hơn là để bảo vệ được các đối tượng nêu trên, pháp luật phải đặt ra các điều kiện và thủ tục chấm dứt doanh nghiệp.

1.4.3. Chấm dứt doanh nghiệp bởi giải thể


Một doanh nghiệp, từ khi ra đời cho đến khi chấm dứt hoạt động, luôn có mối quan hệ với Nhà nước. Quan hệ mang tính tất yếu này thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về Doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích chung cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của chính công ty và người thứ ba. Để đảm bảo mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, mục đích quản lý Nhà nước, mục đích điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước quy định thủ tục, điều kiện ...chấm dứt doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp là sự kiện pháp lý làm chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp chấm dứt các quyền và nghĩa vụ; người thứ ba chấm dứt quyền yêu cầu đối với doanh nghiệp. Xuất phát từ quyền được bảo hộ của người thứ ba về tài sản. Pháp luật các nước thường quy định điều kiện về thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để cho phép hoặc bắt buộc một doanh nghiệp giải thể. Bởi lẽ, nếu không giải quyết được vấn đề này thì quyền lợi của người thứ ba bị xâm phạm. Vậy, cần quy định cụ thể điều kiện này như thế nào? Ở Việt Nam, LDN 2005 quy định tại Khoản 2 Điều 157. “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”. Tác giả cho rằng, quy định này chưa chặt chẽ và dễ bị lợi dụng để trục lợi. Nhận định này được luận giải rằng sự sai biệt rất lớn giữa cụm từ “bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ” và “thanh toán hết các khoản nợ”. Thực tế cho thấy, nhiều Doanh nghiệp mà tài sản có và thực tế hiện hữu có giá trị sổ sách

lớn gấp nhiều lần nợ phải trả. Nếu chiểu theo điều kiện luật định thì điều kiện giải thể là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp này không thể thanh toán hết được các khoản nợ. Và, nếu cho phép giải thể trong trường hợp này thì rủi ro đối với người thứ ba là rất cao. Xét về góc độ hiệu quả điều chỉnh của pháp luật thì đương nhiên là không thể chấp nhận. Hơn nữa, điều này còn có thể tạo điều kiện cho việc trục lợi và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh.

Cho đến nay, pháp luật các nước thường tôn trọng quyền tự do ý chí của doanh nghiệp trong việc quyết định giải thể. Mặc khác, pháp luật cũng quy định bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể khi xảy ra các sự kiện pháp lý nhất định. Tuy nhiên, với điều kiện tiên quyết về nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, nên khó có chế tài buộc doanh nghiệp phải giải thể. Vấn đề này có thể luận giải trên cơ sở luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành như sau:

Tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định bốn trường hợp giải thể doanh nghiệp. Trong đó, có hai trường hợp quy định mang tính bắt buộc rõ ràng, nhưng thực tế việc áp dụng là không khả thi. Cụ thể:

Đối với trường hợp không đủ thành viên tối thiểu: Thực tiễn áp dụng chưa thấy có trường hợp nào bị bắt buộc giải thể. Nếu bị bắt buộc thì việc vô hiệu hoá cũng khá đơn giản bằng cách không ban hành quyết định giải thể hoặc tạo ra trường hợp không thanh toán được các khoản nợ.

Trường hợp bị thu hồi đăng ký kinh doanh: Trường hợp này Luật quy định khá cứng rắn về thủ tục tại Khoản 6 Điều 158 LDN 2005:

Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

Mặc dù vậy, việc bắt buộc giải thể là quá khó khăn nếu doanh nghiệp không thể thanh toán được các khoản nợ. Hơn nữa, Đối với Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, trách nhiệm của thành viên và cổ đông chỉ trong phạm vi số vốn góp. Khi họ đã góp đủ vốn thì họ không còn phải chịu trách nhiệm về tài sản. Do vậy, không thể buộc họ phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp này.

Về thủ tục: Pháp luật các nước cũng như Việt Nam đều quy định thủ tục giải thể bắt buộc phải có quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp. Như vậy, trong mọi trường hợp, việc giải thể phải do doanh nghiệp chủ động quyết định. Nếu có trường hợp quy định giải thể bị động thì vẫn phải đảm bảo điều kiện thanh toán, mà điều kiện này có thể nói là hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp.

Hậu quả pháp lý của việc giải thể là chấm dứt tư cách pháp nhân và sự tồn tại của doanh nghiệp trên thực tế. Theo đó, các quyền yêu cầu và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người thứ ba được chấm dứt.

1.4.4. Chấm dứt doanh nghiệp bởi phá sản


Phá sản doanh nghiệp là việc Toà án có thẩm quyền quyết định tuyên bố một doanh nghiệp bị phá sản theo điều kiện và thủ tục luật định. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản chấm dứt tư cách pháp nhân và sự tồn tại của doanh nghiệp trên thực tế; Các quyền yêu cầu và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người thứ ba được chấm dứt và ngược lại.

Để yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, trước hết phải có căn cứ xác định doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản. Luật Phá sản hiện hành xác định “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Quy định này được hướng dẫn bởi Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của luật phá sản, nội dung hướng dẫn thể hiện như sau:

Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có các khoản nợ đến hạn;


Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;

Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán;

Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh

nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã...).

Khi xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, các chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa vụ thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản. Sau khi nhận đơn yêu cầu, Tòa án xem xét thụ lý và giải quyết. Trong thời hạn nhất định Tòa án phải ra Quyết định mở thủ tục hoặc không mở thủ tục phá sản.

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật Phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục quy định tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều 5 Luật phá sản 2004 hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Theo Điều 15 Luật Phá sản năm 2004 quy định: Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:

1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:


a) Ngày, tháng, năm làm đơn;


b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;


c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí