Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - 10

Để tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB, cần phải thực hiện các công việc sau đây:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục hướng dẫn pháp luật GTĐB.

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật GTĐB một cách thường xuyên, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, để mọi người nắm được và chấp hành nghiêm chỉnh phải được hết sức coi trọng. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm từng bước nâng cao dân trí pháp lý, nâng cao năng lực thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật, xác lập kỷ cương, phát huy dân chủ, ổn định chính trị xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Trong những năm qua, chúng ta đã chú ý duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật GTĐB. Có thể nói ý thức pháp luật của một số người tham gia GTĐB đã được nâng lên đáng kể, song nhìn chung ý thức pháp luật còn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật GTĐB còn nhiều, một số người vi phạm do không hiểu biết pháp luật GTĐB, nhưng không ít người có hiểu biết nhưng ý thức chấp hành kém, cố tình vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn GTĐB. Qua phân tích các trường hợp vi phạm pháp luật GTĐB đã được kiểm tra, phát hiện và các lỗi gây tai nạn GTĐB trong những năm qua thì do người tham gia GTĐB chiếm tỷ lệ đến 80%, thường do lái xe vi phạm tốc độ, tránh vượt, sử dụng rượu bia. Trong những nguyên nhân do người tham gia giao thông gây tai nạn thì lỗi do người điều khiển phương tiện chiếm phần lớn và là nguyên nhân trực tiếp.

Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu là thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật GTĐB. Điều này đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao dân trí và ý thức chấp hành pháp luật GTĐB nhằm kiềm chế mức độ gia tăng số người chết vì tai nạn GTĐB. Khi trình độ dân trí đã được nâng cao, kết cấu hạ tầng GTĐB đã được hoàn thiện, phương tiện tham gia giao thông giảm thì sẽ đạt được mục tiêu giảm tai nạn GTĐB. Tuy nhiên, do nhận thức, thói quen, lối sống của người dân, nên để việc thực hiện pháp luật GTĐB trở thành nếp sống của từng người dân đòi hỏi phải có thời gian, nhiều khi có kết quả ở những thế hệ sau. Điều này có ý nghĩa đây là biện pháp phải thực hiện hết sức kiên trì, thường xuyên và lâu dài.

Mục đích của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật GTĐB sẽ có những mức độ khác nhau, có thể chia ra trình độ:

Trình độ đầu là:

- Nâng cao sự am hiểu pháp luật GTĐB.

- Hình thành lòng tin vào sự cần thiết đối với pháp luật GTĐB.

- Đạt được sự đồng cảm với pháp luật GTĐB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Trình độ thứ hai:

- Hình thành tình cảm tôn trọng pháp luật GTĐB.

Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - 10

- Hình thành thái độ không khoan nhượng đối với các vi phạm pháp luật GTĐB ở mức độ xử lý vi phạm hành chính và cấu thành tội phạm.

- Hình thành hành vi pháp chế trong lĩnh vực GTĐB, tập quán và thói quen xử sự theo quy định của pháp luật GTĐB.

- Hình thành hành vi tích cực trong hoạt động GTĐB.

Về lý luận chúng ta có thể phân tích rạch ròi và đề ra yêu cầu đối với toàn thể cộng đồng, thực tế các mức độ trên có thể hình thành ở mỗi vùng dân cư, mỗi người trong một cộng đồng sớm muộn khác nhau.

Hiện nay, “chúng ta chỉ hy vọng nâng cao sự hiểu biết những quy định về trật tự an toàn giao thông, sau 10 năm, 20 năm nữa nếu kiên trì giáo dục pháp luật chúng ta sẽ có một thế hệ đạt được những yêu cầu ở trình độ thứ hai” [7, tr.51].

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật GTĐB cần phải nghiên cứu cho phù hợp với từng đối tượng. Cần tập trung vào các đối tượng học sinh, thiếu niên, thanh niên; người sử dụng môtô, xe máy; người điều khiển xe thô sơ; người lái ôtô; cán bộ công nhân viên chức ở các cơ quan xí nghiệp, nhân dân sống ven đường. Cần có nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, thiết thực.

Những nội dung, hình thức tuyên truyền sau đây đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt cần được tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới:

- Tuyên truyền miệng: Đây là hình thức người nói trực tiếp nói với người nghe về những nội dung, những quy định của pháp luật GTĐB. Mục đích cuối cùng là nhằm làm cho người nghe hiểu và hành động theo mục đích của người tuyên truyền. Hình thức này có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào cho một người hay nhiều người nghe. Hiệu quả của tuyên truyền miệng không chỉ đánh giá tại chỗ khi nghe, thu

hoạch sau khi nghe mà cao hơn là người nghe giữ được niềm tin lâu dài đối với pháp luật GTĐB. Người tuyên truyền có thể đến cơ quan, trường học nói chuyện về pháp luật GTĐB, nói chuyện hoặc trả lời phóng vấn trên đài truyền hình, đài phát thanh; sử dụng ôtô, môtô gắn loa phóng thanh đi lưu động để phổ biến pháp luật GTĐB.

Để tuyên truyền miệng đạt kết quả cao, cần phải chuẩn bị nội dung thiết thực, ngắn gọn, phù hợp với đối tượng nghe, cách nói cuốn hút người nghe.

- Phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật GTĐB: có thể tổ chức thi viết, vấn đáp luật GTĐB, hái hoa dân chủ, qua hình thức sân khấu hoá, hoặc tìm hiểu pháp luật GTĐB thông qua cuộc thi xem phim an toàn GTĐB..v.v…, cho đông đảo quần chúng tham gia, cần tập trung các đối tượng như học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang

Nội dung ra câu hỏi có thể bao gồm: về những quy định chung của pháp luật GTĐB, về biển báo hiệu, sa hình, tình huống giải quyết một vụ tai nạn GTĐB, xử lý ùn tắc GTĐB hoặc nêu một trường hợp vi phạm với nhiều lỗi khác nhau để yêu cầu phân tích, xử lý

- Tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng: Báo viết, đài truyền hình, đài phát thanh là ba phương tiện thông tin đại chúng phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật GTĐB.

Về hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật GTĐB: đưa tin thời sự, bài viết phản ánh tình hình chấp hành pháp luật GTĐB, nêu vụ tai nạn GTĐB để phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, mở chuyên mục trật tự an toàn GTĐB định kỳ, trả lời phỏng vấn, thi đố vui, xây dựng các chương trình: câu chuyện truyền thanh, văn nghệ về đề tài pháp luật GTĐB; sân khấu hoá tuyên truyền pháp luật GTĐB như “SV”, ‘Bảy sắc cầu vòng”, “kính vạn hoa”, “Giờ thứ 9”, ‘Gặp nhau cuối tuần”; chương trình “Vì an ninh tổ quốc”; “An ninh và cuộc sống”; “An toàn giao thông”, v.v, xây dựng các phóng sự, tiểu phẩm phản ánh, tuyên truyền giáo dục pháp luật GTĐB. Hằng năm hoặc hai năm, định kỳ tổ chức liên hoan băng hình toàn quốc về trật tự GTĐB, các phim sẽ được phát sóng ở truyền hình Trung ương hoặc địa phương để tuyên truyền.

- Xây dựng, tổ chức triễn lãm tranh ảnh: Xây dựng các panô, tranh ảnh về trật tự GTĐB để triển lãm lưu động ở các bến xe, nhà ga, trường học, khu dân cư, nơi tổ

chức hội nghị, hội thảo hoặc trưng bày trong một thời gian nhất định…, để thu hút người xem, thông qua đó để tuyên truyền, giáo dục pháp luật GTĐB. Tại triển lãm có thể chuẩn bị các câu hỏi về pháp luật GTĐB để người xem bắt thăm trả lời, nếu đúng sẽ được tặng một phần thưởng bao hàm ý nghĩa an toàn GTĐB.

Tại triển lãm có thể trưng bày tranh, ảnh, sơ đồ, bảng thống kê phân tích tai nạn GTĐB, hình ảnh các vụ tai nạn GTĐB nghiêm trọng đã xảy ra nếu có điều kiện cần trưng bày hiện vật xe môtô, ôtô bị hư hỏng do tai nạn GTĐB.

- Tuyên truyền bằng khẩu hiệu: Viết các khẩu hiệu chữ to tuyên truyền, nhắc nhở chấp hành các quy định pháp luật GTĐB trên các đường phố chính, dọc các tuyến đường, các cơ quan, trường học, các hội nghị v.v, như: “An toàn GTĐB là hạnh phúc cho mỗi người”; “nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật GTĐB”; “chú ý đoạn đường thường xảy ra tai nạn”.

- Hội thảo chuyên đề: Tổ chức các hội thảo chuyên đề để nghiên cứu, trao đổi để tìm ra các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn GTĐB như: hội thảo an toàn xe khách, hội thảo về phòng chống đua xe trái phép, hội thảo về lái xe an toàn…

- Phát động, xây dựng và duy trì các phong trào thi đua đảm bảo trật tự an toàn GTĐB như “ Lái xe tốt, giữ xe an toàn” trong đội ngũ lái xe, phong trào “Đoạn đường tự quản”; phong trào “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Ngoài ra, còn có nhiều hình thức tuyên truyền khác như tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động về pháp luật GTĐB; phổ biến giáo dục pháp luật GTĐB qua lễ hội truyền thống; sinh hoạt văn hoá, in phát các tờ rơi, tờ gấp, thông báo trên các bản tin của thôn, xã, phương, phát động thi sáng tác tranh, ảnh, truyện ngắn, phóng sự, ký, tấu, bài hát về trật tự an toàn GTĐB để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; soạn các tài liệu ngắn gọn về pháp luật GTĐB để quần chúng học tập qua sinh hoạt của Tổ nhân dân tự quản và ký cam kết chấp hành.

Một nội dung hết sức quan trọng trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật GTĐB là đưa pháp luật GTĐB vào giảng dạy chính khoá ở các bậc học từ mầm non đến phổ thống trung học, cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề. Trước hết, cần tập trung dạy và học pháp luật GTĐB ở bậc mầm non, tiểu học, các trường trung học cơ sở. Nhà trường cũng là nơi để có thể sử dụng làm địa điểm tập huấn, hội họp để phổ biến kiến thức

pháp luật cho số đông người. Đội ngũ giáo viên dạy đạo đức, giáo dục công dân cũng là những tuyên truyền viên có khả năng và cần được phát huy.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cần phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên phát động phong trào thi đua, lôi kéo mọi ngành, mọi cấp, mọi người tham gia giữ gìn trật tự an toàn GTĐB, động viên, tuyên truyền, nêu gương những người lái xe giỏi, an toàn, những người tham gia giao thông có thức cao về chấp hành pháp luật GTĐB. Tổ chức các hội thi, hội nghị tôn vinh những người có thành tích xuất sắc trong việc tham gia bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB, ngăn ngừa tai nạn GTĐB xảy ra. Đây cũng là những biện pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật GTĐB đạt hiệu quả cao cần được quan tâm duy trì thường xuyên và nhân rộng ra tất cả các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp.

Những hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói trên muốn đạt được hiệu quả cao phải kết hợp giáo dục có tính cộng đồng với giáo dục theo đối tượng; kết hợp giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội; kết hợp giáo dục với cưỡng chế thực hiện; phải tiến hành thường xuyên liên tục, có chương trình kế hoạch cụ thể, phải xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên có đủ nhiệt quyết, đủ trình độ hiểu biết pháp luật GTĐB, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật GTĐB.

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền QLNN trong lĩnh vực GTĐB.

Mặc dù tại Điều 69 Luật giao thông đường bộ năm 2001 đã quy định cụ thể trách nhiệm QLNN trong lĩnh vực GTĐB của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực GTĐB nhưng trong thực tế quản lý hiện nay vẫn còn sự phối hợp chưa ăn khớp, nhịp nhàng giữa các cơ quan. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền QLNN trong lĩnh vực GTĐB để tránh đi tình trạng quản lý chồng chéo lên nhau hoặc đùn đẩy, né tránh làm giảm hiệu quả của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB. Hiện nay và trong những năm tiếp theo cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong lĩnh vực GTĐB theo hướng như sau:

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an trên các vấn đề như xây dựng công trình GTĐB phân luồng, phân tuyến, xử lý vi phạm pháp luật về GTĐB: phân định rạch ròi thẩm quyền của Cảnh sát giao thông và Thanh tra GTĐB.

- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh xây dựng cơ chế phối hợp trong việc tổ chức giao thông, phân cấp quản lý.

- Bộ Thương mại, Bộ Giao thông vận tải, Bộ công nghiệp phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý nhập khẩu phương tiện vận tải đường bộ, chủng loại phương tiện được nhập khẩu trên cơ sở tiêu chuẩn, kỹ thuật và tình hình cầu đường hiện tại.

- Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ văn hoá - thông tin, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động-Thương Binh xã hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp trong việc đào tạo, dạy nghề, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật GTĐB.

- Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải phối hợp đồng bộ trong việc thu tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, thống nhất phát hành và quản lý biên lai, chứng từ thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về GTĐB.

Thứ ba, đẩy mạnh việc xây dựng phong trào quần chúng thực hiện pháp luật

GTĐB

Quần chúng là lực lượng đông đảo, to lớn, có mặt ở mọi nơi, mọi lúc tại các

tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng, chính sự tham gia của quần chúng vào việc tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực GTĐB giải quyết các vấn đề GTĐB một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, chẳng hạn như quần chúng phát hiện có tai nạn GTĐB xảy ra, ùn tắc GTĐB xảy ra báo ngay cho lực lượng cảnh sát giao thông để lực lượng này kịp thời có mặt để giải quyết.

Ngày 19/5/2000, Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT với Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”. Tiếp đó, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia và Trung ương Đoàn Thanh niên công sản Hồ Chí Minh đã ký Nghị quyết liên tịch số 124/2001/NQLT về vận động thanh thiếu niên khi tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm mục đích nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông cho thanh thiếu niên qua đó tác động đến các tầng lớp khác trong xã hội. Song song đó, Bộ Công an và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã phối hợp thực hiện chương trình số 174 về giữ gìn trật tự an toàn giao thông và phòng chống đua xe trái phép tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Có thể nói rằng bước đầu các cuộc vận động này đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện các việc sau:

- Thành lập “Ban tự quản an toàn giao thông” ở xã, phường, thị trấn, tại các khu dân cư thành lập tổ tự quản an toàn giao thông do Trưởng Ban công tác Mặt trận làm tổ trưởng tổ tự quản; trưởng thôn, ấp, bản, khu phố làm tổ phó, thêm một số tổ viên gồm công an viên, Bí thư chi đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và một số người có uy tín, già làng, trưởng bản.

- Tiến hành điều tra tình hình người tham gia giao thông; phương tiện giao thông hiện có; tình hình tai nạn giao thông ... ở từng khu dân cư, khu phố, ấp, thôn, bản, xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng chương trình hành động vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” của khu dân cư, lấy phương châm “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” với mục tiêu xây dựng “Khu dân cư bảo đảm trật tự an toàn giao thông” và cần bổ sung các nội dung sau đây vào quy ước, hương ước của cơ quan, trường học, khu dân cư:

Tuyên truyền, giáo dục trong các cơ quan, trường học, trạm xá, các đoàn thể và nhân dân ở khu dân cư về pháp luật nói chung, pháp luật GTĐB nói riêng.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của quần chúng để cùng Nhà nước bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

Tố giác, phát hiện những hành vi của tập thể và cá nhân vi phạm những quy định về an toàn giao thông.

- Mỗi khu dân cư, cơ quan, trường học xây dựng “Câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật” để mọi người được sinh hoạt, tìm hiểu về pháp luật trong đó có pháp luật GTĐB.

- Ở các khu dân cư trọng điểm giao thông của các thành phố lớn cần phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở thành lập “Đội thanh niên tình nguyện” tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở1 những nút giao thông thường xuyên gây ùn tắc giao thông, đội này gồm những đoàn viên thanh niên ở khu dân cư, trường học, cơ quan. Riêng ở mỗi trường học thành lập “Đội thiếu niên bảo vệ trật tự an toàn giao thông cổng trường và đường đi học”.

- Mở rộng các hình thức tự quản ở khu dân cư như “ Đoạn đường tự quản an toàn”, “Bến xe tự quản an toàn”, “Bến phà tự quản an toàn”.

- Trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng khu phố, tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết. Nội dung cam kết gồm: thực hiện quy ước, hương ước, tham gia học tập để hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật GTĐB nói riêng, không vi phạm pháp luật nói chung, pháp luật GTĐB nói riêng, không vi phạm hành lang an tòan giao thông… với mục tiêu xây dựng “Khu dân cư đảm bảo an toàn giao thông”, “Hộ gia đình văn hóa”, “Khu dân cư tiên tiến và khu dân cư xuất sắc” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

- Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư căn cứ vào chương trình hành động Tháng 9 cao điểm an toàn giao thông và tháng Tết cao điểm an toàn giao thông để phối gợp với các lực lượng ở khu dân cư tổ chức phát động hưởng ứng thực hiện tháng cao điểm an toàn giao thông ( lưu ý các nút giao thông thường xảy ra tai nạn, chợ, bến xe, cổng trường, đường ngang…).

- Xây dựng “Hòm thư tố giác vi phạm an toàn giao thông” ở khu dân cư.

- Sơ kết ba tháng, sáu tháng, Tháng 9 cao điểm an toàn giao thông, tháng Tết cao điểm an toàn giao thông và tổng kết một năm bảo đảm an toàn giao thông, từ đó đánh giá những mặt ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của những ưu điểm và khuyết điểm, đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thực hiện thắng lợi phong trào “Nhân nhân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật về việc kết cấu hạ tầng GTĐB.

Việc thực hiện các quy định pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB nhằm phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng GTĐB là một nhu cầu quan trọng và tất yếu được Nhà nước quan tâm, tập trung chỉ đạo. Kết cấu hạ tầng GTĐB nước ta có nhiều thay đổi, tuy nhiên so với các nước trong khu vực và thế giới thì kết cấu hạ tầng GTĐB nước ta còn nhiều hạn chế. Do hệ thống đường bộ nước ta còn hẹp nên chưa tách được các dòng giao thông cơ giới và dòng giao thông thô sơ trên các tuyến quốc lộ, đường chính. Các điểm giao cắt chủ yếu vẫn trong tình trạng giao cắt đồng mức kể cả với đường sắt. Dân cư sống dọc các tuyến đường, kể cả những tuyến đường mới xây dựng phát triển đến đâu thì nhà dân lại lan ra đến đó. Việc sử dụng đường, hành lang an toàn đường bộ theo quy định vẫn còn là vấn đề nan giải…

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí