Các nghiên cứu cũng đã phân tích các những hạn chế khi thực thi địa vị pháp lý của QTV. Trong đó có 03 vấn đề chính được đưa ra gồm: QTV ở một số quốc gia không được coi trọng do thủ tục phá sản không được coi trọng – đây là vấn đề mà nhiều nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu về châu Á chỉ ra. Theo đó, tâm lý xã hội không coi trọng thủ tục phá sản khiến cho hoạt động này trên thực tế ít được lựa chọn. Khi đó, tất yếu QTV sẽ không có nhiều sự hiện diện. Tiêu biểu cho luận điểm này là các nghiên cứu của: tác giả David C. ParkeKyle (2000) với nghiên cứu ―An Empirical Analysis of Personal Bankruptcy and Delinquency‖ (tạm dịch: Phân tích thực nghiệm về phá sản cá nhân và vi phạm pháp luật); tác giả Free Huizinga & Peter Broer (2004) với nghiên cứu "Wage moderation and labour productivity" (tạm dịch: Kiểm duyệt tiền lương và năng suất lao động); tác giả Henderson, Vicky (2012) với nghiên cứu ―Prospect theory, liquidation, and the disposition effect‖ (tạm dịch: Lý thuyết triển vọng, thanh lý và hiệu ứng định đoạt); tác giả Ben S. Bernanke (2013) với nghiên cứu "A Century of US Central Banking: Goals, Frameworks, Accountability" (tạm dịch: Một thế kỷ của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ: Mục tiêu, Khuôn khổ, Trách nhiệm giải trình); tác giả Donald P. Morgan (2002) với nghiên cứu "Rating Banks: Risk and Uncertainty in an Opaque Industry" (tạm dịch: Xếp hạng ngân hàng: Rủi ro và sự không chắc chắn trong một ngành công nghiệp không rõ ràng) và tác giả Chien-An Wang (2012) với nghiên cứu ―Determinants of the Choice of Formal Bankruptcy Procedure: An International Comparison of Reorganization and Liquidation‖ (tạm dịch: Các yếu tố quyết định việc lựa chọn thủ tục phá sản chính thức: So sánh quốc tế giữa việc tổ chức lại và thanh lý).
Cơ sở pháp lý thiếu đầy đủ khiến cho việc thực hiện địa vị pháp lý của QTV trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Đây là lý do được chỉ ra khi nghiên cứu các địa bàn là những quốc gia mới có ghi nhận về địa vị pháp lý của QTV. Các nghiên cứu của tác giả Prescott, Edward C (1986) với nghiên cứu ―Theory ahead of business- cycle measurement‖ (tạm dịch: Lý thuyết về đo lường chu kỳ kinh doanh); nhóm tác giả Ricardo J. Caballero & Mohamad L. Hammour (2005) với nghiên cứu ―The Cost of Recessions Revisited: A Reverse-Liquidationist View" (tạm dịch: Chi phí của kỳ thu hồi được xem xét lại: Một quan điểm ngược lại người thanh lý); các tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession" (tạm dịch: Sự cố đầu tư và cuộc suy thoái lớn); tác giả David C. ParkeKyle (2000) với nghiên cứu ―An Empirical
Analysis of Personal Bankruptcy and Delinquency‖ (tạm dịch: Phân tích thực nghiệm về phá sản cá nhân và vi phạm pháp luật); tác giả Free Huizinga & Peter Broer (2004) với nghiên cứu "Wage moderation and labour productivity" (tạm dịch: Kiểm duyệt tiền lương và năng suất lao động)… đã chỉ ra rằng, chính sự thiếu hụt cơ chế hoàn thiện pháp lý về QTV như tiêu chuẩn hành nghề, quyền và nghĩa vụ và các cơ chế đảm bảo hành nghề đã khiến cho QTV gặp khó khăn trên thực tế.
Cuối cùng, vấn đề số ba được chỉ ra là hầu hết các quốc gia đều chưa có tính đồng nhất về định chế này nên sự liên kết kinh tế toàn cầu gặp những vấn đề rắc rối mang tính đặc thù. Các nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề này được công bố bởi: tác giả Prescott, Edward C (1986) với nghiên cứu ―Theory ahead of business-cycle measurement‖ (tạm dịch: Lý thuyết về đo lường chu kỳ kinh doanh); nhóm tác giả Ricardo J. Caballero & Mohamad L. Hammour (2005) với nghiên cứu ―The Cost of Recessions Revisited: A Reverse-Liquidationist View" (tạm dịch: Chi phí của kỳ thu hồi được xem xét lại: Một quan điểm ngược lại người thanh lý); các tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession" (tạm dịch: Sự cố đầu tư và cuộc suy thoái lớn)… Cụ thể, mỗi quốc gia có một quy định khác nhau về QTV và thậm chí tên gọi cũng không giống nhau. Điều này đã khiến cho việc thực hiện phá sản của các DN đa quốc gia tại các quốc gia khác nhau là khác nhau.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng pháp luật, thực trạng thực hiện pháp luật của các quốc gia là địa bàn nghiên cứu của từng công trình. Điều này mặc dù không mang lại giá trị đồng nhất, song lại đem đến một bức tranh hết sức sinh động về thực tiễn địa vị pháp lý của QTV trên thực tế. Hầu hết các nghiên cứu sau này đều kế thừa các giá trị nghiên cứu thực tiễn này.
1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề kiến nghị, giải pháp liên quan đến đề tài luận án
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn đã nêu ở trên, các nghiên cứu khoa học ở phạm vi ngoài nước cũng đã nghiên cứu đề xuất các kiến nghị, giải pháp liên quan đến địa vị pháp lý của QTV.
Theo đó, có hai nhóm kiến nghị, đề xuất chủ yếu được đưa ra gồm:
- Nhóm các kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV được nghiên cứu bởi các tác giả như: tác giả Prescott, Edward C (1986) với nghiên cứu ―Theory ahead of business-cycle measurement‖ (tạm dịch: Lý thuyết về đo
lường chu kỳ kinh doanh); nhóm tác giả Ricardo J. Caballero & Mohamad L. Hammour (2005) với nghiên cứu ―The Cost of Recessions Revisited: A Reverse- Liquidationist View" (tạm dịch: Chi phí của kỳ thu hồi được xem xét lại: Một quan điểm ngược lại người thanh lý); các tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession" (tạm dịch: Sự cố đầu tư và cuộc suy thoái lớn); tác giả David C. ParkeKyle (2000) với nghiên cứu ―An Empirical Analysis of Personal Bankruptcy and Delinquency‖ (tạm dịch: Phân tích thực nghiệm về phá sản cá nhân và vi phạm pháp luật); tác giả Free Huizinga & Peter Broer (2004) với nghiên cứu "Wage moderation and labour productivity" (tạm dịch: Kiểm duyệt tiền lương và năng suất lao động)... Các nghiên cứu này đề xuất chủ yếu những giải pháp như: hoàn thiện quy định của pháp luật phá sản nâng địa vị pháp lý của QTV lên cao hơn mức thụ uỷ pháp lý hoặc ở dạng thụ uỷ pháp lý toàn quyền – khi này QTV có quyền tự quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp; quy định các chế tài về từ chối thủ tục về phá sản của các chủ thể thương mại; quy định mở rộng về quyền và nghĩa vụ của QTV; quy định chặt chẽ về chế tài và các cơ chế đảm bảo thực hiện địa vị pháp lý của QTV.
Có thể bạn quan tâm!
- Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 1
- Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Những Vấn Đề Thực Tiễn Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Được Luận Án Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Pháp Luật Phá Sản
- Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Pháp Luật Phá Sản
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
- Nhóm các kiến nghị, đề xuất đảm bảo thực thi địa vị pháp lý của QTV được đề xuất riêng ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhưng tựu chung lại, có sự đồng nhất ở một số giải pháp sau: tác giả Prescott, Edward C (1986) với nghiên cứu ―Theory ahead of business-cycle measurement‖ (tạm dịch: Lý thuyết về đo lường chu kỳ kinh doanh); nhóm tác giả Ricardo J. Caballero & Mohamad L. Hammour (2005) với nghiên cứu ―The Cost of Recessions Revisited: A Reverse-Liquidationist View" (tạm dịch: Chi phí của kỳ thu hồi được xem xét lại: Một quan điểm ngược lại người thanh lý); tác giả Couwenberg, Oscar (2001) với nghiên cứu ―Survival rates in bankruptcy systems: overlooking the evidence” (tạm dịch: Tỷ lệ phục hồi của các thủ tục phá sản: xem xét các bằng chứng); các tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession" (tạm dịch: Sự cố đầu tư và cuộc suy thoái lớn); nhóm tác giả Julian Franks & Oren Sussman (2005) với nghiên cứu "Financial Distress and Bank Restructuring of Small to Medium Size UK Companies" (tạm dịch: Khó khăn tài chính và tái cấu trúc ngân hàng của các công ty vừa và nhỏ ở Vương quốc Anh)… Các nghiên cứu đề xuất các giải pháp như: đảm bảo sự trao quyền cho QTV ở mức hợp lý; duy trì hệ thống thông tin chung của các bên tham gia phá sản; có sự liên hệ giữa các quốc gia để duy trì
hệ thống các quy tắc chung về QTV; đào tạo QTV bài bản; cải thiện chi phí cho QTV và gia tăng sự cạnh tranh ngành nghề đối với QTV…
Các giải pháp, kiến nghị được những nghiên cứu kể trên đề xuất không bao hàm ý nghĩa cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, giá trị tham khảo của nó rất lớn đối với nghiên cứu ứng dụng ở từng điều kiện quốc gia cụ thể. Đối với luận án, phạm vi nghiên cứu là Việt Nam, việc nghiên cứu tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu này giúp cho quá trình xây dựng luận án có được nhiều thuận lợi hơn.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở phạm vi trong nước
Ở phạm vi nghiên cứu trong nước, số lượng các công trình ít hơn so với ngoài nước. Điều này hoàn toàn đến từ nguyên nhân khách quan của chế định QTV. Theo đó, mặc dù pháp luật về phá sản ở Việt Nam đã hiện diện trong hơn ba thập kỷ, nhưng QTV chỉ được chính thức ghi nhận từ năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2015. Nghĩa là cho đến nay, chỉ mới hơn 6 năm địa vị pháp lý của QTV được thực thi trên thực tiễn. Bên cạnh đó, với đặc trưng nhận thức về vấn đề phá sản còn hạn chế, rất nhiều DN, HTX khi lâm vào tình trạng phá sản thay vì tiếp cận thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật thì thường lựa chọn phương án tự đóng cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, trên thực tế số lượng vụ việc phá sản giải quyết bằng thủ tục phá sản không lớn, sự hiện diện của QTV cũng vì thế mà tương đối hạn chế. Do đó, các nghiên cứu về vấn đề này có số lượng ít và thiếu tính đa dạng.
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án
Nghiên cứu về những vấn đề lý luận liên quan đến địa vị pháp lý của QTV được một số công trình – chủ yếu ở cấp độ luận văn thạc sĩ và bài báo khoa học đăng tải trên một số tạp chí chuyên ngành luật học và kinh tế ở trong nước như: tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai (2014) với nghiên cứu ―Thủ t c thanh l t i sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm v o t nh trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam‖; tác giả Vũ Huy Hoàng (2015) với nghiên cứu ―Thủ t c phá sản theo Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Quách Thị Thu Hương (2015) với nghiên cứu
―Luật Phá sản năm 2014 - ư c phát tri n của pháp luật phá sản Việt Nam‖; tác giả Dương Kim Thế Nguyên (2016) với nghiên cứu ―Khái niệm phá sản, thủ t c phá sản v những liên hệ đ n Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; tác giả Trần Danh Phú (2017) với ghiên cứu ―Sự
tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014”; Nguyễn Thị ích Tuyền (2015) với nghiên cứu ―So sánh những đi m m i của Luật Phá sản năm 2014 v i Luật phá sản trư c đó‖, ….
Các nghiên cứu kể trên bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phân tích, tổng hợp đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến địa vị pháp lý của QTV như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về phá sản và thủ t c phá sản. Đây là kết quả nghiên cứu lớn nhất và có tính toàn vẹn nhất. Theo đó, các tác giả đã phân tích làm rõ được nội hàm khái niệm phá sản và bản chất của hoạt động phá sản. Đồng thời, những vấn đề thuộc về nguồn gốc, quan điểm và sự khác biệt trong ghi nhận về những nội dung điều chỉnh của pháp luật về phá sản cũng được các nghiên cứu làm rõ. Trong đó, đặc biệt bốn tác giả: Dương Kim Thế Nguyên (2016) với nghiên cứu ―Khái niệm phá sản, thủ t c phá sản v những liên hệ đ n Luật Phá sản năm 2014‖; Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; Trần Danh Phú (2017) với nghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖ và Nguyễn Thị ích Tuyền (2015) với nghiên cứu ―So sánh những đi m m i của Luật Phá sản năm 2014 v i Luật phá sản trư c đó‖, với góc độ tiếp cận luật thực định đã tiến hành xây dựng khái niệm, bản chất, các nội dung điều chỉnh của pháp luật về phá sản trong Luật Phá sản năm 2014 – văn bản pháp lý hiện hành về phá sản. Các kết quả nghiên cứu này cơ bản đã bao trùm hầu hết các vấn đề lý luận về phá sản và thủ tục phá sản. Do đó, đây là những công trình có giá trị nghiên cứu mang tính nền tảng khi nghiên cứu luận án.
Thứ hai, nghiên cứu khái niệm địa vị pháp lý của QTV. Các nghiên cứu của các tác giả: Dương Kim Thế Nguyên (2016) với nghiên cứu ―Khái niệm phá sản, thủ t c phá sản v những liên hệ đ n Luật Phá sản năm 2014‖; Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; Trần Danh Phú (2017) với ghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖; Nguyễn Thị ích Tuyền (2015) với nghiên cứu ―So sánh những đi m m i của Luật Phá sản năm 2014 v i Luật phá
sản trư c đó‖; Cao Đăng Vinh (2014) với nghiên cứu ― ảo to n t i sản doanh nghiệp trong quá tr nh giải quy t thủ t c phá sản - m t số t n tại c n kh c ph c‖… đã làm rõ những vấn đề lý luận của QTV như:
- Nghiên cứu khái niệm của QTV. Đây là kết quả nghiên cứu được xác lập phổ biến nhất trong các công trình kể trên. Khái niệm QTV chủ yếu được xây dựng dựa trên cơ sở của luật thực định. Điều này hoàn toàn hợp lý với góc độ nghiên cứu pháp lý của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã viện dẫn và phân tích khái niệm QTV ở một số quốc gia trên thế giới để cho thấy tính đa dạng trong quan niệm về vấn đề pháp lý này. Khái niệm QTV vì thế được nghiên cứu tương đối đầy đủ, còn rất ít khoảng trống nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, khái niệm địa vị pháp lý của QTV lại chưa được các nghiên cứu đề cập tới. Vì hầu hết các nghiên cứu kể trên đều tiếp cận QTV thông qua các quy định của pháp luật – quy định pháp lý về QTV vốn chỉ có một phần nhỏ nội hàm trùng với địa vị pháp lý của QTV. Chính vì thế, các kết quả nghiên cứu không xây dựng khái niệm địa vị pháp lý và địa vị pháp lý của QTV. Đây là khoảng trống nghiên cứu lớn, mang tính cơ bản khi nghiên cứu về lý luận địa vị pháp lý của QTV.
- Nghiên cứu đặc trưng địa vị pháp lý của QTV. Chính vì các nghiên cứu hiện nay không nghiên cứu trực tiếp địa vị pháp lý của QTV mà chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật phá sản về QTV, do đó, hầu hết các đặc trưng được chỉ ra trong các nghiên cứu trên là đặc trưng của QTV. Theo đó, các đặc trưng này gồm: là một thực thể độc lập; thực hiện hoạt động quản lý và thanh lý tài sản; được chi trả thù lao cho hoạt động nghề nghiệp… Các đặc trưng này đóng vai trò quan trọng khi là cơ sở để nhận diện QTV. Tuy nhiên, những đặc trưng của địa vị pháp lý của QTV lại mang bản chất là để phân biệt địa vị pháp lý của QTV với địa vị pháp lý của các chủ thể pháp lý khác thì chưa được các nghiên cứu làm rõ. Điều này hoàn toàn vì lý do góc độ tiếp cận. Chính vì thế, có thể thấy đặc trưng địa vị pháp lý của QTV cũng là một khoảng trống nghiên cứu lý luận quan trọng của luận án.
- Nghiên cứu mục đích, ý nghĩa quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Cũng vì góc độ tiếp cận của các nghiên cứu như phân tích ở trên, nên mục đích, ý nghĩa của quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV chủ yếu được nghiên cứu dưới dạng vai trò của QTV. Theo đó, các vai trò của QTV như: thay mặt các bên quản lý sản nghiệp phá sản; tham gia Hội nghị chủ nợ; tham gia đấu giá tài sản; đề nghị áp dụng các biện pháp khẩn cấp để bảo toàn sản nghiệp phá sản… Các kết quả
nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ vai trò, ý nghĩa của QTV trong thủ tục phá sản DN, HTX. Tuy nhiên, khi đặt dưới góc độ tiếp cận của luận án là địa vị pháp lý của QTV thì vai trò của QTV không có sự trùng khớp với mục đích và ý nghĩa quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Do đó, tác giả xác định đây là nội dung quan trọng số ba trong phần nghiên cứu về lý luận mà luận án phải làm rõ.
- Nghiên cứu các cấu thành địa vị pháp lý của QTV. Đây là nội dung chỉ xuất hiện trong các nghiên cứu về địa vị pháp lý của QTV. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước hiện nay chưa có công trình nào tiếp cận dưới góc độ này. Do đó, chủ yếu các kết quả chỉ ra những quyền và nghĩa vụ của QTV trong thủ tục phá sản. Những quyền và nghĩa vụ này gắn liền với bản chất và vai trò của QTV, do đó góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng pháp lý của chế định này. Tuy nhiên, một lần nữa, cách tiếp cận này không có sự trùng khớp với địa vị pháp lý của QTV. Do đó, cấu thành địa vị pháp lý của QTV là khoảng trống nghiên cứu thứ tư và cũng là nội dung quan trọng nhất trong phần nghiên cứu về lý luận của luận án.
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài luận án
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thực tiễn địa vị pháp lý của QTV bao gồm các tác giả tiêu biểu như: tác giả Dương Kim Thế Nguyên (2016) với nghiên cứu ―Khái niệm phá sản, thủ t c phá sản v những liên hệ đ n Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; tác giả Trần Danh Phú (2017) với nghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Nguyễn Thị ích Tuyền (2015) với nghiên cứu ―So sánh những đi m m i của Luật Phá sản năm 2014 v i Luật phá sản trư c đó‖; tác giả Cao Đăng Vinh (2014) với nghiên cứu ― ảo to n t i sản doanh nghiệp trong quá tr nh giải quy t thủ t c phá sản - m t số t n tại c n kh c ph c‖; tác giả Vũ Huy Hoàng (2015) với nghiên cứu ―Thủ t c phá sản theo Luật Phá sản năm 2014‖; Hoàng Thị Kim Anh (2014) với nghiên cứu ―Luật Phá sản 2004 - Những hạn ch , bất cập v giải pháp ho n thiện‖; tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai (2014) với nghiên cứu ―Thủ t c thanh l t i sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm v o t nh trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam‖; tác giả Quản Văn Minh (2016) với
nghiên cứu ―Thực tiễn v những vư ng m c của Quản t i viên trong quá tr nh h nh nghề‖; Trương Thị Quỳnh Trâm (2019) với nghiên cứu ―Hoàn thiện các quy định của Luật Phá sản năm 2014‖; và tác giả Khúc Thị Phương Nhung (2020) với nghiên cứu ―Ch định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành – M t số hạn ch , bất cập và ki n nghị hoàn thiện pháp luật‖. Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và quan sát khoa học đã làm rõ một số những nội dung quan trọng sau đây liên quan đến thực tiễn địa vị pháp lý của QTV:
Thứ nhất, nghiên cứu thực tiễn pháp luật về địa vị pháp lý QTV ở m t số quốc gia trên th gi i. Một số nghiên cứu tập trung vào nội dung này như: tác giả Phan Thị Thu Hà (2010) với nghiên cứu ―T m hi u pháp luật phá sản trên th gi i‖; tác giả Vũ Thị Hòa Như, Lê Ngọc Anh (2013) với nghiên cứu ―Pháp luật phá sản của m t số quốc gia trên th gi i‖… Các nghiên cứu trên tập trung làm rõ các quy định của pháp luật thực định về QTV ở một số quốc gia trên thế giới như: Anh; Hoa Kỳ; Singapore; Nhật Bản; Thái Lan… Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự đồng nhất trong quy định về chế định QTV ở các quốc gia trên thế giới. Tuỳ vào lịch sử, chính trị, quan điểm pháp lý… mà quy định của pháp luật các quốc gia về QTV là khác nhau. Sự khác nhau này bao gồm từ tên gọi, bản chất, quyền và nghĩa vụ, điều kiện hành nghề cho tới kinh phí được chi trả và các hậu quả pháp lý phải gánh chịu. Nội dung nghiên cứu này cơ bản đã được các công trình kể trên làm rõ, trở thành những giá trị tham khảo lớn khi tìm hiểu, đánh giá quy định của pháp luật về QTV ở một số quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Đây là nội dung nghiên cứu phổ biến nhất trong các nghiên cứu được liệt kê ở trên. Với mục tiêu đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về QTV nói riêng và luật phá sản nói chung, các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích các quy định pháp luật thực định về QTV để chỉ ra những nội dung đã được pháp định, những nội dung chưa pháp định hoặc còn chồng chéo hoặc khó thực thi trên thực tế. Theo đó, những nội dung được các nghiên cứu làm rõ thực tiễn pháp luật quy định về QTV như sau:
- Điều kiện hành nghề QTV. Đây là nội dung được khá nhiều nghiên cứu đề cập tới. Bằng cách tiếp cận các quy định của pháp luật thực định về các điều kiện hành nghề QTV, các nghiên cứu đã phân tích, đối chiếu và bình luận về các điều kiện này. Theo đó, có một tranh luận xảy ra xung quanh việc ghi nhận điều kiện