Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh


Ngô Quỳnh An


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN 9

1.1 Các khái niệm cơ bản về tự tạo việc làm và khả năng tự tạo việc làm 9

1.1.1 Việc làm và tự tạo việc làm 9

1.1.2 Khả năng tự tạo việc làm 15

1.2 Những đặc điểm của thanh niên liên quan tới khả năng tự tạo việc làm 20

1.2.1 Khái niệm về thanh niên 20

1.2.2 Đặc điểm lao động, việc làm và khả năng tự tạo việc làm của thanh niên 21

1.3 Tổng quan các nghiên cứu về khả năng tự tạo việc làm và các yếu tố ảnh hưởng 25

1.3.1 Những cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu tự tạo việc làm trong lý thuyết kinh tế 25

1.3.2 Lý thuyết kinh tế lao động về tự tạo việc làm 29

1.3.2.1. Cách tiếp cận vĩ mô: Lực hút hay Lực đẩy 29

1.3.2.2 Cách tiếp cận vi mô: Lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp 33

1.4 Khung lý thuyết nghiên cứu khả năng tự tạo việc làm của thanh niên và các yếu tố ảnh hưởng ở Việt Nam 54

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61

2.1 Cách tiếp cận vĩ mô 61

2.2 Cách tiếp cận vi mô 71

2.3 Phương pháp định tính 81

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM 85

3.1 Khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam 85

3.1.1 Khả năng tự tạo việc làm của thanh niên – Phân tích theo quá trình tự tạo việc làm 85

3.1.1.1 Các giai đoạn của quá trình tự tạo việc làm 85

3.1.1.2 “Tam giác khả năng” tự tạo việc làm 89

3.1.2 Khả năng tự tạo việc làm của thanh niên – Phân tích theo kết quả tự tạo việc làm 108

3.1.2.1 Quy mô tự tạo việc làm của thanh niên 108

3.1.2.2 Cơ cấu, chất lượng tự tạo việc làm của thanh niên 110

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam .. 118 3.2.1 Nhóm yếu tố vĩ mô 118

3.2.1.1 Nhóm yếu tố tác động đến cầu lao động 119

3.2.1.2 Đặc điểm lao động việc làm của thanh niên 119

3.2.1.3 Đặc điểm chung của thị trường lao động 122

3.2.2 Nhóm yếu tố vi mô 122

3.2.2.1 Vốn con người và vốn xã hội của thanh niên Việt Nam 122

A. Vốn con người 122

B. Vốn xã hội 129

3.2.2.2 Đặc tính nhân khẩu học và gia đình 138

3.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 143

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM 150

4.1 Quan điểm về khuyến khích tự tạo việc làm trong thanh niên 150

4.2 Các phát hiện chủ yếu là cơ sở đề xuất giải pháp 155

4.3 Giải pháp tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam 160

4.3.1 Cấp độ vĩ mô 161

4.3.2 Cấp độ vi mô 164

4.3.2.1 Các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm 164

4.3.2.2 Thanh niên và cộng đồng 170

KẾT LUẬN 173

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ii

TÀI LIỆU THAM KHẢO iii

PHỤ LỤC 1: Kết quả hồi quy Logisstic đầy đủ viii

PHỤ LỤC 2: Bộ công cụ thu thập và phân tích dữ liệu định tính xx

PHỤ LỤC 3: Kết quả hồi quy số liệu mảng và các kiểm định với ĐTLĐVL 2006-2009xxi PHỤ LỤC 4: Phương pháp tính các xác suất dựa trên hệ số ước lượng hồi quy Logistic.xxv PHỤ LỤC 5: Mẫu và kết quả phân tích định tính xxix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

Cụm từ tiếng Anh

CT, PCT

Chính thức, Phi chính thức


CNXD

Công nghiệp xây dựng


DV

Dịch vụ


ĐTLĐVL

Điều tra lao động việc làm


ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

International Labour Organization

MOLISA

Bộ Lao động, Thương binh và

Xã hội

Ministry of

Affairs

Labour,

Invalids

and Social

Lao động


LLLĐ

Lực lượng lao động


NAFTA

Hiệp định Thương mại Tự do

Bắc Mỹ

North America Free Trade Agreement

NN

Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủy

sản


OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế

Organization for Economic Co-operation and

Development

SXKD

Sản xuất kinh doanh


THPT

Trung học phổ thông


TN

Thanh niên


VHLSS

Khảo sát mức sống hộ gia đình

Việt Nam

Vietnam Household Living Standard Survey

TH

Ký hiệu trường hợp TN tự tạo việc làm điển hình trong bảng

1, Phụ lục 5


YK

Ký hiệu ý kiến của các doanh

nhân và các nhà quản lý trong bảng 2, Phụ lục 5


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 1


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các nhóm chỉ tiêu sử dụng để phân tích hồi qui tương quan với số liệu mảng 63

Bảng 2.2: Lực lượng lao động thanh niên theo tình trạng việc làm, VHLSS 2006-2008 75

Bảng 2.3 Xác suất tự tạo việc làm của thanh niên, VHLSS 2006 81

Bảng 3.1: Mong muốn tự tạo việc làm của thanh niên (số ý kiến trong tổng số 65 ý kiến) 93

Bảng 3.2: Điều kiện còn thiếu khi thanh niên muốn tự tạo việc làm (số ý kiến trong tổng số 65 ý kiến) 96

Bảng 3.3: Mức độ thanh niên tự tạo việc làm, ĐLĐVL 2006-2010 109

Bảng 3.4: Lượng lao động chung và lực lượng lao động thanh niên theo tình trạng việc làm, ĐTLĐVL 2006-2010 110

Bảng 3.5: Đặc điểm lực lượng lao động thanh niên và thanh niên tự tạo việc làm, VHLSS 2006-2008 111

Bảng 3.6: Trình độ học vấn và đào tạo của lực lượng lao động thanh niên và thanh niên tự tạo việc làm, VHLSS 2006-2008 113

Bảng 3.7.1: Cơ cấu nam-nữ thanh niên tự tạo việc làm theo ngành/ lĩnh vực và trình độ nghề, VHLSS 2006-2008 114

Bảng 3.7.2: Cơ cấu thanh niên tự tạo việc làm theo nhóm tuổi, ngành/ lĩnh vực, trình độ học vấn, trình độ đào tạo và trình độ nghề, VHLSS 2006-2008 115

Bảng 3.8: Tỷ lệ tự tạo việc làm của thanh niên theo vùng, VHLSS 2006-2008 117

Bảng 3.9: Hệ số ước lượng mô hình hồi quy số liệu mảng nghiên cứu một số yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam, 2006-2009 120

Bảng 3.10: Đặc điểm vốn con người, vốn xã hội của thanh niên theo tình trạng việc làm, VHLSS 2008 124

Bảng 3.11: Cơ cấu việc làm của lực lượng lao động thanh niên theo một số đặc điểm cơ bản, VHLSS 2008 127

Hộp 1.1 Khái niệm “tự tạo việc làm” 14

Hộp 1.2 Phân biệt giữa tạo việc làm và tự tạo việc làm 15

Hộp 1.3 Khái niệm “Khả năng tự tạo việc làm ” 16

Hộp 1.4 “Khả năng tự tạo việc làm-tam giác khả năng ” và các tiêu thức đánh giá 19

Hộp 1.5 Khái niệm “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm” 19


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Các hình thái vốn xã hội 41

Hình 1.2: Cơ chế ảnh hưởng của vốn xã hội 44

Hình 1.3: Tổng quan các lý thuyết kinh tế về tự tạo việc làm 55

Hình 1.4: Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tự tạo việc làm 56

Hình 1.5: Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên. (Cách tiếp cận vĩ mô) 56

Hình 1.6: Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tự tạo việc làm của thanh niên (Cách tiếp cận vi mô) 58

Hình 2.1: Khung phân tích lực lượng lao động thanh niên, VHLSS 2006-2008 74

Hình 3.1: Lý do mong muốn tự tạo việc làm của thanh niên (số ý kiến trong tổng số 65 ý kiến) 97

Hình 3.2: Các nguồn vốn thanh niên có thể tiếp cận (số ý kiến trong tổng số 65 ý kiến) 101

Hình 3.3: Chất lượng công việc tự tạo của thanh niên (số ý kiến trong tổng số 65 ý kiến). .. 116 Hình 3.4: Trình độ học vấn và đào tạo của lực lượng lao động thanh niên, VHLSS 2006-2008

................................................................................................................................................ 123

Hình 3.5: Số năm kinh nghiệm và số năm đi học bình quân của lực lượng lao động thanh niên, VHLSS 2006-2008 126

Hình 3.6: Xác suất lựa chọn việc làm của thanh niên phản ánh ảnh hưởng của vốn con người, mô hình hồi quy Logistic đa bậc, VHLSS 2006-2008 129

Hình 3.7: Xác suất lựa chọn việc làm của thanh niên phản ánh ảnh hưởng của đặc điểm nghề nghiệp trong hộ gia đình, mô hình hồi quy Logistic đa bậc, VHLSS 2006-2008 130

Hình 3.8: Xác suất lựa chọn việc làm của thanh niên phản ánh ảnh hưởng nguồn lực vật chất của hộ gia đình, mô hình hồi quy Logistic đa bậc, VHLSS 2006-2008 132

Hình 3.9: Xác suất lựa chọn làm công và tự tạo việc làm của thanh niên phản ánh vai trò của chủ hộ gia đình, mô hình hồi quy Logistic đa bậc, VHLSS 2006-2008 134

Hình 3.11: Xác suất lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên phản ánh ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học, mô hình hồi quy Logistic đa bậc, VHLSS 2006-2008 141

Hình 3.12: Xác suất lựa chọn việc làm của thanh niên phản ánh ảnh hưởng của tỷ trọng phụ thuộc trong hộ gia đình, mô hình hồi quy Logistic đa bậc, VHLSS 2006-2008 142

Hình 3.13: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn việc làm của thanh niên, mô hình hồi quy Logistic đa bậc, VHLSS 2008 144

Hình 4.1: Hệ thống giải pháp tăng cường khả năng tự tạo việc làm của thanh niên 161

Hình 4.2: Lồng ghép và tích hợp các chính sách 162

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu

Tự tạo việc làm, sau thời kỳ “Đổi mới” năm 1986 đã bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Xu hướng khuyến khích tự tạo việc làm vẫn sẽ còn tiếp tục trong một vài thập kỷ tới khi vai trò của nhà nước đang chuyển từ tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Các chương trình này nhằm phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm, khuyến khích sự năng động và chủ động tự tạo việc làm cho bản thân và người khác, không thụ động trông chờ vào nhà nước. Lúc này, cạnh tranh việc làm ngày càng trở nên gay gắt ở Việt Nam, đặc biệt là đối với thanh niên, là những người mới tham gia thị trường lao động với kinh nghiệm và vị thế cạnh tranh yếu, tự tạo việc làm có thể được coi là một giải pháp thiết thực. Tuy nhiên, tự tạo việc làm không nên chỉ được coi là giải pháp tạm thời đối với người lao động khi thiếu việc làm, góp phần làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp mà còn là xu hướng lựa chọn ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại và nên được khuyến khích, đặc biệt là đối với lao động trẻ nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo, năng động của họ và tạo được động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế nước nhà.

Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập tới vấn đề lựa chọn tự tạo việc làm của người lao động. Các nghiên cứu này, về cơ bản theo hai hướng tiếp cận khác nhau.

Với cách tiếp cận vĩ mô, mức độ tự tạo việc làm của người lao động chịu ảnh hưởng của sự thay đổi trong tổng cầu của nền kinh tế (suy thoái kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng việc làm...) và những biến động trên thị trường lao động (mức lương, tốc độ tăng lực lượng lao động, chất lượng của lực lượng lao động, việc làm ..). Đại diện cho cách tiếp cận nghiên cứu này có János Kollo, Mária Vincze (1999). Trong nghiên cứu này, sự gia tăng đáng kể số người tự tạo việc làm trong những giai đoạn


khủng hoảng hoặc chuyển đổi cơ cấu kinh tế được giải thích là phản ứng tạm thời của thị trường lao động đối phó với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người lao động; có nghĩa là “lực đẩy” đóng vai trò quan trọng đối với lựa chọn tự tạo việc làm của người lao động. Đây cũng là một trong hai nhóm yếu tố được đề cập trong nghiên cứu của Lin, Yates and Picot (1999). Ngược lại với nhóm yếu tố thứ nhất, nhóm thứ hai luôn cho rằng những cá nhân người lao động với những phẩm chất đặc biệt sẽ có động lực khởi sự doanh nghiệp mà họ thường xuất phát từ tự tạo việc làm. Trong trường hợp này, tự tạo việc làm được cho rằng có liên quan tới các yếu tố thúc đẩy trong môi trường kinh tế vĩ mô như quá trình công nghiệp hóa-đô thị hóa, sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ trợ giúp, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vi mô....., những yếu tố tạo nên “sức hút” tự tạo việc làm đối với người lao động. Như vậy, khi lý thuyết “lực hút” phát huy tác dụng thì tự tạo việc làm sẽ không gia tăng với tình trạng thất nghiệp, nhưng nếu lý thuyết “lực đẩy” chiếm ưu thế thì tự tạo việc làm sẽ có mối tương quan tỷ lệ thuận với mức thất nghiệp.

Bên cạnh cách tiếp cận vĩ mô, cách tiếp cận vi mô giải thích các đặc tính cá nhân và gia đình sẽ khuyến khích hay không khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, điển hình với Ivan Light (1979) và “lý thuyết về sự bất lợi”; Messenger and Stettner (2000) và mô hình phân tích hai nhóm: “yếu tố đẩy” và “yếu tố kéo” đối với tự tạo việc làm; James (1998) và mô hình các “chi phí cơ hội thấp” và “chi phí cơ hội cao” của tự tạo việc làm đối với người lao động.

Mỗi cách tiếp cận nghiên cứu về tự tạo việc làm đều chỉ có thể giải thích một số các khía cạnh liên quan tới tự tạo việc làm mà chưa thể đem lại bức tranh tổng quát về vấn đề này. Ngoài ra, thực chất các nghiên cứu trên đều đề cập tới khái niệm về tự làm chủ (self employed) chứ chưa nghiên cứu nào đề cập tới tự tạo việc làm, làm rõ thế nào là “tự tạo việc làm”, và tự tạo việc làm ở thanh niên có đặc điểm gì khác biệt. Luận án sẽ bổ sung thêm các nội dung này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2022