Những Đặc Điểm Của Thanh Niên Liên Quan Tới Khả Năng Tự Tạo Việc Làm


“Khả năng tự tạo việc làm ” và các tiêu thức đánh giá


Năng l c t t o vi c làm ti m năng (v n con ngư i,

v n xã h i)

Xác suất lựa chọn tự tạo việc làm

Chất lượng và tính chất của công việc tự tạo

M c đ mong mu n t t o vi c làm

Môi trư ng và đi u ki n đ ti p c n các ngu n l c

việc làm có năng suất và thu nhập cao hay thấp, việc làm cho bản thân và gia đình hay việc làm có thuê thêm nhiều lao động và đóng góp nhiều cho xã hội.....

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.


Hộp 1.4 “Khả năng tự tạo việc làm-tam giác khả năng ” và các tiêu thức đánh giá

Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 4


Khái niệm “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm”


Dựa trên những phân tích về khả năng tự tạo việc làm và các tiêu thức đánh giá trên đây, khái niệm về “tăng cường khả năng tự tạo việc làm” cho thanh niên được xây dựng, với “tăng cường” có nghĩa là làm cho mạnh thêm, nhiều thêm14 :


- Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên: bao gồm hai khía cạnh

+ Là khuyến khích lựa chọn tự tạo việc làm của thanh niên như là một lựa chọn sự nghiệp chứ không chỉ là sự bắt buộc do sức ép của tình trạng thiếu việc làm hoặc do vị thế kém trên trị trường lao động.

+ Đồng thời làm gia tăng đóng góp của khu vực tự tạo việc làm của thanh niên vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương thông qua việc nâng cao năng suất và hiệu quả của tự tạo việc làm.

Hộp 1.5 Khái niệm “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm”


14 http://vndic.net/


1.2 Những đặc điểm của thanh niên liên quan tới khả năng tự tạo việc làm


1.2.1 Khái niệm về thanh niên


Thanh niên là một khái niệm có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Cách tiếp cận xã hội đưa ra khái niệm “Thanh niên là quá trình chuyển giao xã hội giữa thời kỳ trẻ con lệ thuộc sang giai đoạn trưởng thành và độc lập15. Theo khái niệm này, thanh niên được xác định dựa vào một số đặc tính về tình trạng đi học, gia đình hoặc trên thị trường lao động, có nghĩa là thanh niên là những người còn đi học, chưa đi làm

và sống và phụ thuộc vào gia đình khi chưa kết hôn. Tuy nhiên, các tiêu thức này sẽ khó có thể phân định rõ ràng đối tượng thanh niên vì ngày nay người ta dần dần có xu hướng vừa đi học, vừa đi làm, hơn nữa nhiều người sống xa gia đình và tự lập cũng không nhất thiết là để kết hôn.

Cách tiếp cận sinh học thường đề cập tới độ tuổi mà những người trong độ tuổi đó được coi là thanh niên, mà việc đưa ra độ tuổi này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên và xã hội mà thanh niên sinh sống. Nhìn chung những đặc tính sinh học trong giai đoạn phát triển này của con người liên quan tới sự trưởng thành về thể chất, trí tuệ cũng như về mặt sinh dục, tính dục. Tuy nhiên, quá trình trưởng thành về giới tính lại rất khác nhau giữa nam và nữ, giữa các dân tộc, giữa các vùng, giữa các mức sống khác nhau thế nên cũng khó đưa ra được một khái niệm thống nhất.

Một cách tiếp cận khác lại đề cập tới đặc tính dễ bị tổn thương trong xã hội liên quan tới những thay đổi về mặt tâm lý, hành vi rất nhạy cảm của thanh niên. Tuy nhiên, với quan niệm này, thanh niên là nhóm người thụ động, thường tập trung những vấn đề mà xã hội cần phải giải quyết như thất học, tội phạm, thất nghiệp, tai nạn, ..... Sự mô tả này không thực sự đại diện cho tầng lớp thanh niên ngày nay, giai đoạn thanh niên cũng còn liên quan tới qui luật phát triển tâm lý mà đặc trưng là sự tự ý thức, tự khẳng định, sự hăng say hoạt động và sáng tạo.

15 Johanna Wyn & Rob White: Rethinking youth, London: Sage, 1997, p8-25.



Như vậy, mỗi cách tiếp cận khái niệm thanh niên khác nhau lại đề cập tới những đặc tính rất khác nhau, mà thực sự nhóm thanh niên là một nhóm đặc biệt trong xã hội mang tổng hòa tất cả các đặc tính được phân tích trên đây. Tóm lại, thanh niên là một khái niệm kinh tế và xã hội đề cập đến một giai đoạn riêng biệt trong vòng đời giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành, là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, sự tham gia trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và có mối quan hệ mật thiết với mọi tầng lớp khác trong xã hội, là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia. Những phát triển nhanh chóng này của những người trẻ tuổi nhằm mục đích thoát dần khỏi tình trạng phụ thuộc vào gia đình, cha mẹ để tự khẳng định sự độc lập của bản thân, ít nhất biểu hiện ở các quá trình chuyển đổi sau: (i)Rời xa cha mẹ gia đình để thiết lập cuộc sống tự lập, (ii) Hoàn thành giai đoạn đi học toàn thời gian; (iii) Hình thành các mối quan hệ ổn định cá nhân chặt chẽ bên ngoài gia đình, thường dẫn đến kết hôn và sinh con (iv) Thiết lập nguồn sinh kế ổn định thông qua việc tìm kiếm việc làm và lựa chọn sự nghiệp (OECD 1996:109)[72].

1.2.2 Đặc điểm lao động, việc làm và khả năng tự tạo việc làm của thanh niên

Rõ ràng những quá trình chuyển đổi khác nhau trên đây không diễn ra độc lập với nhau. Trước khi có đủ điều kiện để rời khỏi nhà của cha mẹ, thiết lập một gia đình mới, thanh niên cần có sự độc lập về mặt tài chính. Vì vậy, duy trì có việc làm và thu nhập là điều kiện cần thiết (nhưng chưa đủ) cho những người trẻ tuổi có thể thực sự trưởng thành.

Trong hầu hết các trường hợp, việc có được một cuộc sống ổn định dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm trên thị trường lao động là một điều kiện cần thiết ảnh hưởng rõ rệt đến cơ hội để thanh thiếu niên đạt được thành công trong các quá trình chuyển đổi khác đến tuổi trưởng thành. Họ có thể trì hoãn kết hôn hoặc sinh con khi phải đối mặt với triển vọng việc làm không chắc chắn và điều kiện tài chính không an


toàn. Ngoài ra, thất nghiệp, thiếu việc làm ở thanh niên cho thấy có nhiều bằng chứng liên quan tới những bất ổn kinh tế xã hội như gia tăng xung đột, dịch bệnh, bạo lực, tệ nạn và bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Vì vậy, có thể nói, những đặc điểm lao động việc làm của thanh niên là những đặc điểm quan trọng nhất ảnh hưởng tới giai đoạn chuyển đổi này, và cũng chính vì vậy mà luận án căn cứ chủ yếu vào các đặc điểm lao động việc làm kết hợp với độ tuổi để xác định nhóm thanh niên cần nghiên cứu.

Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15- 24, trong báo cáo Phát triển thế giới 2007 còn đề cập tới thế hệ kế tiếp cho rằng độ tuổi này nên từ 12-24. Ở Việt Nam, theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI qui định thanh niên là những người “từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”. Trong một số báo cáo về lao động việc làm, lao động thanh niên được lấy theo nhóm tuổi từ 15 đến 29.16

Như vậy, khoảng tuổi xác định thanh niên là tương đối rộng, được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam từ 12-29 tuổi. Nhưng nếu coi việc đạt được sự độc lập về mặt tài chính thông qua tìm việc làm và thu nhập ổn định là sự kiện quan trọng trong tuổi thanh niên, thì mốc đầu tiên của tuổi thanh niên nên là 15 tuổi (bước vào độ tuổi lao động), và mốc cuối cùng nên là thời điểm họ có được việc làm và thu nhập ổn định. Mốc tuổi cuối cùng này thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của các quốc gia và của các vùng. Nếu kinh tế xã hội phát triển, thời gian đầu tư cho việc học tập của thanh niên có thể kéo dài hơn khiến cho thời điểm họ có việc làm và độc lập về mặt tài chính có thể kéo dài hơn, thậm trí tới 35 tuổi. Hoàn cảnh gia đình, phong tục tập quán và các giá trị xã hội cũng có thể ảnh hưởng, chẳng hạn với xã hội phương Đông, sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ có thể kéo dài hơn so với ở xã hội phương Tây. Hoặc nếu tình hình kinh tế khó khăn, buộc thanh niên phải tham gia kiếm sống sớm hơn, cơ cấu việc làm lại phù hợp với thanh niên cũng khiến thanh niên tham gia thị trường lao động sớm hơn... đều có thể ảnh hưởng đến thời điểm thanh niên có được việc làm và thu


16 Nguyễn Hữu Dũng, Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXB Lao động xã hội 2005


nhập ổn định và tự lập. Ở Việt Nam, thanh niên tham gia lao động khá sớm, tuổi làm việc kiếm sống lần đầu là 17 tuổi năm 2009 [4], vì vậy, mốc tuổi cuối cùng trong độ tuổi thanh niên được xác định là tròn 29 tuổi như trong một số báo cáo việc làm của thanh niên trước đây là khá hợp lý.


Bên cạnh đó, tự tạo việc làm đòi hỏi người lao động vừa có khả năng lao động, trình độ kỹ năng nhất định, vừa có khả năng đầu tư chi phí vào tư liệu sản xuất, vừa có khả năng tổ chức kết hợp sức lao động của bản thân và người khác với tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ được đem trao đổi trên thị trường. Những khả năng này thường chỉ có thể đáp ứng với những người lao động đã trưởng thành ở một mức độ nhất định mà thanh niên ở độ tuổi quá trẻ sẽ khó có thể đáp ứng. Trong Điều 6, Bộ luật lao động hiện hành, ngoài quy định người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động, còn quy định người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động. Vì vậy, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu về tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam, với cách phân chia độ tuổi trong nhiều tài liệu chính thống và những qui định tuổi thanh niên hiện hành ở nước ta, tác giả lựa chọn nhóm thanh niên nghiên cứu gồm những người từ 15 đến tròn 29 tuổi, sau đây ký hiệu là (15-29), và riêng nhóm thanh niên làm chủ sản xuất kinh doanh và có thuê lao động thì trong khoảng 18-29 tuổi.


Như vậy, để phản ánh được những đặc điểm khác biệt về tâm sinh lý, hoàn cảnh sống, lao động và việc làm của thanh niên có thể tác động tới việc hình thành từng cấu thành của khả năng tự tạo việc làm của họ như mong muốn, năng lực tiềm năng và điều kiện tiếp cận các nguồn lực, đồng thời thông qua phân tích các trường hợp thanh niên tự tạo việc làm điển hình, có thể chia đối tượng thanh niên cần nghiên cứu theo các nhóm tuổi sau:


Nhóm 15-17 tuổi, là nhóm còn trong tuổi đi học, phụ thuộc nhiều vào gia đình, tham gia lao động với tư cách là lực lượng lao động bổ sung chứ không phải là lực lượng lao động chính.

Nhóm 18-24 tuổi, là nhóm đã kết thúc giai đoạn học phổ thông và tham gia quá trình giáo dục đào tạo kỹ năng, nghề nghiệp, trải nghiệm để lựa chọn nghề nghiệp và việc làm. Với xu thế học tập suốt đời, ngày càng nhiều thanh niên lựa chọn phong cách sống năng động, vừa học-vừa làm trong giai đoạn này [4]. Cũng từ nhóm tuổi này trở đi, thanh niên mới có đủ năng lực pháp lý để sử dụng và thuê lao động.

Nhóm 25-29 tuổi, là nhóm thường đã kết thúc giai đoạn giáo dục đào tạo nghề nghiệp, đã tích lũy được một số kinh nghiệm trên thị trường lao động. Quyết định lựa chọn việc làm và nghề nghiệp cũng thường được đưa ra vào giai đoạn này.

Với đặc điểm của từng giai đoạn nhóm tuổi như trên, truyền thông nhằm thay đổi nhận thức về tự tạo việc làm và hỗ trợ nâng cao năng lực cho thanh niên sẽ phát huy hiệu quả trong giai đoạn thứ hai, trong khi những hỗ trợ để tiếp cận các nguồn lực cần thiết khác có thể sẽ thực sự có tác dụng trong giai đoạn thứ ba.

Triển vọng việc làm của thanh niên không chỉ phụ thuộc vào phía cung lao động (mong muốn, năng lực tiềm năng của thanh niên) mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía cầu và điều kiện trên thị trường lao động (điều kiện tiếp cận các nguồn lực). Thanh niên thường gặp khó khăn trong việc thoát ra khỏi tình trạng thất nghiệp, việc làm với kỹ năng thấp và không ổn định, trong khu vực phi kết cấu thu nhập và năng suất thấp để chuyển sang khu vực việc làm có kỹ năng, hiệu quả cao hơn, tình trạng việc làm an toàn và ổn định cả về thu nhập và các khía cạnh an sinh xã hội khác. Vì vậy, việc lựa chọn việc làm của họ có thể bị bóp méo dưới tác động của những khó khăn này.

Cụ thể như thanh niên là nhóm dễ bị thất nghiệp hơn nhóm lao động trưởng thành. Một báo cáo gần đây ở thị trường lao động Việt Nam [1] cũng cho thấy xu hướng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên, theo thời gian, tăng nhanh hơn tỷ lệ thất nghiệp


của người trưởng thành. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do tâm lý nhảy việc, vừa học vừa làm, thiếu kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ của thanh niên. Về phía người sử dụng lao động, sa thải lao động thanh niên cũng có chi phí thấp hơn trong trường hợp họ là những lao động mới, chưa có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Cũng vì thiếu kỹ năng và kinh nghiệm mà thời gian tìm việc của thanh niên thường dài hơn lao động trưởng thành. Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế vừa qua, tuy nhiên, rủi ro thất nghiệp đối với thanh niên Việt Nam không hề gia tăng mà chỉ tăng đáng kể rủi ro phải làm những công việc không có kỹ năng [4]. Tựu chung lại, do mới tham gia thị trường, trình độ và kỹ năng còn thấp, thời gian tìm việc dài hơn là nguyên nhân sâu xa khiến mức thất nghiệp và tình trạng việc làm của thanh niên nhạy cảm hơn đối với những biến động của tổng cầu nền kinh tế.

1.3 Tổng quan các nghiên cứu về khả năng tự tạo việc làm và các yếu tố ảnh hưởng

1.3.1 Những cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu tự tạo việc làm trong lý thuyết kinh tế

Trên thế giới, các lý thuyết kinh tế tiếp cận vấn đề tự làm thường gắn với sự kiện khởi sự một doanh nghiệp hay một công việc trong các ngành nghề khác nhau, vì vậy, có thể coi đó là tự tạo việc làm. Tự tạo việc làm hay khởi sự doanh nghiệp được nghiên cứu ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó chủ yếu nổi lên hướng nghiên cứu về lý do tại sao một người lựa chọn tự tạo việc làm. Các dòng lý thuyết chính đề cập tới nội dung nghiên cứu này bao gồm: lý thuyết về hành vi người sản xuất, lý thuyết tổ chức ngành, kinh tế đầu tư, và lý thuyết kinh tế lao động.

Trong lý thuyết kinh tế học hiện đại với Mankiw (1997) [2], hành vi người sản xuất, hay quyết định của các doanh nghiệp khi gia nhập hoặc rời bỏ thị trường được dựa trên cơ sở so sánh giữa tổng doanh thu và tổng chi phí dự tính, nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí bỏ ra trong dài hạn, một người sẽ quyết định khởi sự công việc của riêng mình. Tuy nhiên lý thuyết này mang tính chất mô tả các quyết định tĩnh và sơ


sài, không giải thích rõ ràng về quá trình ra quyết định tự tạo việc làm. Trong thực tế, thường các quyết định được đưa ra trong điều kiện thiếu thông tin và đầy biến động trong tương lai, vì vậy không thể chắc chắn về tổng doanh thu hay chi phí dự kiến. Những khiếm khuyết này khiến cho các nhà kinh tế tìm những cách giải thích khác bổ sung, một trong số đó là lý thuyết tổ chức ngành.

Theo lý thuyết tổ chức ngành cũng có rất nhiều cách giải thích khác nhau đối với quyết định khởi sự một công việc mới, một công ty hay một doanh nghiệp mới ra nhập thị trường.

Theo lý thuyết cổ điển, một doanh nghiệp sẽ được thành lập nếu trước đó chưa có doanh nghiệp nào cung cấp sản phẩm, dịch vụ tương tự, hoặc nếu có thì vẫn đảm bảo tạo ra được lợi nhuận so với điểm cân bằng của ngành trong dài hạn (điểm cân bằng dài hạn của ngành là điểm mà tại đó không còn công ty nào mới ra nhập ngành vì không thể tạo ra thêm lợi nhuận từ việc tham gia này). Như vậy, theo Mueller, D. (1991)[68] đặc điểm của ngành bao gồm khả năng sinh lợi nhuận và rào cản gia nhập sẽ quyết định doanh nghiệp mới có nên gia nhập một ngành hay không. Tuy nhiên, ở đây các doanh nghiệp được giả định có các phương trình chi phí đồng nhất như nhau và được cung cấp thông tin như nhau. Quả thực giả định này không thể thoả mãn trong thực tế vì rõ ràng khả năng tiếp cận, xử lý thông tin của các cá nhân khác nhau là hoàn toàn khác nhau, và nhiều người cùng đứng trước các cơ hội kinh doanh như nhau nhưng vẫn có các quyết định không giống nhau.

Lý thuyết về “Cách mạng công nghệ” lại có hướng giải thích khác. Theo Nelson and Winter (1982)[69] và Malerba and Orsenigo (1996)[65] những ngành có môi trường công nghệ phát triển nhanh chóng tạo ra khả năng thu hút sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới nhiều hơn những ngành khác, chẳng hạn đối với ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy, trong thực tế những người có chuyên môn thuộc những ngành này có xu hướng tự tạo việc làm nhiều hơn những người khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2022