Thực Trạng U Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn Giai Đoạn 2012 – 2018

lịch thưởng thức ẩm thực địa phương chưa được chú trọng. Có chủ gia đình thể hiện lòng hiếu khách bằng cách nấu món ăn thật nhiều, chưa chú ý đến đặc điểm tâm lý, nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch. Do đó, mặc dù khách du lịch cảm nhận được lòng hiếu khách của chủ gia đình, nhưng tính chuyên nghiệp trong dịch vụ cung cấp cho khách du lịch còn nhiều hạn chế. [9]

2.2 Thực trạng u lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018

2.2.1 Lượng khách du lịch

Du lịch Lạng Sơn thời gian qua phát triển trong bối cảnh chung của cả nước với nền kinh tế được khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hoá, lễ hội của người dân tăng lên nhanh. Năm 2012, khách đến Lạng Sơn 2.016.560 lượt khách thì đến năm 201 Lạng Sơn đón

2.640.000 lượt tăng 5,6% so với năm 2016, năm 2018 đạt khoảng 2.800.000 lượt khách, tăng 6,3% so với năm 201 .

Bảng 2.2 Khách du lịch đến Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018


TT

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018


1

Tổng lượt khách

2.016.560

2.171.080

2.210.400

2.350.000

2.510.500

2.640.000

2.800.000

% tăng trưởng

0,83%

7,66%

1,81%

6,32%

6,83%

5,6%

6,3%


2

Khách quốc tế

247.900

264.680

207.100

300.000

361.000

382.000

430.000

% tăng trưởng

0,16%

6,77%

-21,75%

44,86%

20,33%

10,6%

11,6%


3

Khách nội địa

1.768.660

1.906.400

2.003.300

2.050.000

2.149.500

2.260.000

2.378.000

% tăng trưởng

0,92%

7,79%

5,08%

2,33%

4,85%

1,05%

1.05%


4

Tổng khách lưu trú

946.305

1.019.370

1.053.425

1.100.000

1.165.000

1.353.350

1.515.530

Khách lưu trú quốc tế

61.975

66.170

51.775

75.000

90.250

83.550

85.128

Khách lưu trú nội địa

884.330

953.200

1.001.650

1.025.000

1.074.750

1.269.800

1.300.201


5

Tổng khách tham

quan


1.070.255


1.151.710


1.156.975


1.250.000


1.345.500


1.520.450


1.878.870

6

Thời gian lưu trú trung bình khách quốc tế

1,2

1,2

1,3

1,3

1,3

1,4

1,4

7

Thời gian lưu trú trung bình khách nội địa

1,3

1,4

1,5

1,6

1,7

1,8

1,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 8

- Khách quốc tế: Từ năm 2012 trở lại đây tăng nhanh với tốc độ trung bình trên 6,09%/năm. Trong tổng số khách du lịch đến Lạng Sơn năm 2018, khách quốc tế đạt

430.000 lượt khách (chiếm khoảng 15,3% tổng số).


- Khách nội địa: Năm 2018, Lạng Sơn đón 2.3 8.000 lượt khách nội địa, chiếm 84,7% tổng số khách đến Lạng Sơn. Khách nội địa chủ yếu là khách tham quan các di tích lịch sử cách mạng, đi lễ hội, khám phá, trải nghiệm, du lịch sinh thái.

Khách du lịch đến Lạng Sơn bằng đường bộ từ Hà Nội theo quốc lộ 1A, hoặc qua Thái Nguyên theo quốc lộ 1B, khách từ các tỉnh khác và khách quốc tế qua cửa khẩu Hữu Nghị. Lượng khách du lịch đến Lạng Sơn tương đối cao, tuy nhiên thời gian lưu trú của khách ít. Do sản phẩm du lịch Lạng Sơn chưa hấp dẫn, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.

Nhìn chung, khách du lịch đến Lạng Sơn thời gian qua chủ yếu là khách nội địa từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Nam, trong đó khách tham quan là chính. Khách du lịch quốc tế đến chủ yếu đến từ một số nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội và đặc biệt là khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn. Khách quốc tế đi tự do hoặc đi theo đoàn với số lượng khách ít. [10]

2.2.2 Tổng thu từ du lịch của Lạng Sơn

Là các khoản thu từ khách du lịch trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Khoản thu này bao gồm thu từ lưu trú, ăn uống, từ vận chuyển, mua sắm, vui chơi giải trí... và các dịch vụ khác. Các khoản chi trả đó không những mang lại nguồn thu cho riêng ngành du lịch (các doanh nghiệp do du lịch quản lý) mà còn mang lại nguồn thu cho các ngành khác như thương mại, giao thông, bưu chính viễn thông, ngân hàng....

Bảng 2.3 Doanh thu du lịch của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018

Đơn vị: tỷ đồng


TT

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

1

Tổng thu

790

810

820

839

870

910

980

2

Tăng/giảm so với năm trước

0,2%

0,1%

0,2%

0,4%

0,5%

0,8%

0,9%

3

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012 - 2018

5,2%

Số liệu thống kê cho thấy thu nhập du lịch của tỉnh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Giai đoạn 2012 đến 2018, tiếp tục đà tăng trưởng trước đó, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch nội địa đến với tỉnh Lạng Sơn, thu nhập du lịch của tỉnh Lạng Sơn vẫn duy trì mức tăng trưởng xấp xỉ 6%/năm. Năm 2012 đạt 790 tỷ VND, năm 2018 đạt 980 tỷ đồng.

Khách quốc tế và khách nội địa đến Lạng Sơn đều chi tiêu nhiều cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống; trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là doanh thu từ việc phục vụ lưu trú. Một đặc điểm cơ bản của du lịch Lạng Sơn là doanh thu từ dịch vụ bán hàng hoá chiếm tỷ trọng rất cao tuy nhiên phần lớn nguồn thu này được tính cho ngành thương mại. Tuy nhiên, không thể phủ định vai trò rất lớn từ hoạt động du lịch để tạo ra nguồn thu này.

Hiện trạng phát triển du lịch của Lạng Sơn và mức chi tiêu trung bình của khách du lịch hiện nay ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, mức chi tiêu trung bình 1 ngày của khách du lịch quốc tế có lưu trú qua đêm tại Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2018 là 880.000 đồng/ngày (40 USD/ngày); khách nội địa có lưu trú là 550.000 đồng/ngày (25 USD/ngày); khách tham quan trong ngày là 400.000 đồng/ngày (20USD/ngày), như vậy tổng thu xã hội từ du lịch năm 2018 đạt 980 tỷ đồng.

Nhìn chung, mức thu từ du lịch của Lạng Sơn chưa tương xứng với lượng khách đến Lạng Sơn, một phần do đối tượng khách có mức chi trả thấp, mặt khác do đầu tư vào các khu du lịch còn hạn chế, chất lượng và cấp hạng các tiện nghi phục vụ du lịch chưa cao, chưa phong phú, mức giá thấp. Tại một số các điểm tham quan, hệ thống nhà hàng, các tiện nghi ăn uống, bán hàng và dịch vụ cho khách du lịch chưa phát triển, chưa khai thác được các làng nghề truyền thống trong việc thiết kế các sản vật của địa phương làm quà lưu niệm cho du khách nên chưa khuyến khích được chi tiêu của du khách (mua sắm là một thú vui của du khách và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch). Thu nhập từ khách lưu trú chưa đạt được so với kế hoạch đề ra (đạt 95%), trong khi đó thu nhập từ khách tham quan tăng hơn 20%, điều này chứng tỏ du lịch Lạng Sơn đã chú trọng vào các dịch vụ và tạo ra được nhiều sản phẩm dẫn thu hút khách du lịch hơn trước, tuy nhiên nếu khách lưu lại dài ngày thì chưa có nhiều sản phẩm đa dạng để khách chi tiêu nhiều hơn. [11]

2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một yếu tố quan trọng trong cấu thành của sản phẩm du lịch. Việc thiết kế, phát triển các tiện nghi phù hợp không những sẽ tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Nó tạo ra sự khác biệt của khu du lịch này so với khu du lịch khác, góp phần giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan của khu du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm cơ sở lưu trú, các tiện nghi phục vụ ăn uống, các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Trong thời gian qua, một số điểm tham quan du lịch được xây dựng mới hoặc trùng tu, tôn tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện góp phần vào sự tăng trưởng của khách du lịch đến Lạng Sơn. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vào các khu du lịch, nhất là du lịch sinh thái còn hạn chế.

Trên địa bàn Tỉnh hiện nay có 220 cở sở lưu trú với 2.670 buồng nghỉ, công suất sử dụng buồng trung bình đạt 5% năm 2018. Ở huyện Bắc Sơn có làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn được thành lập từ tháng 9/2010 đã góp phần thu hút người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay số hộ gia đình đăng ký kinh doanh du lịch cộng đồng mới chỉ dừng lại ở 6 hộ kinh doanh, xuất phát từ 5 hộ gia đình được chọn ban đầu. Hoạt động du lịch cộng đồng ở đây bước đầu cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Nhìn chung, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn hiện nay còn thiếu và yếu. Chất lượng phòng nghỉ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Trên địa bàn Tỉnh hiện có 02 khách sạn 5 sao nhưng chưa có các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ở một số huyện các mô hình homestay phát triển tự phát. Chủ cơ sở homestay đầu tư tùy theo khả năng của mỗi gia đình, dựa theo kinh nghiệm, chưa thực sự nghiên cứu và dựa trên nhu cầu của khách du lịch nên mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn cần nâng cấp về chất lượng, phát triển thêm về số lượng mới đảm bảo nhu cầu của khách du lịch và thu hút được khách lưu trú.

Ẩm thực được coi là thế mạnh của Lạng Sơn nhưng vẫn chưa được khai thác tốt phục vụ khách du lịch. Chỉ có một số nhà hàng lớn ở thành phố Lạng Sơn đáp ứng được nhu cầu đa dạng về ẩm thực của du khách, một số hộ gia đình cung cấp dịch vụ lưu trú

homestay đã biết khai thác một số món ăn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và bước đầu tạo được ấn tượng với khách du lịch. Tuy nhiên, nghệ thuật chế biến món ăn chưa được giới thiệu, quảng bá tới du khách. Cách thức và kỹ năng phục vụ khách du lịch thưởng thức ẩm thực địa phương chưa được chú trọng. Có chủ gia đình thể hiện lòng hiếu khách bằng cách nấu món ăn thật nhiều, chưa chú ý đến đặc điểm tâm lý, nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch. Do đó, mặc dù khách du lịch cảm nhận được lòng hiếu khách của chủ gia đình, nhưng tính chuyên nghiệp trong dịch vụ cung cấp cho khách du lịch còn nhiều hạn chế. [9]

2.2.4 Lao động ngành du lịch

Nhân lực du lịch bao gồm lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đến năm 2018, tổng số lao động thường xuyên ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn khoảng 2.930 người.

Phòng quản lý du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, hiện tại có 04 người, bao gồm 01 thạc sỹ, 03 cử nhân, đều được đào tạo chuyên ngành du lịch. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với 10 cán bộ là những lực lượng chủ chốt quản lý ngành du lịch của tỉnh. Tại các huyện có các phòng Văn hóa và Thông tin là đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch.

Bảng 2.4 Tổng số lao động về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2012-2018


2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng số lao động

1.250

1.300

1.560

1.680

2.000

2.850

2.930

Nhìn chung, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn thấp, chiếm tỷ lệ không cao so với tổng số lao động trên địa bàn; tỷ lệ lao động có trình độ cao quá nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Vì vậy, vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch Lạng Sơn đang là một trong những vấn đề hết sức cấp bách. [12]

2.2.5 Thị trường khách du lịch

Theo định hướng thị trường khách du lịch Lạng Sơn đến năm 2020 theo hai phân đoạn: thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng. Thị trường trọng điểm là những thị trường có khả năng đến Lạng Sơn dễ dàng trong giai đoạn đầu và tương lai gần, thị trường tiềm năng trong giai đoạn đầu chưa có cơ hội đến Lạng Sơn nhiều nhưng tương lai, những năm gần năm 2020 sẽ đi du lịch đông hơn.

*Thị trường trọng điểm : Đối với du lịch Lạng Sơn những thị trường trọng điểm được xác định gồm một số thị trường khách quốc tế truyền thống như thị trường Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và thị trường khách nội địa.Tốc độ tăng trưởng của thị trường khách quốc tế tương đối thấp. Khách nội địa đến Lạng Sơn được xác định rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn. Đặc điểm của từng đối tượng chính như sau:

- Khách du lịch thương mại, du lịch đô thị: chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn khác. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm. Địa bàn chủ yếu là khu vực TP. Lạng Sơn.

- Khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở các nơi có đền chùa, miếu mạo ở thành phố Lạng Sơn,...

- Du lịch tham quan thắng cảnh, di tích: Đối tượng khách du lịch thuộc nhiều lứa tuổi. Các khu vực đón nhiều khách du lịch nội địa với mục đích này là TP. Lạng Sơn, Bắc Sơn, Chi Lăng, Bình Gia, Tràng Định, Lộc Bình… (tham quan các di tích lịch sử văn hóa; thắng cảnh hang động,...

- Du lịch sinh thái: Chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn. Đây là loại hình du lịch mới phát triển ở nước ta. Mặc dù những hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên đã thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

- Du lịch cuối tuần: Đối tượng là người Hà Nội, dân chúng vùng lân cận các điểm du lịch cuối tuần, muốn đi dã ngoại tìm cảm giác thoải mái sau một tuần làm việc. Các điểm thu hút khách nghỉ cuối tuần của Lạng Sơn là Mẫu Sơn, cửa khẩu quốc tế, cụm di tích danh thắng ở thành phố và gần đây là ở Bắc Sơn.

* Thị trường tiềm năng : Các thị trường điển hình loại này như khối ASEAN, khối Bắc Âu, Nga và khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân...Đối với thị trường kể trên cần quan tâm khách du lịch đến từ Hà Lan, Ý, Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi du lịch nước ngoài từ các nước này hàng năm khá đông. Tuy nhiên, trong những năm qua lượng khách từ thị trường này còn rất hạn chế.

Đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lạng Sơn nói riêng thì thị trường các nước ASEAN (chủ yếu là Lào, Thái Lan, Campuchia) sẽ là thị trường hết sức quan trọng, cần hướng tới khai thác qua các chương trình du lịch chung của các quốc gia trong khu vực, du lịch caravan... Chính vì vậy tỉnh đã đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển mở rộng thị trường khách du lịch trong nước, quốc tế. Tổ chức, tham gia 10 cuộc khảo sát trong và ngoài nước khảo sát nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch, từng bước tiếp cận, điều chỉnh sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trường khách, đối với thị trường khách nội địa: trú trọng khu vực Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, đối với khách quốc tế: tập trung cho thị trường khách du lịch Trung Quốc, từng bước mở rộng đến các nước ASEAN. [10]

2.2.6 Hệ thống sản phẩm du lịch

- Du lịch gắn với cửa khẩu: Tham quan, mua sắm, quá cảnh, du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt khác như thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo (MICE)... Loại hình du lịch này vẫn đang là thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, hàng năm vẫn thu hút rất nhiều khách du lịch.

- Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa lối sống, ẩm thực của các dân tộc vùng Đông Bắc... Đây là sản phẩm du lịch truyền thống của tỉnh và cũng tương đối khác biệt so với các địa phương khác. Tuy nhiên khả năng khai thác vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

- Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động, nghỉ dưỡng núi, du lịch thể thao mạo hiểm, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí cuối tuần …. Đây là loại hình du lịch rất quen thuộc ở nước ngoài nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam, nhất là ở Lạng Sơn. Mặc dù Lạng Sơn sở hữu rất nhiều hang động đẹp (ngoài TP Lạng Sơn còn có nhiều ở Bắc Sơn, Bình Gia), nhiều khu vực có thể đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng núi cao cấp, các vườn cây trái hấp dẫn... nhưng hiện nay chưa có nhiều khách tham gia loại hình du lịch này, mặc dù cũng có khá nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư và bước đầu cũng mang lại kết quả nhất định.

Hiện nay, ở Lạng Sơn, du lịch tâm linh hiện đang thu hút được lượng khách rất lớn. Hàng năm khách du lịch đến các lễ hội, đền chùa ở Lạng Sơn chiếm số lượng tương đối cao. Tuy nhiên loại hình du lịch này thường theo mùa vụ, nhu cầu sử dụng các dịch vụ du lịch tương đối thấp. [9]

2.2.7 Tổ chức không gian du lịch

- Phân vùng lãnh thổ du lịch: các không gian du lịch được xác định như sau: Không gian du lịch Trung tâm: Bao gồm TP. Lạng Sơn và phụ cận; Không gian du lịch Tây Nam: gồm hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng; Không gian du lịch phía Tây: Bao gồm Bắc Sơn, Bình Gia và Văn Quan; Không gian du lịch Đông Nam: Bao gồm Lộc Bình và Đình Lập; Không gian du lịch phía Bắc: Bao gồm Tràng Định và Văn Lãng

- Hệ thống các tuyến, điểm du lịch: được phân thành nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương, hiện nay các điểm du lịch trên hầu hết đều đang khai thác tốt và còn có thêm nhiều điểm du lịch mới. Tuy nhiên, theo Luật Du lịch mới khái niệm điểm du lịch quốc gia sẽ không được xác định, vì vậy trong phần định hướng tổ chức không gian ở phần sau sẽ đề cập kỹ hơn về vấn đề này.

Các tuyến du lịch được hình thành dựa trên hệ thống giao thông đường bộ, chủ yếu theo quốc lộ 1A từ thủ đô Hà Nội qua Hữu Lũng, Chi Lăng đến thành phố Lạng Sơn

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí