và cửa khẩu Hữu Nghị. Sự liên kết các không gian du lịch đã góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch trong thời gian qua. Tuy nhiên, do hệ thống giao thông tỉnh lộ và liên huyện còn kém nên việc tổ chức các tuyến du lịch còn hạn chế, nhất là các tuyến qua Quốc lộ 1B.
2.3 Thực trạng công tác uản lý nhà nước về u lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
2.3.1 Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước, ban hành các văn bản, chính sách, công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Luật Du lịch năm 201 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 14/7/2017, đồng thời Chính phủ ban hành một loạt các văn bản như: Quyết định 24 3/QĐ-TTg ngày 31/12/2011 của thủ tướng chính phủ phê duyệt về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 201-TTg/2013 ngày 22/01/2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Nghị quyết số 92/2014/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn;...
Đây là hệ thống văn bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch khi Việt nam mở rộng hội nhập, tạo nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh đó, Lạng Sơn cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng, cụ thể Chính
phủ đã ban hành: Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 9/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020; Đặc biệt năm 201 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 tại Quyết định số 240/QĐ-TTg, ngày 20/02/2017. Đây là cẩm nang cần thiết, quan trọng để Lạng Sơn phát triển du lịch theo đúng định hướng của Chính phủ đã đề ra.
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch, tiếp thu, quán triệt các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện phát triển du lịch Lạng Sơn đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước như:
+ Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch, do một đồng chí Phó chủ tịch BND tỉnh làm Trưởng Ban, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch theo qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, đồng thời ban hanh các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ngành và địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.
+ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015- 2020 đã xác định: “Đầu tư mọi nguồn lực để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói”
+ Ban hành Chương trình hành động số 74/CTr-TU, ngày 28/12/2017 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Với mục tiêu tổng quát là: Đẩy mạnh phát triển Du lịch Lạng Sơn, tạo sự chuyển biến rõ rệt và nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân. Huy động mọi nguồn lực xã hội, khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh, từng bước đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.
Như vậy, tỉnh Lạng Sơn đã tiếp thu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch. Bên cạnh đó, cũng đã kịp thời ban hành nhiều chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền để chỉ đạo, điều hành hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo đúng định hướng phát triển du lịch mà Trung ương và địa phương đề ra.
Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, giai đoạn 2012 – 2018 Tỉnh ủy, HĐND, BND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các văn bản:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến 2030;
+ Nghị quyết số 41-NQ/T , ngày 18/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch đến năm 2015, định hướng đến 2020;
+ Nghị quyết số 42-NQ/T , ngày 21/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch khu vực Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia;
+ Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 26/02/2018 về thực hiện Nghị quyết số 103/NQ- CP, ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 74/CTr-TU, ngày 28/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị;
+ Kế hoạch số 80a/KH-UBND, ngày 05/5/2017 triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm năm 2030;
+ Quyết định số 2123/QĐ-UBND, ngày 14/11/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quy định phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động và quản lý hoạt động thí điểm xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện chở khách trong khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc và khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình,
+ Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND, ngày 10/12/2018 về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu xây dựng Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo đối với Đề án thí điểm mô hình Khu hợp tác du lịch quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam) và Hữu Nghị Quan (Quảng Tây, Trung Quốc);
+ Xây dựng Đề án thí điểm cơ chế đặc thù tổ chức hoạt động xe du lịch tự lái qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan;
+ Xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Kỳ Cùng - đền Tả Phủ” thành phố Lạng Sơn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030,…
Trong đó Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến 2030 đã xác định 04 không gian phát triển du lịch gồm có:
- Không gian du lịch trung tâm gồm Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và một số xã của huyện Cao Lộc: một số khu du lịch trọng điểm thuộc trung tâm TP Lạng Sơn và phụ cận đã được quy hoạch như khu du lịch văn hóa Nhị Tam Thanh – Thành Nhà Mạc – Hồ Phai Loạn; hệ thống các cửa khẩu từng bước được đầu tư nâng cấp; các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng được đầu tư tôn tạo và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch, các Lễ hội được tổ chức tốt đã tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
- Không gian du lịch Tây – Nam: gồm huyện Chi Lăng và Hữu Lũng: đã thực hiện quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên (trong đó có nội dung gắn với phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng); quy hoạch hệ thống di tích Ải Chi Lăng; Tiến hành xây dựng quy hoạch Khu du di tích Đền Bắc Lệ.
- Không gian du lịch phía Tây gồm huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn: Từng bước hình thành và phát triển tuyến du lịch văn hóa lịch sử gắn với An toàn khu Bắc Sơn; Phát triển hình thành Làng Du lịch văn hóa cộng đồng xã Quỳnh Sơn (Huyện Bắc Sơn); Tiến hành đầu tư phát triển Khu du lịch sinh thái Thác Đăng Mò (Huyện Bình Gia)...
- Không gian du lịch Đông Nam: Khu du lịch sinh thái Mẫu Sơn – là một khu du lịch đã được người Pháp xây dựng làm khu nghỉ dưỡng, rất có tiềm năng phát triển và đã
được Chính phủ quy hoạch, xác định là khu du lịch Quốc gia; Khu du lịch sinh thái Thác Bản Khiếng – Huyện Lộc Bình
2.3.2 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác, là yếu tố tạo nên sự độc đáo, sự khác biệt của sản phẩm du lịch, tạo dựng hình ảnh riêng cho một khách sạn, một khu du lịch hay một điểm du lịch, vì vậy là một trong những tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách.
2.3.2.1. Cơ sở lưu trú du lịch
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Lạng Sơn cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động.
- Tình hình phát triển: Trong giai đoạn 2012- 2018, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Lạng Sơn đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2012, cả tỉnh Lạng Sơn chỉ có 134 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động thì đến năm 2018 số cơ sở lưu trú tăng lên 220 cơ sở. Sự phân bố các khách sạn ở Lạng Sơn không đồng đều. Phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng nhất là khu vực thành phố Lạng Sơn với 109 cơ sở lưu trú; thị trấn Đồng Đăng 10 cơ sử lưu trú; khu du lịch Mẫu Sơn 9 cơ sở lưu trú, còn lại ở các huyện... Đến nay, hầu hết các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều quan tâm nâng cao chất lượng; dịch vụ du lịch được nâng cao hơn trước như: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hoá sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. [10]
Bảng 2.5 Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Tổng số CSLT | 134 | 155 | 165 | 176 | 178 | 200 | 220 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Bài Học Rút Ra Cho Lạng Sơn Trong Công Tác Qlnn Về Du Lịch
- Kết Cấu Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất - Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Thực Trạng U Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn Giai Đoạn 2012 – 2018
- Tạo Lập Sự Gắn Kết Liên Ngành, Liên Vùng, Liên Quốc Gia
- Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra Đối Với Lĩnh Vực Du Lịch
- Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
- Công suất sử dụng buồng: Theo kết quả điều tra cơ sở lưu trú năm 2012 thì công suất sử dụng buồng trung bình năm ở Lạng Sơn đạt 55,8%. Tuy nhiên, việc điều tra này mới chỉ thực hiện ở một số cơ sở lưu trú lớn, có khách lưu trú quanh năm, số liệu thu thập được về hệ thống cơ sở lưu trú tại một số địa bàn có điều kiện hạ tầng khó khăn còn chưa đầy đủ…, nên chưa phản ánh đúng thực tế của toàn bộ hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn. Trên thực tế, theo các số liệu cơ bản (số lượt khách, số ngày lưu trú trung bình, số buồng, số giường…) của Sở VHTTDL thì công suất này đạt khoảng 50,9% nếu tính theo buồng (mỗi buồng chỉ có 1 khách lưu trú), còn nếu tính theo công suất giường (tất cả các giường đều có khách lưu trú) thì chỉ đạt 55,0%. [10]
Bảng 2.6 Công suất phòng trung bình của các khách sạn ở tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Công suất buồng trung bình (%) | 55,8 | 57,6 | 55,4 | 58,2 | 59,5 | 59,7 | 75% |
- Chất lượng cơ sở lưu trú: Hầu hết các cơ sở lưu trú đều quan tâm nâng cao chất lượng; dịch vụ như: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hoá sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Nhiều cơ sở lưu trú cũ được cải tạo nâng cấp hoặc chuyển giao cho các tập đoàn quản lý chuyên nghiệp đầu tư và nâng cấp, với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, nâng cao chất lượng cho các cơ sở lưu trú trước đây như khách sạn Mường Thanh Lạng Sơn thuộc tập đoàn Mường Thanh, nhiều nhà đầu tư cũng đã và đang đầu tư xây dựng mới các cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên.
Hiện nay, cơ sở lưu trú của Lạng Sơn xếp hạng 5 sao có 2 cơ sở; xếp hạng từ 2 – 4 sao có 18 cơ sở, 25 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao, còn lại là các cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh với tổng số buồng là 2.453 buồng và 4.525 giường, từ năm 2012 đến nay có 70 cơ sở được đầu tư mới, công suất sử dụng trung bình đạt 55,8%. [10]
2.3.2.2. Hoạt động lữ hành
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 10 doanh nghiệp, chi nhánh tham gia hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế, với hơn 90 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ. Các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chủ yếu là đưa đón khách du lịch thị trường khách nội địa và khách du lịch Trung Quốc. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã phát triển khai thác thị trường một số nước như Hàn Quốc, Lào, Thái Lan. Chất lượng dịch vụ đã được doanh nghiệp chú trọng và kinh doanh có tính chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, đối với thị trường khách nội địa chưa khai thác được nhiều vì khách vẫn có xu hướng tự tổ chức tour, thị trường khách du lịch Trung Quốc không ổn định...
2.3.2.3. Cơ sở ăn uống, nhà hàng
Các cơ sở ăn uống bao gồm nhà hàng, quán cà phê, quán bar, quán ăn nhanh vv… Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.
Hiện tại Lạng Sơn có khoảng 1 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng
3.500 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan kém phát triển hơn
Tại thành phố Lạng Sơn có 15 nhà hàng lớn có thể phục vụ đạt chất lượng cao là: Mường Thanh, Vinpeal, New Century, Hoa Sim, nhà hàng Xanh, Thảo Viên …..
Ngoài ra còn có các cửa hàng ăn uống tư nhân nhỏ phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực thành phố Lạng Sơn, khu du lịch Mẫu sơn… Bài trí nhà hàng thường đơn giản, với các món ăn đặc sản Âu - Á giá cả bình dân, chất lượng các món ăn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân tuy nhiên để phục vụ cho khách du lịch cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do mặt bằng hẹp, nên các nhà hàng thưòng thiếu không gian cây xanh, chỗ để xe, nên ít đón được các đoàn khách lớn.
2.3.2.4. Các khu vui chơi giải trí và dịch vụ khác
Các khu vui chơi giải trí bao gồm bể bơi, sân tenis, trung tâm thể thao, massage, vũ trường, rạp chiếu phim... có tác dụng bổ trợ cho hoạt động du lịch, kéo dài thời gian
lưu trú và khuyến khích sự chi tiêu của du khách.
Thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng như các hoạt động tiêu khiển khác ở Lạng Sơn còn rất hạn chế, hầu như mới chỉ dừng ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tennis. Toàn tỉnh có 1 sân vận động (đạt chuẩn), 26 nhà thi đấu, nhà tập thể thao, 13 sân bóng đá, 9 sân quần vợt, 102 sân bóng chuyền....có 01 dự án sân golf đã được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai. Đây là một trong những điểm yếu của ngành du lịch Lạng Sơn, cần thiết phải được khắc phục.
2.3.2.5. Quản lý thị trường khách
Thị trường khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế tiếp cận đến Lạng Sơn theo hai hướng: Khách qua các cửa khẩu đường bộ quốc tế với Trung Quốc: Chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc và Khách từ Hà Nội và các tỉnh khác, đây là thị trường chung của cả nước.
Thị trường khách du lịch Trung Quốc là thị trường khách du lịch lớn nhất và phù hợp với các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lạng Sơn. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn từ 2012 trở lại đây thị trường này luôn chiếm tỷ trọng hơn 96%. Khách Trung quốc ngoài việc đi du lịch ở Lạng Sơn đều muốn nối tour đi tham quan những địa danh nổi tiếng của Việt Nam như: Hà Nội - Hải Phòng và đặc biệt là Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới..., đây chính là cơ hội tốt cho du lịch Lạng Sơn trong bối cảnh hợp tác phát triển theo hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Đối với khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến Lạng Sơn trong thời gian qua (chủ yếu là thị trường khách truyền thống của Việt Nam) hầu như biết đến Lạng Sơn còn rất ít chiếm từ 2 - 3%.
Khách nội địa đến Lạng Sơn chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc, trong đó khách từ Hà Nội chiếm tỷ lệ 30%, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng khác như các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh chiếm tới 41,8% tổng số khách nội địa...