Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra Đối Với Lĩnh Vực Du Lịch

phẩm, tài liệu, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; quảng bá du lịch trên mạng xã hội, trên các chuyên mục du lịch; phối hợp với VNPT Lạng Sơn xây dựng và đưa vào khai thác phần mềm "Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động"…, góp phần quảng bá, đưa hình ảnh đất, con người Xứ Lạng đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

Qua các giai đoạn thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch, các Chỉ thị, Nghị quyết... tỉnh đã tiến hành sơ kết, tổng kết, kết quả thực hiện qua từng giai đoạn. Trên cơ sở đó tiếp tục đề ra các mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh phát triển Du lịch Lạng Sơn trong những giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là du lịch biên giới một loại hình có những lợi thế nhất định của Lạng Sơn, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân. Huy động mọi nguồn lực xã hội, khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh, từng bước đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, do đó những năm qua tốc độ tăng trưởng ngành du lịch dịch vụ bình quân đạt 5-6% %, chiếm 8-10% trong cơ cấu GDP của tỉnh.

2.4.1.2 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Trên cơ sở qui hoạch tổng thể phát triển du lịch, UBND tỉnh thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2012 - 2018 đã có 15 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vào các khu du lịch trọng điểm với tổng mức đầu tư được duyệt tổng cộng 121. 23 tỷ đồng, trong đó đầu tư trong lĩnh vực giao thông là 55.029 tỷ đồng chiếm 52%, hạ tầng khác chiếm 48%, có 6 dự án đã cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, gồm 3 dự án về đường, điện, nước thuộc khu du lịch Mẫu Sơn; 2 dự án về đường và tôn tạo di tích thuộc khu du lịch Nhị Tam Thanh, Thành Nhà Mạc, 1 dự án về đường (giai đoạn 1) thuộc Khu du lịch Đèo Giang - Văn Vỉ, dự án kè bờ sông Kỳ Cùng; tôn tạo Khu di tích danh thắng Nhị Tam Thanh; Thực hiện tôn tạo, chống xuống cấp 11 di tích trên địa bàn toàn tỉnh.… Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch đều được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng tăng nhanh, từ năm 2012 trở lại đây có 61 công trình xây dựng mới, với tổng số vốn đầu tư 125 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn do

các doanh nghiệp tự huy động. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 220 cơ sở lưu trú du lịch: Trong đó có 15 cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nước, 4 cơ sở là đơn vị sự nghiệp có thu, còn lại cơ sở thuộc các công ty tư nhân đầu tư.

Trong lĩnh vực hạ tầng du lịch, thời gian qua, được sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của Tổng cục Du lịch, một số hạng mục đã được quan tâm đầu tư phát triển, nguồn vốn này được coi như là nguồn vốn “mồi” góp phần quan trọng vào việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến với Lạng Sơn. Tổng vốn đã đầu tư cho cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch giai đoạn 2012 - 2018 là 68,0 tỷ đồng, giai đoạn này nguồn vốn chủ yếu giải ngân cho việc giải phóng mặt bằng và một số dự án bắt đầu khởi công xây dựng.

2.4.1.3 Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia

Công tác tổ chức thực hiện liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về du lịch có sự chuyển biến tích cực. Đã ký kết các chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.

Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch, cùng với việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư vào du lịch, củng cố, sắp xếp lại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, toàn ngành đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch; mở rộng và nâng cao chất lượng các tour, tuyến du lịch. Qua đó, góp phần thu hút khách trong và ngoài nước đến với Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Du lịch Lạng Sơn thời gian qua phát triển trong bối cảnh chung của cả nước với nền kinh tế được khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hoá, lễ hội của người dân tăng lên nhanh. Năm 2012, khách đến Lạng Sơn 2.016.560 lượt khách thì đến năm 201 Lạng Sơn đón

2.640.000 lượt tăng 5,6% so với năm 2016, năm 2018 đạt khoảng 2.800.000 lượt khách, tăng 6,3% so với năm 201 .

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 11

- Khách quốc tế: Từ năm 2012 trở lại đây tăng nhanh với tốc độ trung bình trên 6,09%/năm. Trong tổng số khách du lịch đến Lạng Sơn năm 2018, khách quốc tế đạt

430.000 lượt khách (chiếm khoảng 15,3% tổng số).


- Khách nội địa: Năm 2018, Lạng Sơn đón 2.3 8.000 lượt khách nội địa, chiếm 84,7% tổng số khách đến Lạng Sơn. Khách nội địa chủ yếu là khách tham quan các di tích lịch sử cách mạng, đi lễ hội, khám phá, trải nghiệm, du lịch sinh thái.

Khách du lịch đến Lạng Sơn bằng đường bộ từ Hà Nội theo quốc lộ 1A, hoặc qua Thái Nguyên theo quốc lộ 1B, khách từ các tỉnh khác và khách quốc tế qua cửa khẩu Hữu Nghị. Lượng khách du lịch đến Lạng Sơn tương đối cao, tuy nhiên thời gian lưu trú của khách ít. Do sản phẩm du lịch Lạng Sơn chưa hấp dẫn, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.

Nhìn chung, khách du lịch đến Lạng Sơn thời gian qua chủ yếu là khách nội địa từ Hà Nội và các tỉnh, kể cả các tỉnh miền Nam, trong đó khách tham quan là chính. Khách du lịch quốc tế đến Lạng Sơn chủ yếu đến từ một số nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội và đặc biệt là khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn. Khách quốc tế đi tự do hoặc đi theo đoàn với số lượng khách ít.

2.4.1.4 Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch Lạng Sơn trong những năm qua đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch. Trong những năm tới, công tác này cần tiếp tục phát huy, có cách làm mới phù hơp với điều kiện, đặc thù của tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta nói chung và ở Lạng Sơn nói riêng.

Số lượng lao động về du lịch tăng dần qua các năm, năm 2012 có 1.250 lao động thì đến hét năm 2018, con số này là 2.930 lao động.

Cho đến nay, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như: Trường Đại học Văn hóa, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Khoa du lịch - Trường đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội... tổ chức được 102 lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch cho các học viên là cán bộ quản lý các sở, ngành; cán bộ cấp xã, cán bộ quản lý và nhân viên, lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, các khu điểm du lịch, các làng văn hóa du lịch cộng đồng và các em học sinh với hơn 5.000 nguời gồm học viên các lớp: Lớp Đại học tại chức Văn hóa - Du lịch: 02 lớp; QLNN về du lịch: 03 lớp; lớp nghiệp vụ Lễ tân: 15 lớp; Tập huấn về du lịch cộng đồng tại các thôn bản: 36 lớp; thuyết minh viên: 5 lớp; Tập huấn cho cán bộ cấp xã 20 lớp.

2.4.1.5 Công tác kiểm tra, thanh tra đối với lĩnh vực du lịch

Trong 5 năm (2012 - 2018), Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kết hợp với các phòng chuyên môn của Sở, các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra trên 325 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên các địa bàn các huyện, thành phố. Kết quả, có cơ sở có vi phạm, trong đó xử lý phạt cảnh cáo 01 cơ sở kinh doanh lữ hành, phạt tiền 59 cơ sở trong đó 40 cơ sở lưu trú 15 cơ sở kinh doanh lữ hành với tổng số tiền xử phạt 168. 00.000đ, nhắc nhở đối với các cơ sở còn lại...

2.4.2 Hạn chế, bất cập

2.4.2.1 Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước, ban hành các văn bản, chính sách, công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Tuy đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác này nhưng cho đến nay vẫn chưa khắc phục được tình trạng nhiều chính sách, chiê n lược, quy hoạch được xây dựng với sự tham gia hạn chế của doanh nghiệp. Nhiều chính sách, chiến lược, quy hoạch được xây dựng, ban hành không có sự phối hợp ăn ý giữa các Sở, Ban, Ngành, thậm chí chỉ là bản liệt kê các chính sách mà thiếu kế hoạch hành động cụ thể nên hạn chế tính khả thi. Chính vì thế dẫn đến tình trạng dàn trải, chồng chéo về thẩm quyền và trách nhiệm giữa các Sở, Ban, Ngành.

Trước hết, công tác quy hoạch tổng thể còn chậm, chính sách huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch chưa khuyến khích đầu tư du lịch một cách thiết thực và gây băn khoăn cho các nhà đầu tư; tốc độ triển khai các dự án chậm do gặp phải suy thoái kinh tế, sự bất ổn của thị trường xuất nhập khẩu, ảnh hưởng của lạm phát và sự ngưng

trệ của thị trường bất động sản.


Điển hình là công tác quy hoạch khách sạn trong những năm vừa qua thể hiện sự dự báo thiếu chính xác nhu cầu của xã hội, gây lúng túng cho hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và hoạt động du lịch lữ hành. Tình trạng thiếu phòng khách sạn trong dịp cuối năm và sau tết nguyên đán diễn ra ngày càng trầm trọng, thậm chí du khách còn phải đi thuê phòng nghỉ ở tận Thị trấn Đồng Đăng và Lộc bình (cách Thành phố 20 km).

Do thiếu khách sạn, cơ sở lưu trú, nhiều khách du lịch của các hãng lữ hành đã phải lựa chọn giải pháp không lưu trú ở Lạng Sơn.

Việc thiếu khách sạn là do công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch chi tiết chưa tốt, các nhà đầu tư thiếu các địa điểm, không gian phù hợp để xây dựng khách sạn.

2.4.2.2 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch trên địa bàn tỉnh còn hạn chế:

- Tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho du lịch còn chậm, thiếu tính bền vững, thể hiện mức tăng trưởng doanh thu từ du lịch, dịch vụ bình quân hằng năm tuy có tăng nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; lượng khách du lịch đến Lạng Sơn năm sau có cao hơn năm trước nhưng lưu trú ngắn, và nhìn chung còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Giai đoạn 2012 – 2018 mức tăng trưởng du lịch chỉ đạt 5,2%, đây là con số rất khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của Lạng Sơn.

- Đường giao thông đi lại bằng xe ô tô trong không ít khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng của tỉnh còn khó khăn. Điển hình như đường giao thông đi lên khu du lịch quốc gia Mẫu sơn, đây được coi như tiềm năng du lịch tốt nhất của Lạng Sơn, nhưng hiện nay chưa được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông đi lại. Tuyến đường lên rất bé, cua gấp, gặp xe đi ngược chiều nhiều đoạn không tránh nhau được, buộc một xe phải đi lùi, những ngày mưa to bị sạt lở nghiêm trọng, không lưu thông được…

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật ở hầu hết các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh còn thiếu đồng bộ. Các dịch vụ là ngành "sản xuất" sản phẩm du lịch và các loại dịch vụ hàng hóa: ăn, uống, vui chơi giải trí, mua sắm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch còn thiếu thốn rất nhiều. Điển hình như khu Hang gió, Hang Thẩm Khuyên - Thẩm Hai… chưa được đầu từ xây dựng, vẫn còn hoang sơ, giao thông đi lại rất khó khăn, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi tại khu vực chưa có, chủ yếu dành cho những ai đam mê du lịch phượt đến khám phá, chứ chưa thu hút được lượng khách hàng ngày đến thăm quan.

- Việc kêu gọi thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, công tác quản lý bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng tại các địa phương trong tỉnh còn nhiều bất cập. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng có tiềm năng lớn về du lịch chưa được khai thác. Hiện nay mới chỉ kêu gọi được tập đoàn Sungroup đầu tư vào khu du lịch Mẫu Sơn, Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển khu đô thị tại Thành phố Lạng Sơn, Công ty cổ phần tập đoàn FLC đang tiến hành khảo sát các điểm du lịch để đầu tư phát triển.

- Lạng Sơn có nhiều di tích với giá trị lịch sử, văn hóa nhưng việc lập hồ sơ khoa học đề nghị cấp thẩm quyền công nhận xếp hạng tiến hành còn chậm. Việc chậm trễ này có ảnh hưởng đến sự xuống cấp của các di tích vì thiếu cơ sở pháp lý để khoanh vùng bảo vệ di tích theo Luật di sản quy định, do vậy thiếu cơ sở pháp lý để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển du lịch.

- Sự phân cấp trong công tác quản lý nhà nước các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng đã có quy định (Trung ương, tỉnh, huyện) nhưng chưa có sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên giữa Trung ương, tỉnh, huyện và các địa phương nên tình trạng lấn chiếm đất đai, xâm hại di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, chưa có biện pháp xử lý để chấm dứt tình trạng này.

2.4.2.3 Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia

Không thể phủ nhận những tiến bộ trong công tác quản lý thị trường và hoạt động du khách ở Lạng Sơn trong những năm qua nhưng thực tế vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, nhất là vấn đề quản lý các hoạt động của khách hàng rất phức tạp. Nhiều du

khách hàng, nhất là khách nội địa có các hành vi xâm phạm di tích, cảnh quan, môi trường và mọi người xung quanh. Thậm chí thời gian gần đây đã có nhiều du khách vi phạm pháp luật, một số tội phạm xuyên quốc gia lợi dụng con đường đi du lịch để xâm phạm an ninh quốc gia và gây ra các tội phạm khác như buôn bán ma túy, rửa tiền, buôn bán phụ nữ và trẻ em, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản. Điều đáng lo ngại là các loại tội phạm này ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao như làm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán đa năng… để lừa rút tiền từ ngân hàng, ATM, điện thoại di động gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng.

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ cả hai phía: khách du lịch và năng lực của các chủ thể quản lý. Về phía khách du lịch, thành phần khá phức tạp, đa dạng, đến từ nhiều vùng miền, quốc gia, khu vực khác nhau. Họ có văn hóa, thói quen, lối sống, ứng xử không đồng nhất, chưa kể trong đó có nhiều đối tượng chủ đích lợi dụng du lịch để thực hiện mục đích khác. Một bộ phận du khách, nhất là khách nội địa còn thiếu hiểu biết, thiếu ý thức trong việc tôn trọng, bảo vệ tài nguyên, di tích lịch sử…

Nhìn từ góc độ chủ thể quản lý, trình độ, năng lực của nhiều cán bộ còn hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của một số cơ quan chức năng chưa cao, có lúc có nơi còn bị buông lỏng.

2.4.2.4 Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Mặc dù có sự phát triển nhưng nguồn nhân lực du lịch Lạng Sơn hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sự phát triển và đặt ra hàng loạt vấn đề cho công tác quản lý nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể:

- So với quy mô dân số và nhân lực của tỉnh có gần ,8 vạn dân và 66,1% dân số trong độ tuổi lao động (514,3 nghìn người) thì con số khoảng 2.930 lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Lạng Sơn là rất thấp.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, văn hóa, học vấn, ngoại ngữ của đội ngũ làm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Gần 50% đội ngũ cán bộ, nhân viên và lao động trực tiếp trong ngành chưa qua đào tạo; số người sử dụng thành thạo tiếng Anh, tiếng Trung nói riêng và ngoại ngữ nói chung còn hạn chế. Phong cách phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp. Có một thực trạng là ngay đội ngũ hướng

dẫn viên du lịch đi kèm tour cũng chưa phải là những người thực sự có trình độ chuyên môn. Một người phục vụ Tour đảm nhiệm luôn nhiều vai trò (vừa là Hướng dẫn viên, vừa là người điều khiển tour kiêm lễ tân) do đó họ thường thiếu kiến thức cơ bản và vốn văn hóa cần thiết nên cung cấp thông tin sai lạc, hời hợt cho du khách.

Nguyên nhân tình trạng trên là do trong thời gian qua, việc đào tạo ngành, nghề du lịch và những vấn đề liên quan đến du lịch chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Một số trường học, cơ sở đào tạo dù đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị nhưng vẫn thiếu, không đồng bộ, nhất là ở các cơ sở mới tham gia đào tạo du lịch. Đội ngũ giáo viên, giảng viên được đào tạo về du lịch hạn chế về số lượng, chất lượng, thiếu giáo viên trình độ cao về chuyên môn và ngoại ngữ. Phương pháp đào tạo chưa được đổi mới, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực nghiệm và sức sống thực tế. Công tác tuyên truyền, tập huấn, trang bị kiến thức cho người làng nghề về cách marketting sản phẩm, thái độ đón tiếp khách du lịch, việc đầu tư xây dựng hạ tầng các làng nghề cũng chưa được quan tâm đúng mức... Tình trạng chặt chém, chèo kéo, đu bám để ăn xin, bán hàng rong và nhiều dịch vụ “ăn theo” du lịch khác gây khó chịu cho du khách chưa được ngăn chặn có hiệu quả.

2.4.2.5 Công tác kiểm tra, thanh tra đối với lĩnh vực du lịch

Công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng còn bất cập, hiệu quả mang lại không cao.

Một số doanh nghiệp, cơ sở và người tham gia hoạt động kinh doanh du lịch chạy theo lợi ích cục bộ, trước mắt, làm ăn chộp giật, gây khó chịu, phản cảm cho du khách. Rất nhiều khách du lịch kể cả quốc tế và nội địa khó chịu khi đến Việt Nam vì nạn “chặt chém”, chèo kéo và các dịch vụ ăn theo. Đơn cử trong năm 2018, Thanh tra Sở VHTTDL và các lực lượng liên ngành tiến hành kiểm tra 125 cơ sở, trong đó: 08 lễ hội, 23 di tích, 01 tour du lịch, 21 cơ sở kinh doanh lưu trú, xử phạt 6 cơ sở lưu trú với số tiền phạt 24.200.000đ, thẩm định 77 cơ sở thẩm định, xếp hạng cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và 01 điểm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Tuy nhiên, nhiều cuộc Thanh tra, kiểm tra, giám sát mang tính chất hình thức, mới thấy

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí