Kinh Nghiệm Từ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Tỉnh Sơn La


nhiên, do mới thành lập nên Hiệp hội du lịch của tỉnh vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình. Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Lào Cai ngày càng phát huy tác dụng trong việc định hướng, thúc đẩy, phối hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch. Tuy vậy còn một số tồn tại cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch như công tác phối hợp quản lý liên ngành, các huyện, thành phố còn kém, chưa có sự phối hợp chặt chẽ; công tác quản lý chất lượng, dịch vụ tại các khu, tuyến, điểm du lịch còn chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng du khách bị bắt chẹt, ép giá vận chuyển, nâng giá các dịch vụ ăn, nghỉ vẫn còn tồn tại; một số hiện tượng như chèo kéo, đeo bám khách, bán hàng rong... vẫn chưa được giải quyết triệt để; việc cập nhật thông tin về các tuyến điểm du lịch mới đến các công ty và khách du lịch còn chậm; việc tiếp xúc, gắn kết với các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế….

1.2.2. Kinh nghiệm từ quản lý Nhà nước về du lịch tại tỉnh Sơn La

Với những cách làm sáng tạo, tỉnh miền núi Sơn La đã thu được những thành công bước đầu trong khai thác, phát huy các tiềm năng du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Cách Hà Nội khoảng 150 km, Sơn La nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Bắc, là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, với những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. Tỉnh Sơn La có 4 loại địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch là: núi, đồi, đồng bằng và sông hồ. Các loại địa hình đặc trưng này đã tạo cho Sơn La những tiềm năng du lịch vô cùng phong phú, hấp dẫn.

Để khai thác tốt các thế mạnh, tiềm năng du lịch của địa phương, những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La đã có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để phát triển du lịch, với mục tiêu tạo bước đột phá về phát triển các ngành dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ưu


tiên phát triển các ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao. Nhờ đó, những năm gần đây, du lịch Sơn La đã có nhiều chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, số lượt khách du lịch đến Sơn La ngày càng tăng, điểm đến, sản phẩm du lịch đã và đang được hình thành, để lại dấu ấn cho du khách.

Có được những kết quả tích cực đó là do Sơn La đã tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến du lịch; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch; nâng cao chất lượng các dịch vụ, đẩy nhanh các dự án đầu tư du lịch; tổ chức thực hiện tốt các hoạt động liên kết phát triển du lịch trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh nhằm thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch cũng tăng cường công tác quản lý quy hoạch đảm bảo được sự hài hòa trong phát triển du lịch gắn với giữ gìn các bản sắc văn hóa của địa phương.

Đặc biệt, với lợi thế, tiềm năng, sẵn có, Sơn La đã lựa chọn cách đi phù hợp đó là tập trung phát triển du lịch theo ba hướng chính: phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng nghề; du lịch sinh thái rừng, du lịch trải nghiệm nông nghiệp xanh. Trong đó, các địa phương đã duy trì và khai thác hiệu quả các điểm du lịch cộng đồng, như: Bản Hua Tạt, bản Nà Bai huyện Vân Hồ; bản Áng xã Đông Sang huyện Mộc Châu; bản Lướt, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La; bản Bon, xã Mường Chiên huyện Quỳnh Nhai và các hoạt động du lịch trải nghiệm “thiên đường mây Tà Xùa”, “Sống lưng khủng long” xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên; du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nhiều điểm đến về du lịch tâm linh cũng có sức thu hút lớn đối với khách du lịch. Điển hình như: Đền Linh Sơn Thủy Từ và Đền Nàng Han, huyện Quỳnh Nhai; Cây đa Mường Hung và Đền thời Hai Bà Trưng, huyện Sông Mã; Di tích tháp Mường Và, huyện Sốp Cộp; Văn bia Quế Lâm ngự chế; Đền thờ vua Lê Thái Tông Thành phố Sơn La... Cùng với đó, việc tổ chức


Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 6

các lễ hội định kỳ như Lễ hội Trà Mộc Châu; Ngày hội Xoài - Yên Châu; Tổ chức Hội hoa xuân... cũng góp phần tăng cường sự hiện diện của Sơn La trên bản đồ du lịch cả nước.

Với mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững và hội nhập quốc tế; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Sơn La còn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh xúc tiến du lịch, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy để hỗ trợ phát triển du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các điểm du lịch, các bản du lịch cộng đồng.

Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các khu giải trí chất lượng cao tại các điểm du lịch. Thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn tạo điều kiện cho các bản và các hộ gia đình tham gia phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch; hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ năng nghề du lịch cho các hộ kinh doanh du lịch, cộng đồng bản làm du lịch cộng đồng. Với quyết tâm đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch, thời gian tới, Sơn La sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương.

Cùng với việc khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, phát triển khu, điểm du lịch của tỉnh, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, Sơn La cũng sẽ có cơ chế hỗ trợ đối với việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành hoạt động theo chuỗi sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh, xây dựng các tour du lịch có sức thu hút, hấp dẫn khách du lịch đến Sơn La; khuyến khích các cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực du lịch chất lượng... Qua đó, từng bước đưa du lịch Sơn La phát triển hiệu quả, bền vững,


tương xứng với tiềm năng, lợi thế và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý Nhà nước về du lịch cho tỉnh Điện Biên

Từ kinh nghiệm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở các địa phương trong khu vực Tây Bắc nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Điện Biên như sau:

- Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương phát triển. Các tỉnh, thành phố đã có quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, các tỉnh, thành phố này cũng rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch.

- Hai là, do nhu cầu của khách du lịch ngày càng phong phú, đa dạng nên các tỉnh Điện Biên cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo của địa phương để thu hút du khách.

- Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành du lịch phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác trong du lịch để cùng nhau phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.


Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, tuyến du lịch và trong việc thực hiện xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch... để thu hút du khách, nhất là du khách quốc tế.

- Bốn là, quan tâm đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương và thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch phát huy vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình trong đó có quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc giao lưu với các địa phương để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch.

- Năm là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

- Sáu là, ban hành cơ chế quản lý chặt chẽ đối với các khu, điểm du lịch; các khu, điểm du lịch cần đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất, thân thiện, cởi mở, mang tính chuyên nghiệp của đội ngũ trực tiếp làm công tác du lịch và thái độ của người dân sở tại; đảm bảo môi trường du lịch thông thoáng, hấp dẫn, văn minh, lịch sự, tạo được sự tin cậy, hấp dẫn lôi cuốn du khách tham quan.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện trong giai đoạn 2017 – 2019 như thế nào?

- Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên?

- Giải pháp nào cần thiết nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch cho tỉnh Điện Biên trong giai đoạn tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Trong nghiên cứu này tác giả chỉ sử dụng các thông tin thứ cấp đã có sẵn. Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về du lịch, hoạt động du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Trên cơ sở đó có cách nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu.

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Đây là những nguồn thông tin cơ bản rất quan trọng để tổng hợp, phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với mục tiêu của đề tài. Nguồn thông tin này giúp cho đề tài có được những thông tin về các lĩnh vực sau:

- Thông tin về một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2017 - 2019.

- Thông tin liên quan đến quản lý Nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Thông tin liên quan đến các chủ trương, chính sách về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn:

- Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài khoa học có liên quan ở.


- Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh, cục thống kê tỉnh, và một số cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh.

- Các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ có liên quan đến đề tài.

Các tài liệu thu thập được sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan và cơ sở khoa học quan trọng cho việc xác định nội dung nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao quản lý Nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp

2.2.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp phân tổ thống kê trong việc phân tích quản lý Nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích - so sánh

Dựa trên các kết quả tổng quan, phương pháp phân tích so sánh sẽ được áp dụng để chỉ ra những đặc trưng và sự khác biệt đối với phát triển du lịch và quản lý Nhà nước về phát triển du lịch theo một số các tiêu chí như: so sánh theo không gian, so sánh theo thời gian, so sánh theo các tiêu chí về điều kiện


phát triển kinh tế….Các kết quả được rút ra từ phương pháp phân tích - so sánh sẽ đảm bảo tính toàn diện của đề tài, từ đó đảm bảo các bài học kinh nghiệm, các kiến nghị được nêu ra là phù hợp.

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả

Để có thể đánh giá và so sánh điều kiện phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên với các địa phương khác nhau, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để so sánh một số chỉ tiêu đánh giá. Từ đó, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch và quản lý Nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu về phát triển du lịch

1, Tỉ trọng lĩnh vực du lịch: Tiêu chí này phản ánh vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu toàn bộ nền kinh tế của một vùng, quốc gia hay khu vực, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Tỷ trọng ngành du lịch = (Giá trị ngành du lịch/Tổng giá trị các ngành của nền kinh tế) x 100%

2, Tốc độ tăng trưởng du lịch: Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch là một tiêu chí rất quan trọng phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của lĩnh vực nông nghiệp trong một thời gian cụ thể.

Tốc độ tăng trưởng du lịch = (Giá trị năm sau – Giá trị năm trước)/tốc độ năm trước

3, Cơ cấu giá trị ngành du lịch: được hiểu là tương quan về giá trị ngành du lịch so với các ngành khác trong nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành đó với nhau.

Cơ cấu giá trị ngành du lịch = (Giá trị ngành du lịch/Giá trị của tất cả các ngành trong nền kinh tế) x 100%

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí