Kết Cấu Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất - Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch 106969

0% theo lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại; các mặt hàng nhập khẩu có tỷ trọng thuế suất cao giảm mạnh, nhất là ô tô, linh kiện ô tô). Thu nội địa vẫn tăng qua các năm, tăng bình quân từ 16 - 18%/năm, năm 201 lần đầu tiên đạt trên 2.000 tỷ đồng (2.380 tỷ đồng), năm 2018 thu 2.680,8 tỷ đồng.

2.1.2.2 Điều kiện văn hóa – xã hội

Tỷ lệ thôn, khối phố có nhà văn hóa đến năm 2018 đạt 96%.


Số trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2018 là 192 trường trên tổng số 694 trường.


Đến hết năm 2018, tổng số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế là 114 xã, chiếm 50,4% số xã. Có 10,5 bác sỹ/vạn dân, 28,3 giường bệnh/vạn dân, Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,5%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 đạt 50%, lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên 14.600 người.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm trên 3%, năm 201 giảm 3,3%, năm 2018 giảm 3,24%. Hiện còn 30.583 hộ nghèo, chiếm 15,83%; 21.26 hộ cận nghèo, chiếm 11,01%.

ảng 2.1 T nh h nh kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 201 - 2018



TT


Chỉ tiêu


Nă 201


Nă 2017


Nă 2018

Kế hoạch

nă 2019

1

Tổng thu ngân sách (tỷ)

6.546

6.311

5.488,7

5.451

2

Tổng chi ngân sách (tỷ)

8.436

9.598

11.945

10.564

3

Tốc độ tăng trưởng (%)

8,06

8,02

8,36

8,5 - 9

4

Thu nhập bình quân đầu

người/năm (Triệu đồng)

32,4

35

38,4

41 - 42

5

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

22,64

19,07

15,83

12,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 7

Nhìn chung, về kinh tế - xã hội, Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nếu so với các tỉnh vùng núi phía Bắc đời sống có khá hơn nhưng so với các tỉnh đồng bằng vẫn còn ở mức khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, bội chi ngân sách nhà nước còn ở mức cao. Đây là một trong những thách thức đối với phát triển du lịch. [6]

2.1.3 Tài nguyên du lịch

2.1.3.1 Cảnh quan tự nhiên

Lạng Sơn có những nét rất riêng không hề gặp lại ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta, đất “Trấn doanh bát cảnh” có thể so sánh với Hà Tiên (Kiên Giang) ở miền Nam, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ở miền Trung, là nơi hội tụ của 21 ngọn núi và con sông.

- Trong số 21 ngọn núi, có những núi sau đây được đánh giá là danh thắng: Núi Công Mẫu (nay còn gọi là núi Mẫu Sơn) được bao bọc bởi hàng trăm quả núi nhỏ; Núi Lộc Mã; Núi Pha Trang hay còn gọi là Long Sơn; Núi Mã Yên là di tích thuộc huyện Chi Lăng; Núi Tam Thanh, trong núi có hang sâu chảy thông ra sông Kỳ Cùng, phía Nam lưng chừng núi trông xa về phía Tây Bắc có nàng Tô Thị vọng phu; Núi Nhị Thanh nằm bên phải núi Tam Thanh. Tam Thanh cùng với Nhị Thanh là một trong “Trấn doanh bát cảnh” của Lạng Sơn; Núi Khau Cấp: Khau Cấp nằm ở phía Đông núi Nhị Thanh. Đây là nơi năm 1282 Hưng Đạo Vương đưa quân trấn giữ.

- Sông Kỳ Cùng: Kỳ Cùng là con sông quan trọng nhất của Lạng Sơn, chảy quanh co qua châu gồm 218 dặm, “chảy ngược” theo hướng đặc biệt Đông Nam – Tây Bắc, là danh thắng của tỉnh Lạng Sơn.

Có thể nhận thấy, Lạng Sơn với vẻ hùng vĩ và không gian khoáng đạt, với cảnh tĩnh mịch, êm đềm và môi trường trong lành đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm với mọi du khách.

2.1.3.2 Hệ thống hang động

Hang động là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc ở địa hình cácxtơ thuộc vùng núi đá vôi. Trên địa phận Lạng Sơn, quá trình cácxtơ nhiệt đới đã tạo nên nhiều hang động kỳ vĩ. Trong số các hang động đã được phát hiện ở địa bàn tỉnh có rất nhiều hang đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch. Trước hết trong lĩnh vực khảo cổ học, các nhà khoa học đã phát hiện một số hang động có giá trị khảo cổ thời kỳ đồ đá như hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, hang Kéo Lèng thuộc huyện Bình Gia. Có nhiều hang động ngoài giá trị nhiên còn gắn với các sự tích truyên thuyết như các động Nhất, Nhị, Tam Thanh ở TP. Lạng Sơn hoặc gắn với các di tích lịch sử như hang Cốc Mười huyện Tràng Định.

Các hang động ở Lạng Sơn rất đa dạng, ở các bậc độ cao khác nhau và có độ dài khác nhau, trên các trần hang, vòm hang là một thế giới kỳ ảo những măng đá, vú đá, cột đá với những dáng hình thiên tạo vô cùng sinh động và đẹp mắt, khi phản chiếu ánh sáng rất lộng lẫy, khi gõ vào phát ra các âm thanh như tiếng nhạc cụ trong một không gian tĩnh mịch, hư ảo. Hệ thống hang động là một trong những tài nguyên du lịch rất đặc trưng ở tỉnh Lạng Sơn, hấp dẫn khách du lịch.

2.1.3.3 Các sinh cảnh

- Sinh cảnh rừng già (rừng giàu, rừng nguyên sinh): chiếm 6,6% diện tích tự nhiên tập trung chủ yếu ở Bắc Sơn, Hữu Lũng. Rừng có nhiều cây to, cao già cỗi, cấu trúc nhiều tầng, tập trung nhiều động vật thuộc bộ linh trưởng, bộ ăn thịt.v.v… Đây là khu vực thích hợp các hoạt động du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, khám phá.

- Sinh cảnh rừng thứ sinh (là các dạng rừng nghèo, rừng phục hồi, tre nứa): Chiếm 15,1% diện tích tự nhiên và tập trung chủ yếu ở các huyện Tràng Định, Bắc Sơn, Bình Gia, Đình Lập, Hữu Lũng. Đặc điểm của sinh cảnh này là cây cao mọc thưa thớt, cây thấp dầy hơn. Trong sinh cảnh thường gặp các loài động vật ăn cỏ, ăn lá, các loài chim ăn sâu bọ…

- Sinh cảnh đất trống đồi trọc chiếm tới 60,3 % diện tích tự nhiên, được che phủ bởi thảm cỏ, thảm cây bụi và cây gỗ rải rác, nghèo về động vật. Tập trung nhất ở Đình Lập, Bình Gia, Tràng Định, Lộc Bình.

- Sinh cảnh ao hồ, đầm, sông suối: Là môi trường sinh sống của các loài thủy sinh. Loại sinh cảnh này chỉ chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

- Sinh cảnh cánh đồng : Đó là những cánh đồng bằng, thoải được con người khai phá sử dụng trồng cây nông nghiệp. Sinh cảnh cánh đồng chiếm 5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là địa bàn sinh sống của vật nuôi, cây trồng và một số động vật tự nhiên.

- Sinh cảnh làng bản: Lạng Sơn có gần 102.000 hộ nông dân sống chủ yếu ở các làng bản. Diện tích các khu dân cư hơn 12.000 ha. Sinh cảnh làng bản chủ yếu động vật nuôi gia súc và gia cầm.Sinh cảnh làng bản phù hợp khia thác loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc.

2.1.3.4 Các giá trị sinh thái

Tài nguyên du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tuy không có vườn quốc gia nhưng có các khu bảo tồn tự nhiên Mỏ Rẹ (huyện Bắc Sơn), Hữu Liên (huyện Hữu lũng) có đa dạng sinh học với giá trị phục vụ du lịch cao, có điều kiện thuận lợi hơn để khai thác phục vụ du lịch. Các khu bảo tồn Mỏ Rẹ và Hữu Liên là nơi bảo tồn được nhiều diện tích rừng nguyên sinh với nhiều loại thực, động vật nhiệt đới điển hình. Đây là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động thực vật, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học. Vì thế chúng có ý nghĩa rất lớn về khoa học, về kinh tế và giáo dục. Nếu biết kết hợp tốt các hoạt động du lịch chắc chắn chỉ làm tăng thêm giá trị và hiệu quả nhiều mặt của các vườn quốc gia quý giá này.

2.1.3.5 Khí hậu

Đối với hoạt động du lịch, khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng. Lạng Sơn cũng là một trong những nơi được thiên nhiên ưu đãi. Những vùng núi cao từ trên

1.000 m, khí hậu quanh năm mát mẻ. Vào mùa hè, có nhiều địa điểm an dưỡng nghỉ mát, trong đó nổi bật là núi Mẫu Sơn huyện Lộc Bình.

Việc sử dụng giản đồ tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối trung bình để tính khả năng thích ứng của con người với khí hậu cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cho thấy điều kiện thời tiết, khí hậu thích hợp nhất với con người Việt Nam là có nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15oC đến 23oC và độ ẩm từ 14 mb đến 21 mb. Theo căn cứ trên, Lạng Sơn là lãnh thổ trong một năm trung bình có khoảng 5 tháng rất thuận lợi cho sức khỏe con người và hoạt động du lịch, 2 - 3 tháng có điều kiện thuận lợi và khoảng 4 - 5 tháng ít thuận lợi, tuy nhiên trong các tháng ít thuận lợi (thường là các

tháng có thời tiết oi bức, nóng nực) một số địa điểm ở vùng núi cao như Mẫu Sơn,... nơi có khí hậu mát mẻ hơn lại thuận lợi cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.

2.1.3.6 Các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên

Trong số các tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, có thể kể đến các điểm tài nguyên điển hình có giá trị phục vụ du lịch cao như sau:

- Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sĩ là người phát hiện ra động và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1 9. Động Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giáo thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân khác. Động Nhị Thanh ở bên dưới chùa Tam Giáo, là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp tự hiên kỳ vĩ. Ngày nay, tại di tích này có hệ thống văn bia tạc trên vách đá của các danh nhân thi sĩ qua lại các thời kỳ lưu lại. Đây là nguồn sử liệu, những tác phẩm văn học hết sức quí giá, thông tin về lịch sử và di tích Lạng Sơn, nơi đây cũn cú tượng truyền thần của Ngô Thỡ Sĩ tạc cựng năm 1 9 rất đẹp và có giá trị mỹ thuật cao.

- Động Tam Thanh thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là thắng cảnh nổi tiếng. Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo, có lối Thông Thiên, có Hồ Cảnh (hồ Âm Ti) nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn. Chùa Tam Thanh mang giá trị văn hoá, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích được lưu giữ lại bên trong chùa, nổi bật nhất là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân, thi sĩ qua nhiều thời kỳ lịch sử. Hằng năm, lễ hội của Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng với nhiều trò chơi nghi lễ truyền thống.

- Hang Gió ở phía Tây Bắc bản Sao Thượng, thuộc huyện Chi Lăng. Cửa chính vào hang ở phía Đông của dãy núi Mai Sao. Trong hang có nhiều nhũ đá, hình thù kỳ lạ như vú sữa, dòng nước mắt, voi, ngựa, cò, sếu… các chuông đá, măng đá, cột đá đa dạng có thể xem như thiên đình nơi hạ giới.

- Núi Mẫu Sơn: Nằm trên địa bàn 3 xã Công Sơn, Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) với diện tích 10.4 0 ha. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, nằm ở độ cao 1.541m so với mặt biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 15,60C, rất thích hợp cho nghỉ dưỡng. Mẫu Sơn được bao bọc cả trăm quả núi lớn nhỏ. Mùa hè mát mẻ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ, những ngày giá rét thỉnh thoảng có tuyết rơi. Khi mùa xuân về, cả vùng Mẫu Sơn đỏ rực hoa đào. Đào trái Mẫu Sơn vừa to vừa ngọt. Chè Mẫu Sơn nổi tiếng vị thơm ngọt, uống

một lần rồi nhớ mãi. Mẫu Sơn của Lạng Sơn đẹp chẳng kém Sa Pa của Lào Cai, lại rất

thuận về địa lý, giao thông, giàu tài nguyên thiên nhiên, cách Hà Nội không đến 180 km. Từ Mẫu Sơn du khách có thể đi thăm Trung Quốc qua cửa khẩu Chi Ma. Núi Mẫu Sơn thích hợp loại hình du lịch nghỉ dưỡng và các hoạt động thể thao như leo núi, khám phá.

- Núi Tô Thị nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh, Nhị Thanh. Núi có hình tượng nàng Tô Thị vọng phu.

- Bến đá Kỳ Cùng: Là một trong tám cảnh đẹp của Lạng Sơn còn tồn tại đến ngày nay, Ngô Thì Sĩ gọi đây là Kỳ Cùng thạch độ. Bến đá nằm trong đến Kỳ Cùng, TP. Lạng Sơn. Ngày nay, cầu Kỳ Cùng được xây ở ngay cạnh bến đá, nối hai bờ Bắc và Nam sông Kỳ Cùng, chia thành phố Lạng Sơn thành hai khu vực, bên bờ Bắc là nơi sinh hoạt, kinh doanh buôn bán của nhân dân thành phố, bên bờ nam là khu vực tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh. Đền Kỳ Cùng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hiện là nơi thu hút rất đông đảo bà con khách thập phương đến tham quan du lịch và cúng lễ.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên: KBT Hữu Liên thuộc địa phận xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng được thành lập năm 1990, rừng đặc dụng Hữu Liên có tổng diện tích tự nhiên là 10.604 ha, trong đó có .436,6 ha thuộc diện khoanh nuôi, bảo vệ, được coi là lá phổi của vùng Đông Bắc. Trong đó có nhiều loài cây nguyên sinh quý hiếm hàng trăm năm tuổi như lim, nghiến, sến, táu...và nhiều động vật quý hiếm. Hữu Liên được các chuyên gia đánh giá có đa dạng sinh học cao, điển hình của hệ sinh thái trên núi đá vôi, là tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị.

- Ngoài các điểm tài nguyên trên, còn có thể kể đến các cảnh quan tự nhiên như KBT tự nhiên Mỏ Rẹ (Bắc Sơn); thác Trà, thác Khuôn Vạn (TP. Lạng Sơn); thác Bản Ngà (huyện Cao Lộc); hang Cốc Mười, hang Bản Bó (huyện Tràng Định).v.v…cũng đều có giá trị phục vụ du lịch. [7]

2.1.4 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch

2.1.4.1 Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông vận tải của Lạng Sơn chủ yếu là giao thông đường bộ và đường sắt, giao thông đường sông chưa phát triển vì các sông có lưu lượng nước nhỏ, nước cạn, nhiều ghềnh thác, vận tải hàng không chưa có.

* Đường bộ: Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi, bao gồm: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường đến các xã, liên xã, mật độ đường bộ của Lạng Sơn đạt 0,44 km/km2 và 4,9 km/1.000 dân; tổng chiều dài các tuyến đường bộ là 3.657 km.

* Đường sắt : Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: Tổng chiều dài chạy trên địa phận của tỉnh là 92 km, khổ đường lồng 1,435 và 1,000 m, tuyến cơ bản chạy song song với QL 1A, trên tuyến chạy trên địa bàn tỉnh có 26 cầu với tổng chiều dài cầu 1.886 m, có 11 nhà ga, hệ thống tín hiệu sử dụng tín hiệu đèn màu, ghi điện và đóng đường bán tự động, năng lực thông qua quanh năm, lưu lượng bình quân 171 hành khách/ngày và 2.485 tấn hàng/ngày.

* Các tuyến đường sông :Trên địa bàn tỉnh có 7 con sông chính là: sông Kỳ Cùng, sông Thương; sông Trung; sông Hoá; sông Bắc Giang; sông Bắc Khê; sông Lục Nam, với tổng chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 360 km. Tuy nhiên, vận tải đường sông không phát huy được hiệu quả do địa hình rừng núi phức tạp, lòng sông có nhiều thác ghềnh, nước sông thường cạn và chảy xiết, hiện nay chỉ khai thác vận tải đường sông một số đoạn sâu ở các sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê chủ yếu bằng bè mảng, khối lượng không đáng kể.

* Đường hàng không : Thực tế, hiện nay trên địa bàn tỉnh lĩnh vực vận tải hàng không chưa phát triển, chưa có sân bay. Trước đây, có sân bay Mai Pha nằm ở phía Nam thành phố Lạng Sơn, đây là sân bay dã chiến nhỏ, nằm ở địa bàn thấp hay bị ngập lụt, sân bay có một đường băng dài 1.400 m, ngắn và hẹp, do đó sân bay chủ yếu là tiếp nhận loại máy bay trực thăng. Hiện nay, khu đất sân bay đã có định hướng quy hoạch thành khu đô thị, sân bay sẽ bố trí ở một vị trí khác. [5]

2.1.4.2 Mạng lưới bưu chính viễn thông

Toàn tỉnh Lạng Sơn có tổng số 2 5 điểm phục vụ bưu chính, bao gồm: 02 bưu cục cấp I, 11 bưu cục cấp II, 21 bưu cục cấp III, 13 điểm bưu điện văn hoá xã, 101 thùng thư

công cộng độc lập, bán kính phục vụ bình quân 3,1 km. Số dân phục vụ bình quân là 2.661 người/1 điểm phục vụ. Có 225/226 xã phường, thị trấn có báo phát hành đến trong ngày, đạt tỷ lệ 99,56% xã, phường, thị trấn có báo đọc trong ngày, với mạng vận chuyển Bưu chính rộng khắp, hiện tại các dịch vụ Bưu chính phổ cập đã được phục vụ đến hầu hết các xã. Dịch vụ điện thoại cố định: tính đến thời điểm này đã đạt chỉ tiêu 100% số xã có máy điện thoại cố định; số lượng thuê bao cố định đạt 14,86 máy/100 dân. Tổng số thuê bao di động trên toàn tỉnh hiện nay là 700.524 thuê bao, thuê bao Internet ADSL là 16.344 thuê bao, đạt mật độ 2,23 thuê bao/100 dân. [8]

2.1.4.3 Cơ sở lưu trú

Hiện nay có 220 cở sở lưu trú với 2.600 buồng nghỉ, công suất sử dụng buồng trung bình đạt 80% năm 2018. Ở huyện Bắc Sơn có làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn được thành lập từ tháng 9/2010 đã góp phần thu hút người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay số hộ gia đình đăng ký kinh doanh du lịch cộng đồng mới chỉ dừng lại ở 6 hộ kinh doanh, xuất phát từ 5 hộ gia đình được chọn ban đầu. Hoạt động du lịch cộng đồng ở đây bước đầu cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Nhìn chung, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn hiện nay còn thiếu và yếu. Chất lượng phòng nghỉ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Chưa có khách sạn 5 sao và các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ở một số huyện các mô hình homestay phát triển tự phát. Chủ cơ sở homestay đầu tư tùy theo khả năng của mỗi gia đình, dựa theo kinh nghiệm, chưa thực sự nghiên cứu và dựa trên nhu cầu của khách du lịch nên mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn cần nâng cấp về chất lượng, phát triển thêm về số lượng mới đảm bảo nhu cầu của khách du lịch và thu hút được khách lưu trú tại địa bàn.

Ẩm thực được coi là thế mạnh của Lạng Sơn nhưng vẫn chưa được khai thác tốt phục vụ khách du lịch. Chỉ có một số nhà hàng lớn ở thành phố Lạng Sơn đáp ứng được nhu cầu đa dạng về ẩm thực của du khách, một số hộ gia đình cung cấp dịch vụ lưu trú homestay đã biết khai thác một số món ăn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và bước đầu tạo được ấn tượng với khách du lịch. Tuy nhiên, nghệ thuật chế biến món ăn chưa được giới thiệu, quảng bá tới du khách. Cách thức và kỹ năng phục vụ khách du

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí