Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch

ngoài nước) khi đầu tư vốn để kinh doanh du lịch. Như vậy, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương vừa phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm minh trong quá trình thực thi. Bên cạnh đó, chính quyền cấp tỉnh cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở địa phương theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện mô hình một cửa trong đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh... Thực hiện chuẩn hóa các thủ tục hành chính theo tinh thần triệt để tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện.

Xây dựng và công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch là một trong những nội dung QLNN có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Nó giúp cho các cá nhân, tổ chức định hình và triển khai chiến lược dài hạn trong lĩnh vực du lịch. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh là lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật như các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Vì thế, chính quyền cấp tỉnh phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương. Các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của cả nước. Đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới gắn với tiến trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có như vậy, mỗi đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch mới có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển riêng phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển chung của địa phương.

1.4.2 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Vì vậy, chính quyền cấp tỉnh cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch

như mở đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch... Ngoài ra, chính quyền cấp tỉnh cần phải gắn kết chính sách trong phát triển kinh tế của tỉnh với chính sách phát triển du lịch từ khâu khảo sát hoạch định, tổ chức chức thực hiện như: đảm bảo bình ổn giá cả tiêu dùng và thị trường du lịch, có chính sách điều tiết thu nhập hợp lý và hướng các doanh nghiệp du lịch tham gia thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương. Để thực hiện điều này, chính quyền cấp tỉnh phải sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý nhằm hạn chế tình trạng nâng giá, độc quyền trong hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương. Du lịch là khâu đột phá kích thích sự phát triển của nhiều ngành và cũng là lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao. Trên cơ sở đó du lịch trở thành chỗ dựa chính sách để hướng các doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận thu được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có tiềm năng phát triển du lịch để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sở tại.

1.4.3 Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong QLNN về du lịch

Nâng cao tính liên kết là một điều kiện tất yếu để phát triển bền vững ngành du lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia. Sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan QLNN cũng sẽ tạo nên một môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi, công bằng. Để đạt được điều này, một mặt, các cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; thực hiện nguyên tắc và các cơ chế, chính sách phát triển du lịch của quốc gia nói chung và ở địa phương nói riêng nhằm đảm bảo đạt hiệu lực, hiệu quả. Mặt khác, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt việc cung cấp thông tin, cập nhật chính sách mới về du lịch, tổ chức tập huấn cho cán bộ QLNN và cán bộ quản trị doanh nghiệp để giúp họ hiểu rõ về các cam kết, nghĩa vụ của Nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp theo luật pháp quốc tế, điều kiện của tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO).


Chính quyền cấp tỉnh phải trở thành trung tâm gắn kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn với thị trường liên vùng, khu vực và trên thế giới, nhất là với các trung tâm kinh tế lớn. Một mặt, chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham gia hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, góp phần đẩy mạnh liên kết và hội nhập dịch vụ du lịch với các nước trong khu vực và quốc tế. Mặt khác, cần chủ động làm "đầu nối" thông qua việc tổ chức và thiết lập các điểm thông tin, lựa chọn và công bố các địa chỉ giao dịch của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có uy tín đang hoạt động tại các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới nhằm giúp các doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để có thể lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết. Đồng thời, cũng cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch của địa phương thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức các đoàn công tác kết hợp tham quan trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1.4.4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Cũng như trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng, quyết định đến sự phát triển của ngành. Bởi vì, từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp cho đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất lượng của nguồn nhân lực. Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển KTXH của địa phương.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 5

1.4.5 Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch

Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương...

Do đó, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn.

1.5 Các tiêu ch đánh giá công tác uản lý nhà nước về u lịch

1.5.1. Tiêu chí khách du lịch

Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển du lịch, quyết định sự thành công hay thất bại, sự phát triển bền vững hay không bền vững của ngành du lịch. Thực tế cho thấy, các hoạt động phát triển du lịch tự phát thường chỉ quan tâm đến việc thu hút khách đến và không chú trọng đến chất lượng nguồn khách (khả năng chi trả, trình độ văn hóa…), đến thời gian dài ngày hay ngắn ngày, đến mức độ hài lòng và mong muốn quay trở lại của họ. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch sẽ được đảm bảo hơn trong trường hợp lượng khách du lịch ít (không gây áp lực đến tài nguyên, môi trường) nhưng thời gian lưu trú dài hơn và có khả năng chi trả cao hơn. Ngoài ra, sự quay trở lại của khách du lịch cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của du lịch.

Chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng các dịch vụ bổ sung, chất lượng của đội ngũ trong lao động du lịch sẽ đảm bảo đáp ứng mức độ hài lòng của khách du lịch làm tăng thêm mong muốn quay trở lại của họ và cũng chính họ sẽ là người quảng cáo tốt nhất cho hoạt động du lịch. Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại càng chứng tỏ rằng hoạt động du lịch đang phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Điều này càng quan trọng đối với những đối tượng khách du lịch từ những thị trường khách có khả năng chi trả cao, có thời gian lưu trú dài ngày. Như vậy, để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững thì ngoài sự phát triển liên tục của chỉ tiêu về số lượng khách, các chỉ tiêu khác có liên quan đến khách du lịch (ngày lưu trú, mức chi tiêu, mức độ hài lòng…) cũng cần được phát triển liên tục và bền vững.

1.5.2. Tiêu chí thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du lịch) Thu nhập du lịch là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của du lịch cả nước nói chung và du lịch của địa phương nói riêng, là thước đo mức độ

phát triển và cho sự thành công của du lịch. Chỉ tiêu thu nhập du lịch liên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu khách du lịch, sự tăng trưởng liên tục của khách du lịch sẽ kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập và sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch. Thu nhập du lịch của một vùng lãnh thổ nào đó bao gồm tất cả các khoản thu nhập do khách du lịch chi trả khi đến lãnh thổ đó điển hình như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển (không kể vận chuyển quốc tế), các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác. Ngoài ra còn một số ngành dịch vụ khác không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn phục vụ cho cả khách du lịch như: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm…

Đối với ngành du lịch, việc tăng trưởng thường xuyên, liên tục của chỉ tiêu GDP không chỉ đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn cho thấy vị trí của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng GDP càng cao, ổn định và tăng trưởng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững. Như vậy, chỉ tiêu thu nhập du lịch và tổng sản phẩm quốc nội là những tiêu chí quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế.

1.5.3. Tiêu chí hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch (cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển, các khu du lịch, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác…) là thước đo phản ánh trình độ phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, một mặt đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách, mặt khác góp phần quan trọng vào việc hấp dẫn, thu hút khách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành. Để có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có chất lượng cao thì vấn đề đầu tư rất quan trọng. Nếu không được đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ thì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẽ nghèo nàn, lạc hậu, kém chất lượng và không có khả năng hấp dẫn khách du lịch, không có khả năng lưu giữ khách du lịch dài ngày, làm giảm khả năng chi tiêu của họ, dẫn đến giảm nguồn thu nhập và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch.

1.5.4. Tiêu chí nhân lực ngành du lịch

Du lịch là một ngành có nhu cầu về đội ngũ lao động rất cao. Do đó, trong hoạt động du lịch, chất lượng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định. Bởi vì, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cuối cùng là ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng của các chỉ tiêu du lịch khác. Như vậy, chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo không chỉ nhằm nâng cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh thu hút khách

đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch về mặt chuyên môn bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp giỏi, khả năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, cần được trang bị kiến thức về tài nguyên, quản lý môi trường, luật môi trường và hệ thống kiến thức sâu rộng về xã hội. Về mặt kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ trở thành các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, hiểu được những mối quan hệ sinh thái mà còn giúp đỡ người dân và khách du lịch trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tốt hơn.

1.5.5. Mức độ phát triển hệ thống sản phẩm và không gian du lịch.

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải có sự thích nghi cao đối với những thay đổi bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Để hạn chế được những rủi ro trong quá trình hoạt động chúng ta cần phải phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân lao động ở địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí, thu hút các nguồn lực phát triển du lịch, phù hợp với tính chất xã hội hóa cao của du lịch, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế, xã hội.

1.6 ài học kinh nghiệ trong công tác uản lý nhà nước về u lịch

1.6.1 Kinh nghiệm của một số địa phương

1.6.1.1 Kinh nghiệm ở tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan kỳ thú. Bích Động được coi là “Nam thiên đệ nhị động”, đứng sau đệ nhất động Hương Tích, tỉnh Hà Tây. Vườn quốc gia Cúc Phương nơi lưu giữ nguồn gen động, thực vật quý hiếm nổi tiếng trong khu vực về tính nguyên sinh và là “công viên quốc gia”, nơi du khách có thể tìm lại ít nhiều dấu vết cuộc sống người tiền sử. Hang động Canh Gà với suối nước nóng có thể chữa “bách bệnh”; Vân Long với bày voọc mông trắng nô đùa nhởn nhơ trên vách đá cheo leo; động Tam Giao, động Trà nu, hồ Yên Đồng, hồ Đồng Chương đang trở thành những địa danh quen thuộc của du khách thập phương. Khu du lịch Tràng An với diện tích rộng và vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Đây là nơi xưa kia Đinh Bộ Lĩnh lập đế đô của nước Đại Cồ Việt nay là Khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường. Trong đó còn lưu giữ nhiều bí mật về khảo cổ, nguồn gen động, thực vật quý hiếm chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đặc biệt nơi đây sẽ trở thành một Khu du lịch sinh thái không chỉ nổi tiếng trong nước, trong khu vực mà sẽ có nhiều du khách trên khắp thế giới chọn làm điểm đến trong hành trình “Việt Nam vẻ đẹp bất tận”.

Năm 2006, Tỉnh ủy Ninh Bình đã ra nghị quyết về phát triển du lịch, trong đó phát triển du lịch sinh thái là một trong những ưu tiên. Cụ thể hóa chủ trương đó, Ninh Bình đã xây dựng và thực hiện chương trình hành động phát triển kinh tế du lịch. Đầu tư tập trung và dứt điểm cụm Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư và thị xã Ninh Bình…

Mở rộng dịch vụ, xây dựng các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng các ngành nghề, tạo công ăn việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí kết hợp hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, bảo vệ môi trường, không xâm hại đến các di tích lịch sử, phá vỡ cảnh quan, bảo vệ sự phát triển bền vững, lâu dài.

Quy hoạch đến 2010 đề cập đến khu du lịch chính: Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lư; khu du lịch trung tâm thị xã Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân; Khu Du lịch Vương quốc gia Cúc Phương, kỳ Phú, hồ Đồng Chương; Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Địch Lộng; Khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Khu du lịch hồ Yên Đồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, cửa Thần Phù; Khu du lịch quần thể Nhà thờ đá Phát Diện và vùng ven biển Kim Sơn.

Tập trung xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư, tranh thủ mọi nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ…

Lập dự án khả thi và thiết kế kỹ thuật tổng dự toán Khu du lịch trung tâm thị xã Ninh Bình gồm: Non nước và công viên văn hoá lịch sử núi Thuý, lâm viên núi Cánh Diều, công viên nước Kỳ Lân. Lập dự án khả thi các khu du lịch: phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn, hồ Yên Đồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, Yên Mô, nhà thờ đá Phát Diện, vùng ven biển Cồn Thoi. Bên cạnh đó dã củng cố và nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có, xây dựng từ 3 đến 4 khu vui chơi giải trí ( chủ yếu ở Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư) thu hút khách tăng thời gian lưu trú.

Xuất phát từ yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học, từ lời thế và tiềm năng về du lịch sinh thái; Thực hiện Nghị Quyết của Tỉnh uỷ Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010, thời gian qua Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với ngành du lịch địa phương liên quan triển khai một số việc và đã thu được kết quả ban đầu: Xây dựng các

tuyến du lịch trong khu rừng văn hóa, lịch sử môi trường Hoa Lư và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Trên cơ sở quy định trong cơ chế quản lý 3 loại rừng, giúp BND tỉnh ban hành quy định cụ thể việc bảo vệ rừng đặc dụng do tỉnh quản lý. Tham mưu để BND tỉnh ban hành quyết định 8 khu vực cấm săn bắn nhằm bảo vệ sinh cảnh cho động vật hoang dã đồng thời bảo vệ các điểm tham quan du lịch của tỉnh. Chi cục Kiểm lâm phối hợp với ngành du lịch đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của những tổ chức, cộng đồng, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động du lịch, như mở lớp tập huấn cho cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp họat động du lịch; tổ chức cho các hộ dân tham gia vận chuyển khách những hiểu biết cơ bản về du lịch sinh thái và mối quan hệ giữa lợi ích của bảo tồn với du lịch sinh thái. Phối hợp với các địa phương xây dựng các dự án nhỏ nhằm tạo cơ chế cho cộng đồng địa phương được tham gia hoạt động bảo tồn và có thu nhập du lịch từ sinh thái. Thông qua đó chính cộng đồng phải tích cực bảo vệ tài nguyên du lịch, thực chất là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh thái.

1.6.1.2 Kinh nghiệm ở tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của tỉnh Sơn La rất phong phú và đã từng bước đưcợ khai thác để phát triển kinh tế du lịch trong đó dặc biệt chú trọng phát triển du lịch sinh thái và văn hoá.

Với cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1050m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ với nhiều cảnh đẹp và đặc sản nổi tiếng nơi đây là chè tuyết Mộc Châu, các sản phẩm chế biến từ bò sữa; Công trình thuỷ điện Sơn La gắn với các hồ nhân tạo lớn nhất cả nước, hệ thống hang động, thác trên sông Đà, các mỏ khoáng sản nóng; Tỉnh Sơn La là nơi cư trú lâu đời của dân tộc Thái và một số dân tộc thiểu số khác, hiện vẫn đang lưu giữ tại cồng đồng nhiều giá trị văn hoá truyền thống; Sơn La hiện nay đang có nhiều di tích lịch sử văn hóa là những điểm thăm quan hấp dẫn và bổ ích đối với nhiều du khách như: Sơn Mộc Hương, thác giải Yến ở Mộc Châu, động Yên Sơn ở Yên Châu, đền Thờ vua Lê Thái Tông ở thành phố Sơn La, nhà tù Sơn La…

Năm 2008 du lịch Sơn La đã có những bước phát triển khá, sản phẩm du lịch đa dạng hơn và từng bước được cải tiến về chất lượng. Tổng số khách du lịch đạt 330 ngàn lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 8,5%. Lượng khách nội địa đến thăm quan, du

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí