Những Bài Học Rút Ra Cho Lạng Sơn Trong Công Tác Qlnn Về Du Lịch

lịch tại Sơn La tăng nhưng vẫn giữ được như năm 200 . Tuy nhiên, bước vào năm 2009 và những năm tiếp theo, du lịch Sơn La còn phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức như: hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của du lịch; đội ngũ lao động vừa yếu, vừa thiếu về năng lực; hoạt động quảng bá, giới thiệu chưa tốt; sự liên kết phối hợp của tỉnh Sơn La với các địa phương trong vùng chưa thật hiệu quả; cơ chế chính sách của tỉnh rất hạn chế; doanh nghiệp quy mô nhỏ nên việc đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, xây dựng bảo tàng, các khi du lịch chưa được quan tâm đúng mức và chưa thoả mãn được nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Từ thực trạng ngành du lịch, tỉnh Sơn La đã đề ra các giải pháp phát triển như sau:


Thứ nhất, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch bằng cách vận dụng một cách có hiệu quả chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước, huy động mọi nguồn lực xã hội: Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển, tạo các điểm nhấn để thu hút khách du lịch như du lịch sinh thái Mộc Châu; du lịch văn hoá lịch sử ở thành phố Sơn La; du lịch sinh thái vùng hồ thuỷ điện.

Thứ hai, phát triển du lịch Sơn La trên cơ sở những giá trị văn hoá truyền thống và cảnh quan hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, đây là cái gốc cho sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái Sơn La. Tỉnh Sơn La rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá, giá trị truyền thống và trước hết là những việc cấp bách phải làm là: sưu tầm, giữ gìn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể; bảo vệ và tôn tạo những di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Thứ ba, một giải pháp mang tính quyết định của sự phát triển đó là phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ là người địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cho người lao động bằng nhiều hình thức như tập huấn, liên kết đào tạo, tư vấn của chuyên gia. Tập trung đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh có trình độ.

Thứ tư, tỉnh Sơn La rất coi trọng việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của mình cùng với Tây Bắc và tổ quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng, xuất khẩu các ấn phẩm có chất lượng, tham gia tích cực các hội chợ, hội thảo để quảng bá cho hình ảnh của mình với du khách trong và ngoài nước.

Thứ năm, giải pháp về quy hoạch. Quy hoạch đến năm 2010 đã đề cập đến các cụm du lịch như sau:

Cụm du lịch Mộc Châu: đây là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của tỉnh Sơn La và vùng núi Tây Bắc, Bắc Bộ. Sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm Mộc Châu là: Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Du lịch thăm quan cảnh quan, danh thắng…; Du lịch điền giã; Dịch vụ văn hoá, lễ hội dân tộc; Du lịch đường sông. Hướng khai thác bổ sung các sản phẩm du lịch của cụm Mộc Châu trong những năm tới là: du lịch sinh thái; du lịch thể thao leo núi, vượt sông; du lịch quá cảnh.

Cụm du lịch Thị xã Sơn La ( nay là thành phố Sơn La): cách thủ đô Hà Nội 380km đi về phía Tây Bắc. Đây là trung tâm văn hoá xã hội của tỉnh. Cơ sở hạ tầng ở đây khá phát triển và là nơi tập trung phần lớn các cơ sở lưu trú du lịch. Sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm du lịch thị xã Sơn La là: Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Du lịch thăm quan thắng cảnh, cảnh quan, khu di tích lịch sử; Dịch vụ văn hóa, lễ hội dân tộc; Du lịch khu bảo tồn hệ động vật, thực vật; Trưng bày và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các dân tộc; Du lịch thăm quan các làng nghề mang tính đặc thù của dân tộc Thái. Hướng khai thác bổ sung các sản phẩm du lịch của cụm du lịch Thị xã Sơn La: Du lịch sinh thái và du lịch thể thao leo núi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1.6.2 Những bài học rút ra cho Lạng Sơn trong công tác QLNN về du lịch

Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của các địa phương tỉnh Ninh Bình và tỉnh Sơn La, ta có thể rút ra một số bài học đối với tỉnh Lạng Sơn trong công tác quản lý nhà nước về du lịch như sau:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 6

Thứ nhất, sự quan tâm của chính quyền tỉnh Lạng Sơn là điều kiện hết sức cần thiết thúc đẩy du lịch phát triển. Chúng ta thấy các tỉnh Ninh Bình và Sơn La đều coi trọng đầu tư cho du lịch và đã dành sự ưu tiên đầu tư thỏa đáng cho du lịch cả về chính sách, cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư vào các dự án du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội cũng như hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cơ sở vật chất.

Thứ hai, Cần phát huy giá trị văn hoá, giá trị truyền thống gắn với phục vụ du lịch.

Tóm lại: Du lịch đã phát triển từ một nhu cầu, một dạng hoạt động xã hội trở thành một ngành kinh tế - tổng hợp thiết yếu và đòi hỏi phải có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng làm cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ở những chương sau sẽ được triển khai dựa trên các khía cạnh nội dung nêu trên trong quản lý nhà nước về du lịch. Trong công tác QLNN về du lịch, chính quyền các cấp và ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn cần tham khảo và học tập kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố trong nước về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch; về đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất cho phát triển du lịch; tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của du khách; tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1.7 Tổng uan các công tr nh nghiên c u c liên uan đến đề tài

Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch từ trước đến nay đã và đang là đề tài được nhiều cơ quan, ban ngành, học giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý và phát triển ngành du lịch trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu chuyên về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa nhiều. Một số công trình, đề tài tiêu biểu gần đây:

- "Nghiên cứu một số giải pháp nhằm khai thác phát triển du lịch cộng đồng tại Lạng Sơn" - Đề tài khoa học cấp tỉnh của Hoàng Văn Nghiệm thực hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 200 - 2008 . Đề tài xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng, đồng thời đưa ra mô hình và những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Lạng Sơn, từng bước nâng cao đời sống của người dân, nhất là các vùng dân tộc thiểu số, nơi có tài nguyên du lịch, góp phần phát triển ngành du lịch và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- “Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Lạng Sơn với phát triển du lịch” - Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Vân Anh đã bảo vệ tại Hội đồng trường Đại Học Văn hoá Hà Nội, năm 2011. Luận văn nghiên cứu về hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tuy nhiên thông tin về hệ thống di tích lịch sử

văn hoá chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê và khái quát để khai thác vào việc phát triển du lịch nói chung chứ chưa đi sâu vào loại hình du lịch văn hoá.

- “Phát triển du lịch văn hóa ở Lạng Sơn” – Luận văn thạc sỹ của Dương Thị Hạnh đã bảo vệ tại Hội đồng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014. Luận văn nghiên cứu tổng quan những vấn đề về điều kiện phát triển du lịch văn hóa; khảo sát thực trạng của hoạt động du lịch văn hóa và đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Ngoài ra, còn nhiều công trình, đề tài khoa học khác nghiên cứu về các vấn đề có liên quan. Hầu hết các đề tài đều đi sâu vào nghiên cứu một khía cạnh nào đó của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, chẳng hạn như quản lý di tích, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển….

Khác với các nghiên cứu trên, ở đề tài này tác giả sẽ nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn một cách trực diện và toàn diện nhất, tức là chúng ta đề cập một cách trực tiếp và đầy đủ về thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Lạng Sơn và hệ quả của nó trên tất cả các khía cạnh của đời sống ở tất cả các cấp độ từ vĩ mô đến vi mô, cả ngắn hạn và dài hạn. Đây cũng chính là điểm mới của luận văn này so với các công trình, đề tài khoa học từ trước tới nay.


Kết luận chương 1


Du lịch đã phát triển từ một nhu cầu, một dạng hoạt động xã hội trở thành một ngành kinh tế - tổng hợp thiết yếu và đòi hỏi phải có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng làm cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ở những chương sau sẽ được triển khai dựa trên các khía cạnh nội dung nêu trên trong quản lý nhà nước về du lịch. Trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền các cấp và ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn cần tham khảo và học tập kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố trong nước về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch; về đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất cho phát triển kinh tế du lịch; tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú

ý của du khách; tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2012 - 2018


2.1 Khái uát chung về đặc điể kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Lạng Sơn là tỉnh biên giới thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có tọa độ địa lý được xác định từ 210 19’ 00’’ đến 220 2 ’ 30’’ độ vĩ Bắc và 1060 06’ 0 ” đến 10 0 21’ 45” độ kinh Đông . Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn. Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.

Lạng Sơn nằm ở vị trí có các tuyến đường bộ quan trọng Quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 2 9, có đường sắt liên vận quốc tế đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng núi Đông Bắc, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh khu vực đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ. Tiếp giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về phía Đông Bắc. Với 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu chính (Chi Ma, Bình Nghi) và các cửa khẩu phụ, giao lưu đường bộ, đường sắt rất thuận lợi sang Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, Đông Bắc Á, châu Âu,... trở thành cửa ngõ cho sự giao lưu buôn bán hàng hoá, du lịch giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Vị trí địa lý quan trọng đã tạo nên cơ hội thuận lợi để tỉnh Lạng Sơn phát triển ngành du lịch.

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Lạng Sơn là tỉnh miền núi nhưng có địa thế tương đối thấp. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 252 m. Dạng địa hình của Lạng Sơn chủ yếu núi thấp và đồi, ít núi trung bình và không có núi cao. Độ cao dưới 00 m chiếm tới 96,2 % diện tích toàn tỉnh, trong đó dưới 300 m chiếm 2 ,12%, từ 300 – 00 m chiếm 69,15%, trên 00 m chiếm 3, 3%. Nơi thấp nhất ở phía Nam huyện Hữu Lũng là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc núi Mẫu Sơn 1.541 m.

Hướng địa hình Lạng Sơn rất phức tạp. Nửa phía Đông địa hình thấp dần từ Đông

Nam sang Tây Bắc (theo hướng chảy của sông Kỳ Cùng), nửa phía Tây hướng dốc của địa hình là Tây Bắc – Đông Nam. [5]

2.1.2 Điều kiện kinh tế - Văn hóa xã hội

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2012 - 201 đạt 8 - 9%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 3 - 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 9 - 11%; dịch vụ tăng 10 - 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Nông lâm nghiệp chiếm 20,30%, công nghiệp - xây dựng 19,68%, dịch vụ 49, 8%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,24%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 38,4 triệu đồng.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định 5 chương trình trọng tâm trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có 3 chương trình kinh tế trọng tâm là: Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là kết cấu hạ tầng giao thông.

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ tháng 10/2008 với diện tích 394 km2. Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 201 đạt 5,25 tỷ SD. Hiện đang đầu tư hoàn thiện các khu chức năng, đã phê duyệt chủ trương và triển khai thực hiệndự án đầu tư Khu trung chuyển hàng hóa, dự án đầu tư Hạ tầng Khu chế xuất 1. Đang rà soát để trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh phạm vi, ranh giới Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng

- Lạng Sơn để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò động lực trong phát triển kinh tế của Khu kinh tế cửa khẩu.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được quy hoạch, gắn vớiđổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị. Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt trên 300 nghìn tấn/năm, bình quân lương thực đầu người 385 kg, đảm bảo an ninh lương thực.

Đã quy hoạch phát triển chuỗi giá trị các ngành hàng sản phẩm nông lâm sản chủ lực sau: Lâm nghiệp có cây Hồi 34.000 ha, cây Thông 126.200 ha, keo và bạch đàn 25.000 - 30.000 ha; chăn nuôi có đàn trâu 124,3 nghìn con, đàn bò 37,9 nghìn con, đàn lợn 305,7 nghìn con; nông sản có cây Na khoảng 2.500 ha, Rau gần 3.000 ha, Thuốc lá khoảng 6.500 ha. Ngoài ra, còn quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực cấp huyện sau: Lúa chất lượng cao, Thạch đen, Ngô, Lạc, Quýt, Hồng, Chè, tre, mai, vầu, nứa, cây dược liệu, phát triển đàn gia cầm, dê.

Về xây dựng nông thôn mới, hết năm 2018 bình quân toàn tỉnh đạt 9, tiêu chí/xã, có 48 xã đạt chuẩn, không còn xã dưới 5 tiêu chí, thành phố Lạng Sơn được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Hết năm 2018, tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ: cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 76,2%, diện tích bảo đảm tưới tiêu 3,6%, dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 91%; dân cư thành thị sử dụng nước sạch 99%; thôn có điện đạt 98,3% (còn 36 thôn chưa có điện).

Sản xuất công nghiệp chủ yếu là các cơ sở quy mô nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 5. 50 tỷ đồng. Một số lĩnh vực lợi thế của tỉnh là: Sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khoáng sản, nhiệt điện, chế biến gỗ... Hiện đang tập trung xây dưng một số cụm công nghiệp: Hợp Thành 1, Hợp Thành 2, Quảng Lạc.

Toàn tỉnh có 2. 60 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, với tổng số vốn 22,1 nghìn tỷ đồng, có 640 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Có 223 hợp tác xã, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi liên kết phát huy hiệu quả. Số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 68%, công nghiệp - xây dựng 29%, nông lâm nghiệp 13%; nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng phát triển khá.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 13 - 15%/năm, năm 2018 đạt 16.250 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân hằng năm 17,53%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 là 5.488, tỷ đồng. Các năm 2016, 201 , 2018 giảm so với năm 2015 do giảm thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (nguyên nhân là do nhiều mặt hàng tiêu dùng giảm thuế xuất nhập khẩu về mức

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí