Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Công Trình Nước Sinh Hoạt Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Hòa Bình

- Nguồn vốn đầu tư cho công trình chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ cấu vốn bố trí còn nặng về đầu tư, chưa quan tâm đến nguồn vốn sự nghiệp, cơ chế hỗ trợ vốn chưa đồng bộ với các dự án khác (Đối với nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, đối với các tỉnh miền núi nhà nước chỉ hỗ trợ tối đa 90% tổng vốn cho công trình số còn lại do ngân sách tỉnh hoặc nhân dân đóng góp. Nhưng với một số dự án khác thì Nhà nước lại đầu tư 100% vốn).

- Chính quyền các cấp (Đặc biệt là cấp xã) được giao tiếp nhận, quản lý khai thác vận hành công trình còn chưa quan tâm sâu sát. Sau khi tổ quản lý vận hành được UBND xã thành lập là khoán trắng cho họ, không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. Cán bộ tổ Quản lý vận hành chủ yếu là thân quen, họ hàng không có nghiệp vụ chuyên môn, do vậy một số công trình sau khi bàn giao chỉ ổn định trong thời gian bảo hành. Hết hạn bảo hành là công trình xuống cấp ngay.

- Về cơ chế giá nước sạch nông thôn: Về nguyên tắc giá nước sạch nông thôn phải được tính đúng, tính đủ, tuy nhiên đối với các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chỉ có một số ít công trình được thiết kế là xây dựng đầu mối, khu xử lý và lắp đặt tuyến ống các trục chính phần còn lại nhân dân đóng góp mua đồng hồ để dẫn nước về nhà sử dụng. Đa phần các công trình còn lại là sử dụng các bể chứa nước tập trung cấp nước cho cụm dân cư từ 5 - 7 hộ dân dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc, việc thu tiền nước của các hộ dân là cào bằng, ang áng. Dẫn đến tình trạng thu không đủ chi là phổ biến.

- Về theo dõi về hiện vật và giá trị đối với công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn: Do chưa có các quy định cụ thể về việc theo dõi về hiện vật và giá trị tài sản đối với các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn nên khi bàn giao công trình cho chính quyền địa phương (UBND xã) quản lý và sử dụng là chỉ bàn giao công trình do vậy dễ buông lỏng và không chịu trách nhiệm.

- Công tác bảo trì công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hầu như chưa được quan tâm kể cả bố trí kinh phí, tổ chức vận hành và quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật , dẫn đến công trình xuống cấp nhanh chóng.

Kết luận chương 2

Trong Chương 2, tác giả đã khái quát tình hình điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế cũng như hiện trạng quản lý, khai thác nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Qua đó tác giả cũng đã nêu được những mặt tích cực, những kết quả đạt được. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra những tồn tại trong công tác cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình như: Công tác quản lý vận hành công trình còn yếu kém, việc theo dõi, giám sát chất lượng nước cấp chưa được quan tâm, chưa có mô hình quản lý chuyên nghiệp. Đồng thời tác giả cũng đi sâu vào phân tích các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Đây là những nội dung rất quan trọng để trong Chương 3, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình.


CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

3.1 Định hướng đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các công trình nước sinh hoạt nông thôn tại tỉnh Hòa Bình

3.1.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư và quản lý khai thác các công trình nước sinh hoạt nông thôn tại tỉnh Hòa Bình

Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình - 9

- Hòa Bình là tỉnh miền núi, chủ yếu là núi đá vôi, dân cư phân bố không tập chung nên đòi hỏi về việc đầu tư cho các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn cần kinh phí lớn hơn so với các tỉnh đồng bằng. Trình độ của người dân còn hạn chế nên một số hộ dân chưa nhận thức hết được ý nghĩa của nguồn nước sạch cần thiết như thế nào trong đời sống sinh hoạt nên trong quá trình sử dụng còn lãng phí và chưa đạt được hiệu quả cao. Sự chuyển biến về sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh còn chậm, một bộ phận dân cư nhận thức còn hạn chế, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Mặc dù đã được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn song so với nhu cầu cấp nước sinh hoạt của nhân dân vẫn chưa đáp ứng được, mỗi năm chỉ tăng được từ 2 - 3% số dân được cấp nước sạch.

- Đơn vị chủ quản ở huyện đôi khi không nắm được hết các hoạt động liên quan tới Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn. Nên việc kiểm tra và giám sát còn chậm.

- Một số nơi, chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức về công tác cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, việc huy động nguồn lực và của địa phương và nhân dân tham gia xây dựng công trình còn gặp khó khăn. Chưa thu hút được nhiều nguồn lực xã hội tham gia vào Chương trình.

- Các công trình nước sạch với quy mô nhỏ, lẻ, phân tán chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, về mùa khô nguồn nước không đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt tối thiểu cho các hộ.

- Công tác truyền thông về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu cán bộ có kỹ năng truyền thông, phương pháp truyền tải thông tin còn hạn chế.

- Nhiều mô hình và cơ chế quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Đa số các công trình phát huy hiệu quả trong những năm đầu và sau đó hư hỏng, xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, thậm chí “đắp chiếu” hoàn toàn.

3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh

Để đạt được các mục tiêu cấp nước sạch tới toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, ngoài sự cố gắng của các cấp, các ngành trong tỉnh còn cần có sự tham gia đóng góp tích cực của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình, sự tham gia nguồn lực của địa phương, sự hỗ trợ của các Chương trình, Dự án. Một số mục tiêu chiến lược đã được sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình thể hiện trong “Báo cáo công tác quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn” năm 2017 như sau:

- Tuyên truyền - giáo dục: nhằm nâng cao nhu cầu dùng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa cấp nước - vệ sinh với sức khoẻ và sự phát triển xã hội. Hoạt động tuyên truyền - giáo dục được thực hiện ở tất cả các cấp thông qua mạng lưới đài truyền hình, phát thanh, báo chí, các đoàn thể xã hội, nhà trường và mạng lưới tuyên truyền viên tại cơ sở;

- Rà soát, sửa đổi bổ sung các chính sách phù hợp với tình hình phát triển thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư, kể cả cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư cho vùng sâu, xa, vùng khó khăn;

- Tổ chức sự tham gia của cộng đồng: nhằm huy động toàn dân tham gia vào các hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, đa dạng hoá các mô hình đầu tư, tạo điều kiện thuận tiện cho các thành phần kinh tế để hộ gia đình, các nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp dân doanh... giúp nhau tự góp vốn, vay vốn tín dụng của Nhà nước; tham gia vận hành, bảo dưỡng, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn;

- Ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá, các chính sách liên quan về thủ tục cấp phép, về đất đai, về thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước;

- Cần cải thiện cơ chế chính sách để khuyến khích áp dụng mô hình hợp tác công - tư, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân có năng lực đầu tư vào các công trình cấp nước tập trung nông thôn.

3.1.3 Mục tiêu xây dựng và quản lý các công trình cấp nước sạch nông thôn

Ngày 26/8/2013 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2014/QĐ- UBND về việc: Phê duyệt đề cương: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung dự án quy hoạch CNSH và VSMTNT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với phương án và lộ trình thực hiện quy hoạch như sau:

* Giai đoạn đến năm 2015:


- Tập trung xây dựng các công trình cấp nước cho các cơ sở công cộng.


- Nâng cấp sửa chữa một số công trình hư hỏng.


- Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ tại các địa phương đặc biệt khó khăn về nước sạch nhưng không thuận lợi về địa lý, phân bố dân cư để xây dựng các công trình cấp nước tập trung (CTCNTT).

* Giai đoạn đến năm 2020:


- Tập trung nguồn vốn xây dựng các công trình cấp nước cho các cơ sở công cộng. Sửa chữa, nâng cấp các công trình đã có, nâng cao hiệu quả khai thác các công trình.

- Không xây dựng thêm công trình cấp nước nhỏ lẻ.


* Giai đoạn đến năm 2030:


- Nâng cấp các CTCNTT xuống cấp;


- Xây dựng các công tình cấp nước sạch (các công trình có quy mô lớn tại các khu vực có điều kiện địa ký thuận lợi).

* Với mục tiêu:


- Vùng 1: Nội thành thành phố Hòa Bình: năm 2015 đạt 95% dân số sử dụng NHVS, Năm 2020 tỷ lệ này là 100%;

- Vùng 2: Các thị trấn, thị tứ: năm 2015 đạt 90% dân số sử dụng NHVS, năm; Năm 2020 đạt 100% dân số sử dụng NHVS;

- Vùng 3 và vùng 4: năm 2015 đạt 85% dân số sử dụng NHVS, năm 2020 tỷ lệ này đạt 95% và đến 2030 tỷ lệ này là 100%.

Năm 2014-2015 toàn tỉnh sẽ có thêm 6.119 công trình cấp NHVS nhỏ lẻ, sữa chữa nâng cấp 18 CTCNTT, 85% số trường học và 100% trạm y tế có NHVS.

Năm 2016 - 2020 có thêm 2 CTCNTT được xây mới, sửa chữa nâng cấp 129 CTCNTT, 100% số trường học có NHVS.

Năm 2021-2030 Xây mới thêm 40 CTCNTT quy mô lớn, sữa chữa, nâng cấp thêm 16 CTCNTT.

3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt nông thôn tại tỉnh Hòa Bình

3.2.1 Giải pháp ngắn hạn

3.2.1.1 Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý vận hành

Tổ chức tiến hành, rà soát, đánh giá hoạt động của các công trình. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá xem công trình nào hoạt động hiệu quả, công trình nào hoạt động không hiêu quả để từ đó đưa giải pháp cho phù hợp với thực tế của từng địa phương, cụ thể như sau:

- Đối với các công trình hoạt động vẫn hiệu quả thì tiếp tục giao cho đơn vị đang quản lý, vận hành tiếp, có chính sách hỗ trợ thêm về năng lực quản lý như tập huấn kỹ thuật vận hành.

- Đối với các công trình hoạt động không hiệu quả thì bàn giao lại cho đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Nước sạch và VSMT) quản lý, vận hành hoặc giao cho doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện. Việc giao công trình cho doanh nghiệp được thực hiện theo phương

thức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; thực hiện giao theo nhóm công trình trong một vùng, khu vực (xã, liên xã, huyện) theo quy hoạch, không giao riêng lẻ công trình thuận lợi có ưu thế khai thác (theo tinh thần Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 27/12/2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung)

- Đối với các công trình không có khả năng phục hồi cho đánh giá giá trị còn lại để tiến hành thanh lý.

3.2.1.2 Mở các lớp tập huấn kỹ thuật vận hành công trình

Để khắc phục tình trạng năng lực quản lý vận hành công trình còn yếu kém, trước khi bàn giao đưa vào sử dụng, Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án tiến hành mở các lớp tập huấn kỹ năng quản lý vận hành công trình cho công nhân.

Khi trình độ quản lý vận hành của công nhân được nâng cao sẽ dẫn đến hiệu quả quản lý khai thác, chất lượng nước cấp được nâng cao, giảm giá thành sản phẩm và kéo dài tuổi thọ công trình.

3.2.1.3 Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ công trình cấp nước sạch

Tăng cường công tác truyền thông tới toàn thể nhân dân về tầm quan trọng của nước sạch vệ sinh môi trường với đời sống người dân. Tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ các công trình cấp nước sạch giúp nâng cao hiệu quả quản lý công trình.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, khó khăn và trải rộng, do đó việc bảo vệ công trình, hệ thống đường ống dẫn là hết sức cần thiết và quan trọng. Bên cạnh đó trình độ dân trí thấp cũng dẫn đến những khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trong tham gia bảo vệ công trình.

3.2.1.4 Giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức quản lý, vận hành công trình

Các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới các đơn vị, tổ chức quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch. Kiểm tra, giám sát việc hoạt động của các tổ chức quản lý

Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư để sửa chữa, nâng cấp công trình. Do nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và địa phương hạn chế, vì vậy rất cần đến các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn

vốn các tổ chức nước ngoài (ADB, WB....)


3.2.2 Giải pháp dài hạn

Do đặc điểm trên địa bàn tỉnh Hòa bình hiện nay có 02 mô hình quản lý là doanh nghiệp và cộng đồng, nhưng chủ yếu là mô hình do cộng đồng quản lý (chiếm 99%), các công trình sau khi thi công xong chủ yếu bàn giao lại cho đơn vị hưởng lợi (Ủy ban nhân dân xã) tự quản lý, khai thác và sử dụng chính vì vậy nên hiệu quả quản lý vận hành chưa được tốt và đa số các địa phương chưa thành lập được Tổ quản lý vận hành, chưa xây dựng quy chế quản lý và chưa có phương án thu tiền sử dụng nước, do vậy các công trình không thường xuyên được bảo dưỡng định kỳ, cá biệt còn có địa phương giao cho xóm tự quản lý, vận hành không có cơ chế kiểm tra, giám sát do đó công trình nhanh bị xuống cấp, chất lượng nước không đảm bảo có những công trình hiện tại không phát huy được hiệu quả. Do đó tác giả đề xuất một số mô hình quản lý như sau:

3.2.2.1 Giải pháp về Hợp tác công tư trong quản lý khai thác các công trình NSNT

1. Mô hình hợp tác công tư trong quản lý khai thác các công trình NSNT


Trung tâm NS&VSMTNT


Công ty NS&VSMT


Phòng Quản lý nước

Phòng HC – Kế toán

Phòng Dự án - TT


nước

Các trạm nước đã có

Các đội xây lắp, bảo dưỡng


Tổ quản lý nước

Các trạm

cung ứng hóa chất

Phòng phân tích chất lượng

Tổ quản lý nước

Tổ quản lý nước

Tổ quản lý nước


Hình 3.1. Mô hình hợp tác công tư trong quản lý vận hành công trình NSNT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023