1.3.1.1. Tình hình chung
Ước tính hàng năm lượng rác thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Năm 2004, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là 1,2 tỷ tấn (xem Bảng 1.3). Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển [33].
Bảng 1.3: Tình hình thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004
Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD | 620 |
Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích) | 65 |
Châu Á (trừ các nước thuộc OECD) | 300 |
Trung Mỹ | 30 |
Nam Mỹ | 86 |
Bắc Phi & Trung Đông | 50 |
Châu Phi cận Sahara | 53 |
Tổng số: | 1.204 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoaṭ tại địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp quản lý theo muc̣ tiêu phát triển bền vững - 1
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoaṭ tại địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp quản lý theo muc̣ tiêu phát triển bền vững - 2
- Phát Triển Bền Vững Và Các Nguyên Tắc Phát Triển Bền Vững
- Điṇ H Hươ ́ Ng Qua ̉ N Ly ́ Chấ T Tha ̉ I Rắ N Sinh Hoaṭ Phố Ha ̣long Đến Năm 2025
- Ứng Dụng Hệ Thống Thông T(Ignis) Trong Truy Cập, Quản Lý, Thông Tin Dữ Liệu
- Hiện Trạng Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long Và Tình Hình Quản Lý
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007. [33]
Quản lý rác thải là công việc hết sức phức tạp bởi rác thải có biến động lớn về thành phần và tính chất. Nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện: khả năng kinh tế, thói quen, về khả năng công nghệ của khu vực… Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày. Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn. Khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom. Các loại hình thu gom và xử lý chất thải đô thị theo thu nhập mỗi nước được thể hiện ở Bảng 1.4.
Bảng 1.4: Loại hình thu gom và xử lý chất thải đô thị theo thu nhập mỗi nước
Các nước thu nhập thấp | Các nước thu nhập trung bình | Các nước có thu nhập cao | |
GDP (USD/người/năm) | <5.000 | 5.000 – 5.000 | >20.000 |
150-250 | 250-550 | 350-750 | |
Tỷ lệ thu gom % | <70 | 70-95 | >95 |
Các quy định về chất thải | Không có Chiến lược môi trường quốc gia Các quy định hầu như không có Không có số liệu thống kê | Chiến lược môi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia Luật môi trường Một vài số liệu thống kê | Chiến lược môi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia Các quy định chặt chẽ và cụ thể Nhiều số liệu thống kê |
Thành phần chất thải đô thị (%) - Chất thải thực phẩm/dễ phân hủy - Giấy và bìa - Nhựa - Kim loại - Thủy tinh | 50-80 4-15 5-12 1-5 1-5 | 20-65 15-40 7-15 1-5 1-5 | 20-40 15-50 10-15 5-8 5-8 |
Phương pháp xử lý | Điểm chứa chất thải bất hợp pháp >50% Tái chế không chính thức 5%- 15% | Bãi chôn lấp >90% Bắt đầu thu gom có chọn lọc Tái chế có tổ chức 5% | Thu gom có chọn lọc Thiêu đốt Tái chế >20% |
Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, 2007. [33]
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước trên thế giới
a) Kinh nghiệm quản lý CTR tại Aorlu Town, Thổ Nhĩ Kì
- Tình hình phát sinh CTR: Tăng trưởng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa đã dẫn đến các vấn đề về môi trường tại đây. Nguyên nhân quan trọng là chất thải rắn không được quản lý đầy đủ. Do đó cần có các giải pháp mới cho quản lý chất thải. Trung bình: 170 tấn chất thải rắn đô thị được tại ra mỗi ngày ~ 1150kg/người/ngày. Trong đó: 50% vật liệu hữu cơ 50% vật liệu hữu cơ 30% có
khả năng tái chế.
-Biện pháp quản lý: Tối đa hóa tái chế, tối thiểu hóa chôn lấp bao gồm: phân loại tại nguồn, thu gom, tái chế, sản xuất phân bón và chôn lấp hợp vệ sinh.
- Hiệu quả quản lý:
+ Giảm khối lượng chôn lấp tới 27%
+ Lợi nhuận ước tính 80 triệu USD
b) Kinh nghiệm quản lý CTR tại Minnesota, Mỹ:
- Cơ cấu tổ chức: Có hai cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý chất thải rắn tại Minnesota.
Cơ quan Kiểm soát ô nhiễm Minnesota (MPCA) trực thuộc Cơ quan Bảo vệ môi trường liên bang, nó phát triển và thực thi các quy định quản lý chất thải của nhà nước. Ngoài ra, MPCA cấp giấy phép quản lý chất thải rắn đối với chất thải xe tải và chủ sở hữu cơ sở chất thải rắn.
Văn phòng trợ giúp môi trường bang Minnesota (Oea) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính , giáo dục môi trường cho các doanh nghiệp , chính quyền địa phương, trường học , các nhóm cộng đồng , và của công dân, tập trung cụ thể về giảm chất thải và tái chế. Oea cũng chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch chất thải rắn.
- Mục tiêu quản lý chất thải rắn:
+ Giảm số lượng và độc tính của chất thải phát sinh;
+ Phục hồi có thể sử dụng vật liệu và năng lượng từ chất thải;
+ Giảm thiểu chôn lấp chất thải
+ Phối hợp quản lý chất thải giữa cỏc phõn mảng chính trị
+ Bảo đảm trật tự và phát triển các cơ sở quản lý chất thải.
- Ưu tiên quản lý CTR:
+ Giảm chất thải và tái sử dụng
+ Tái chế chất thải
+ Ủ chất thải và chất thải thực phẩm sân
+ Tài nguyên phục hồi thông qua phân bón hoặc đốt và
+ Chôn lấp
- Lập kế hoạch quản lý CTR: Lập kế hoạch quản lý chất thải rắn chủ yếu là trách nhiệm quận, nhưng các yêu cầu quy hoạch thay đổi nếu nó là một huyện hay thành phố trong Minnesota. Kế hoạch đề xuất của quận phải được sự chấp thuận của Oea; nó phải bao gồm việc giảm chất thải và các quy định tái chế, cũng như quy định để giảm thiểu lượng chất thải được xử lý tại bói chụn lấp. Chính quyền thành phố phải xây dựng kế hoạch theo quy định gần đây nhất "Kế hoạch chính sách đô thị tầm xa" được thông qua bởi Hội đồng thành phố, và sửa đổi bởi Oea.
- Hình thức thu gom: Chính quyền thành phố có 3 lựa chọn:
+ Tự thu gom: thu thập rác thải bằng xe vận tải trong thành phố và người lao động;
+ Thuê tư nhân: hợp đồng với một hoặc nhiều công ty thu gom rác thải để thu thập rác thải trong thành phố.
+ Mở cửa: thành phố cho phép xe tải được cấp phép thu thập rác thải trong thành phố.
- Hiệu quả của hệ thống: Oea ước tính số lượng chất thải rắn phát sinh tại Minnesota đã tăng 37% kể từ năm 1992, mặc dù có một mục tiêu theo luật định để làm giảm lượng chất thải phát sinh 10% trong thời kỳ đó. Trong số khoảng
5.600.000 tấn, tạo ra: Khoảng 47% được tái chế; < 0.5% là phân compost; khoảng 20% là đốt trong các cơ sở chất thải thành năng lượng, và khoảng 33% được xử lý tại bãi chôn lấp. 658.000 tấn đã được chôn lấp ở bên ngoài tiểu bang.
c) Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng [33].
* Nhận xét về kinh nghiệm các nước trên thế giới.
- Mô hình quản lý CTRĐT: Khái niệm về hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (ngăn ngừa/giảm thiểu, tái chế, đốt và chôn lấp) đã được đúc rút từ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Hiện nay, việc
quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt đô thị nói riêng ở các nước trên thế giới, người ta áp dụng mô hình chung như dưới đây:
- Cách thức quản lý CTRĐT: Hầu hết các nước đều thực hiện mô hình 3R:
+ Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch…
+ Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác.
+ Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác.
Ở các nước phát triển, điển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, năng lực quản lý chất thải rắn đã ở mức cao từ việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đã được tổ chức tốt từ các chính sách pháp luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí cao và có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội.
Tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, ở những nơi công cộng và các tuyến phố rộng thoáng người ta sử dụng thùng 4 ngăn để thu gom phân loại rác thải từ khách Du lịch, khách vãng lai và khu vực lân cận là hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, do trình độ dân trí cao nên việc bới lượm các loại vỏ chai, vỏ hộp không diễn ra như ở nước ta. Vì vậy, vấn đề thu gom phân loại rác thải được thực hiện một cách đơn giản hơn so với nước ta.
- Chiến lược quản lý CTR: Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Giảm nguồn phát sinh chất thải, bao gồm tái sử dụng các sản phẩm;
+ Tái chế chất thải;
+ Thiêu đốt kết hợp với thu hồi năng lượng;
+ Chôn lấp.
1.3.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTRSH ở Việt Nam
Lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước). Chất thải ở các
vùng đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn. Ngược lại, lượng phát sinh chất thải sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn chỉ bằng một nửa mức phát sinh của dân đô thị (0,3 kg/người/ngày so với 0,7 kg/người/ngày) và phần lớn chất thải đều là chất thải hữu cơ dễ phân hủy [10]. (Xem bảng 1.5 và hình 1.3)
Bảng 1.5: Tình hình phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
Toàn quốc | Đô thị | Nông thôn | |
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (tấn/năm) | 12.800.000 | 6.400.000 | 6.400.000 |
Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm) | 128.400 | 125.000 | 2.400 |
Chất thải không nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm) | 2.510.000 | 1.740.000 | 770.000 |
Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm) | 21.000 | - | - |
Tỷ lệ thu gom trung bình (%) | - | 71 | 20 |
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người (kg/người/ngày | - | 0,8 | 0,3 |
Nguồn: Báo cáo diễn biễn môi trường Việt Nam, 2004. [1]
3.54% 21.14% 45.24% 19.42% 10.66% | Đô thị loại đặc biệt Đô thị loại I Đô thị loại II Đô thị loại III Một số các đô thị loại IV |
Hình 1.3: Tỉ lệ phát sinh CTRSH tại các loại đô thị Việt Nam năm 2007 [32]
Công tác thu gom và vận chuyển rác thải ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại các phế thải có khả năng tái chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ 65% (năm 2003) lên 72% (năm 2004) và lên đến 80-82% (năm 2008). Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình 40-55% (năm 2003, con số này chỉ là 20%). Theo thống kê, hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản [32].
Công nghệ xử lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng chưa được quan tâm nghiên cứu và hoàn thiện, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom và xử lý chất thải không thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương. Do vậy, các công trình xử lý CTR còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất…
Tại Việt Nam những biện pháp để xử lý rác thải thường là: Phương pháp sinh học; Phương pháp chôn lấp; Phương pháp đốt; Phương pháp xử lý bằng công nghệ ép kiện; Phương pháp xử lý bằng công nghệ Seraphin. Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đô thị có từ 2-3 bãi chôn lấp/khu xử lý). Trong đó, có tới 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Các bãi còn lại, CTR phần lớn được chôn lấp rất sơ sài [9].
Hệ thống quản lý chất thải rắn tại một số đô thị Việt Nam như sau (Hình 1.4):
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà Nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia.
Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.
Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố.
Công ty môi trường đô thị (URENCO) ở các thành phố đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác theo chức năng được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giao thông công chính giao.
Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay của Việt Nam, cơ cấu và sơ đồ tổ chức trên chỉ đúng tại một vài tỉnh thành phố lớn, các khu đô thị tập trung. Mô hình quản lý trên chưa được áp dụng hoàn chỉnh, chưa triển khai đồng bộ trong cả nước đặc biệt là các khu vực nông thôn, hoặc các đô thị nhỏ.
Với năng lực hiện tại và tốc độ phát triển dân số, tốc độ đô thị hoá thì nhu cầu quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng ở Việt Nam là rất lớn. Nếu không có sự quan tâm đến công tác quản lý, thiết lập các hệ thống thu gom, xử lý và tiêu huỷ hợp lý các chất thải này thì có thể gây ra những rủi ro, suy thoái môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người và vật nuôi.
Sở Giao thông công chính
Bộ Xây dựng
Sở Tài nguyên và Môi
UBND
các cấp dưới
Công ty môi trường đô thị (thu gom, vận
chuyển, xử lý tiêu huỷ)
Chất thải rắn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
UBND thành phố
Hình 1.4: Hệ thống quản lý chất thải rắn tại một số đô thị Việt Nam [21]
1.3.2.4. Kinh nghiêm
quản lý chất thải rắn sinh hoạt sinh hoạt một số đô thịViêt
Nam
Tái sử dụng và tái chế
CTR đô thị có thể tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm như: các chất thải hữu cơ chế biến làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; tái chế giấy, kim loại, nhựa, thủy tinh... (xem hình 1.5). Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ và tái chế giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại như sắt, đồng, chì, nhôm... chỉ đạt khoảng 8 ÷ 12% CTR đô thị thu gom được.
23