định, tư vấn, phản biện, đánh gá, quy hoạch và xây dựng các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án và các chương trình khoa học và công nghệ, các chính sách, chiến lược phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng và chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển; Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học về tài nguyên và môi trường biển;
Một số ban ngành khác cũng có các bộ phận có liên quan đến công tác quản lý môi trường như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có bộ phận thường trực của Ban chỉ huy phòng chống cứu nạn của tỉnh nằm trong Chi cục thủy sản và một số bộ phận nhỏ lẻ từ các ban ngành khác.
Ở cấp địa phương (tỉnh Quảng Ninh) theo chức năng, nhiệm vụ: Sở TN-MT, UBND Thành phố Hạ Long, BQL vịnh Hạ Long và các cơ quan liên quan trong thời gian qua đã đạt được kết quả như sau:
- Đối với Sở TN-MT:
+ Trực tiếp là cơ quan tham mưu giúp UBND Tỉnh phê duyệt các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đến nay, Sở đã tham mưu cho UBND Tỉnh phê duyệt ĐTM cho 32 dự án có hoạt động trên vịnh và ven bờ vịnh.
+ Theo uỷ quyền của UBND Tỉnh, đã cấp Giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước biển ven bờ vịnh Hạ Long cho 25 cơ sở.
- Đối với UBND Thành phố Hạ Long.
Đã tiếp nhận và thẩm định bản cam kết bảo vệ môi trường trên 650 dự án. Trong đó có 58 dự án hoạt động ven bờ vịnh Hạ Long và đăc biệt là trên 430 tàu lưu trú và vận chuyển khách tham quan trên vịnh Hạ Long (khoảng gần 100 tàu còn lại chưa đăng ký).
- Đối với BQL vịnh Hạ Long:
+ Kết hợp với Cảng tàu du lịch Bãi Cháy tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường đối với 523 phương tiện chuyên chở khách du lịch trên Vịnh;
+ Tổ chức ký cam kết với các hộ ngư dân tham gia bảo vệ môi trường Di sản, hàng năm đều tổ chức các đợt ra quân bảo vệ môi trường biển tại các làng chài trên Vịnh.
+ Ban đã xây dựng đội ngũ cộng tác viên quản lý, bảo vệ Di sản tại các điểm dân cư trên Vịnh và hoạt động tương đối hiệu quả.
- Cùng với các Sở, Ban, ngành liên quan hàng năm các đơn vị trên cũng đã triển khai các hoạt động tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường và các giá trị Di sản cho cộng đồng dân cư, khách du lịch đến tham quan vịnh thông qua hình thức lắp đặt các bảng hướng dẫn, nội quy, biển báo, pa nô, apphich, băng zôn, khẩu hiệu; Tổ chức các buổi lễ mitting hưởng ứng các ngày môi trường, tuần lễ biển và hải đảo; các Hội thảo tuyên truyền giải pháp, công nghệ, thiết bị bảo vệ môi trường các nhà bè, phương tiện thủy nội địa hoạt động trên Vịnh Hạ Long v.v…
b. Công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường vịnh Hạ Long
- Căn cứ Quyết định số 3108/QĐ-UBND ngày 25/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc “Phê duyệt Mạng điểm quan trắc môi trường nước và không khí tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, đối với Vịnh Hạ Long bao gồm 21 điểm. Định kỳ 01 Quý/lần, Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường thực hiện việc lấy mẫu để phân tích, đánh giá thực hiện việc lập Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh.
- Đối với BQL vịnh Hạ Long: năm 2010 đã đầu tư được các thiết bị phục vụ việc lấy mẫu và phân tích môi trường. Ban đã xác định được tổng số 41 vị trí để thực hiện lấy mẫu và phân tích, đánh giá theo các Quý và đã thực hiện định kỳ từ năm 2011 đến nay.
Nhìn chung, công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường vịnh Hạ Long được thực hiện định kỳ, với một mạng điểm có tính đặc trưng, đảm bảo phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành.
c. Công tác thu gom rác thải ven bờ và trên Vịnh Hạ Long.
BQL vịnh Hạ Long đang thực hiện thu gom rác trên vịnh theo 2 hình thức:
+ Thu gom ở dải 700 m ven bờ từ Cầu tầu Hải quan phường Hòn gai đến khu vực cột 8 phường Hồng Hà (theo Quyết định số 2055/QĐ-UB ngày 06/8/1998 của UBND Tỉnh Quảng Ninh V/v Phân công trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải trên
vịnh Hạ Long đây là trách nhiệm của UBND Thành phố). Tuy nhiên, hiện nay UBND Tỉnh đã giao tạm thời cho BQL vịnh Hạ Long thực hiện theo Quyết định số 411/QĐ-UBND ngày 5/2/2010 Phê duyệt dự án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trôi nổi ven bờ vịnh Hạ Long. Kết quả như sau:
. Giai đoạn 1 từ tháng 5/2010 đến tháng 5/2011, thu gom được 3.693 m3.
. Giai đoạn 2 từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012, thu gom được 3.024 m3.
+ Thu gom rác trên toàn mặt Vịnh và tại các tuyến điểm tham quan du lịch: Ban Quản lý Vịnh có 4 Trung tâm thực hiện công việc này:
- Trung tâm 1 có 3 đò, 5 mủng nan, 15 người.
- Trung tâm 2 có 5 đò, 2 mủng nan, 20 người.
- Trung tâm 3 có 2 tàu, 2 mủng nan và 8 người.
- Trung tâm 4 có 2 tàu, 10 mủng và 24 người.
Với việc triển khai các hoạt động thu gom rác thải trên, cảnh quan môi trường trên và ven bờ vịnh đã được cải thiện rò rệt, không còn rác thải trôi nổi phản cảm như thời gian trước.
d. Công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp từ đất liền
Thực tế các hoạt động phát triển kinh tế xã hội có phát sinh nước thải được xả thải ra môi trường tự nhiên một phần được thẩm thấu xuống môi trường đất, còn lại hầu hết ra biển. Trong luận văn này sẽ đề cập đến công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố hiện nay và các loại hình sản xuất công nghiệp trên đất liền đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải như sau:
+ Đối với khu vực Bãi Cháy: Nhà máy xử lý nước thải Ao Cá với sông suất
3.500 m3/ngày được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của tỉnh Quảng Ninh. Đây là nhà máy xử lý nước thải hiện đại sử dụng công nghệ bùn hoạt tính và được điều khiển hoàn toàn tự động trên hệ thống máy vi tính mới được hoàn thành vào đầu năm 2007. Nước thải sinh hoạt khu dân cư, dịch vụ ở Phía Nam phường Bãi Cháy được thu gom trên tuyến đường ống dài gần 7 km và được gom lại tại 8 trạm bơm tự động đưa về nhà máy xử lý. Tại đây, nước thải được đưa vào
bể lắng bùn trước khi đưa vào bể xử lý. Tại bể xử lý (bể cân bằng), hệ thống cảm ứng trong bể sẽ phân tích mẫu nước và đưa ra các thông số để máy tính xử lý. Từ những thông số đó, máy tính sẽ điều chỉnh hệ thống xử lý nước thải đến khi đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường thì sẽ tự động chảy ra hệ thống hồ xử lý triệt để gồm 6 hồ trước khi thải ra Hồ Hùng Thắng ra ngoài môi trường .
+ Đối với khu vực Hòn Gai: Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5 năm 2009, với công suất 7.200 m3/ngày. Đây là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất được xây dựng trên địa bàn thành phố cũng như địa bàn tỉnh hiện nay. Nhà máy có nhiệm vụ thu gom toàn bộ nguồn nước thải sinh hoạt từ 6 phường trung tâm của TP Hạ Long (Hồng Gai, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Cao Xanh, một phần các phường Yết Kiêu, Hồng Hải và Hà Khánh- với tổng chiều dài tuyến thu gom trên 15km) để xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B mới thải ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường thành phố và Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long .
Hình 3.25: Sơ đồ tuyến thu gom nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố
(thể hiện qua đường nét đứt màu đỏ)
Đối với một số khu đô thị ven biển, hiện nay đã đầu tư được các trạm xử lý nước thải sinh hoạt như sau:
+ Khu đô thị Vựng Đâng với quy mô trên 30 ha: đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 2.000 m3/ngày. Trạm hiện tại đã bàn giao cho UBND Thành phố quản lý từ tháng 5/2012
+ Khu đô thị Cột 5-Cột 8 và Khu đô thị Cột 5-Cột 8 mở rộng với quy mô trên 350ha đã đầu tư xây dựng 02 trạm xử lý nước thải sinh hoạt với công suất
1.200 m3/ngày/trạm.
Đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp trên đất liền:
+ Hoạt động khai thác than của Vinacomin. Với công suất khai thác các năm trên 10 triệu tấn, dự kiến năm 2012 đạt 12 triệu tấn. Với công suất như vậy, dự kiến sẽ phát sinh khoảng 20 triệu m3 nước thải trên năm. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có một số trạm xử lý nước thải mỏ như sau:
. Cụm xử lý nước thải của Công ty cổ phần than Hà Lầm: 6.200 m3/ngày.
. Cụm xử lý nước thải của Công ty TNHH 1.TV Than Hòn Gai: 4.890 m3/ngày.
Các đơn vị còn lại là Công ty CP Than Núi Béo và Công ty CP Than Hà Tu chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏ.
. Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng: 2.000 m3/ngày. Lượng nước sau xử lý được dùng để tuần hoàn tái sản xuất.
Như vậy với tổng công suất các trạm xử lý nước thải mỏ mới chỉ đạt trên
13.090 m3/ngày (tức là xấp xỉ đạt 5.000.000 m3/năm).
+ Khu công nghiệp: trên địa bàn thành phố hiện có 02 KCN tập trung đã đi vào hoạt động là KCN Cái Lân tại phường Bãi Cháy và KCN Việt Hưng tại phường Việt Hưng. Trong đó, có KCN Cái Lân đã đầu tư trạm xử lý nước thải với công suất
1.200 m3/ngày, còn lại KCN Việt Hưng chưa được đầu tư xây dựng.
+ Công nghiệp xăng dầu: Hiện trên địa bàn có cảng xuất nhập xăng dầu và hệ thống kho chứa tại phường Bãi Cháy và phường Hà Khẩu. Hoạt động này cũng
phát sinh nước thải có lẫn dầu từ các khâu rửa, xục đáy bể chứa v.v…hiện tại Công ty xăng dầu B12 cũng đã đầu tư được 02 trạm xử lý nước thải cho 02 khu vực kho chứa với công suất 200 m3/mẻ/2 ngày/trạm.
+ Công nghiệp thực phẩm:
. Nhà máy bia và nước giải khát Hạ Long: hiện nay cũng đã đầu tư xây dựng trạm xử lý với công suất: 1.200 m3/ngày.
. Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại phường Bạch Đằng của Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh với công suất 300 m3/ngày.
+ Cảng biển: Cảng Cái Lân hiện nay cũng đã đầu tư trạm xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 400 m3/ngày. Cục hàng hải Việt Nam cũng đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải là canh từ các tàu cập cảng bốc xếp hàng hoá với công suất xử lý 20 m3/ngày.
Bảng 3.16: Danh sách các trạm xử lý nước thải trên địa bàn thành phố
Tên trạm xử lý nuớc thải | Công suất ( m3/ngày) | Ghi chú | |
I | Nước thải sinh hoạt | 15.500 | |
1.1 | Ao Cá | 3.500 | |
1.2 | Hà Khánh | 7.200 | |
1.3 | Vựng Đâng | 2.000 | |
1.4 | Cột 5-cột 8 | 1.200 | |
1.5 | Cột 5-cột 8 mở rộng | 1.200 | |
1.6 | Cảng Cái Lân | 400 | |
II | Nước thải công nghiệp khai thác, chế biến than | 13.090 | |
2.1 | Hòn Gai | 4.890 | |
2.2 | Hà Lầm | 6.200 | |
2.3 | Tuyển than Hòn Gai | 2.000 | |
III | Nước thải công nghiệp khác | 3.120 | |
3.1 | KCN Cái Lân | 1.200 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Diễn Hàm Lượng Tss Tại Các Điểm Nghiên Cứu
- Bảng Thống Kế Diện Tích Rừng Ngập Mặn Khu Vực Hoành Bồ - Hạ Long
- Cảng Nước Sâu Cái Lân: Đây Là Cảng Nước Sâu Lớn Nhất Tại Khu Vực Miền Bắc
- Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp - 12
- Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Cảng B12 | 200 | ||
3.3 | Kho dầu B12 | 200 | |
3.4 | Nhà máy bia và nước giải khát Hạ Long | 1.200 | |
3.5 | Nhà máy chế biến thuỷ sản | 300 | |
3.6 | Cục Hàng Hải Việt Nam | 20 |
3.3.2 Những bất cấp, tồn tại trong công tác quản lý môi trường nước biển ven bờ thành phố Hạ Long hiện nay
3.3.2.1 Về công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành
Mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản nhằm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng song những khó khăn, vướng mắc trong quản lý Vịnh vẫn chưa được tháo gỡ. Đó là: BQL vịnh Hạ Long là cơ quan quản lý nhà nước đối với riêng vịnh Hạ Long tuy nhiên thẩm quyền, trách nhiệm của BQL vịnh Hạ Long chỉ thu hẹp trong phạm vi đã được công nhận là di sản với 434 km2, không có phạm vi vùng đệm; hay Ban quản lý có con người, có phương tiện nhưng lại không có thẩm quyền (xử phạt các hành vi vi phạm hành chính v.v..) trong khi đó các sở, ngành, địa phương liên quan thiếu phương tiện, thiếu nhân lực nhưng lại có thẩm quyền; hiện nay Ban mới chỉ thu và quản lý phí tham quan trong khi phí an ninh, phí môi trường chưa được quy định để thu phục vụ cho công tác đảm bảo an ninh và vệ sinh môi trường di sản v.v…
- Thiếu cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất theo hướng quản lý đa ngành, đa mục tiêu, đa lợi ích nên làm ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể về sử dụng không gian vịnh Hạ Long.
- Công tác thanh kiểm tra về bảo vệ môi trường đã được các địa phương quan tâm, thực hiện song tính chủ động chưa cao. Một số vụ việc vi phạm về bảo vệ môi trường chưa được xử lý kịp thời, triệt để đã gây bức xúc trong dư luận.
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt qui hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm
2020 nhưng việc xây dựng Qui hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020 của tỉnh còn chậm được thực hiện. (Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do Ban quản lý Vịnh Hạ Long là Chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tại Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 06/5/2010. Đến nay, đồ án quy hoạch đang trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam thỏa thuận quy hoạch nên chưa được phê duyệt để có cơ sở triển khai thực hiện)
Do nhu cầu phát triển, nên khu vực nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long (khu Di sản Thế giới) gồm toàn thể khu vực bảo tồn cảnh quan, địa chất, địa mạo, văn hoá, lịch sử, bảo tồn sinh thái là khu vực bảo tồn tuyệt đối nhưng quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phân khu chức năng tại các khu vực ven bờ thuộc phạm vi Di sản chưa ổn định, trong đó có một số dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị vẫn điều chỉnh nhiều lần (như khu đô thi cột 5 cột 8 mở rộng, Khu đô thi Cao Xanh-Hà Khánh v.v..), tiến độ xây dựng của các công trình còn chậm … dẫn đến bất cập trong công tác quản lý.
3.3.2.2. Về các quy định chính sách, pháp luật
- Từ năm 1987 Việt Nam tham gia Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản thiên nhiên và văn hoá được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 16/11/1972 nhưng các văn bản luật pháp liên quan đến di sản nói chung (Di sản thiên thiên, Di sản văn hoá, Di sản hỗn hợp) chưa hoàn thiện, nhất là đối với di sản thiên nhiên.
- Từ khi Việt Nam có luật Bảo vệ môi trường năm 1993 nay là Luật Bảo vệ môi trường 2005 và tham gia Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL 73/78), chúng ta đã có hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật về bảo vệ môi trường nói chung, trong đó có các quy định về bảo vệ môi trường biển và chống ô nhiễm dầu trên biển. Tuy nhiên, các quy định về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển do các hoạt động của ngành giao thông vận tải còn chung chung, không cụ thể và thiếu đồng bộ, nên hiện nay chúng ta không kiểm soát được các nguồn phát thải gây ô nhiễm dầu do các phương tiện vận tải thủy nội địa thải ra