Hàm Lượng Tss Trong Nguồn Nước Mặt Phục Vụ Cấp Nước Sinh Hoạt

d) Quan điểm tiếp cận địa lý trong quản lý nhà nước về môi trường

Tiếp cận địa lý (quan điểm địa lý) bao gồm tính không gian (tính lãnh thổ), tính thời gian, tính tổng hợp và quan hệ tương hỗ, tính cụ thể và ngôn ngữ bản đồ (Từ điển bách khoa địa lý - 1988. Tr. 57; Nguyễn Cao Huần). Trên từng vùng lãnh thổ sẽ có những hoạt động kinh tế đặc trưng riêng nên cũng sẽ tác động tới môi trường không giống nhau. Do vậy phải có các biện pháp quản lý riêng phù hợp.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp kế thừa: Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng, giúp làm rò cơ sở lý luận và các hướng cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Tác giả của luận văn đã phân tích và kế thừa một số kết quả và phương pháp nghiên cứu trong các công trình đã công bố.

b) Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá: tổng hợp các thông tin thu thập được để thông tin có tính hệ thống, và tổng hợp các thông tin cần thiết cho luận văn. Việc tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó giúp tránh trùng lặp trong nghiên cứu, thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó theo hướng nghiên cứu của đề tài.

Trong luận văn tác giả phân tích các số liệu, thông tin đã tổng hợp được từ các dự án, nghiên cứu, báo cáo đã thu thập được qua đó đánh giá hiện trạng môi trường và hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố. Xác định mức đầy đủ của thông tin.

c) Phương pháp thực nghiệm: sau khi phân tích, nếu cần thiết sẽ tiến hành lấy mẫu, phỏng vấn thực địa và phân tích, nghiên cứu, đánh giá để hoàn thiện hệ thống số liệu thông tin.

e) Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: tham vấn ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong phân tích hiện trạng môi trường, công tác quản lý môi trường và các vấn đề liên quan.

2.2.3. Quy trình thực hiện

Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện theo 4 bước (hình 1.3)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Giai đoạn 1 chuẩn bị: Đây là giai đoạn khởi đầu quan trọng trong quy trình thực hiện đề tài vì nó xác định trước mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Bước này là khảo sát sơ bộ tổng thể tự nhiên - kinh tế xã hội ở địa bàn nghiên cứu, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện.

Giai đoạn 2 điều tra tổng hợp: Đây là giai đoạn đi thu thập cơ sở dữ liệu cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội từ sách vở, tài liệu điều tra thực địa, tài liệu phân tích trong phòng để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Giai đoạn 3 đánh giá hiện trạng môi trường và thực trạng quản lý môi trường tại thành phố Uông Bí: Đây là bước quan trọng nhằm xác định hiện trạng môi trường, các vấn đề môi trường bức xúc của thành phố, phân tích thực trạng quản lý môi trường để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý môi trường tại thành phố Uông Bí.

Giai đoạn 4 đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về Môi trường: Đây là khâu cuối cùng trong quy trình nghiên cứu.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Bước 1

Thu thập và phân tích tổng hợp số liệu

Cơ sở lý luận QLNN về MT

Phân tích điều kiện tự nhiên, KT - Bước 2

XH, tai biến thiên nhiên…

Bước 3

Hiện trạng môi trường và các vấn đề môi trường bức xúc.

Thực trạng công tác quản lý môi trường.

Các giải pháp nâng cao QLNN , bảo vệ

môi trường theo không gian

Bước 4

Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí

3.1.1. Hiện trạng môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng quan tâm ở thành phố Uông Bí, chất lượng nước xuống cấp do một số nguyên nhân sau:

- Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa triệt để của một số nhà máy: nhiệt điện Uông Bí, khai thác than, sản xuất xi măng, công nghiệp chế biến...

- Nước thải sinh hoạt hầu hết đều chưa qua xử lý và thải trực tiếp ra ngoài. Do sự xuống cấp, thiếu, không đồng bộ của hệ thống thu gom, xử lý nước thải một lượng ít nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý còn lại được thải trực tiếp ra môi trường.

- Nước chảy tràn qua các khai trường, các khu khai thác...

Các nguồn thải này được sử dụng cho nhà máy nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản ở phía nam thành phố. Như vậy, có thể thấy nhu cầu xử lý nước thải và sử dụng nguồn nước sạch trên địa bàn thành phố Uông Bí là cấp thiết.

1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

a) Nguồn sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, nhà hàng khách sạn, khu vực công sở tại thành phố Uông Bí hầu như chưa được xử lý, thải trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là sông, suối, kênh, mương. Ước tính lượng nước thải của:

- Các hộ dân: Với số dân của thành phố Uông Bí là 111.170 (năm 2012), lượng nước sử dụng là: 111170 x 100 l/người.ngày = 11.117m3. Lượng nước thải được tính bằng 70% lượng nước sử dụng sẽ là 7.782 m3/ngày.đêm.

- Khách sạn, nhà hàng: Tính theo số lượng khách du lịch đến đây hàng năm. Năm 2012 lượng khách du lịch tại TP Uông bí là 2,6 triệu lượt khách, trong đó lượng khách đến thăm quan khu danh thắng Yên Tử là 2,2, triệu lượt.

Như vậy, lưu lượng nước thải từ quá trình sinh hoạt cũng tương đối lớn.

Trên địa bàn thành phố Uông Bí có 2 hồ sinh học tự xử lý nước thải sinh hoạt đó là hồ 2 khu 7 phường Thanh Sơn và Khu hồ xử lý nước thải sinh hoạt khu Phú Thành Tây phường Yên Thanh. Việc xử lý nước thải ở các hồ này cũng chỉ là quá trình tự xử lý nước thải. Các nguồn nước thải từ đô thị và khu dân cư hầu như ô nhiễm các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng và Coliform.

b) Hoạt động sản xuất công nghiệp

Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất tới chất lượng nước mặt là nước thải công nghiệp, đặc biệt nước thải do hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, chưa được xử lý hoặc xử lý sơ bộ rồi đổ trực tiếp vào các sông suối. Hoạt động khai thác khoáng sản còn là nguyên nhân chính gây bồi lắng, thay đổi chế độ dòng chảy của các vực nước mặt.

c) Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Các hoạt động thâm canh nông nghiệp như sử dụng hoá chất trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học (bình quân lượng phân bón hoá học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ 90 - 110 tấn/năm), tạo nên lượng lớn các chất ô nhiễm chảy vào sông, hồ và các nguồn nước mặt khác trên địa bàn thành phố.

d) Nguồn thải từ bệnh viện

Nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Uông Bí.

e) Ô nhiễm từ chất thải rắn

Rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, tại thành phố Uông Bí rác đã được thu gom, chôn tại bãi rác Lạc Thanh, Vàng Danh, và Than Thùng. Rác thải tại nhiều khu dân cư nông thôn cũng chủ yếu xử lý theo kiểu đổ bỏ, và đốt. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh tật cho người dân và ô nhiễm nguồn nước trong khu vực.

Nguồn phát thải chất thải rắn: công nghiệp, sinh hoạt, y tế ngày càng gia tăng, trong khi đó sự quản lý lại không đầy đủ, việc xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại chưa đạt tiêu chuẩn, chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ

sinh điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường nước của thành phố.

2. Đặc điểm chất lượng nước

Mặc dù có nguồn tài nguyên nước tương đối phong phú và đa dạng nhưng do tốc độ đô thị hoá và tăng trưởng nhanh trong sản xuất công nghiệp nặng như khai thác than, sản xuất điện nên môi trường nước của thành phố đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng. Ngoài ra, nước thải do sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nước chảy tràn cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước Uông Bí.

a) Môi trường nước mặt

* Các nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt

Hệ thống cấp nước Thành phố Uông Bí gồm: Nhà máy nước Lán Tháp dùng nước mặt từ suối Vàng Danh; Nhà máy nước Đồng Mây lấy nước từ kênh N2 - dẫn nước từ hồ Tân Lập; Nhà máy nước của nhà máy nhiệt điện Uông Bí dùng nước sông Uông.Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ cho nước cấp sinh hoạt tháng 2/2013, đã tiến hành quan trắc tại 12 vị trí gồm có nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước ở các vị trí khác nhau, nước máy sau xử lý của các nhà máy ở các địa điểm khác nhau, nước dưới hồ, nước khe suối cung cấp cho sinh hoạt,....

Kết quả phân tích cho thấy:

- 12/12 mẫu chỉ số pH đều nằm trong khoảng từ 6,24 - 7,89, trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn.

Hình 3 1 Hàm lượng TSS trong nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt Ghi 1

Hình 3.1. Hàm lượng TSS trong nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt

Ghi chú:

Mẫu III.1. Suối Vàng Danh – Đập Lán Tháp

Mẫu 1. Nước dưới hồ chưa xử lý thôn 1 – Điền Công

Mẫu 2. Nước dưới hồ bơm lên đã xử lý thôn 1 – Điền Công Mẫu 3. Nước khe khu 1dùng để ăn uống, phường Vàng Danh

Mẫu 4. Nước suối Vàng Danh cạnh bãi thải Vàng Danh 2 của Công ty than Vàng Danh Mẫu 5. Nước máy tại hộ Đỗ Thị Nòn – tổ 16 – khu Bí Giàng – Yên Thanh

Mẫu 6. Nước suối Uông Thượng – khu 7 – Vàng Danh

Mẫu 7. Nước máy tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển – phố Tuệ Tĩnh – Thanh Sơn Mẫu 8. Nước máy tại Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh

- Hàm lượng TSS ở các mẫu nước máy thấp dao động từ 2,30 mg/l đến 11,2mg/l. Hàm lượng TSS ở các mẫu nước suối, sông phục vụ cấp nước cho các nhà máy cao hơn, dao động từ 5 - 17,8mg/l và vẫn nằm trong QCVN 08:2008/BTNMT cả cột A1 và A2. Trong đó hàm lượng TSS cao nhất là ở mẫu nước hồ chưa xử lý Thôn 1

- Điền Công nguyên nhân là do hồ là loại thủy vực tĩnh, ít có sự lưu thông với các hệ thống nước khác. Đối với nguồn nước sống suối làm nước cấp thì Nước suối Vàng Danh vị trí ở khu dân cư có hàm lượng TSS cao hơn hẳn nguyên nhân là trong sinh hoạt người dân có thải nhiều chất hữu cơ vào trong nước, còn tại suối Uông Thượng và Nước suối Vàng Danh vị trí ở khu dân cư và vị trí gần bãi thải Vàng Danh 2 thì hàm lượng TSS cao chủ yếu là do thất thải từ hoạt động khai thác, chế biến than,...

- Về hàm lượng COD có 3/12 mẫu vượt quy chuẩn. Trong đó, mẫu nước quan trắc tại đập Lán Tháp - sông Vàng Danh là 18,36 (mg/l) vượt gần 2 lần so với quy chuẩn, mẫu nước nước suối Vàng Danh cạnh bãi thải Vàng Danh 2 của Công ty than Vàng Danh và nước suối Uông Thượng - khu 7 - Vàng Danh có hàm lượng COD lần lượt là 11, 2 (mg/l), 13,4 (mh/l) vượt hơn 1 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT (A1). Nhìn chung, hàm lượng COD trong nước mặt cấp phục vụ sinh hoạt là tương đối tốt, chỉ có vài điểm ô nhiễm ô nhiễm nhẹ, không đáng kể.


20

18

16

14

12

10

8

6

4

2

0

Mẫu Mẫu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7Mẫu 8

II.2 III.1

COD (mg/l)

QCVN 08:2008/BTNMT (A1)


Hình 3.2. Hàm lượng COD trong nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt

Ghi chú:

Mẫu II.2. Suối 12 khe

Mẫu III.1. Suối Vàng Danh – Đập Lán Tháp

Mẫu 1. Nước dưới hồ chưa xử lý thôn 1 – Điền Công

Mẫu 2. Nước dưới hồ bơm lên đã xử lý thôn 1 – Điền Công Mẫu 3. Nước khe khu 1dùng để ăn uống, phường Vàng Danh

Mẫu 4. Nước suối Vàng Danh cạnh bãi thải Vàng Danh 2 của Công ty than Vàng Danh Mẫu 5. Nước máy tại hộ Đỗ Thị Nòn – tổ 16 – khu Bí Giàng – Yên Thanh

Mẫu 6. Nước suối Uông Thượng – khu 7 – Vàng Danh

Mẫu 7. Nước máy tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển – phố Tuệ Tĩnh – Thanh Sơn Mẫu 8. Nước máy tại Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh

- Về hàm lượng BOD5 có 4/12 mẫu vượt QCVN 08:2008/BTNMT(A1). Trong đó, có hai mẫu tại suối Vàng Danh – đập Lán Tháp ở vị trí II, III có hàm lượng BOD5 lần lượt là 5,21 (mg/l) vượt hơn 1,2 lần và 11,25 (mg/l) vượt gần 3 lần so với qua chuẩn.

Như đã chỉ ra trong phần phân tích hàm lượng TSS, các mẫu nước ở các vị trí có hàm lượng TSS cao cũng thường là mẫu có chỉ số COD, BOD5 cao. Như vậy nhu cầu oxy hóa hóa học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Vì vậy các nguồn nước đặc

biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy trước khi thải vào sông, suối hồ cần phải xử lý tránh ảnh hưởng đến hệ sinh thái của sông, hồ.


12


10


8


6


4


2


0

Mẫu II.1 Mẫu III.1 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8

BOD5 (mg/l)

QCVN 08:2008/BTNMT (A1)


Hình 3.3. Hàm lượng BOD5 trong nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt

Ghi chú:

Mẫu II.1. Suối Vàng Danh – Đập Lán Tháp(vị trí 1) Mẫu III.1. Suối Vàng Danh – Đập Lán Tháp (vị trí 2) Mẫu 1. Nước dưới hồ chưa xử lý thôn 1 – Điền Công

Mẫu 2. Nước dưới hồ bơm lên đã xử lý thôn 1 – Điền Công Mẫu 3. Nước khe khu 1dùng để ăn uống, phường Vàng Danh

Mẫu 4. Nước suối Vàng Danh cạnh bãi thải Vàng Danh 2, Công ty than Vàng Danh Mẫu 5. Nước máy tại hộ Đỗ Thị Nòn – tổ 16 – khu Bí Giàng – Yên Thanh

Mẫu 6. Nước suối Uông Thượng – khu 7 – Vàng Danh

Mẫu 7. Nước máy tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển - phố Tuệ Tĩnh - Thanh Sơn Mẫu 8. Nước máy tại Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh


- Nồng độ oxy hòa tan (DO) đều tương đối tốt, gần đạt nồng độ bão hòa.

- Nồng độ các kim loại nặng đều tương đối thấp, nằm dưới (cột A1 và A2) QCVN 08-2008/BTHMT cho phép tương đối xa. Nhận thấy trong nước sinh hoạt không phát hiện thấy các kim loại nặng, còn trong nước sông, suối cấp nước cho các nhà máy có phát hiện kim loại nặng ở nồng độ rất thấp, đạt QCVN. Điều đó chứng tỏ các nhà máy nước đã hoạt động tốt và cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022