Tải Lượngvà Nồng Độ Các Chất Ô Nhiễm Chính Trong Nước Thải Sinh Hoạt Trong Giai Đoạn Hoạt Động Dự Án


Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng dự án được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.31. Tải lượngvà nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động dự án


Chất ô nhiễm

Khối lượng (g/người/ngày)

Tải lượng (kg/ngày)

Nồng độ (mg/l)

QCVN 40:2011/BTNMT

(mức B)

BOD5

45 - 54

360 - 432

937,5 - 1125

50

COD

72 - 102

576 - 816

1500 - 2125

150

SS

70 - 145

560 - 1160

1458 - 3021

100

N

6 - 12

48 - 96

125 - 250

40

Amôni

2,4 - 4,8

19,2 - 38,4

50 - 100

10

P

0,4 - 0,8

3,2 - 6,4

8,33 - 16,67

6

Coliform

106- 109 MPN/100 ml

5 x 103 MPN/100 ml

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ - 11


(Nguồn: Trần Đức Hạ, ử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, 2002)

Với kết quả tính toán như trên cho thấy nước thải phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án có nồng độ các chất ô nhiễm vượt ngưỡng so với quy chuẩn Việt Nam nếu không có biện pháp thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn thải trước khi thải ra môi trường thì đây sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm khu vực xung quanh CCN do gia tăng đột biến hàm lượng các chất hữu cơ, coliform và vi sinh vật gây bệnh đồng thời phát sinh mùi hôi thối khó chịu do quá trình phân hủy các chất hữu cơ của các vi sinh vật hoại sinh.


- Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng của CCN:

Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn bao gồm: BOD, COD, SS, dầu mỡ và các tạp chất khác. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 - 1,5 mgN/l; 0,004 - 0,03 mgP/l; 10 - 20

mgCOD/l và 10 - 20 mgTSS/l.

Bảng 4.32. Hệ số d ng chảy theo đặc điểm mặt phủ


TT

Loại mặt phủ

1

Mái nhà, đường bê tông

0,80 - 0,90

2

Đường nhựa

0,60 - 0,70

3

Đường lát đá hộc

0,45 - 0,50

4

Đường rải sỏi

0,30 - 0,35

5

Mặt đất san

0,20 - 0,30

6

Bãi cỏ

0,10 - 0,15

(Nguồn: TC DVN 51:2006)

H - Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 100 mm/h), F - Diện tích xây dựng CCN Thanh Minh là: 229.257 m2.

Thay các giá trị trên vào công thức, xác định được lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án vào khoảng 5 m3/s.

Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 - 20 phút sau đó).

Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực CCN được ước tính như sau: BOD khoảng 35 - 50 mg/l; hàm lượng TSS khoảng từ 1.500 đến 1.800 mg/l.

Lượng chất bẩn (chất không hòa tan) tích tụ tại khu vực được xác định theo công thức như sau: M = Mmax(1- e-kz.t).F (kg).


Trong đó:

- Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất tại khu vực: 250 kg/ha;

- Kz: Hệ số động học tích lũy chất bẩn, Kz = 0,4/ngày;

- t: Thời gian tích lũy chất bẩn, 15 ngày;

- F: Diện tích khu vực thi công (ha), F = 22,9 ha.

(Nguồn: Trần Đức Hạ, Giáo trình Quản lý môi trường nước 2002)

Thay các giá trị vào công thức, tính được lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại công ty như sau:

M = Mmax(1 - eKz.t).F = 250 x (1 - e-(0,,4 x15).22,9 = 5.818,9 (kg)

Lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn tác động không nhỏ tới nguồn thủy lực tiếp nhận. Đặc biệt các chất bẩn này tích tụ lại gây bồi lắng các mương thoát nước khu vực xung quanh.

Phạm vi ảnh hưởng

Nước thải của CCN bao gồm nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn nếu không được xử lý thải vào môi trường ảnh hưởng tới nguồn nước tiếp nhận (nước mặt, nước dưới đất), đặc biệt nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của CCN là sông Hồng. Do trong thành phần nước thải của nhà máy có chứa một số chất như: bùn đất, BOD, COD, SS… và các tạp chất khác nên nước thải sinh hoạt của nhà máy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực và về lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất.

Thời gian chịu tác động chủ yếu trong suốt giai đoạn hoạt động sản xuất, mùa bị tác động chủ yếu về mùa mưa đặc biệt sau những trận mưa kéo dài.

4.4.1.3. Tác động đến môi trường đất

Nguồn gây tác động:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân;

- Chất thải rắn sản xuất;

- Chất thải nguy hại;


- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước cấp và hệ thống xử lý nước thải.

Thành phần, khối lượng chất thải:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân:

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO thì 1 người trung bình thải ra 0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Với số lượng công nhân viên 940 người, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 470 kg/ngày.

Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ, giấy phế thải và các loại phế thải từ khâu phục vụ văn phòng. Các thành phần khó phân huỷ như bao bì, hộp đựng thức ăn, đồ uống bằng nilon, thuỷ tinh, kim loại… có xu hướng gia tăng.

- Chất thải rắn sản xuất:

CTR sản xuất rất đa dạng, đặc tính của chúng phụ thuộc vào trình độ công nghệ và loại hình sản xuất. Đối với từng ngành sản xuất sẽ đầu tư và CCN Thanh Minh, thành phần và số lượng CTR phát sinh cũng khác nhau.

Bảng 4.33. Thành phần chất thải rắn đặc trưng của CCN Thanh Minh


STT

Ngành nghề sản xuất

Thành phần CTR


1


Lắp ráp, chế tạo thiết bị điện, điện tử…

Phôi thép, bavia thép, nhôm, đồng, linh kiện điện tử hỏng, bảng mạch hỏng, chíp hỏng, phôi thép, cuộn chíp nhựa, hộp đựng keo,

dây điện, vỏ dây điện…

2

Sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất

gạch, ngói…

Bao bì nilon, bìa carton,

bùn đất thừa, than, cát…


3


Các ngành công nghiệp truyền thống

Bao bì nilon, bìa carton,vỏ

đựng hóa chất, màng bọc thực phẩm…


Quy hoạch phát triển của CCN Thanh Minh là ưu tiên cho các ít chất thải và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường nên lượng chất thải rắn sẽ giảm thiểu do tận dụng tối đa nguyên vật liệu. Bên cạnh đó việc tái sử dụng chất thải rắn cũng được đặt ra nhằm tiết kiệm chi phí và hạn chế lượng chất thải đưa ra ngoài môi trường.

Dựa trên:

Lượng phát thải bình quân: 50 kg/ha/ngày. Diện tích khu vực CCN: 22.925,7 ha.

Tổng khối lượng chất thải sản xuất phát sinh trong CCN Thanh Minh ước tính là 1.150 kg/ngày.

- Chất thải nguy hại:

Hoạt động của dự án có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại với chủng loại như sau:

Linh kiện điện tử thải bỏ, hỏng lỗi, bo mạch điện tử…;

Dầu nhớt thải, hộp đựng dầu nhớt, giẻ lau dính dầu nhớt từ hoạt động của các nhà máy trong CCN;

Mực in, hộp mực in, chất màu, mực quá hạn sử dụng, ruột viết dính mực… từ hoạt động của các văn phòng của các nhà máy;

Bóng đèn huỳnh quang, pin hết công năng sử dụng thải ra từ các hoạt động của các nhà máy.

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước cấp và hệ thống xử lý nước thải:

Bùn thải từ trạm xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp cũng là một trong những nguồn phát sinh chất thải rắn. Từ công nghệ xử lý nước thải, lượng bùn khô sinh ra từ trạm xử lý nước thải của cụm công nghiệp vào khoảng 30 kg/ngày.

Phạm vi ảnh hưởng:

Như đã trình bày ở trên, chất thải rắn của dự án bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất (chất thải rắn thông thường và chất thải rắn


nguy hại). Thành phần của chất thải rắn công nghiệp, nguy hại phụ thuộc vào từng loại hình công nghệ sản xuất.

- Chất thải rắn sinh hoạt:

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khá nhiều, bởi vậy nếu không được thu gom xử lý, khi phân hủy sẽ sinh ra mùi hôi thối, là môi trường sống và phát triển của các loài ruồi muỗi, chuột bọ, các vi khuẩn gây bệnh và sẽ tác động trực tiếp tới các cán bộ, công nhân viên của các công ty cũng như môi trường xung quanh các nhà xưởng, văn phòng trong cụm công nghiệp.

- Chất thải rắn sản xuất:

Chất thải rắn sản xuất của các công ty hầu hết là các chất vô cơ khó phân hủy, nếu không được thu gom sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nước (rơi xuống cống có thể làm tắc đường thoát nước) và mỹ quan của khu vực.

- Chất thải rắn nguy hại:

Các loại chất thải nguy hại nếu không được thu gom, lưu trữ, quản lý đúng quy định sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Dầu thải là chất thải nguy hại thuộc số loại hai sao (**) được quy định trong phụ lục ban hành kèm Thông tư số 36/2015/BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại, trong trường hợp thải ra môi trường sẽ gây hậu quả rất lớn. Nhiều sự cố tràn dầu đã xảy ra để lại hậu quả rất khó khắc phục cho môi trường đất, nước khu vực bị tác động.

Chất thải nguy hại như thuỷ ngân trong bóng đèn huỳnh quang; giẻ lau nhiễm dầu khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất và ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như làm suy thóai hệ sinh thái.

4.4.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

4.4.2.1. Tiếng ồn

Khi cụm công nghiệp hoạt động sẽ diễn ra các hoạt động giao thông vận tải và hoạt động sản xuât công nghiệp. Nguồn gây tiếng ồn từ 1 số các hoạt động sau:


+ Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện ra vào Cụm công nghiệp;

+ Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cụm công nghiệp.

Mức áp âm của các loại máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.34. Mức ồn của các phương tiện giao thông, máy móc thiết bị trong quá hoạt động của cụm công nghiệp



TT


Phương tiện/Thiết bị

Mức ồn (dBA)

QCVN

26:2010/BTN MT

1

Xe 2 bánh

60 - 70


70

2

Xe 4 chỗ, xe 7 chỗ

60 - 62

3

Xe tải nhẹ

75 - 88

4

Máy bơm

55 - 105

5

Máy phát điện

80 - 90

6

Máy điều hòa không khí trên nóc nhà

80 - 100

7

Xưởng gò, hàn

113 - 114

8

Máy gắn linh kiện điện tử

90 - 120

9

Phân xưởng cơ khí: máy tiện, bào

85 - 95

10

Máy nén khí

100 - 105

11

Máy tán ri

100 - 110

Ghi chú: QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

So sánh mức độ áp âm của các nguồn phát sinh tiếng ồn trong Cụm công nghiệp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn cho thấy nếu các nguồn phát sinh tiếng ồn này không được quản lý đúng kỹ thuật sẽ vượt


ngưỡng quy định, gây ảnh hưởng đến cán bộ, công nhân viên trong Cụm công nghiệp và người dân xung quanh.

Các tác động đến môi trường do tiếng ồn:

Tiếng ồn gây tác động chủ yếu tới công nhân trực tiếp vận hành sản xuất. Tai và hệ thần kinh của con người chỉ phù hợp với âm thanh có cường độ ồn khoảng 50 dBA trở xuống. Khi chịu tác động kéo dài của tiếng ồn lớn, con người có thể xuất hiện các biểu hiện bệnh lý khác nhau: mệt mỏi, giảm thính lực, các biến đổi bất lợi về điện não, tăng nhịp thở, giảm khả năng phân biệt màu sắc, tầm nhìn kém...

- Tác động tổng hợp của tiếng ồn ở ba mức:

+ Quấy rầy về mặt cơ học như che lấp âm thanh cần nghe;

+ Quấy rầy về mặt sinh học của cơ thể, chủ yếu là đối với bộ phận thính giác và hệ thần kinh;

+ Quấy rầy về sự hoạt động xã hội của con người.

Tất cả các quấy rầy đó cuối cùng dẫn đến biểu hiện xấu về mặt tâm lý, sinh lý, bệnh lý và hiệu quả lao động của con người, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Khi tiếng ồn đạt 50 dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, khi tiếng ồn ban ngày từ 70 dB - 80 dB sẽ gây mệt mỏi, 90 - 110 dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120 - 140 dB có khả năng gây chấn thương.

Tuy nhiên, tiếng ồn cũng được giảm đáng kể khi lan truyền trong môi trường không khí.

Tác động của tiếng ồn

Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người còn thể hiện cụ thể ở các dải tần số khác.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí